Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 62: Luyện tập (Tiếp)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 62: Luyện tập (Tiếp)

- Củng cố các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác, một số tính chất của tam giác cân, tam giac vuông

- Rèn luyện kỷ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, chứng minh ba điểm thẳng hàng

- HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

II/ CHUẨN BỊ:

- GV :Giáo án, Thước thẳng, đo độ, compa.

- HS : Vở ghi, BTVN, các dụng cụ học tập

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 62: Luyện tập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 .Tiết 62
Ngày soạn : 29/4/2006
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU : 
Củng cố các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác, một số tính chất của tam giác cân, tam giac vuông
Rèn luyện kỷ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, chứng minh ba điểm thẳng hàng
HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng
II/ CHUẨN BỊ:
GV :Giáo án, Thước thẳng, đo độ, compa.
HS : Vở ghi, BTVN, các dụng cụ học tập 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
	HS1 Phát biểu định lí về tính chất ba đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của một tam giác vuông ABC tại A. Nêu nhận xét về vị trí của tâm O của đờng tròn ngoại tiếp tam giác
	2/ Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS đọc hình 51 Tr80 SGK
Bài toán yêu cầu gì?
GV vẽ hình 51 lên bảng
Gọi HS ghi gt, kl 
? Để chứng minh điểm B, D, C thẳng hàng ta có thể chứng minh như thế nào 
? hãy tính 
Tương tự tính 
Từ đó hãy tính 
Theo tính chất bài 55 ta có D là giao điểm của đưòng trung trực của tam giác vuông ABC nằm trên cạnh huyền BC. Theo tính chất ba đường trung trực của một tam giác, ta có:
DB =DA=DC
? Vậy điểm cách đều ba đỉnh của tam giác vuông là điểm nào
? Độ dài đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông quan hệ thế nào với độ dài cạnh huyền
Đó chính là nội dung của bài 56 tr 80 SGK, GV đưa ra kết luận 
GV treo bảng phụ vẽ hình 52 
GV gọi 1 HS đọc đề
? Muốn xác định được bán kính của đường viền này, trước hết ta cần xác định điểm nào 
GV vẽ một cung tròn lên bảng không đánh dâu tâm
? Làm thế nào để xác định được tâm đường tròn
 Bài tập 55 trang 80SGK
gt
AB AC, ID là trung trực của AB
KD là trung trực của AC
kl
B,D,C thẳng hàng
Ta có D thuộc trung trực của AD
AD=BD ( t/c đường trung trực của đt)
DBA cân 
Vật B,D,C thẳng hàng
 Bài 56 SGK Tr 80 
 Do B,D,C thảng hàng và DB =DC D là trung điểm của BC
Có AD là trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông
AD=BD=CD= BC/2
Vậy trong tam giác vuông trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông có độ dài bằng nửa độ dài cạnh huyền
Kết luận : Trong tam giác vuông, trung điểm của cạnh huyền cách đều ba đỉnh của tam giác. Trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
 Bài tập 57/Tr 80SGK
 Ta cần xác định tâm của đường tròn bị gãy
Lấy ba điểm A,B,C phân biệt trên cung tròn, nối AB, BC. Vẽ trùn trực của hai đoạn thẳng này. Giao của hai đờng trung trực là tâm của đường tròn viền bị gãy
Bán kính của đường viền là khoảng cách từ O tới một điểm bất kỳ của cung tròn( =OA).
3- Hướng dẫn về nhà :
- Oân tập lại các định nghĩa, tính chất đường trung tuyến, phân giác, trung trực của tam giác
- BTVn 68,69 SBT
IV- Rút kinh nghiệm :
Tuần 33 .Tiết 63
Ngày soạn : 02/05/2006
TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC
I/ MỤC TIÊU : 
HS biết khái niệm đường cao của tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam gíac vuông, tam giác tù.
Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác
 Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó công nhận tính chất đồng qui của ba đường cao trong một tam giác và khái niệm trực tâm
II/ CHUẨN BỊ:
GV :Giáo án, Thước thẳng, đo độ, compa, êke
HS : Vở ghi, BTVN, các dụng cụ học tập 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
	2/ Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Cho ABC, gọi HS kẻ đường cao của ABC 
