Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 18 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 18 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Học sinh hiểu rõ.

Thời Lý có sự phân hoá mạnh mẽ về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.

Văn hoá, giáo dục phát triển mạnh. Hình thành văn hoá Thăng Long.

2.Kĩ năng. Rèn kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.

3.Thái độ: Giáo dục lòng ttự hào về truyền thống văn hiến, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.

II.chuẩn bị:

1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

Sưu tầm tranh, ảnh, các hoạt động văn hiến thời Lý.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 18 - Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 10/10
Ngày giảng: 7c: 14/ 10/10
Bài 12
đời sống kinh tế văn hóa
Tiết 18
II. sinh hoạt văn hóa xã hội
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu rõ.
Thời Lý có sự phân hoá mạnh mẽ về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
Văn hoá, giáo dục phát triển mạnh. Hình thành văn hoá Thăng Long.
2.Kĩ năng. Rèn kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
3.Thái độ: Giáo dục lòng ttự hào về truyền thống văn hiến, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.
II.chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
Sưu tầm tranh, ảnh, các hoạt động văn hiến thời Lý.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III: Phương pháp: Đàm thoại, Phân tích.
IV.Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
?Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
? Hãy nêu những nét chính của nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua tình hình sinh hoạt văn hóa xã hội dưới thời nhà Lý hs có hứng thú cho bài học mới.
Dưới thời Lý nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp thương nghiệp nước ta đều đạt những thành tựu rực rỡ. Đời sống vật chất của nhân dân đầy đủ, sung túc, bên cạnh đó nền văn hoá tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao. Vậy để hiểu rõ hơn về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Những thay đổi về mặt xã hội
Mục tiêu: Hiểu được Những thay đổi về mặt xã hội dưới triều nhà Lý.
Thời gian: 19’
H:Đọc sgk.
? Em hãy nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý.
Hs trình bày
? Về sơ đồ giai cấp trong xã hội.
Hs vẽ sơ đồ gv nhận xét kết luận.
? So với thời Định-Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
H: Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn giai cấp địa chủ càng tăng, nhân dân tá điền bị 
bóc lột ngày càng tăng.
? Đời sống của các tầng lớp thống trị như thế nào?
H: Giàu có đầy đủ
? Đời sống các tầng lớp bị trị ra sao?
H: Nhân dân là lực lượng chính được chia ruộng đất- tô thuế.
Thợ thủ công, thương nhân- thuế làm nghĩa vụ.
Nhân dân nghèo nhận ruộng đất, nộp tô thuế.
Nhân dân tá điền đời sống gắn chặt giai cấp địc chủ.
Nô tì: TTầng lớp thấp nhất trong xã hội phục vụ, lầm việc nặng, họ là tù binh hoặc do nợ, tự bán mình... cuộc sống của họ không đảm bảo.
G:Sơ lược chuyển ý.
1.Những thay đổi về mặt xã hội.
Sơ đồ giai cấp trong xã hội.
Phần cuối
Sơ đồ giai cấp trong xã hội.
Quan lại, Hoàng tử, Công chúa, Nông dân giàu
Địa chủ
Được cấp hoặc có ruộng
Nông dân thường
Nông dân
(Từ 18 tuổi trở lên)
 Được nhận đất của làng xã 
Nông dân không có ruộng
Nông dân tá điền
	Nhận ruộng của địa chủ
 Cày cấy nộp tô cho địa chủ
Hoạt động 2. Tìm hiểu Giáo dục và văn hoá.
Mục tiêu: Hiểu được Giáo dục và văn hoá dưới thời nhà Lý.
Thời gian: 18’
H:Đọc sgk.
“Từ đầu...->1000người...làm sư”
? Nhà Lý đã làm gì để phát triển nền giáo dục?
G:Văn miếu được xây dựng 1070 đây là miếu thờ tổ đạo nho do Khổng Tử sáng lập và là nơi dạy học cho con vua.
Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở.
Năm 1076 nhà quốc tử giám được dựng trong khu văn miếu, đây được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt, lúc đầu chỉ dành cho các con vua về sau được mở rộng cho con quý tộc và người giỏi trong nước.
?Vị trí của đạo phật dưới thời Lý?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận
H:Quan sát H24+ 25 sgk.
Nhận xét
Gv kết luận.
Tượng phật Adi Đà nằm trong chùa phật tích Bắc Ninh, được xây dựng thế kỉ VII-X. Bức tượng này được vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057.
Chùa một cột “diên hựu”.
(Phúc lành dài lâu) được xây dựng 1049 thời Vua Lý Thái Tông, chuyện kể rằng khi vua về già mà chưa có con trai nên vua thường đến chùa cầu tự, một đêm vua mơ thấy đức phật quan âm hiện lên trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây Thăng Long, trên tay bế một đứa con trai đưa cho vua... sau đó vua sinh con trai... cho xây chùa.
G:Nhân dân ta ưa thích ca hát nhảy múa.
? Em hãy kể tên các hoạt động văn hoá dân gian:
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Hãy kể tên các công trình kiến trúc, điêu khắc thời Lý.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
H:Xem H 25, 26.
? Em có nhận xét gì về các công trình kiến trúc thời Lý?
H: Kiến trúc tinh vi, thanh thoát, hình rồng mình trên, uốn khúc, uyển chuyển-> đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, hoàn chỉnh, thăng hoa như về với cội nguồn
G:Tổng kết:
Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hoá riêng của dân tộc văn hoá-Thăng Long.
2.Giáo dục và văn hoá.
-1070 nhà Lý xây dựng văn miếu.
-1075 mở khoa thi đầu tiên.
-1076 Quốc tử giám được thành lập
- Đạo phật rất phát triển, được coi trọng dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông lớn, dịch kinh phật...
- Văn hoá:
+ Hát chèo, múa rối.
+ Dàn nhạc, trống, kèn, sáo, nhị.
+ Đá cầu, vật, đua thuyền.
- Kiến trúc độc đáo: Rồng thời Lý- văn hoá Thăng Long chùa Một Cột.
-> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt -> Nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
4.Củng cố: (3’)
? Hãy nêu những thành tựu văn hoá thời Lý.
? Hãy kể tên các công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý.
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 18.doc