Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ trung kì trung đại)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ trung kì trung đại)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô

 - Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng kinh tế lãnh địa

 - Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện ntn, kinh tế trong kinh tế trung đại khác với lãnh địa ra sao

 

doc 136 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ trung kì trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Cương Sơn - Năm học:2009-2010
 Soạn: / 8 / 09
 Dạy : / 8/ 09
 Tuần 1
Phần Một
Khái quát lịch sử thế giới trung đại
Tiết 1
 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của 
xã hội phong kiến ở châu âu 
(thời sơ trung kì trung đại)
a . mục tiêu 
1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô
	- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng kinh tế lãnh địa
	- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện ntn, kinh tế trong kinh tế trung đại khác với lãnh địa ra sao
2. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến
3. Kĩ năng:
	- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến
	- Phương pháp so sánh, miêu tả, phân tích, đánh giá.
	* Trọng tâm: 
	- Sự hình thành xã hội Phong Kiến ở Châu Âu.
b . chuẩn bị
	- Giáo viên: Nghiên cứu bài, sưu tầm tranh ảnh lâu đài và thành quách của lãnh chúa.
	- Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, trả lời các câu hỏi trong SGK.
c . tiến trình dạy học
1. ổn định lớp:( 1’ )
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ‘)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV cho H S đọc SGK
H S: đọc
? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma người Giácman đã làm gì? Những việc ấy có tác động ntn đến sự hình thành XHPK ở Châu Âu
?Sau đó, người Giecman đã làm gì.
?Những việc ấy làm xã hội phương tây biến đổi như thế nào.
GV: Chốt, chuyển ý
Hoạt động 2
GV: Cho H S đọc SGK.
?Em hiểu như thế nào là “lãnh địa”
? Em có nhân xét gì về cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
? Em hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến dựa theo hình 1 SGK.
Hs trả lời
 -> Gv nhận xét và chốt kiến thức.(Tường cao, hào sâu, đồ sộ có đầy đủ nhà cửa, trang trại, nhà thờ như một đất nước thu nhỏ.
? Trình bày đời sống sinh hoạt trong lãnh địa.
? Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa phong kiến là gì.
? Em thử phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến.
Hoạt động 3
GV: Cho H S đọc phần chữ nhỏ SGK
GV: Giới thiệu cuối thế kỉ VI thành thị trung đại xuất hiện
? Thành thị trung đại xuất hiện do nguyên nhân nào
? Đặc điểm kinh tế và cư dân thành thị
? Sự ra đời của thành thị có vai trò gì đối với sự phát triển của XHPK ở Châu Âu.
? Miêu tả lại cuộc sống ở thành thị qua bức tranh ( hình 2 SGK)
- Đông người, sầm uất, hoạt đôngj củ yếu là buôn bán và trao đổi hàng hoá.
15’
10’
10’
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu 
a.Hoàn cảnh lịch sử.
- Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giácman đã thành lập nhiều vương quốc mới, đánh dấu sự thất bại của các quốc gia cổ đại phương Tây
->Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
b.Biến đổi trong xã hội.
- Những tướng lĩnh quân sự quý tộc chiếm được nhiều ruộng đất, được phong chức tước khác nhau, họ có quyền thế và giàu có, trở thành lãnh chúa phong kiến
- Nô lệ và nông nô bị cướp ruộng đất trở thành tấng lớp nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa
2. Lãnh địa phong kiến
- Là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa:
- Lãnh chúa: sống xa hoa đấy đủ....
- Nông nô: Đói nghèo khổ cực-> Họ đã vùng lên chống lại lãh chúa.
* Đặc điểm kinh tế; Là tự cấp, tự túc, không trao đổi với bên ngoàiaant
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
a. Nguyên nhân.
- Thế kỉ VI hàng thủ công sản xuất ra nhiều đòi hỏi có sự trao đổi buôn bán. Một số thợ thủ công đưa hàng hoá đến nơi đông người để bán và lập ra xưởng sản xuất, xuất hiện thành thị
b. Đặc điểm kinh tế thành thị: Tổ chức hội chợ lớn để trao đổi và buôn bán sản phẩm
- Cư dân chủ yếu của thành thị: Thợ thủ công và thương nhân
- Thành thị ra đời có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sự phát triển của XHPK ở Châu Âu
4. Củng cố: ( 4’ )
Câu 1: 
Phân biệt kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị?
Câu 2: 
Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
Câu 3:
	Giải thích các khái niệm lãnh địa phong kiến, lãnh chúa?
