Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 4 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 4 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

- Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Hiểu được Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào

Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Tổ chức bộ máy chính quyền PK

Những đặc diểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc

2.Kĩ năng: Biết lập bảng niên biểu các triều đại phong kiến TQ.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 4 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/10
Ngày giảng: 7c: 27/8/10
Tiết 4-Bài 4
trung quốc thời phong kiến
I- Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức: Hiểu được Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào
Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc 
Tổ chức bộ máy chính quyền PK
Những đặc diểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc
2.Kĩ năng: Biết lập bảng niên biểu các triều đại phong kiến TQ.
Bước đầu biết vận dụng tư duy để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu về văn hoá, từ đó rút ra bài học lịch sử.
2.Thái độ: H hiểu rõ TQ là một quốc gia PK lớn mạnh điển hình ở phương đông thời cổ đại, một nước láng giềng gần gũi với Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Bản đồ TQ thời PK.
	 - Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.
	 - Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước PK TQ.
III.Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề ....
IV.Tổ chức dạy học. 
1.ổn định: 7c (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp ntn đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài (1’)
Mục tiêu: Qua quá trình hình thành và phát triển của xã Trung Quốc thời phong kiến học sinh có hứng thú cho bài học mới.
ở lớp 6 các em đã tìm hiểu về sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông trong đó nhà nước cổ đại TQ là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển rất nhanh. TQ đã đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Khác với các nhà nước phong kiến châu Âu thời phong kiến TQ bắt đầu sớm và kết thúc muộn 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Mục tiêu: Hiểu được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Thời gian: 12
G: Dùng bản đồ TQ g/t
Từ 2000 (TCN) người TQ đã xây dựng Nhà nước trên lưu vực sông Hoàng Hà... với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại, đóng góp to lớn vào sự phát triển nhân loại.
H: Đọc SGK.
? Sản xuất thời Xuân Thu chiến quốc có gì mới?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Những biến đổi đó tác động ntn đến sự phát triển của xã hội? 
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Quan hệ sản xuất PK hình thành từ khi nào? 
(G sử dụng bảng niên biểu khắc sâu thời gian các triều đại ...cho H).
G: Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu xã hội Trung Quốc thời Tần-Hán.
Mục tiêu: Hiểu được Xã hội Trung Quốc thời Tần- Hán.
Thời gian: 13’
H: Đọc SGK.
? Em hãy trình bày các chính sách đối nội của nhà Tần.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc dưới thời Tần.
H: Xem H8 SGK.
Trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Em có nhận xét gì về tượng gốm trong lăng Li Sơn?
GV giới thiệu: Lang Li Sơn là ngôi mộ của Tần Thuỷ Hoàng được xây dựng ngay khi ông mới lên ngôi...ở núi Li Sơn phía đông Hàm Dương, dài 2,5 km, cao150 m đỉnh lăng trạm đủ các vì sao ttên trời dưới lăng bố trí sông biển,hàng ngàn binh mã bằng đất nung, châu báu, vật quí vô kể, xung quanh có máy bắn tên, đổ thuỷ ngân tạo thành 100 con sông, biển ở dưới..
-Trong mộ gồm 6500 pho tượng tướng sĩ bằng đất nung. Các pho tượng có kích thước bằng kích thước người thật và đều được tô màu: quần áo màu phấn hồng, phấn lục và xanh lam; chân tay và mặt màu phấn trắng; con ngươi của mắt, lông mày và râu được vẽ bằng mực nho; tóc bôi màu đỏ sẫm hoặc xanh xám. Để hoàn thành những bức tượng này Tần Thuỷ Hoàng đã huy động hàng vạn thợ điêu khắc. Khi công việc hoàn tất TTH đã chôn sống những người làm việc ở đây vì sợ họ tiết lộ bí mật của mình. hình dáng khác nhau- thể hiện uy quyền của nhà Tần,
- Vạn Lí Trường Thành dài 3000 km từ Lâm Thao đến Liêu Đông đây là công trình phòng thủ... huy động 2 tr người trong vòng 10 năm trời khổ cực thiếu thốn có đi không trở về “tiếng khóc nàng Mạnh Khương...”- Tần Thuỷ Hoàng là kẻ độc tài, tàn ác, thích chém giết để ra uy.
? Nhà Hán đã làm gì để ổn định tình hình đất nước?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Tác dụng của những chính sách ấy?
? Về đối ngoại nhà Hán đã làm gì? 
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
G: Từ 133-119 TCN Hán Vũ Đế đánh đuổi tộc Hung Nô lên tận xa mạc Gô Bi.
-111-110 TCN trinh phục Việt Nam (Triệu Đà), 108 TCN diệt Triều Tiên
? Em hãy so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán
? Vì sao nhà Hán tồn tại trong thời gian lâu dài...
Hs so sánh
G: Sơ kết chuyển ý
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà đường
Mục tiêu: Hiểu được sự thịnh vượng của trung quốc dưới thời nhà Đường.
Thời gian: 10’
H: Đọc SGK
? Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng lưu ý?
? Tác dụng của các chính sách ấy?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
G: Vua Đường thái Tông (599- 649) giỏi võ nghệ, cung kiếm từ nhỏ dũng khí, cứng dắn, quả đoán, tính cách hào phóng ông coi trọng việc dùng người giỏi, tài đức kiêm toàn, coi trọng tình vua- dân. Ông nói: “Vua như thuyền, dân như nước. Nước có thể trở thuyền mà cũng có thể lật thuyền”, vì thế ông thi hành chính sách nhượng bộ nhân dân.nhờ chính sách của ông mà kinh tế phát triển được các sử gia ca ngợi là thời kì “Trịnh Quan thịnh trị” (Trịnh Quan là niên hiệu của Đường thái Tông).
? Em hãy trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Đường
? Vì sao nhà đường lại đạt được kết quả đó?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận
Gv sơ kết toàn bài.
1.Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
- Sự ra đời của nhà nước ở TQ diễn ra sớm (từ năm 2000 TCN)
-Những biến đổi trong sản xuất.
+Công cụ = sắt -> tăng năng xuất.
-Những biến đổi trong xã hội.
+Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất trở thành địa chủ
+Nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ và trở thành tá điền, phải nộp hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.
->Như vậy là sản xuất phong kiến hình thành tư thế kỉ III tcn.
2.Xã hội Trung Quốc thời Tần- Hán.
a.Thời Tần.
- Chia cắt nước thành quận, huyện.
- Cử quan đến cai trị.
- Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ.
- Bắt lao dịch.
- Mở rộng lãnh thổ.
b.Thời Hán.
- Đối nội.
+ Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
+ Giảm tô, thuế, sưu, dịch.
+ Khuyến khích sản xuất.
=> Kinh tế, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
- Đối ngoại:
Xâm lấn Triều Tiên và các nước phía Nam.
3.Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường.
- Chính sách đối nội.
+ Cử người cai quản các địa phương.
+ Mở khoa thi chọn người tài.
+ Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.
=>Đất nước phồn vinh, kinh tế phát triển, quân sự, văn hoá.
- Chính sách đối ngoại, gây chiến tranh xâm lược mở rộng bờ cõi, trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu á.
4.Củng cố: (3’)
G: Hệ thống kiến thức toàn bài.
? Em hãy trình bày sự thịnh vượng của TQ dưới thời nhà Đường.
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
CBB: Đọc trước mục 4+5 (Tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 4.doc