Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 47 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 47 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Hiểu rõ nguyên nhân các cuộc chiến tranh.

Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối vơi dân tộc và sự phát triển của đất nước.

2.Kĩ năng: Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến

3.Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, sự đoàn kết đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 47 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 / 2 / 10
Ngày giảng: 7a: 24 / 2 / 10
 7b: 23 / 2 / 10
Chương IV
đại việt ở các thế kỉ XVI-XVIII
 Bài 22
Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
(Thế kỉ XVI-XVIII)
Ttết 47
II.các cuộc chiến tranh nam-bắc triều và trịnh-nguyễn
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Hiểu rõ nguyên nhân các cuộc chiến tranh.
Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối vơi dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2.Kĩ năng: Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, sự đoàn kết đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
II.Đồ dùng
1.Giáo viên: - Bản đồ Việt Nam.
 - Tranh ảnh, thơ ca liên quan đến bài học.
2.Học sinh: soạn bài
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
IV: Tổ chức dạy học:
Kiểm tra: (?)Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI.
Khởi động:
Mục tiêu: Qua cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh nguyễn học sinh có hứng thú cho bài học mới.
Thời gian: 3’
Đồ dùng:
Cách tiến hành. 
Phong trào khởi nghĩa thế kỉ XVI chỉ là bước mở đầu đánh dấu sự suy yếu mục nát của triều Lê, lợi dụng sự suy yếu đố các thế lực phong kiến đã thâu tóm quyền hành vào tay mình gây ra sự xung đột mâu thuẫn hình thành phe phái, gây chiến tranh liên miên đó là cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn, đã để lại hậu quả nặng nề cho đất nước, cho lịch sử dân tộc...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu chiến tranh Nam-Bắc triều.
Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều.
Thời gian: 18’
Đồ dùng : 
Cách tiến hành:
Bước1.
Gọi HS đọc SGK
? Sự suy yếu của nhà Lê đã thể hiện ntn?
H: Triều đình PK rối loạn, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau
? Bắc triều được thành lập ntn?
Hs trả lời
Gv nhận xét kết luận.
Mạc Đăng Dung là người xuất thân trong gia đình đánh cá ở Nghi Dương trúng tuyển kì thi võ 1508 được tuyển vào quân tức vệ rồi thăng chức phó tướng. Ông khéo lợi dụng cơ hội thâu tóm quyền lực, củng cố địa vị rồi truất ngôi vua lập ra nhà Mạc thay nhà Lê
Bước 2
Gv:Thời Lê thế kỉ XVI với ông vua bất tài vô dụng, độc ác, đắm say sắc dục thì rõ ràng Triều Mạc là một vương triều mới có nhiều tiến bộ hơn.
Triều Mạc đã tạo ra được một thời gian dài ổn định tình hình trong nước.
... Ban đêm không có trộm cướp, người buôn không phải mang vũ khí, của rơi ngoài đường không ai nhặt, cổng ngoài không đóng, thường xuyên được mùa to, trong cõi tạm yên lao động công nông, thương nghiệp phát triển, thi cử đều đặn mở 22 khoa thi lấy đỗ 482 tiến sĩ, 13 trạng nguyên".
Gv:Triều Mạc thành lập chưa lâu thì Nguyễn Kim vào Thanh Hoá lập người họ Lê lên làm vua.
. Thực ra quyền hành trong tay họ Nguyễn.
? Vì sao hình thành Nam triều?
H: Nguyễn Kim và con cháu họ Lê không thần phục, Mạc Đăng Dung -> gây thế lực >< nhau.
G:Dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu.
Bước 3
? Chiến tranh Nam- Bắc triều đã gây ra hậu quả như thế nào?
H: Gây thất thoát lớn về người, của, mùa màng bị tàn phá, dịch bệnh...
? Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?
Bước 4
Gv minh hoạ thêm: Nhân dân tiếp tục đi lính, đi phu, giai đoạn bi tàn:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng hát nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Hoạt động 2. Tìm hiểu Chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong-Đàng ngoài
Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân của sự chia cắt đàng trong và đàng ngoài.
Thời gian: 12’
Đồ dùng : 
Cách tiến hành:
Bước 5
Gv:Sơ lược theo sgk.
? Sau chiến tranh Nam - Bắc triều, tình hình nước ta có gì thay đổi?
Bước 6
G:Cho H quan sát phủ chúa Trịnh tranh vẽ thế kỉ XVII .
? Quan sát bức tranh này em có nhận xét gì?
H: Phủ chúa Trịnh rộng rãi có tường bao bọc, bên trong- ngoài có nhà ở thấp cho lính ở, cung điện xây 2 tầng thoáng đãng, đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy bằng gỗ Lim. Chúa lấn áp dần quyền vua Lê, vua chỉ còn là cái bóng mờ nhạt trong cung tẩm.
Bước 7
? Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã gây ra hậu quả như thế nào cho đất nước.
H: Chia đất nước, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc
Bước 8
? Em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI- XVII?
H: Chính trị không ổn định, xã hội rối loạn, chiến tranh liên miên, tổn hại sức người sức của, đất nước kiệt quệ, nhân dân cơ cực lầm than.
? Cuộc nội chiến thế kỉ XVI-XVII, để lại bài học lịch sử gì?
Hs trả lời
Gv nhận xét kết luận.
1Chiến tranh Nam-Bắc triều
-1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nhà Mạc -> Bắc triều
- 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá -> Nam triều
- Từ 1527-1592 chiến tranh Nam-Bắc triều 
-> Chiến tranh phi nghĩa tranh giành quyền lực 
- 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng 
2.Chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong-Đàng ngoài
-1545 Nguyễn Kim chết,con rể-Trịnh Kiểm thay nắm binh quyền
-Nguyễn Hoàng lo sợ xin vào trấn thủ Thuận Hoá
->Hai thế lực Trịnh-Nguyễn hình thành
*Diễn biến
- 1627-1672diễn ra 7 lần đánh lớn
->không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước thành Đàng trong - Đàng ngoài
* Hậu quả: Chia đất nước, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc
 Tổng kết hướng dẫn học bài
 (?) Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã gây ra hậu quả như thế nào cho đất nước?
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Đọc trước bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI-XVIII

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 47.doc