5. Dặn dò:( 1’ )
+ Học bài cũ, nắm vững kiến thức.
Soạn: / 8 /09
Dạy: 8 /09
Tiết 2
Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và
 sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu âu
a . mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được
	- Nguyên nhân, ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí
	- Sự hình thành của CNTB ở Châu Âu
2. Tư tưởng:
	- Giúp học sinh thấy được tính tất yếu quy luật của quá trình phát triển xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa
3. kĩ năng:
	- Quan sát, khai thác kênh hình, kênh chữ SGK
	- Phân tích các sự kiện lịch sử và ý nghĩa của nó.
	* Trọng tâm: 
	- Sự hành thành CNTB ở Châu Âu.
b . chuẩn bị
	- GV: 	+ Lược đồ tự nhiên thế giới.
	+ Tranh ảnh liên quan đến những cuộc phát kiến.
	- HS: 	+ Đọc bài ở nhà.
	+ Trả lời các câu hỏi SGK.
c tiến trình dạy học
1. ổn định lớp: ( 1’ )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
? XHPK châu Âu hình thành nhhư thế nào? Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa.
? Vì sao thành thị trung đại xuất hiện? Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thành thị.
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Cho H S đọc SGK
GV: Giới thiệu chung
? Nguyên nhân nào dẫn tới các phát kiến , 
kết quả, ý nghĩa của nó
Giao việc:
 Nhóm 1: Nguyên nhân
 Nhóm 2: Kết quả
 Nhóm 3: ý nghĩa
GV: Cho H S thảo luận 5 phút
Gọi đại diện các nhóm trình bày
Hoạt động 2
Yêu cầu H S quan sát SGK
GV: Sau các cuộc phát kiến quý tộc và thương nhân giàu lên nhanh chóng và có đội ngũ công nhân làm thuê đông đảo
- Gọi H S đọc phần chữ nhỏ SGK
? Quý tộc và TS Châu Âu đã làm cách nào để có tiền vốn và đội ngũ công nhân
GV: Xã hội hình thành 2 giai cấp TS, VS
? Giai cấp VS, TS được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Châu Âu
? ý nghĩa của nó
15’
20’
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Nguyên nhân:
Do yêu cầu phát triển xản suất các thương gia Châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu , thị trường mới, họ muốn tìm ra những con đường buôn bán với Ân Độ và các nước phương Tây
* Kết quả:
tìm ra nhiều vùng đất mới:
- 1487 đi vòng qua biển cực Nam Châu Phi
- 1498 Gama vòng qua điểm cực Nam Châu Phi cập bến Calicut
- 1492 Côlômbô tìm ra Châu Mĩ
- 1519 – 1522 Ma – gien – lang đi vòng quanh trái đất
* ý nghĩa:
Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển đem lại nguồn nguyên liệu quý giá những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, những vùng đất mênh mông cho TS, những vùng đất mới
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
- Có tiền vốn là nhờ cườp bóc của cải tài nguyên của các nước thuộc địa
- Có đội ngũ công nhân đông đảo, tư sản quý tộc bán người da đen, cướp đoạt ruộng đất
- Nông nô làm thuê kiếm sống
- Giai cấp tư sản, các chủ xưởng, chủ đồn điền thương nhân giàu có bóc lột sức lao động của người làm thuê
- Giai cấp vô sản những người làm thuê bị bóc lột
- Nền sản xuất mới TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK
4. Củng cố: ( 4’ ).
Luyện tập.
 Bài 1: Đánh dấu đ vào các câu trả lời đúng sau.
1487 Gama cập bến Calicut.
1497 Gama cấp bên Calicut.
1519 – 1522 Côlômbô tìm ra Châu Mĩ.
1492 Côlômbô tìm ra Châu Mĩ.
5. Dặn dò:( 1/ )
 HS đọc trước bài 3
 Soạn 24 / 8 /2009
 Dạy 27 / 8 /2009
Tuần 2
Tiết 3 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu âu
a . mục tiêu 
1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm được những phong trào đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng: Phong trào văn hóa phục hưng, cải cách tôn giáo của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến.
2. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng giáo dục tinh thần đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: Sự sụp đổ của chế độ phong kiến, một chế độ xã hội độc đoán lỗi thời.
3. Kĩ năng:
	- Khai thác kênh hình, kênh chữ SGK.
	- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
* Trọng tâm: Phong trào văn hoá Phục Hưng.
b . chuẩn bị
	- GV: 	+Soạn bài, nghiên cứu tài liệu.