( nhớ lại khái niệm đã biết ở tiểu học)
GV giới thiệu : trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác
? Theo em, một tam giác có mấy đường cao? Tại sao ?
GV cho HS thực hiện ?1
HS : ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm
GV cho HS ghi định lí
Gọi 3 HS lên bảng vẽ ba đường cao của tam giác nhọn, vuông, tù
GV hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng êke để vẽ đường cao của HS
Cho ABC cân tại A . vẽ trung trực của cạnh đáy
? Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A
HS : BI=IC nên AI là đường trung tuyến
? AI còn là đường gì của tam giác
HS : Vì AI BC nên AI là đưòng cao
AI còn là phân giác của góc A vì trong tam giác cân đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh
GV: Vậy ta có tính chất sau của tam giác cân 
Ngựơc lại tính chất trên ta có 
Bài tập ?2 cho HS về nhà làm
? Aùp dụng tính chất trên vào tam giác đều thì ta có đều gì ( HS thảo luận nhóm)
GV: Vậy trong tam giác đều thì trọng tâm. Tực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau
 Luyện tập :
GV treo bảng phụ 
1- Đường cao của tam giác :
AH là đường cao của ABC
Mỗi tam giác có ba đường cao
2- Tính chất ba đường cao của tam giác :
 Định lí : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm
Hình 54
Cụ thể ba đường cao AI,BK,CL cùng đi qua ( đồng quy tại) điểm H
3- Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác
 Tính chất : Trong một tam giác cân, đờng trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó
 Nhận xét : Trong một tam giác nếu hai trong bốn loại đường trùng nhau thì tam giác đó là tam giác cân
*Đối với tam giác đều : 
 Bài 59 /Tr83 SGK
a)Tam giác LMN có hai đường cao LP và MQ gặp nhau tại S , suy ra S là trực tâm của tam giác
 NS thuộc đường cao thứ ba
NS LM
b) ( vì trong tam giác vuông , hai góc nhọn phụ nhau)
 ( đlí trên)
 ( 2 góc kề bù)
4- Hứơng dẫn về nhà :
- Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bài
- BTVN 60,61,62/83SGK
IV- Rút kinh nghiệm :
Tuần 33 .Tiết 64
Ngày soạn : 03/05/2006
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU : 
Phân biệt được các loại đường đồng quy trong một tam giác
Củng cố tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam cân, vận dụng các tính chất này để giải các bài tập
Rèn luyện kye năng xác định trực tâm của tam giác, kỷnăng vẽ hình theo đề bài, phân tích và chứng minh bài hình
II/ CHUẨN BỊ:
GV :Giáo án, Thước thẳng, đo độ, compa.
HS : Vở ghi, BTVN, các dụng cụ học tập 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/ Kiểm tra bài cũ :
	HS 1 : Chứng minh nhận xét : nếu một tam giác có đường trung tuyến đồng thời là đường cao thì tam giác đó là tam giác gì ?
	2/ Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV treobảng phụ
Yêu cầu HS cả lớp vẽ hình theo đề bài
GV hứơng dẫn HS chứng minh KN IM
GV gọi 1 HS đọc đề bài
1 HS vẽ hình, ghi ,gt, kl
?Vậy trong tam giác các đường đồng qui có tính chất gì 
? Ngược lại một tam giác là cân khi nào ? Hãy 
nêu các cách mà em biết
 Bài 60/83SGK
Cho IN MK tại P
Xét MIK có MI IK, IPMK (gt)
MJ và IP là hai đường cao của tam giác
N là trực tâm của tam giác 
KN thuộc đường cao thứ ba
 KN MI
 Bài tập 62/83SGK
Gt
ABC, BEAC,CFAB,BE=CF
kl
ABC cân
 Chứng minh 
Xét hai tam giác vuông BFC và CEB có :
CF=BE (gt)
BC cạnh chung
Vậy BFC = CEB ( c. huyền – c góc vuông)
 ( hai góc tương ứng)
 cân
Vậy ABC có hai đường cao BE và CF bằng nhau thì ABC cân tại A
Tương tự, nếu ABC có ba đường cao bằng nahu thì ABC cân tai ba đỉnh AB=AC=BC
Suy ra ABC đều
*Một tam giác là cân khi có một trong các điều kiện sau :
-Có hai cạnh bằng nhau
-Có hai góc bằng nhau
Có hai trong bốn loịa đường đường đồng quy của tam giác
-Co hai trung tuyến trùng nhau
-Có hai đường cao ( xuất phát từ các đỉnh của hai góc nhọn ) bằng nhau
3- Hướng dẫn về nhà :
- Tiết sau ôn tập chương III
- Oân lại các định lí, bài 1, bài 2 , bài 3
-Làm các câu hỏi ôn tập 1;2;3 Tr 86 và các bài tập 63,64,65,66,Tr87
- Đọc phần em có thể chưa biết
IV-Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 7(14).doc