Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX

. Kiến thức:

 HS cần nắm được

 - Sau tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.

 - Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội (từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

 

doc 138 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 8/2008
Ngày dạy: 19 /8/2008
	Tuần 1:
Phần I:	 	Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương 1:
Liên xô và các nước đông âu
sau chiến tranh thế giới thứ 2
Bài 1: 	Liên Xô và các nước Đông Âu 
từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Tiết 1:	I. Liên Xô
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
	HS cần nắm được
	- Sau tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
	- Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội (từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
2. Tư tưởng:
- Học sinh hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô và đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNDQ.
- Liên Xô thực sự là một thành trì của lực lượng cách mạng thế giới.
3. Kỹ năng.
	- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể.
B. Thiết bị và tài liệu.
- Bản đồ Liên Xô (hoặc bản đồ Châu Âu)
C. Tiến trình dạy học.
	- ổn định tổ chức
	- Kiểm tra bài cũ
	- Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV sử dụng bản đồ Liên Xô cho HS quan sát, xác định vị trí của Liên Xô trên bản đồ.
HS đọc trong SGK mục 1
? Vì sao chiến tranh thế giới lần thứ 2, Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế?
Trong chiến tranh lần thứ 2 Liên Xô thiệt hại như thế nào?
Trước tình hình đất nước như vậy, Liên Xô phải làm gì?
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (194-1950)
a. Những thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ 2
- Thiệt hại:
+ Hơn 27 triệu người chết
+ 1710 thành phố bị tàn phá
+ Hơn 7 vạn làng mạc, gần 32.000 nhà máy xí nghiệp, 6,5 vạn km đường sắt bị phá hoại
HS trình bày ý kiến
? Hãy cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô (1945-1950)
? Hãy cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô (từ 1950 - đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?
HS đọc phần (b) trong SGK
? Nêu những chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kỳ này?
b. Những thành tựu về kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Liên Xô (1945-1950)
* Kinh tế: 
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945-1950) trước thời hạn 9 tháng
+ Năm 1950, công nghiệp tăng 73 %
+ Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và XD.
+ Nông nghiệp vượt trước chiến tranh (1939)
* Khoa học kĩ thuật:
- Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CN XH (từ năm 1950 đến đầu năm 70 của thế kỉ XX)
a.Thành tưu về kinh tế:
- Liên Xô thực hiện thành công hàng loạt các kế hoạch dài hạn.
- Phương hướng chính của các kế hoạch:
+ Ưu tiên phát triển CN nặng.
+ Thâm canh trong nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh tiến bộ KH - KT.
+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
+ Trong những năm 1959 - 1960 Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới, chiếm 20% sản lựng CN thế giới.
b. Thành tựu khoa học kĩ thuật.
+ Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.
+ Năm 1961, đưa con người bay vào vũ trụ.
c. Chính sách đối ngoại.
+ Hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
+ ủng hộ phát triển đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
+ Là chỗ dựa vững chắc của CM thế giới.
4. Củng cố
HS nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Bài tập.
	HS làm bài tập trong vở bài tập lịch sử.
 Rút kinh nghiệm giờ dạy
..
..
..
..
---------------------------------***---------------------------------
Ngày soạn: 24/8/2008
Ngày dạy: /8/2008
Tuần 2: 
Tiết 2:
Bài 1: 	Liên Xô và các nước Đông Âu
 Từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
 (tiếp)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần hiểu rõ:
- Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước dân chủ ND Đông Âu. Từ 1945 - 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi Các mạng dân tộc, dân chủ.
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành XDCNXH và đã đạt được những thành tựu to lớn, hầu hết các nước này đã trở thành các nước Công - Nông nghiệp.
	- Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.
2. Tư tưởng: HS cần thấy rõ:
	- Những thành tựu to lớn của nhân dân Đông Âu trong cuộc xây dựng CNXH, các nước này đã có sự biến đổi sâu sắc.
	- Liên Xô và các nước Đông Âu đã hình thành một hệ thống thế giới mới, hệ thống các nước XHCN luôn chống lại các âm mưu xâm lược và phá hoại của CNĐQ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới.
3. Kỹ năng.
	- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các sự kiện, các vấn đề lịch sử cụ thể và kỹ năng sử dụng bản đồ.