	+ Sưu tầm một số tác phẩm thời kì phong trào Phục Hưng.
	+ Bản đồ thế giới, tranh ảnh thời kì Phục Hưng.
	- HS: 	+ Đọc bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK
c . tiến trình dạy học
1. ổn định lớp:( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ:( 5’.)
 - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và nêu hệ quả của các phát kiến đó tới xã hội Châu Âu.
- Sự hình thành CNTB ở Châu Âu đã diễn ra như thế nào.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung 
Hoạt động 1
GV: Cho HS đọc SGK và quan sát bức tranh Hình 6
? Chế độ phong kiến ở Châu Âu tồn tại trong bao lâu ? Đến thế kỉ XV nó đã bộc lộ những hạn chế nào.
(Từ thế kỉ V đến thế kỉ XV )
?” Phục hưng”là gì.
( Khôi phục lại giá trị của nền văn hoá Hi Lạp và Rô Ma cổ đại, sáng tạo nèn văn hoá mới của giai cấp Tư sản.)
? Tại sao giai cấp Tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu trah chống phong kiến.
? Em hãy kể tên những nhà văn hoá, những thiên tài về khoa học và nội dung những tác phẩm của họ được thể hiện ntn
Hoạt động 2
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo.
? Em hãy kể tên một số nhà cải cách tôn giáo nổi tiếng
Giao việc: H S hoạt động nhóm
 Nhóm 1: Người khởi xướng
 Nhóm 2: Nội dung
 Nhóm 3: ý nghĩa
HS đại diện nhóm trình bầy
20’
15’
1. Phong trào văn hoá Phục Hưng (Thế kỉ XIV – XVII)
* Nguyên nhân: 
- Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội.
-> Phong trào văn hoá phục hưng.
* Một số nhà văn hoá và khoa học thiên tài
+ Ph.Ra – bơ - lê: Nhà văn, y học Pháp
+ Đê - các –tơ: Nhà toán học, triết học
+ Lê - ô - na Đơvanhxi: Hoạ sĩ, kĩ sư nổi tiếng
+ Cô - pec – nich: Nhà thiên văn học
+ Sêch –xpia:
* Nội dung: 
- Lên án nghiêm khắc giáo hội Kitô và đã kích trật tự xã hội
- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên
- ý nghĩa vai trò tích cực trong tác động quần chúng đấu tranh
- Mở đường văn hoá Châu Âu và nhân loại phát triển
2. Phong trào cải cách tôn giáo
*Nguyên nhân: 
- Giáo hội bóc lột nhân dân.
- Cản trở sự phtá triển của giai cấp tư sản.
* Người khởi xướng phong trào: M.lu – thơ
* Nội dung:
- Chỉ trích giáo lí
- Bãi bỏ thủ tục lễ nghi phiền toái.
- Quay về giáo lí nguyên thuỷ.
* ý nghĩa:
 Đạo lí Kitô bị chia thành 2 giáo phái, bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức
4. Củng cố:( 4’.)	
Bài tập củng cố
Bài 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục hưng, nội dung phong trào văn hoá Phục hưng là gì?
Bài 2: Trào lưu cải cách tôn giáo có tác động trực tiếp như thế nào đến XH Châu Âu thời kì bấy giờ
5 Dặn dò:( 1’)
 + Học sinh học bài cũ.
 + Chuẩn bị bài mới.
 Soạn :24 / 8 /09 
 Dạy :28 / 8 /09
Tuần 2 :Ti ... công truyền thống.
- Sản phẩm tiêu biểu nhất là gốm Bát tràng và đường.
- Thương nghiệp:
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị.
- Hạn chế hoạt động ngoại thương.
4. củng cố: 4/
-Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI- XVIII.
- Đánh dấu các làng thủ công truyền thống nổi tiếng, các đô thị quan trọng ở đàng Trong và Đàng Ngoài.
5. HDHT: 1/
HS đọc trước phần II
=============================================================
 Ngày soạn : 27/3/2009
Ngày dạy : 13/3/2009
Bài 23.
kinh tế, văn hoá thế kỉ xvi - xviii
Tiết 50. ii. văn hoá
i. mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hoảtyuền thống của dân tộc.
- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nươc ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi về tài nguyên. Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ.. 
2.Tư tưởng 
- Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.
-Bồi dưỡng ý thức bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc.
 3. Kĩ năng:
- Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình.
* Trọng tâm: Mục 2,3
b. phương tiện dạy học.
