Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ -Trung kỳ trung đại)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ -Trung kỳ trung đại)

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản :

 -Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

-Hiểu khái niệm “Lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

-Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị trung đại.

 2. Kỹ năng:

 -Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến

 

doc 135 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ -Trung kỳ trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Ngày soạn..
Tiết 1: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ -TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI)
Ngày giảng
Lớp - sĩ số
7A
7B
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản :
 -Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
-Hiểu khái niệm “Lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
-Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị trung đại. 
 2. Kỹ năng:
 -Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Giáo dục: 
-Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ
-Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại, phiếu học tập 
C. CHUẨN BỊ:
Thầy: SGK, SGV,bản đồ Châu Âu thời phong kiến, tranh ảnh mô tả lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại. 
H S :Xem trước bài 
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
I.Ổn định: 1'
II.Bài cũ: 
III.Bài mới:
 	1.Giới thiệu bài: Lịch sử loài người đã phát triển liên tục qua nhiêù giai đoạn. Học lịch sử lớp 6 chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kỳ cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp một thời kỳ mới: -Thời Trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu “ Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu”.
 2.Bài mới: 
GV: Giảng trên bản đồ về cuộc tấn công xâm lược của người Giéc Man
HS:Quan sát bản đồ
GV:Sau đó người Giéc Man làm gì?
HS:Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau
GV:Những việc làm đó làm xã hội phương tây biến đổi như thế nào?
HS:Bộ máy nhà nước CHNL sụp đổ
GV:Những tầng lớp mới nào xuất hiện?
HS:Nô lệ và nông dân
GV:Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô như thế nào?
HS:Nông nô phụ thuộc lãnh chúa
GV:Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến?
HS:Lãnh địa là vùng đất do quý tộc chiếm, lãnh chúa là người đứng đầu, nông nô là người phụ thuộc lãnh chúa, phải nộp tô thuế.
GV:Em hãy miêu tả lãnh địa trong H1?
HS:Tường cao, có nhà thờ, trang trại...
GV:Đời sống trong lãnh địa như thế nào?
HS:Lãnh chúa gàu có, nông nô nghèo khổ.
GV:Đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa là gì?
HS:Tự sản xuất ra tiêu dùng
GV:Thành thị xuất hiện như thế nào?
HS:Do hàng hóa nhiều, cần trao đổi, buôn bán 
GV:Đặc điểm kinh tế của thành thị?
HS: Trao đổi buôn bán
GV:Cư dân thành thị có những ai?
HS:Thợ thủ công và thương nhân
GV:Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
HS:Thúc đẩy sản xuất phát triển 
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
-Cuối thế kỷ V người Giéc Man tiêu diệt các quốc gia cổ đại.
-Tướng lĩnh quý tộc chia ruộng, phong tước-> lãnh chúa phong kiến
-Nô lệ và nông dân -> nông nô
-Nông nô phụ thuộc lãnh chúa ->xã hội phong kiến hình thành
2.Lãnh địa phong kiến
-Là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ có lâu đài và thành quách
-Đời sống trong lãnh địa
+Lãnh chúa xa hoa
+Nông nô khổ cực
3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại
-Kinh tế lãnh địa: tự cấp tự túc
-Cuối thế kỷ XI thành thị trung đại xuất hiện
-Kinh tế: Buôn bán trao đổi hàng hóa
-Cư dân thành thị: Thợ thủ công, thương nhân.
Vai trò: Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển
 IV:Củng cố :4 phút
 	1.XHPK ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
	2.Vì sao lại có sự xuất hiện thành thị trung đại? Kinh tế thành thị có gì mới? Ý nghĩa sự ra đời thành thị?
V.Dặn dò:1 phút
-Học bài theo câu hỏi sgk 
-Chuẩn bị xem trước bài 2 
 -Tìm hiểu các cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV
Tiết 2- Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN.
SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
Ngày soạn:17/8
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản :
-Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý 
-Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu
 2. Kỹ năng:
-Xác định đường đi của ba nhà phát kiến địa lý 
-Biết sử dụng ,khai thác tranh ảnh lịch sử. 
3. Giáo dục:Tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội PKàXHTBCN
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại ,phiếu học tập 
C. CHUẨN BỊ:
Thầy: SGK, SGV,bản đồ thế giới, phiếu học tập 
H S :Xem trước bài 
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
I.Ổn định: 1'
II.Bài cũ:5 '
Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?Nền kế thành thị có gì khác nền kinh tế lãnh địa?
