Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 15 -  Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

-Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại(phần từ 1945 đến nay).

-HS cần nắm được: Tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, nhưng chủ yếu nhất là thế giới chia thành hai phe là CNXH và TBCN do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

-Hai siêu cường luôn “đối đầu” nhau trong tình trạng “chiến tranh lạnh” căng thẳng và quyết liệt.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:15 Ngày soạn : 30/11/2010
Tiết: 15 Ngày dạy: 01/12/2010
: Bài13. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại(phần từ 1945 đến nay).
-HS cần nắm được: Tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, nhưng chủ yếu nhất là thế giới chia thành hai phe là CNXH và TBCN do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
-Hai siêu cường luôn “đối đầu” nhau trong tình trạng “chiến tranh lạnh” căng thẳng và quyết liệt.
-Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” để loài người đạt được mục tiêu: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá để HS thấy rõ: Mối quan hệ giữa các chương, các bài.
- Bước đầu làm quen với việc phân tích các sự kiện lịch sử theo lô gíc; Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
3.Thái độ:
-HS nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phức tạp giữa một bên la là lực lượng XHCN độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ với một bên là CNĐQ và các thế lực phản động.
-Học sinh cần nhận thức được Việt Nam hiện nay đang ngày càng có mối quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
+ Thầy :Bản đồ thế giới, tư liệu lịch sử 9, tranh ảnh, các tài liệu tham khảo khác, bảng phụ.
+ Trò :Học thuộc bài, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, tự ôn tập ở nhà.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :1’
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học , tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra 15 phút
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài mới (1’): Chúng ta đã học xong giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại(từ 1945 đến nay). Thời kì này, thế giới có nhiều sự kiện lịch sử diễn ra phức tạp nhưng từ dầu thập niên 90 đến nay thì thế gới chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Hôm nay, chúng ta tìm hiẻu bài 13.
b.Tiến trình bài dạy : 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
16’
10’
3’
HĐ1: Tìm hiểu nội dung chính của lịch sử thế giới từ 1945 đến nay như thế nào?
GV: Cho HS làm việc mục I SGK.
+ Em hãy cho biết sự ra đời, phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN ?
GV:-Treo bản đồ.
-Gọi HS xác định hệ thống XHCN trên bản đồ.
-Nhận xét, bổ sung.
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ ?
-CNXH sụp đổ là một tổn thất nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế.
+ Phong trào GPDT ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ La-Tinh diễn ra như thế nào?
+ Sau CTTG thứ hai, các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu phát triển ra sao?
+ Sau năm 1945, quan hệ quốc tế có gì thay đổi?
+ Em hãy cho biết những thành tựu cơ bản của cách mạng khoa học-kĩ thuật và ý nghĩa của nó ?
-GV: Minh hoạ mặt tiêu cực của cách mạng KHKT. 
HĐ2: Tìm hiểu những xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
+ Từ sau 1991 trở đi tình hình thế giới như thế nào?
GV: Minh hoạ trật tự thế giới cũ tan rã, trật tự thế giới mới đang hình thành.
GV:Cho HS thảo luận nhóm:
*Nhóm 1+2+3:?Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?
GV:Nhận xét, bổ sung.
*Nhóm 4+5+6:?Việt Nam đang làm gì để hoà nhập vơisự phát triển của thế giới.
GV:Nhận xét, bổ sung.
 HĐ3 :Củng cố.
+ Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1945 đến nay ?
+ Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
A.Hoà hoãn và hoà dịu quốc tế.
B.Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.
C.Xung đột vũ trang liên tiếp xảy ra.
D.Tất cả những xu thế trên.
-HS tiếp xúc mục I SGK.
-Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Liên Xô tiến hành xây dựng CNXH.
-Cuối 1944 đầu 1945, các nước Đông Âu ra đời.
-Sau CTTG thứ hai, hệ thống XHCN trải dài từ Âu sang Á và Mĩ -La-Tinh.
-Trong nhiều thập niên nửa sau thế kỉ XX các nước XHCN trở thành lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế ª ảnh hưởng quan trọng đến tình hình thế giới.
-HS quan sát.
-Một HS lên xác định trên bản đồ.
-Do vi phạm những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách, mô hình CNXH có nhiều khuyết tật.
-Sự chống phá của CNĐQ và thế lực phản động.
-Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa thế giới và chế độ phân biệt chủng tộc(A-Pác-Thai).
-Hơn 100 quốc gia giành được độc lập.
-Hiện nay, nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn.
-Mĩ trở thành giàu mạnh nhất thế giới, có mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng Mĩ vẫn bị những thất bại nặng nề.
-Nhật Bản cũng là nước có nền kinh tế phát triển nhưng là một chú lùn về chính trị.
-Các nước TB Tây Âu phát triển mạnh.
ª Thế giới có ba trung tâm kinh tế lớn là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
-Xác lập trật tự hai cực I-an-ta.
-Thế giới chia thành hai phe đối đầu nhau ª tình hình thế giới căng thẳng ª thời kì “chiến tranh lạnh”.
-Từ 1989 chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
-Có những phát minh lớn về toán học, lý học, hoá học.
-Nhiều công cụ mới ra đời, năng lượng mới, vật liệu mới, cuộc cách mạng xanh, giao thông vận tải và thông tin liên lạc có nhiều tiến bộ.
-Đánh dấu mốc tiến bộ của nhân loại, đem lại những thay đổi lớn cho nhân loại. 
-Loài người bước sang một nền văn minh thứ ba, “Văn minh hậu công nghiệp” hay còn gọi là “văn minh trí tuệ” của con người. 
-Năm 1991, trật tự hai cực bị phá vỡ, đánh dấu cho sự phân kì thế giới.
-Từ 1945-1991: Là giai đoạn thế giới bị chia thành hai cực( hai phe): XHCN và TBCN.
-HS thảo luận và CBKQ:
-Các nước đang điều chỉnh mối quan hệ.
-Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm.
-Xu thế chung là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
-Ra sức đẩy mạnh sự phát triển KT.
-Ổn định tình hình chính trị trong nước.
-Mở rộng và quan hệ với các nước.
I.Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
a.Sau CTTG thứ hai, hệ thống XHCN được hình thành.
b.Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mĩ-la-tinh (1945-nay).
c.Sự phát triển của các nước tư bản chủ yếu Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
d.Quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đến nay.
đ.Sự phát triển của 
cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai và ý nghĩa của nó.
II.Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
-Từ 1945-1991, tình hình thế giới luôn căng thẳng.
-Xu thế chung là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
 4.Dặn dò :1’
-Sự ra đời và tan rã của Liên Xô, Đông Âu?
-Phong trào GPDT ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ La-Tinh?
-Sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu?
-Quan hệ quốc tế diễn ra như thế nào?
-Thành tựu và ý nghĩa của cách mạng KHKT?
-Xu thế phát triển hiện nay của thế giới?
-Xem trước bài 14 và tìm hiểu:
+Vì sao TD Pháp tiến hành thác Việt Nam lần thứ hai?
+TD Pháp khai thác về công nghiệp, nông nghiệp như thế nào?
+Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục của TD Pháp? Mục đích của những chính sách đó?
+Xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào? Khả năng chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp?
IV.RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET15LSỬ9.doc