B. Thiết bị và tài liệu.
- SGK và SGV
	- Bản đồ các nước Đông Âu (nếu có)
C. Tiến trình dạy học.
	- ổn định tổ chức
	- Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nưng thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH (1945-1970 của thế kỷ xx): về kinh tế, KH-KT, Đẩi ngoại.
	- Giới thiệu bài mới: ở lớp 8 ta đã học về cuộc tấn công của Hồng Quân LX vào Bec-lin để tiêu diệt CNPX giúp giải phóng các nước Đông Âu, hệ thống CNXH trên thế giới ra đời. Tiết trước ta đã học về công cuộc XDCN XH ở LX . Hôm nay ta sẽ n/c về sự ra đời và công cuộc xây dưng CNXH ở các nước Đông Âu.
II/ ĐÔNG ÂU
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu cho HS các nước Đông Âu (bằng lược đồ)
HS đọc mục 1 SGK
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời như thế nào?
GV: Trước chiến tranh thế giới II hầu hết các nước ĐÂ đều là nhưng nước lệ thuộcvào tư bản tây âu
Trong chiến tranh bị các nước phát xít nô dịch tàn bạo
GV: Dùng lược đồ
 Riêng nước Đức, để tiêu diệt CNPX nước Đức bị chia thành 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc: LX,Mỹ, Anh, Pháp. Thủ đô Béc-lin cũng bị chia thành 4 phần
--Khu vực của LX chiếm đóng sau này trử thành lãnh thổ của CHDC Đức, 3 khu vực còn lại trở thành lãnh thổ của CHLB Đức
?Để hoàn thành thắng lợi cách mạng dân chủ nhân dân từ (1946-1949) các nước Đông Âu đã làm gì?
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Hồng quân Liên Xô trên con đường truy đuổi phát xít Đức về Béc - lin (cuối 1944 đầu 1945) đã phối hợp với nhân dân Đông Âu, giúp họ khởi nghĩa giành chính quyền.
- Một loạt các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari
*/ Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã:
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của TB
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đời sống nhân dân được cải thiện.
HS đọc mục 2 trong SGK
?Nhiệm vụ chính của nhân dân ĐÂ trong giai đoạn XD CNXH là gì?
?Hãy cho biết những thành tựu XD CNXH của các nước Đông Âu (từ 1950-1970)?
- H/S điểm qua các ví dụ ở sgk 
2. Tiến hành XD CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
a, nhiệm vụ:
+ Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản
+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.
+ Tiến hành công nghiệp hoá XHCN
+ XD cơ sở vật chất cho XHCN
b, Thành tựu
 Đầu những năm 70 Đông Âu đã thay đổi căn bản và sâu sắc (đầu những năm 70 đã trở thành những nước công nông nghiệp).
--y/c H/S đọc mục 3
? Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Hệ thống XHCN được hình thành trên cơ sở nào?
III. Sự hình thành hệ thống XHCN
1. Hoàn cảnh và những cơ sở hình thành hệ thống các nước XHCN
a, Hoàn cảnh:
- Các nước Đông Âu cần có sự giúp đỡ cao hơn, toàn diện hơn của Liên Xô
- Có sự phân công sản xuất theo chuyên môn hoá , chuyên ngành giữa các nước.
b, Cơ sở hình thành:
- Cùng chung mục tiêu là XD CNXH
- Nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mac- lênin
- Đều do ĐCS lãnh đạo
? Sự hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và Đông Âu được thể hiện như thế nào?
-- Qua 2 tổ chức: SEV và VAC-SA-VA
? Kẻ tên các nước thành viên hội đông tương trợ kinh tế SEV?
?Những thành tựu kinh tế tiêu biểu của khối SEV đã đạt được
GV: Hạn chế của SEV:
Hoạt động khép kín, nặng về trao đổi hàng hoá mang tính chất bao cấp, phân công sản xuất chuyên ngành chưa hợp lý, cơ chế quan liêu bao cấp à ko phù hợp với tốc độ quốc tế hoá => năm 1991 tuyên bố giải thể
?Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va ra đời với mục đích gì?