III.Bài mới:
 	1.Giới thiệu bài: Ở tiết trướccác em đã tim hiểu về quá trình hình thành, phát triển của XHPK Châu Âu từ khoảng cuối thế kỷ V đến giữa thế kỷ XV. Vậy thời gian sau đó XHPK Châu Âu sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển theo chiều hướng nào ?Có điểm gì mới nảy sinh trong thời gian đó .
 2.Bài mới: 
20 phút
HS: đọc đoạn 1
GV:Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? 
GV:Hướng dẫn HS quan sát tàu ca ra ven 
HS:Nêu nhận xét con tàu 
GV: Vậy điều kiện để thực hiện những cuộc phát 
kiến địa lý? 
HS: Quan sát H5 sgk và trình bày theo bản đồ những
cuộc phát kiến địa lý 
GV:Nói thêm các nhà thám hiểm đều là người TBN,
BĐN và đều xuất phát từ TBN
GV:Vậy các cuộc PK địa lý mang lại kết quả gì? 
HS: Trả lời, GV ghi bảng 
GV: Em hiểu thế nào là PK địa lý ?
HS: Tìm kiếm những vùng đất lạ 
àVậy những cuộc PK địa lý trên sẽ góp phần tạo ra những nét gì mới trong XHPK Châu Âu àphần 2
15 phút
HS: Đọc phần đầu sgk 
GV :Nêu những hoạt động của các quý tộc và thương 
Nhân Châu Âu ?
HS: trả lời GV tóm tắt 
GV;Quá trình tích luỹ TB trên đã tạo ra những biến 
đổi gì? :
-Về kinh tế
-Về chính trị
-Về xã hội
HS:Trả lời theo sgk. 
1.Những cuộc phát kiến lớn về địa lý. 
-Nguyên nhân: Do nhu cầu phát triển sản xuất ,tham vọng về thị trường 
-Điều kiện :Thuyền lớn, la bàn 
-Các cuộc phát kiến lớn :
+B Đia Xơ: 1487.
+ Cô Lôm Bô: 1492 
+ Va Xcô Đơ Ga Ma: 1498 
+Ma Gien Lăng :1519-1522 
-Kết quả: Vàng bạc châu báu, nguyên liệu những vùng đất mới, thị trường mới. 
2.Sự hình thành CNTB ở Châu Âu. 
a).Những hoạt động .
-Cướp bóc của cải 
-Buôn bán nô lệ 
-Cướp ruộng đất 
Kết quả: Tạo, vốn nhân công 
(còn gọi là quá trình tích luỹ tư bản)
b).Những biến đổi:
-Kinh tế :Các CTTC, đồn điền, công ty thương mại 
-XH:2 g/c mới:TS-VS
-Chính trị: >< quý tộc PK-TSàchiến tranh 
 	+Kết lụân: Quan hệ sản xuất TBCN đã được hình thành , đó là nền sản xuất kinh tế hàng hoá và sự xuất hiện hai giai cấp mới 
IV:Củng cố :4phút
 	1/ Phiếu học tập: Đánh dấu X vào trước ý đúng về nguồn gốc ra đời của giai cấp TS, giai cấp VS. 
 -Nông dân
TƯ SẢN
-Công nhân
-Quý tộc mới 
-Chủ công trường thủ công 
-Thương nhân 
-Nông dân tự do
VÔ SẢN
-Công nhân
-Tăng lữ
-Nông dân 
 	2/ Các cuộc phát kiến địa lý tác động ntn đến XHPK Châu Âu 
 	 3/Quan hệ sản xuất TBCN ở Châu Âu được hình thành ntn? 
V.Dặn dò:1 phút
-Học bài theo câu hỏi sgk 
-Chuẩn bị xem trước bài 3 
-Tìm hiểu một số tư liệu nói về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời phục hưng ?
 Tiết 3- Bài 3: CUỘC ĐÂU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN 
 CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
Ở CHÂU ÂU.
Ngày soạn: 20/8
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản :
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung của phong trào VHPH
-Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu 
 	2. Kỹ năng:
Phân tích cơ cấu xã hội à>< XHànguyên nhân đấu tranh.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng cho học sinh nhân thức về sự phát triểnquy luật phát triển của xã hội loài người Về vai trò của g/c TS. Cho HS nhận thấy sự sụp đổ của xã hội phong kiến -1 chế độ xã hội độc đoán, lạc hậu ,lỗi thời .
