Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh -Góc - cạnh ( c.g.c)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh -Góc - cạnh ( c.g.c)

Nắm được tường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh của hai tam giác

- Biết cách vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó . Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh- góc – cạnh để Chứng minh hai tam giác bằng nhau , từ đó suy ra các góc tương ứng , các cạnh tương ứng bằng nhau.

II. CHUẨN BỊ:

* Thày:nghiên cứu tài liệu soạn kỹ giáo án , đồ dùng cần thiết để giảng dạy

* Trò: Học thuộc bài cũ , chuẩn bị dụng học tập

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh -Góc - cạnh ( c.g.c)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tuần : 13 
Ký duyệt BGH:. 
 Tiết: 25 - Đ Trường hợp bằng nhau thứ hai của
 tam giác cạnh -góc - cạnh ( c.g.c)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được tường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh của hai tam giác 
- Biết cách vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó . Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh- góc – cạnh để Chứng minh hai tam giác bằng nhau , từ đó suy ra các góc tương ứng , các cạnh tương ứng bằng nhau.
II. Chuẩn bị:
* Thày:nghiên cứu tài liệu soạn kỹ giáo án , đồ dùng cần thiết để giảng dạy 
* Trò: Học thuộc bài cũ , chuẩn bị dụng học tập 
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp: HS vắng:
B. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu trường hợp bằng nhau của hai tam giác c. c. c 
C. Bài mới:
Hoạt động thày và trò
Nội dung 
GV: Hãy vẽ tam giác khi biết độ dài hai cạnh và góc xen giữa .
? Đọc đề bài toán 
? bài toán yêu cầu ta tìm gì 	
? Hãy vẽ góc xOy = 700 
? Để có được điểm A ta làm như thế nào 
? Để có được điểm C ta làm như thế nào 
GV: Lưu ý cho học sinh khi vẽ trên bảng ta lấy theo tỷ lệ để rễ quan sát 
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa .
Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2 cm , BC = 3 cm éB = 700 
- Vẽ góc xOy = 700 
- Trên tia Bx lấy điểm A sao cho BA = 2 cm 
- Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3 cm 
- Nối A với C ta được DABC cần dựng theo yêu cầu .
? Hãy làm ?1 Sgk/117
2. Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh ( c. g . c )
GV: Gọi học sinh lên bảng trình bày bài làm của mình 
? Hãy nhận xét bài làm của bạn 
GV: Uốn nắn những chỗ sai nếu có
? Hãy dùng thước để so sánh cạnh AC cà cạnh A’C’ 
Học sinh đo được AC = A’C’ 
GV: Như vậy hai tam giác bằng nhau theo trường hợp nào các em đã học 
GV: Nếu không đo cạnh AC và A’C’ thì hai tam giác này vẫn bằng nhau .
Vậy hai tam giác này còn bằng nhau theo trường hợp nào 
GV: Ta thừa nhận tính chất sau: 
Tính chất ( Sgk-117 ) 
Nếu DABC và DA’B’C’ 
AB = A’B’ éB = é B’, BC = B’C’ 
=> DABC = DA’B’C’ ( c . g . c ) 
? Làm ? 2 Sgk – 118 
? Hai tam giác bằng nhau khi nào 
3. Hệ quả .
? Hãy làm ?3 Sgk 
GV: Ta thừa nhận tính chất sau 
? Hãy đọc nội dung hệ quả sau 
DABC vuông tại A , DA’B’C’ vuông tại A’ ,AB = A’B’ , AC = A’C’ 
