Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Nhật Bản

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 11 - Tiết 11 -  Bài 9: Nhật Bản

.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

-Sự khôi phục và phát triển nhanh chóng về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.

-Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản.

-Tích hợp giáo dục môi trường.

2.Kĩ năng:

-Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy lô gíc trong việc đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử và biết so sánh, liên hệ thực tế, sử dụng bản đồ.

3.Thái độ:

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2044Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Ngày soạn: 02/11/2010
Tiết : 11 Ngày dạy: 03/11/2010
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Sự khôi phục và phát triển nhanh chóng về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.
-Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản.
-Tích hợp giáo dục mơi trường.
2.Kĩ năng:
-Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy lô gíc trong việc đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử và biết so sánh, liên hệ thực tế, sử dụng bản đồ.
3.Thái độ:
-Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản. Trong đó, ý chí vươn lên, lao động hết mình của người Nhật Bản là một trong những nguyên nhân quyết định.
-Từ 1993 đến nay, Nhật Bản quan hệ với nước ta trên cơ sở phương châm “hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
*Thầy: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ Nhật Bản, tư liệu lịch sử 9, từ điển thuật ngữ lịch sử, tranh ảnh về đất nước và con người Nhật Bản (1945-nay
*Trò: Học thuộc bài, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, tìm hiểu kĩ kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’ 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phịng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: 4’ 
 a.Câu hỏi:
+ Vì sao Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới sau CTTG thứ hai?
+ Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại, đối nội của Mĩ ?
A. Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động.
B. Quan hệ hoà bình với tất cả các nước.
C. Thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới.
D. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
2.Đáp án:
-Vì: Không bị chiến tranh tàn phá, thu 114 tỉ USD nhờ bán vũ khí, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, sớm ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật.
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài (1’):
 Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tưởng chừng không gượng dậy được. Nhưng vì sao Nhật Bản phát triển mạnh mẽ? Chúng ta tìm hiểu bàisô 9.
b.Tiến trình :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10’
HĐ1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
I.Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
-Nhật Bản là nước bại trận mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, bị Mĩ chiếm đóng.
-Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành.
ª Nhân dân vô cùng phấn khởi, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản vươn lên.
-Treo bản đồ.
-Gọi HS xác định vị trí Nhật Bản trên bản đồ.
GV: Tích hợp giáo dục mơi trường về vị trí địa lí
-Nhận xét, bổ sung :là một quốc đảo nằm vùng Đông Bắc châu Á trải dài theo hình cánh cung gồm 4 đảo lớn Hốc-cai-đô, Hôn-xiu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu với tổng diện tích 377801 km2 trong đó 14,6% là đất nông nghiệp, dân số 124 triệu người (2005).
+ Cho biết tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? (TB\Y)
-34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển bị phá huỷ, sản lượng công nghiệp 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh, chủ quyền chỉ còn trên 4 hòn đảo.
-Mĩ chiếm đóng Nhật Bản nhưng không cai trị trực tiếp mà cai trị bằng chế độ quân quản.
+Vì sao Nhật Bản thoát khỏi khó khăn đó? (TB\K)
+Cải cách dân chủ có tác dụng như thế nào đối với Nhật Bản?(K\G)
-Chuyển ý.
-HS quan sát.
-Một HS lên xác định trên bản đồ.
-Là nước bại trận.
-Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
-Mất hết thuộc địa.
-Kinh tế bị tàn phá, thất nghiệp, thiếu lương thực, lạm phát.
-Tiến hành một loạt các cải cách dân chủ
+ Ban hành hiến pháp 1946:
+Thực hiện cải cách ruộng đất.
+Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
+Trừng trị tội phạm chiến tranh.
+Ban hành các quyền tự do, dân chủ.
-Đem lại niềm tin cho nhân dân Nhật Bản.
-Là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển mạnh.
15’
HĐ2: Tìm hiểu quá trình khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh của Nhật Bản.
II.Nhật Bản khôi phục và phát triển KT sau chiến tranh.
1.Thuận lợi:
-Nhờ những đơn đặt hàng “béo bở” của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. ª Là ngọn gió thần giúp Nhật Bản vươn lên.
2.Thành tựu:
-Công nghiệp tăng trưởng nhanh (1950-1960) là 15% đến (1961-1970) là 15,5%/năm.
-Nông nghiệp từ 1967-1969 đã tự túc được 80% lương thực, nghề đánh cá đứng thứ hai thế giới sau Pê-ru.
-Tổng thu nhập quốc dân năm 1968 là 183 tỉ USD đứng thứ hai thế giới sau Mĩ (830 tỉ USD).
-Kinh tế phát triển “thần kì” vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính thế giới.
-Sau một thời gian phát triển liện tục, kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, từ những năm 90 của thế kỉ XX trở đi kinh tế suy thoái kéo dài.
-Cho HS tiếp xúc mục II SGK.
-Sau những cải cách dân chủ Nhật Bản tiến hành khôi phục kinh tế và có bước phát triển.