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại 
C. CHUẨN BỊ:
Thầy: Bản đồ thế giới, Tranh ảnh ,tư liệu về thời kỳ văn hoá phục hưng 
H S :Xem trước bài 
D TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 
I/ Ổn định :1'
II/Bài cũ: 4'.Quan hệ sản xuất TBCNở Châu Âu được hình thành như thế nào?
III/ Bài mới 
1/Giới thiệu bài :Khoảng từ thếkỷ XIV ơtrong lòng chế độ PKChâu Âu xuất hiện những g/c mới :TS-VS ,g/c TS đại diện phương thức sản xuất tiến bộ hơn . Đây là g/c có thế lực kinh tế, chưa có địa vị xã hội. G/c TS đã thực hiện cuộc đấu tranh để xác định vị trí của mình trong xã hội ntn? Chúng ta tìm hiểu bài 3
2/ Triển khai bài: 
 15 phút
GV:Giới thiệu xuất sứ của văn hoá phục hưng
GV:Vì sao g/c TS chống g/c quý tộc PK? 
HS: Trả lời 
HS: Đọc đoạn 3,4 mục 1 sgk 
GV: Qua các tác phẩm, các tác giả thời phục hưng muốn nói lên điều gì? 
HS: Thảo luận 
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của PT VHPH? 
HS: Là cuộc cách mạng vĩ đại tiến bộ mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá Châu Âu và nhân loại àG/c TS tiếp tục cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo. 
 20 phút
HS: Đọc đoạn 1 sgk 
GV: Vì sao xuất hiện cải cách tôn giáo ?
HS: Thảo luận 
GV: Ai là người khởi xướng phong trào này? 
HS: M.Lu Thơ
GV:Cho HS xem ảnh, Lu Thơ có chủ trương gì trong cải cách? HS: Thảo luận 
GV: Cải cách tôn giáo của Lu Thơ đã có ảnh hưởng gì đến Châu Âu lúc bấy giờ? 
HS: Thảo luận àGV ghi bảng. 
GV:Nêu những hạn chế của phong trào cải cách tôn giáo, g/c TS không xoá bỏ cải cách tôn giáo mà chỉ thay đỏi cho phù hợp với tư tưởng của g/c TS. 
1/ Phong trào văn hoá phục hưng. (thế kỷ XIV-XVII)
-Nguyên nhân
-Nội dung: 
+Phê phán XHPK, giáo hội 
+Đề cao giá trị con người.
+Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ 
-Ý nghĩa:sgk
2/Phong trào cải cách tôn giáo.
-Nguyên nhân:Giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là thế lực cản trở họàcải cách tổ chức giáo hội đó.
-Nội dung:
+Phủ nhận vai trò thống trị của 
giáo hội bãi bỏ lễ nghi phiền toái.
+Đòi quay vềgiáo lý Ki Tô nguyên thuỷ
-Tác động:
+Tôn giáo phân hoá thành 2phái
 . Đạo tin lành 
 .KiTô giáo
+K/n nông đân bùng nổ
+Kết luận: PT văn hoá phục hưng và tư tưởng cải cách tôn giáo thời bấy giờ đã tấn công trực tiếp vào giáo hội thiên chúa và chế độ PK. Châm ngòi cho các cuộc chiến tranh nông dân
IV. Củng cố: 4 phút 
 	 1/ Bài tập nhận thức: nối cho đúng 
-Nhà toán học
-Nhà văn 
-Triết học
-Hoạ sĩ 
-Nhà y học 
-Nhà thiên văn học 
-Nhà soạn kịch vĩ đại
-Sếch-xpia
-Cô péc-Ních
-Lêona-Đơ vanh xi
-Đê cac tơ
-Ra bơ lơ
-Ga li ê
IV Dặn dò :1 phút
-Học bài theo câu hỏi SGK
-Chuẩn bị bài mới. Tranh ảnh liên quan đến bài học 
Tiết 4.Bài 4: 	 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Ngày soạn: 22/8
 A.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:Giúp hs nắm những nội dung sau:
-XHPKTQ được hình thành ntn?
-Tên gọi và các triều đại PK lớn ở TQ
-Tổ chức bộ máy chính quyền PK
-Những đặc điểm kinh tế' văn hoá của TQ thời PK
2/ Kỹ năng:
-Ghi nhớ tên thứ tự các triều đại phong kiến lớn TQ
-Phân tích ... biểu
HS:Xem trước bài mới
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Ổn định
2.Bài cũ: Kể tên những thành tựu khoa học kĩ thuật nổi tiếng
 3.Bài mới
 GV hướng dẫn học sinh ghi nhớ các sự kiện sau
1.Sự suy yếu của nhà nước pơhong kiến tập quyền nhà Nguyễn diễn ra như thế nào?