-- Chống lại sự hiếu chiến của Mỹ và khối NATO
-- Liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN để duy trì hoà bình an ninh Châu Âu và thế giới
KL: Tổ chức hiệp ước VAC-XA-VA và SEV tan rã cùng với sự khủng hoảng và tan rã của các nước XHCN
2. Sự hình thành hệ thống XHCN
- Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN: SEV (8/1/1949- 28/3/1991)
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va
* Thành tựu của SEV
- Tốc độ tăng trưởng CN 10% năm
- Thu nhập quốc dân (1950-1973) tăng 5,7 lần
- Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va (14/5/1955 - 1/7/1991)
* Tác dụng:
Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH hoà bình an ninh ChâuÂu và thế giới.
* Củng cố
	? Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc XD CNXH?
	? Thành tựu XD CNXH ở Đông Âu 
	? Cơ sở hình thành hệ thống XHCN là gì?
	? Trình bày mục đích ra đời và những thành tựu khối SEV đã đạt được (.
---------------------------------***---------------------------------
 Ngày soạn: 6 / 9/2009
Ngày dạy: 
Tuần 3: 	Bài 2:
Tiết 3: 	Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa 
những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
	- Giúp HS nắm được những nét chính của quá trình khủng hhoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Về tư tưởng:
	- Giúp HS thấy rõ được tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc XD CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu (vì đó là con đường hoàn toàn mới mẻ, chưa có trong lịch sử, mặt khác là sự chống phá gay gắt của các thế lực thù địch).
	- Với thành tựu quan trọng thu được trong công cuộc đổi mới - mở cửa của nước ta trong gần 20 năm qua, BD và củng cố cho HS niềm tin tưởng vào thắng lợi của cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .
3. Kĩ năng.
	- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử.
B. Thiết bị và tài liệu.
SGK và SGV
C. Tiến trình dạy học.
	- ổn định tổ chức
	- Kiểm tra bài cũ
	- Giới thiệu bài mới
	- Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
? Liên Xô cũ đã tách ra thành cộng đồng các quốc gia độc lập như thế nào?
?Nguyên nhân nào dẫn đến công cuộc cải tổ ở Liên Xô ?
I. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang xô viết
1. Nguyên nhân.
- Năm 1973, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ khủng hoảng dầu mỏ đã trực tiếp ảnh hưởng đến Liên Xô 
- Trong hoàn cảnh đó Liên Xô không tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để khắc phục khó khăn.
- Đầu những năm 80, tình hình Liên Xô càng khó khăn hơn về sản xuất và đời ...  Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện ở miền Bắc.
c. Thành tích sản xuất.
- S đất mở rộng, năng xuất ngày càng cao.
- 1965 có7 huyện, 640 HTX đạt 5 tấn thóc/ 1 ha.
- 1967 tăng 30 huyện và 2.485 HTX.
* CN: - Một số ngành giữ vững.
	 - Cơ sở CN lớn phân tán, sơ tán đi vào sản xuất.
	 - CN địa phương, quốc phòng phát triển.
	 -Mỗi tỉnh là một đơn vị kinh tế.
* GTVT:	- Đảm bảo thông suốt đáp ứng nhu cầu nhân dân.
	- c/đ.
HS đọc mục III
? Miền Bắc chi viện như thế nào cho miền Nam đánh Mĩ ?
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Chi viện đầy đủ kịp thời cho cách mạng miền Nam.
- Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển đã nối liền 2 miền nam bắc.
- Từ 1965-1968, miền Bắc đưa vào miền Nam trên 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực.
? Đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược "VN hóa chiến tranh" (1969-1973) ?
III. Chiến đấu chống chiến lược "Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ (1969-1973).
a. Hoàn cảnh: Sau thất bại cuộc "chiến tranh cục bộ" đế quốc Mĩ đã thực hiện "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".
- Âm mưu "dùng người Việt trị người Việt", "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
- Thực hiện: Chủ lực nguy cùng với cố vấn, hoả lực tối đa của Mĩ.
- Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng để mở rộng XL CPC (1970), Lào (1971).
HS đọc SGK mục 2
? Trình bày những thắng lợi chính trị của ta trong thời kì "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969-1973) 
1. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "ĐD hoá chiến tranh" của Mĩ.
a. Thắng lợi chính trị:
- 6/6/1969 Chỉnh phủ cách mạng lâm thời Công hoà miền Nam ra đời.
- 4/1970, hội nghị cấp cao của 3 nước ĐD họp, thể hiện quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.
- Phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi diễn ra ở các đô thị lớn: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
- Nông thôn: Phát triển phá ấp chiến lược phát triển mạnh.