=> DABC = DA’B’C’ 
HS: Làm bài tập 24 –Sgk/118 
GV: Gọi học sinh lên bảng vẽ hình 
? Hãy đo góc B và góc C 
GV: Nếu tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau thì hai góc nhọn như thế nào với nhau?
Luyện tập :
Bài tập 24 –Sgk / 118
Ta có: 
 B = C = 450 
D. Củng cố: ? Nêu các trường hợp bằng của hai tam giác 
E. Dặn dò: +Học thuộc lý thuyết theo vở ghi và Sgk . 
 +Làm bài tập 25 ->29 –Sgk/118
IV.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn : 
Tiết: 26 - Đ Luyện tập 
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố để học sinh nắm vững chắc trường hợp bằng nhau thữ hai của tam giác 
- Biết vận dụng vào giải các bài tập một cách thành thạo 
- Rèn kỹ năng sử dụng thước và compha 
II. Chuẩn bị:
* Thày: Nghiên cứu và soạn giáo án 
* Trò: Học thuộc bài cũ và làm các bài tập đầy đủ.
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp: HS vắng
B. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác 
? Hệ quả về trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác 
C. Bài mới:
Hoạt động thày và trò
Nội dung 
? Hãy làm bài tập 25 / 118 
? Quan sát hình vẽ 82, 83, 84 /118 trên mỗi hình vẽ có tam giác nào bằng nhau 
? hình 82 
(Bằng nhau )
? vì sao 
GV: gọi học sinh lên bảng trình bày 
? Hãy nhận xét bài làm của bạn
1.Bài tập 25/Sgk-118 
Hình vẽ 82,83,84 trình bày trên bảng phụ.
Hình 82 
DABD = DAED vì AB=AE
 éA1 = éA2 , AD là cạnh chung
? Hình 83 có tam giác nào bằng nhau, vì sao
GV: Gọi học sinh lên bảng 
? Nhận xét bài làm của bạn 
Hình 83 DGHK = DKIG 
Vì GH = KI , éG = éK 
GK là cạnh chung 
? Hình 84 
( Không bằng nhau ) 
Học sinh Lên bảng trình bày 
? Nhận xét bài làm của bạn 
Hình 84 DMPN không bằng DMPQ 
MP chung
éM1 = éM2 , MN khác MQ 
? Hãy sắp xếp lại cách Chứng minh cho phù hợp 
HS: Lên bảng trình bày 
2.Bài tập 27/ 118
Thứ tự sắp xếp 5 -> 1 -> 2 -> 4 -> 3
? Hãy làm bài tập 27/119 thêm điều kiện gì nữa thì DABC = DADC 
? ý b, c cần thêm điều kiện gì 
3.Bài tập 27 –Sgk /119 
a. Thêm éBAC = éDAC
b. Thêm MA = ME 
c. Thêm AC = BD 
Làm bài tập 28 / 120 
? Quan sát 3 hình vẽ xem có tam giác nào bằng nhau 
4.Bài tập 28 /119 
Các tam giác bằng nhau là 
DABC = DKDE 
HS:Làm bài 29 / 120 
? Hãy vẽ hình ghi gt, kl của bài tập 
Hs: Lên bảng ghi gt và kl của bài toán .
GV: Hướng dẫn
? Để cm DABC = D ADE ta dựa vào trường hợp nào ?
HS: C.g.c
GV: Gọi một hs lên trình bày
HS: Lên bảng trình bày
? Nhận xét bài làm của bạn 
GV: Uốn nắn những chỗ còn sai thiếu của học sinh ( nếu có)
5. Bài tập 29 /120 
Gt:	éxAy : B ẻ AC ; D ẻ Ay 
 AB = AD , E ẻBx ; C ẻ Dy
 BE = DC
Kl: DABC = D ADE
Giải:Ta có AE = AB + BE (1)
 AC = AD + DC (2)
Mà AB = AD ; BE = DC ( gt) (3) 
Từ (1) ; (2) ; (3) => AE = AC 
Xét DABC và D ADE có : 
 AB = AD (gt) ; AE = AC (cmt)
Góc A chung . Vậy DABC = D ADE
D. Củng cố:- Nhắc lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
E. Dặn dò:
- Học thuộc các lý thuyết có liên quan + Xem kỹ các bài tập dã chữa.
- Làm bài tập 30, 31, 32 Sgk /120
IV.Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docH7-13.doc