-Những biểu hiện về sự suy yếu của vua quan nhà Lê: Cuộc sống sa đọa của các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực ăn chơi sa xỉ, quan lại cậy quyền thế ớc hiếp nhân dân
-Chiến tranh Nam Bắc triều: Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến, sản xuất đình đốn, làng mạc điêu tàn, xơ xác
-Chiến tranh Trịnh- Nguyễn:Đất nước bị chia cắt gây đau thương tổn hại cho dân tộc
2.Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia như thế nào?
-Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh Lê
-Xây dựng đất nước
-Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
3.Tình hình kinh tế, văn hóa các thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XIX
GV hướng dẫn học sinh lập bảng tóm tắt
4. Củng cố:
 	Nêu những sự kiện chính của lịch sử nước ta thời kỳ này?
5. Dặn dò:Học bài theo câu hỏi sgk , tìm hiểu:
 	-Ôn lại kiến thức đã học để làm bài tập lịch sử
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Sĩ số:7A 
 Tiết 64: lµm BÀI TẬP LỊCH SỬ ( phÇn CHƯƠNG VI)
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:Ôn lại tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
2.Tư tưởng:Tự hào truyền thống dân tộc 
3.Kĩ năng: Chơi ô chữ
B.CHUẨN BỊ
GV:Bảng phụ, ô chữ
HS: Chuẩn bị ôn lại kiến thức
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GV giới thiệu khái quát nội dung ôn tập
GV:Hướng dẫn học sinh nội dung tìm hiểu từng ô chữ
HS: Điền đúng các sự kiện
I.Câu hỏi
1.Nơi kiểm soát của anh em Nguyễn Nhạc
2.Nhà bác học lớn nhất thế kỷ XVIII
3.Khúc sông nghĩa quân Tây Sơn đánh thắng quân Xiêm
4.Người lãnh đạo khởi nghĩa nông dân tỉnh Thái Bình năm 1821-1827
5.Nơi cuối cùng được nghĩa quân Tây Sơn giải phóng khỏi ách xâm lược của nhà Thanh
6.Tên một công trình một tiếng nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XVIII ở Thạch Thất- Hà Tây
7.Tên một làng nghề gốm nổi tiếng
8.Kinh đô của chúa Nguyễn
9.Nơi anh em Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa
10.Nơi Sầm nghi Đống thắt cổ tự tử
11.Quang TRung đại phá quân Thanh
12.Sáng mùng 5 tết quân Tây Sơn giàng thắng lợi ở đồn này
13.Tên nhà sử học nổi tiếng vởi “Lịch triều hiến chương loại chí”
14.Triều đại của hoàng đế Quang Trung
15.Tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du
16.Chiến tranh giàng thế lực giữa 2 tập đoàn phong kiến Mạc –Lê
17.Người sĩ phu Bắc Hà có công lớn với nghĩa quân Tây Sơn
18.Quang Trung đại phá quân Thanh vào tết.
19.Công chúa, vợ của Quang Trung
II.Đáp án
1.Qui Nhơn
2.Lê Quí Đôn
3.Rạch Gầm- Xoài Mút
4.Phan Bá Vành
5.Thăng Long
6.Tây Phương
7.Bát Tràng
8.Phú Xuân
9.Bình Định
10.Đống Đa
11.Thanh
12.Ngọc Hồi
13.Phan Huy Chú
14.Tây Sơn
15.Kiêù
16.Nam -Bắc Triều
17.Ngô thì Nhậm
18.Kỉ Dậu
19.Lê Ngọc Hân
GV:Nhận xét, kết thúc buổi học
D .Dặn dò: Về nhà các em chuẩn bị bài 30 
1.Những nét lớn về tình hình kinh tế, văn hóa thời phong kiến
2.Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây
3.Tên các vin anh hùng đã có công giương cao ngọn cờ chống ngoại xâm
4.Trình bày sự phát triển kinh tế văn hóa nước ta các thế kỷ X đến XIX
Tiết 67:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử - Thời gian 45 phút
A.Trắc nghiệm:
Câu 1:(1 điểm) Hãy đánh dấu X vào những câu mà em tán thành
1.Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?
 a.Quan lại, cường hào kết bè cánh đàn áp, bóc lột nhân dân.
 b.Cuộc sống của nhân dân cơ cực đói khổ.
 c.Giặc ngoại xâm tràn vào xâm lược.