? hãy trình bày những thắng lợi về quân sự của ta (1969-1973) ?
b. Thắng lợi quân sự:
- Từ 30/4-> 30/6/1970 quân đội ta đã phối hợp với nhân dân Campuchia lập nên chiến thắng lớn ở Đông Bắc Campuchia.
- 12/2 ->23/3/1971, ta lập nên chiến thắng đường 9 Nam Lào.
=> Ta có khả năng đánh thắng Mĩ trong "Việt Nam hoá chiến tranh" về mặt quân sự.
HS đọc mục III
? Nêu diễn biến ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược 1972 ?
3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- Từ 30/3 -> cuối 6/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược.
- Cuộc tiến công với quy mô lớn, cường độ mạnh hầu khắp địa bàn chiến lược ác liệt nhất là Quảng Trị và đường Hồ Chí Minh.
- Ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Diệt hơn 20 vạn địch, giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
Tuần 31:
Tiết 43:
=> Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoà" trở lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
?
IV. Miền Bắc khối phụ và phát triển kinh tế- văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969-1973).
1. MB khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá.
a. Thành tựu về khôi phục và phát triển kinh tế.
* Nông nghiệp:
- Khuyến khích sản xuất.
- Tích cực áp dụng khoa học- kĩ thuật, nhiều HTX đã đạt 5 tấn thóc/ 1 ha.
* Công nghiệp:
- Nhiều cơ sở khôi phục.
- Thuỷ điện Thác Bà bắt đầu hoạt động (10/1971).
- Một số ngành quan trọng đều phát triển: Điện, Than, Cơ khí.
- Sản lượng CN 1970 so với 1968 tăng 142%.
- Giao thông vận tải được phục hồi nhanh chóng.
b. văn hoá, giáo dục, y tế: nhanh chóng được phục hồi.
HS đọc mục II
? Hãy trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của ĐQ Mĩ đối với miền Bắc ?
? Những thành tích chiến đấu và sản xuất của quân ta và dân ta trong thời kì này như thế nào ?
2. MiềnBắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
a. Mĩ:
- 6/4/1972 Mĩ ném bom từ Thanh Hoá -> Quảng Bình.
- 16/4/`972, Ních Xơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 đối với miền Bắc.
- 9/5/1972 chúng tuyên bố phong toả Cảng Hải Phòng và các cửa sông.
b. Ta:
- Chuẩn bị chu đáo và đánh địch ngay từ đầu.
- Miền Bắc vẫn được giữ vững.
- Ta lập nên "ĐBP trên không"
(18->29/12/1972).
- Buộc đế quốc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri (27/1/1973) chấm dứt mọi dính lứu của Mĩ (về phía lí) ở Việt Nam.
HS đọc mục 1
? Trình bày tiến trình của Hội nghị Pa-ri ?
V. Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
1. Tiến trình của Hội nghị Pa-ri 1973.
- Ngày 13/5/1968 Hội nghị Pa-ri bắt đầu họp (2 bên) gồm: Mĩ, Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
- 25/1/1969, Hội nghị 4 bên gồm: VN, Mĩ, VN Cộng hoà, MT dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- Lập trường của 2 bên rất xa nhau, hội nghị diễn ra gay go quyết liệt:
- Sau thất bại ở "Điện Biên Phủ trên không" -> 27/1/1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri.
HS đọc mục 2
? Hãy trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri ?
2. Nội dung của Hiệp định Pa-ri:
- Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút quân huỷ bỏ căn cứ quân sự, không dính lứu quân sự, can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận ở miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ trao trả tù bình và dân thường bị bắt.
? Nêu ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri ?
3. ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta.
- Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cư bản của nhân dân ta, rút hết quân Mĩ về nước.
- Thắng lợi này tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
* Củng cố: HS nhắc lại ND chính của bài.
* Bài tập: làm BT trong vở BT lịch sử.
Đánh giá,điều chỉnh kế hoạch bài dạy.Rút kinh nghiệm giờ dạy
..
---------------------------------***---------------------------------
Ngày soạn: 10/4/ 2008
Ngày dạy:
Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền nam 
 thống nhất đất nước (1973-1975)
A. Mục tiêu bài học.
	1. Kiến thức:
	Nhiệm vụ cụ thể của mỗi miền:
	+ Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế VH. Chi viện đầy đủ nhất, kịp thời nhất sức người, sức của cho cách mạng miền Nam.