+ Nêu những yếu tố thuận lợi giúp Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế ?
+ Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào ? Nên những thành tựu cụ thể ?
-GDP tăng nhanh năm 1968 là 183 tỉ USD, năm 1973 là 402 tỉ USD, năm 1989 là 2828 tỉ USD.
-Công nghiệp năm 1950 tổng giá trị 4,1 tỉ USD bằng 1/28 của, năm 1969 bằng ¼ của Mĩ, đứng đầu về tàu biển(50%), dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mĩ
ª Phát triển thần kì Nhật Bản, trở thành một trong 3 trung tâm tài chính của thế giới.
+Vì sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh? (TB\K)
-Nhấn mạnh: về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế Nhật Bản.
-Đưa ra tranh hình18, 19 và 20 SGK cho các em quan sát rồi so sánh với nước ta.
+ Chúng ta học hỏi được gì qua đất nước Nhật Bản?
(Thảo luận)
ª Nhận định : Sau một thời gian dài phát triển, tăng trưởng nhanh kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế đặc biệt là từ những năm 90 trở đi.
+ Vậy theo em đó là những khó khăn, hạn chế nào?(TB\K)
-Chuyển ý.
-HS làm việc mục II SGK.
-Do Mĩ bị sa lầy ở chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và ở Việt Nam trong những năm 60 được coi là ngọn gió thần đối với kinh tế Nhật Bản.
- Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, vượt qua Tây Âu đứng thứ hai thế giới.
+ Công nghiệp 1950-1960 tăng trưởng 15% /năm, đến 1961 là 15,5%/năm.
+ Nông nghiệp: 1967-1969 tự túc được 80% lương thực, 2/3 nhu cầu thịt sữa và nghề đánh cá đứng thứ hai thế giới sau Pê-ru.
+Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ năm 1990 là 23796 USD, Thuỵ Sĩ là 29850 USD.
-Nguyên nhân khách quan:
+Kinh tế thế giới phát triển.
+Áp dụng những thành tựu của cách mạng KHKT.
-Nguyên nhân chủ quan:
+Truyền thống về ý chí và lao động của người Nhật Bản.
+Hệ thống tổ chức, quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp.
+Vai trò quản lí của nhà nước.
+ Con người được đào tạo cơ bản chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù.
-Quan sát hình 18,19,20 và nhận xét.
-HS thảo luận và CBKQ:
-Đề cao vai trò quản lí, tổ chức của nhà nước.
-Nhân dân ta phải có ý chí vượt qua khó kăn, cần cù và sáng tạo trong lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ.
ª Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Nghèo tài nguyên, năng lượng và nguyên liệu phải nhập khẩu, thiếu lương thực, sự cạnh tranh chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác, kinh tế suy thoái tốc độ tăng trưởng giảm sút 1991-1995 là 1,4%, 1996 là 2%/năm, nhiều công ti bị phá sản.
10’
3’
HĐ3: Tìm hiểu chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
III.Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
1.Đối nội:
-Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ.
-Đảng Dân chủ Tự do liên tục cầm quyền.
-Nhưng từ năm 1993 trở đi lại mất quyền lãnh đạo.
ª Tình hình chính trị Nhật Bản không ổn định đòi hỏi một mô hình mới, với sự tham gia của nhiều Đảng.
2.Đối ngoại:
-Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ (đặt dưới sự bảo hộ của Mĩ ).
-Từ nhiều thập niên qua, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, đặc biệt là về kinh tế đối ngoại.
-Hiện nay Nhật đang vươn lên trở thành cường quốc chính trị để tương xứng với siêu cường kinh tế.
-Cho HS tiếp xúc mục III SGK.
+ Chính sách đối nội của Nhật Bản thể hiện như thế nào? 
+ Em đánh giá như thế nào về Đảng dân chủ tự do(LDP) mất quyền lập chính phủ? (K\G)
+Sau chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Nhật có gì thay đổi ?
+ Nội dung của Hiệp ước này?
-Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
+ Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra như thế nào ?
HĐ4: Củng cố 
+Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?
A.Truyền thống văn hoá lâu đời của người Nhật.
B.Hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp Nhật Bản.
C.Thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh.
D.Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.
E. Tài nguyên phong phú.
F.Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên
+Sau chiến tranh chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật có gì thay đổi?
-HS làm việc mục III SGK.
-Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
-Nhiều Đảng được công khai hoạt động.
-Đảng dân chủ tự do liên tục cầm quyền.
-Năm 1993, Đảng dân chủ tự do mất quyền lãnh đạo.
-Đây là một sự kiện quan trọng, trong đời sống chính trị ở Nhật Bản, tình hình chính trị không ổn, có lúc chỉ trong một thời gian ngắn các chính phủ liên tiếp thay đổi, đòi hỏi phải có một mô hình chính trị mới với sự tham gia của nhiều chính Đảng.
-Nhật Bản là nước bại trận nên hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh.
-Ngày 08/09/1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ -Nhật”.
-Từ nhiều thập niên qua, Nhật đã thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị.
-Từ đầu những năm 90, Nhật Bản vươn lên thành cường quốc chính trị.
-Học sinh trả lời theo SGK.
-Từ năm 1993 mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội với phương châm hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
 4.Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh về những công trình liên doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam.
-Xem trước bài 10 và tìm hiểu:
+Nét nổi bật của các nước Tây Âu sau 1945?
+Hoàn cảnh ra đời và phát triển của tổ chức EEC?
+ Sưu tầm tranh ảnh về các nước châu Âu hiện nay, mối quan hệ giữa ta và EU.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET11LSỬ9.doc