	2.
Câu 2:(1 điểm) Hãy chọn sự kiện đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây?
a.Quân Xiêm kéo vào Gia Định năm nào?
A.Năm 1777	 B.Năm 1873	C.Năm 1784
b.Người chỉ huy trận Rạch Gầm- Xoài mút là ai?
	A.Nguyễn Nhạc B.Nguyễn Huệ	C.Nguyễn Lữ
c.Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm- Xoài mút làm trận địa quyết chiến?
	A.Nơi quân địch tập trung nhiều
	B.Địa hình ở đó rất thuận lợi để đặt phục binh
	C.Đó là con sông lớn
d.Trận Rạch Gầm- Xoài mút có ý nghĩa gì?
	A.Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta
B.Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm
	C.Cả hai ý trên
B Tự luận(7 điểm)
Câu 1:(3 điểm)
Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết kỷ dậu 1789?
Câu 2:(4 điểm) 
Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
Bài làm
Tiết 68 Bài 2: QUẢNG TRỊ ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC 
(TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN TRƯỚC NĂM 1930)
Ngày soạn: 27/4/2008
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 	Giúp học sinh nắm được: Cùng với truyền thống hào hùng của dân tộc trong việc chống lại các thế lực ngoại xâm và phong kiến, nhân dân Quảng Trị đã có những đóng góp đáng kể trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương xóm làng.
2.Tư tưởng: 
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc, lòng biết ơn bậc tiền bối, những anh hùng dân tộc đã xả thân hy sinh vì nước
3.Kĩ năng: 
Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích và nhận xét
Rèn luyện kỹ năng đối chiếu, so sánh đánh giá sự kiện hiện tượng lịch sử
B.CHUẨN BỊ
GV: Tranh ảnh về nhà đày Lao Bảo, bản đồ hành chính Quảng Trị, lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, lịch sử Đảng bộ Hải Lăng.....
HS: Tài liệu lịch sử Quảng Trị
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
I.Ổn định
II.Bài cũ: Em hãy kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu chống ngoại xâm của dân tộc ta (từ thế kỷ I đến thế kỷ XVIII)?
III.Bài mới
 1.Giới thiệu bài mới: 
Các em đã được tìm hiểu về truyền thống chống ngoại xâm, xây dựng đất nước của dân tộc qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII. Hoà cùng với trang sử hào hùng của dân tộc, ngay từ buổi đầu dựng nước đến năm 1930, nhân dân Quảng Trị cũng góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Vậy những đóng góp đó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2.Triển khai bài:
GV: Từ sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thất bại, tình hình đất nước ta như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Ách thống trị của các triều đại PK phương bắc ra sao?
HS: Tóm tắt
GV:Em hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu đã học
HS: Hai bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng....
1.Nhân dân Quảng Trị cùng cả nước chống xâm lược dưới thời Bắc thuộc
GV: Trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc nhân dân Quảng Trị có đóng góp gì?
HS: Dựa vào tài liệu trình bày
GV: Sau chiến thắng Bạch Đằng, nhân dân Quảng Trị cùng với nhân cả nước xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập, và chống ngoại xâm như thế nào, chúng ta tìm hiểu phần 2
GV: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa gì?
HS: Mở ra thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước
GV: Nhân dân Quảng Trị có đóng góp gì bảo vệ độc lập? (Thời gian, phong trào tham gia)
 HS: Thảo luận
Thời gian
Phong trào tham gia
Thể kỷ XIII
Thế kỷ XV
Thế kỷ XVIII
1834
GV:Những phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Trị giai đoạn này đã tô thêm truyền thống hào hùng của quê hương, cùng với nhân dân cả nước bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
GV:TDP xâm lược nước ta, nhân dân Quảng Trị có đóng góp gì, chúng ta cùng tìm hiểu phần 3
GV: TDP xâm lược nước ta, triều đình Huế đi từ thoả hiệp này đến thoả hiệp khác, trước thái độ dầu hàng của triều đình, thái độ của nhân dân Quảng Trị ra sao?
HS:Hưởng ứng hịch Bình Tây, chống thái độ đầu hàng của nhà Nguyễn, tiêu biểu là trận
Dương Lệ (Triệu Phong), An Ninh (Vĩnh Linh)
GV:Căn cứ Tân Sở (Cùa) thuộc huyện nào của tỉnh ta hiện nay?