	+ Miền nam đấu tranh chống sự "lấn chiếm của địch, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam".
	- Cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 (chủ trương, diễn biến của 3 chiến dịch: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh).
	- ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
	2. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc.
	- Khâm phục tinh thần cách mạng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng, quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.
	3. Kĩ năng:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ đối với các trận đánh và sử dụng các tranh ảnh lịch sử.
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
B. Thiết bị và tài liệu.
	- Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, lược đồ các chiến dịch Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Tiến hành dạy-học.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu bài mới.
	4. Bài mới.
Tiết 44:
? Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri như thế nào ?
I. Miền Bắc khôi phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá.
1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri:
- Mĩ phải rút khỏi nước ta.
- Lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.
- Miền Bắc trở lại hoà bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hoá và chi viện cho cách mạng miền Nam.
? Những thành tựu của cách mạng XHCN miền Bắc đạt được 1973 đến đầu 1975) và ý nghĩa của thành tựu đó ?
2. Thành quả của cách mạng miền Bắc (1973 đến đầu 1975).
- 1973-1975, miền Bắc căn bản khôi phục song các cơ sở kinh tế, đường giao thông, các công trình văn hoá.
- Đời sống xã hội được cải thiện.
- Từ 1973-1975, chi viện cho miền Nam 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong và cán bộ kỹ thuật.
- 2 tháng đầu năm 1975, đưa vào miền Nam 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang.
? Tình hình Mĩ - Nguỵ sau Hiệp định Pa-ri như thế nào ?
? Sau Hiệp đinh pa-ri lực lượng của ta ở miền Nam như thế nào ?
? Trước tình hình miền Nam bị địch lấn chiếm trở lại, ta đã có chủ trương gì ?
II. Đấu tranh chống địch "Bình đình, lấn chiếm" tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
1. Tình hình nước ta, địch ở miền Nam sau Hiệp định Pa-ri.
a. Tình hình Mĩ- nguỵ:
* Mĩ: 29/3/1973 làm lễ cuốn cờ về nước. Nhưng chúng vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự đội lót dân tự, tiếp tục viện trợ cho nguỵ quyền Sài Gòn.
* Nguỵ: được Mĩ viện trợ -> phá hoại Hiệp định "lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" của ta.
b. Về phía ta.
- Sau Hiệp định Pa-ri, so sánh lực trên chiến trường có lợi cho ta.
- Ta đấu tranh với âm mưu của kẻ thù đạt kết quả nhất định nhưng 1 số nơi không đánh giá đúng âm mưu của địch, đã bị chúng "lấn chiếm trở lại".
- Ta kiên quyết đánh trả sự "lấn chiếm" của địch đánh chúng trên 3 phương diện: Chính trị, quân sự, ngoại giao.
? Cuộc đấu tranh chống lại địch "lấn chiếm", "Tràn ngập lãnh thổ" của ta từ cuối 1973-> đầu 1975 diễn ra như thế nào ?
2. Cuộc đấu tranh chống địch "lấn chiếm".
- Cuối 1974 - đầu 1975, ta đã giành thắng lợi lớn giải phóng tỉnh Phước Long, địch không có khả năng lấy lại.
-> Thời cơ cho chúng ta có thể giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho cách mạng miền Nam.
? Trình bày chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ?
? Theo em, chủ trương kế hoạch trên có điểm nào đúng đắn ?
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
1. Chủ trương, kế hoạch, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Cuối 1974 đầu 1975, cách mạng miền Nam chuyển biến nhanh chóng, ta quyết định giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976.
- Nếu thời cơ -> vào đầu hoặc cuối 1975 lập tức giải phóng miền Nam ngay năm 1975 tránh thiệt hại về người và của.
? Tại sao trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ta lại mở Chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên.
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
a. Chiến dịch Tây Nguyên (10/3->24/3/1975).
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng.
* Củng cố: HS nhắc lại ND chính của bài.
* Bài tập: làm BT trong vở BT lịch sử.
Đánh giá,điều chỉnh kế hoạch bài dạy.Rút kinh nghiệm giờ dạy
..
---------------------------------***---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su 9.doc