Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 26 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (tiếp)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 26 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

 - Âm mưu quyết xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên.

 - Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.

2. Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên.

 - Giáo dục lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì đất nước, đặc biệt là đối với người anh hùng Trần Hưng Đạo

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2726Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 26 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 25/11/2010
Tiết 26. bài 14. ba lần kháng chiến chống
 quân xâm lược mông - nguyên (thế kỉ xiii) (Tiếp)
 III. cuộc kháng chiến lần thứ ba chống
 quân xâm lược nguyên (1287 - 1288)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
	- Âm mưu quyết xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên.
	- Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng và giành thắng lợi vẻ vang.
2. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên.
	- Giáo dục lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì đất nước, đặc biệt là đối với người anh hùng Trần Hưng Đạo
	3. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ để tóm tắt sự kiện lịch sử
II. đồ dùng và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, giáo án, lược đồ kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
- Học sinh: SGK, vở ghi, trả lời các câu hỏi sgk
III. tiến trình dạy học
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	- Trình bày kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên xâm lược?
	- Đáp án: 
+ Quân dân nhà Trần đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên
+ Đất nước sạch bóng quân thù, cả dân tộc ca khúc khải hoàn
3. Bài mới
a. Giới thiệu vào bài (1’)
	- Sau thất bại thảm hại trong hai lần xâm lược trước, Hốt Tất Liệt rất tức tối, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba để rửa nhục và để thực hiện tham vọng mở rộng ách đô hộ của đế chế Nguyên đối với các quốc gia ở phía nam Trung Quốc. Vậy cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba đã diễn ra như thế nào, quân dân Đại Việt đối phó ra sao, đó là nội dung của bài học hôm nay.
	b. Nội dung (34’)
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hđ 1 (10’)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
- Giáo viên diễn giảng toát lên ý nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ ba
- HS: theo dõi giáo viên diễn giảng
a. Hoàn cảnh
- C1: Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?
- Giới thiệu lời căn dặn của vua Nguyên, các danh tướng Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp
- HS: nhà Nguyên đình chỉ xâm lược Nhật Bản, huy động 30 vạn quân bộ, thuyền chiến, thuyền lương
- HS theo dõi giáo viên giới thiệu
- Đình chiến Nhật
- Thoát Hoan: 30 vạn quân
- Trương Văn Hổ: thuyền lương
=> Tấn công Đại Việt
- C2: Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nhà Nguyên?
- C3: Trước nguy cơ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
- HS: nhà Nguyên chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, thể hiện ý đồ quyết tâm thôn tính nước ta của chúng
- HS: nhà Trần chuẩn bị đánh giặc
- Ta khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
- Treo Lược đồ kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên
- Giải thích kí hiệu trên lược đồ
- Tường thuật diễn biến cuộc tiến công của quân Nguyên trên lược đồ
- Giáo viên gọi học sinh lên tường thuật lại diễn biến
- HS: theo dõi giáo viên giải thích kí hiệu trên lược đồ
- HS theo dõi GV trình bày diễn biến
- HS: lên bảng tường thuật lại diễn biến
b. Diễn biến: 
 bộ=>Lạng Sơn=> Bắc Giang
- 12/1287 
 thuỷ => biển=> sông Bạch Đằng
=> tiến vào Vạn Kiếp	
- SGK (trang 63)
- Giáo viên tường thuật diễn biến chiến thắng Vân Đồn trên lược đồ
- C4: Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn
- Gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK
- C5: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Vân Đồn? 
Hđ2 (9’)
- HS theo dõi giáo viên tường thuật diễn biến
- HS: tường thuật diễn biến trên lược đồ
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trích trong Đại Việt sử kí toàn thư
- HS: phá vỡ sự chuẩn bị của giặc do mất nguồn tiếp tế lương thực
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Trần Khánh Dư mai phục đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ và giành thắng lợi
Hđ 3 (15’)
3. Chiến thắng Bạch Đằng
- Giáo viên diễn giảng phần đầu
- HS đọc đoạn chữ nhỏ 
- C6: Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên như thế nào?
- C7: Nắm được cơ hội đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
- C8: Tại sao ta quyết định chọn sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa mai phục? 
- Treo Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
- Giải thích kí hiệu trên lược đồ
- Giáo viên tường thuật diễn biến trên lược đồ
- C9: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Bạch Đằng tháng 4 năm 1288?
- HS: giặc rơi vào thế bị động, cạn kiệt lương thực, tuyệt vọng, tính đường rút quân về nước
- HS: nhà Trần quyết định mở cuộc phản công tiêu diệt kẻ thù
- HS: đọc đoạn giới thiệu về vị trí sông Bạch Đằng
- HS theo dõi giáo viên giải thích kí hiệu
- HS theo dõi giáo viên tường thuật diễn biến 
- HS trình bày diễn biến trên lược đồ
a. Hoàn cảnh
- 1/1288 Thoát Hoan =>Thăng Long => Vạn Kiếp => về nước
- Ta phản công, mai phục trên sông Bạch Đằng.
b. Diễn biến: 
 thuỷ=>SBĐ=>Ô Mã Nhi bị bắt
- 4/1288
 bộ=> Lạng Sơn=> ta tập kích
- SGK (trang 64 – 65)
- C10: Em hãy nêu kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên xâm lược
- C11: Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?
- Giáo viên tích hợp đoạn thơ trích trong “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu làm nổi bật ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 1288
- C12: Nhận xét về cách đánh của quân ta trong trận Bạch Đằng
- C13: So sánh với cách đánh giặc trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938
- Giáo viên liên hệ: Trần Quốc Tuấn biết tiếp thu cách đánh đó, nâng lên tầm nghệ thuật thuỷ chiến của Đại Việt
- HS: nêu kết quả của cuộc kháng chiến
- HS: nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- HS: cách đánh độc đáo, sáng tạo
- HS: đều sử dụng trận địa cọc ngầm ở dòng sông Bạch Đằng. 
c. Kết quả
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
d. ý nghĩa 
– Buộc quân Nguyên từ bỏ tham vọng thôn tính Đại Việt
	4. Sơ kết và củng cố (4’).
	a. Sơ kết và củng cố 
	- Để thôn tính bằng được Đại Việt, nhà Nguyên đã chuẩn bị rất công phu, kĩ lưỡng, nên trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân dân Đại Việt gặp rất nhiều khó khăn, thử thách
	- Mặc dù vậy, nhà Trần không hề giảm sút ý chí, kiên quyết lãnh đạo quân dân chuẩn bị kháng chiến và đã chiến đấu anh dũng, giành được thắng lợi vẻ vang, đặc biệt là chiến thắng Vân Đồn và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, quét sạch hơn 30 vạn quân xâm lược ra khỏi đất nước trong khoảng chưa đầy bốn tháng.
	b. Bài tập thảo luận nhóm: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?
	- Nhóm 1 – 2 tìm hiểu sự giống nhau
	- Nhóm 3 – 4 tìm hiểu sự khác nhau
- Đáp án: 
+ Giống nhau: tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động vừa đánh chặn giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”
+ Khác nhau: tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ làm giặc mất chỗ dựa về lương thực, chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc
	5. Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Học thuộc bài, làm các bài tập trong vở bài tập 
	- Đọc, tìm hiểu bài mới
	+ Nêu rõ nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Chong Mong Nguyen lan III.doc