- Băng hình lễ hội. 
c . tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp: 1/
2. Kiểm tra bài cũ: 4/
- Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong- Đàng Trong.
- Tại sao trong TK XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị.
3.Bài mới.
- Mặc dù tình hình kinh tế không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôna bán với người phương Tây được mở rộng. Vởy tình hình văn hoá có gì mới bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
ở thế kỉ XVI-XVIII nước ta có những tôn giáo nào?
? Nói rõ sự phát triển của những tôn giáo đó.
? Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm vị trí độc tôn
? ở quê em có những hình thức sinh hoạt tư tưởng như thế nào.
? Quan sát hình 53, bức tranh miêu tả cái gì.
? Hình thức sinh hoạt văn hoá đó có tác dụng gì.
? Câu ca giao ..có nội dung gì?
Kể một vài câu ca giao có nội dung tương tự.
? Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu ? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta.
? Thái độ của chính quyền đối với đạo thiên chúa?
?Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gv nhấn mạnh vai trò của Alễchxăng đơ Rôt.
? Vì sao trong một thời gian dài chữ quốc ngữ không được sử dụng?( Vì giai cấp phong kiến không sử dụng)
? Theo em chữ quốc ngữ đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam.
? Văn học giai đoạn này bao gồm mấy bộ phận.
-2 bộ phận: Văn học bác học và văn học dân gian.
?Kể tên những thành tựu văn học nổi bật
?Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói văn hoá dân tộc.
? Các tác phẩm bằng chữ Nôm Tập trung phản áh nội dung gì. 
? Nhận xét vai trò của họ đối với sự phát triển văn học dân tộc
 ở thế kỉ XVI- XVIII nước ta có những nhà thơ , nhà văn nổi tiếng nào? 
?Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói văn hoá dân tộc.
? Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kì này(thể loại, nội dung)
? Nghệ thuật dân gian gồm mấy loại hình
- ĐIêu khắc và sân khấu.
? Những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc?Kể tên một số loại hình dân gian mà em biết.
?Nội dung của nghệ thuật chèo , tuồng là gì
1. Tôn giáo.( 10 phút)
- Nho giáo vẫn duy trì và phổ biến.
- Phật giáo và đạo giáo phát triển.
- Cuối thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa .
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ.( 12 phút)
Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tâydùng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt( Nhằm mục đích truyền Đạo)
=>Đây là thứ chữ viết dễ phổ biến , tiện lợi và khoa học.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian.( 13/)
* Văn học:
- Văn học chữ Nôm rất phát triển.
- Nội dung : Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công...
- Tiêu biểu:Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
=Khẳng định người Việt có ngôn Ngữ riêng của mình, Thể hiện ý chí tự lập, tự cượng của dân tộc.
* Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú
* Nghệ thuật dân gian.
- Nghệ thuật điêu khắc.
-Điêu khắc gỗ, Phật Bà Quan Âm.
- Nghệ thuật sân khấu chèo , Tuồng
=> Phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan.
- Lên án kẻ gian nịnh , ca người tình thương yêu con người.
4.củng cố: 4
Câu 1: Hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế văn hoá ở nước ta các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo sơ đồ sau.
5. HDHT: 1/
HS đọc trước bài 24
==============================================================
 Ngày soạn: 14/ 3/2009
Ngày dạy : 19/3/2009
Bài 24 
tiết 51. khởi nghiã nông dân đàng ngoài thế kỉ xviii
i. mục tiêu.
1. Kiến thức: Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến đàng ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong.
-Phong trào nông dân khởi nghĩa chóng lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyến Hữu Cầu, Hoàng Công CHất
2.Tư tưởng 
- Thấy sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
3. Kĩ năng:
- Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
* Trọng tâm: Mục 2
b. phương tiện dạy học.
- Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài
c . tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp: 1/
2. Kiểm tra bài cũ: 4/
-Em hãy phân tích đanh giá về tình hình văn học thời kì này.
- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào.
3. Bài mới.
ở bài học trước chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịng ơt Đàng Ngoài, Nền sản xuất bị đình trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển, tình trạng đó kéo dài , dẫn tời đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Có áp bức , co sđấu tranh vì vậy nông dân ở Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
Học sinh đọc SGK.
? Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
Học sinh đọc phần in nghiêng.
Giáo viên nhấn mạnh thêm.
?Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì.