HS:Cam Lộ
GV:Hưởng ứng chiếu Cần vương, trên địa bàn tỉnh ta có cuộc khởi nghĩa nào? ở dâu? Do ai lãnh đạo?
HS: Tiêu biểu có khởi nghĩa của ông Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ( Gio Linh), Hoàng Vĩnh Phúc ( Vĩnh Linh), Nhứt Nhuận, Đội Tề ( Hải Lăng)
GV:Vì sao phong trào này thất bại? Nó có ý nghĩa gì?
HS:Do nổ ra lẻ tẻ nên thất bại. Nhưng nó có ý nghĩa nhân dân Quảng Trị cùng nhân dân cả nước tiếp tục chống Pháp.
GV: Đầu thế kỷ XX ở Quảng Trị có những phong trào đấu tranh nào?
HS: Trả lời
GV: Tường thuật khởi nghĩa 28/9/1915 của tù chính trị nhà đày Lao Bảo
GV:Từ năm 1858 đến trước năm 1930, nhân dân Quảng Trị đã cùng cả nước đấu tranh chống Pháp như thế nào?
HS:Tóm tắt lại kiến thức đã học.
 - Tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
-Ủng hộ và tham gia khởi nghĩa Chu Đạt năm 157
-Thế kỷ VIII, có nhiều đóng góp làm suy yếu chính quyền đô hộ nhà Đường
2.Nhân dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và phong kiến ( Từ thế kỷ X đến năm 1858)
Thời gian
Phong trào tham gia
Thế kỷ XIII
 Chống các mũi tiến công của Toa Đô
Thế kỷ XV 
-Tham gia khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (Trận Ái Tử 12/1413)
-2 vạn người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Thế kỷ XVIII
Hưởng ứng phong trào Tây Sơn
1834
Đánh bại 3 cuộc xâm lấn của quân Xiêm
3.Nhân dân Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1858-1930)
-Cuối thế kỷ XIX:
+1874 hưởng ứng “Hịch Bình Tây” chống thái độ đầu hàng của nhà Nguyễn
+Hưởng ứng “ Chiếu Cần Vương”. 
-Đầu thế kỷ XX: 
+Năm 1906 tham gia Việt Nam Duy tân hội 
+Năm 1908 phong trào chống thuế 
+28/9/1915 khởi nghĩa của tù chính trị ở nhà đày Lao Bảo 
+Năm 1916 hưởng ứng khởi nghĩa của Duy Tân 
 3.Kết kuận: Yêu nước, kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc là một trong những phẩm chất đáng quý của con người Quảng Trị. Ngay từ buổi đầu dựng nước đến năm 1930, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Trị đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
IV. Củng cố: 
1.Em có suy nghĩ gì về con người Quảng Trị? ( Yêu quê hương, đất nước, kiên cường đấu tranh, góp phần xứng đáng vào lịch sử dân tộc)
2.Để phát huy phẩm chất đáng quý đó chúng ta phải làm gì? ( Học giỏi, giữ gìn nâng niu những gì cha ông để lại, quyết tâm xây dựng quê hương gìau đẹp...
3.Chơi ô chữ
1/Tên cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần mà nhân dân Quảng Trị đã tham gia?
2/Cuộc khởi nghĩa năm 157 do ai lãnh đạo?
3/Cuộc khởi nghĩa nào nổ ra năm 40?
4/Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này?
5/Phong trào giúp vua cứu nước được ban ra tại Quảng Trị có tên gọi là gì?
6/Tên tướng nhà Nguyên tấn công phía nam nước ta thế kỷ XIII?
7/ Lực lượng tham gia khởi nghĩa tại nhà Đày Lao Bảo?
8/Tên của một sĩ phu yêu nước lãnh đạo phong trào Cần Vương tại Hải Lăng?
T
R
A
N
Q
U
Y
K
H
O
A
N
G
C
H
U
Đ
A
T
H
A
I
B
A
T
R
U
N
G
L
A
M
S
O
N
C
A
N
V
U
O
N
G
T
O
A
Đ
O
T
U
C
H
I
N
H
T
R
I
Đ
O
I
T
E
V.Dặn dò:
1.Làm bài tập: Lập niên biểu những đóng góp của nhân dân Quảng Trị theo mẫu sau:
Thời gian
Phong trào đấu tranh tiêu biểu của dân tộc
Đóng góp của Quảng Trị
2.Tìm hiểu:
	+Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị ra đời như thế nào?
	+Phong trào cách mạng Quảng Trị phát triển ra sao từ 1930-1935; 1936-1939; 1939-1945. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 7 (2).doc