Giáo viên nhấn mạnh:
Đây là nét đen tói trong bức tranh lịch sử nửa sau thế kỉ XVIII
? Trước cuộc sống cực khổ như vậy nhân dân có thái độ như thế nào/
Giáo viên đưa lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân
- Giải thích các kí hiệu.Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng.
- Giáo viên lần lượt giới thiệu các cuộc khởi nghĩa(Nói ngắn gọn gồm niên đại, tên thủ lĩnh và nơi hoạt động)
? Nhìn trên bản đồ em có nhận xét gì về phong trtào khởi nghiã của nông dân ở Đàng Ngoài.
? Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của ai
? Gọi học sinh tường thuật lại hai cuộc khởi nghĩa theo SGK.
? Kết quả cuối cùng của các cuộc khởi nghĩa.
? Nguyên nhân thất bại.
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.
? ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài.
1. Tình hình chính trị.( 15/ )
 * Chính quyền phong kiến:
- Mục nát đén cực độ=> Vua Lê chỉ là cái bóng mờ nhạt, Chúa Trịnh ăn chơi vô độ, quan lại ngang nhiên đục khoét nhân dân.
* Hậu quả:
-Sản xuất đình trệ.
- Đời sồng nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói
=> Nông dân vùng lên chống lại chế độ phong kiến.
2.Những cuộc khởi nghĩa lớn( 20/ )
- Lan rộng khắp đồng bằng và miền núi
- Tiêu biểu có khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.
*Kết quả: Đều thất bại.
*ý nghĩa:Làm chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
-Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
4.Củng cố : 4/
 ? Vì sao thế kỉ XVI-XVII diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân.
 ? Chỉ địa điểm các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
 ? Các cuộc khởi nghĩa có tác đông nhhư thế nào tới xã hội nước ta thời bấy giờ.
5. HDHT: 1/
 HS đọc trước bài 25
 Ngày soạn: 14/ 3/2009
Ngày dạy  : 20/3/2009
Bài 25 
phong trào tây sơn
Tiết: 52 i.khởi nghĩa nông dân tây sơn.
i. mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Sự mục nát của chính quyền hộ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Taay Sơn và sự ủng hộ của đôngd bào Tây Nguyên.
2.Tư tưởng 
- Sự quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3. Kĩ năng:
ởt dung lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện
b. phương tiện dạy học.
- Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn.
c . tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp: 1/
2. Kiểm tra bài cũ: 4
- Nêu tình hình kinh tế, đời sống của nông dân Đàng Ngoài. ở thế kỉ XVIII? Tình hình ấy dẫn tới hậu quả gì.
3. Giới thiệu bài mới.
Liên hệ câu trả lời của học sinh. Tình hình xã hội ở Đàng trong lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài.Vì sao? Nhân dân cả hai miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
Học sinh đọc SGK.
? Nêu những biểu hiện chứng tỏ chính quyền họ Nguyến ở Đàng Trong đi vào mục nát và suy yếu.
Học sinh đọc chữ nghiêng.
? Đời sống nhân dân thì sao.
Trước tình hình đó nhân dân dân làm gì
Giảng: Để dẫn dắt tới cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.
? Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của chàng Lýa.
Giáo viên đọc những câu ca dao,v è ca ngợi chàng Lía.
? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào.
Học sinh tự do thảo luận.
- Tinh thần đấu trnah quật cường của nông dân.
- Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Chuyển ý
? Nêu những hiểu biết về bộ phận lãnh đạo khởi nghĩa 
GV giới thiệu lược đồ căn cứ Tây Sơn
? Nêu những thuận lợi của căn cứ
? Lực lượng tham gia khởi nghĩa 
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
( 15/ )
a. Tình hình xã hội
- Chính quyền nhà Nguyễn suy yếu và mục nát.
+ Số lượng quan lại tăng đột biến, kết bè cánh đàn áp bóc lột nhân dân.
+ Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình Nắm mọi quyền hành.
=> Đời sống nông dân gặp nhiều cơ cực
=> Nhân dân đã đứng dậy đấu tranh.
b. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.
- Nổ ra ở Truông Mây( Bình Định).
- Chủ trương:” Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”
2.Khởi nghiã tây Sơn bùng nổ.( 20/ )
a. Lãnh đạo : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
b.Căn cứ : Vùng Tây Sơn thượng đạo
Lực lượng phát triển, chuyển xuống vùng Bình Định ,lấy ấp Kiên Thành làm trung tâm
c. Lực lượng 
Dân nghèo, đồng bào dân tộc 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 7 - ĐƯNG.doc