Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 32 - Tiết 44 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 32 - Tiết 44 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

-Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế của miền Bắc (1969-1973)

-Quân dân miền Bắc làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri, đó là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước.

-Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri.

-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

-Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 32 - Tiết 44 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:32 Ngày soạn :05/04/2011 
 Tiết :44 Ngày dạy :07/04/2011 	
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế của miền Bắc (1969-1973)
-Quân dân miền Bắc làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri, đó là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước.
-Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
-Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
3.Thái độ:
-Giáo dục cho HS tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ, kiên trung bất khuất tranh đấu cho độc lập dân tộc.
-Khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta, không có sức mạnh nào có thể khuất phục được.
-Tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng.
-Giáo dục bảo vệ môi trường.
-Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/GV :
-Tư liệu lịch sử 9, bản đồ chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mĩ (18/12ª 29/12/2009), tư liệu, tranh ảnh về Hiệp định Pa-ri về trận Điện Biên Phủ trên không, bản đồ Việt Nam.
2/HS :
-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi gợi ý, nghiên cứu kĩ kênh hình, sưu tầm tranh ảnh về đợt tập kích 12 ngày đêm 1972 về Hiệp định Pa-ri.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a.Câu hỏi:
Câu1:
+ Trình bày diễn biến, ý nghĩa cuộc tiến công chiến lược 1972?
Câu2:
+Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời thời gian nào:
A. Ngày 06 tháng 04 năm 1969. 	 B. Ngày 06 tháng 05 năm 1969. 
C. Ngày 06 tháng 06 năm 1969. 	 D. Ngày 06 tháng 07 năm 1969. 
 b.Đáp án:
Câu1:
-Từ 30/03ª cuối 06/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị và khắp miền Nam.
- Ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, ĐNB.
-Diệt hơn 20 vạn tên địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn.
-Giáng một đoàn nặng vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
-Buộc Mĩ tuyến bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược.
-Mĩ thừa nhận thất bại của “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu2:
C- 06/06/1969
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài mới: (1’):
 Ngay sau Mĩ ngừng ném bom phá hoại, miền Bắc tranh thủ thời gian khôi phục và phát triển kinh tế tiếp tục chi viện cho miền Nam nhưng không lâu đế quốc Mĩ lại tiếp tục gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Trước tình hình đó nhân dân miền Bắc đã đối phó như thế nào ?
b.Tiến trình bài mới : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
KIẾN THỨC.
20’
12’
5’
HĐ1: Tìm hiểu MB khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
GV:Giới thiệu: Miền Bắc bước vào thời kì mới từ năm 1969, chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đã kết thúc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống xã hội. Bên cạnh thuận lợi, miền Bắc gặp không ít khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại, do sai lầm khuyết điểm của ta trong chỉ đạo quản lí kinh tế, quản lí xã hội, đưa đến tình trạng trì trệ, làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
- Nhiêm vụ của miền Bắc trong thời kì mới là khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi và sau khi chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Bắc thực hiện đồng thời ba cuộc vận động chính trị lớn:
+Lao động sản xuất.
+Phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn.
+Nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh
→Ba cuộc vận động nhằm hướng vào đẩy mạnh sản xuất, công tác, học tập, tu dưỡng nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá.
-Yêu cầu HS đọc SGK
+ Miền Bắc đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá ?
Về nông nghiệp đạt thành tựu gì ?
GV: Trong nông nghiệp, ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất, chăn nuôi. Chăn nuôi được đưa dần theo hướng trở thành ngành chính. Các HTX tích cực áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật thâm canh, tăng vụ. Nhiều giống lúa mới được đưa vào gieo trồng trên diện tích rộng. Nhờ đó, nhiều HTX đã đạt được mục tiêu 5 tấn thóc trên héc ta. Một số HTX đạt 6-7 tấn. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968. Năm 1971, mặc dù bị trận lụt lớn gây thiệt hại nặng, sản lượng lương thực tuy thấp hơn năm 1970 nhưng vẫn tăng hơn năm 1968 gần 30 vạn tấn. Việc cải tiến quản lí HTX có bước tiến đáng kể.
Về công nghiệp đạt thành tựu gì ?
GV: Trong công nghiệp, nhiều cơ sở công nghiệp trung ương và địa phương bị tàn phá được khôi phục nhanh chóng. Những công trình đang làm dở được ưu 
tiên đầu tư xây dựng tiếp và đưa vào hoạt động. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà (Yên Bái) là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của ta được gấp rút hoàn thành và bắt đầu phát điện từ tháng 10-1971. Một số ngành công nghiệp quan trọng như điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng...đều có bước phát triển. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1970 vượt kế hoạch 2,5%, xấp xỉ năm 1965.
Về giao thông vận tải đạt thành tựu gì?
GV: Hệ thống giao thông vận tải bị phá hoại nặng nề được khẩn trương khôi phục, nhất là các tuyến giao thông chiến lược.
Về văn hoá giáo dục đạt thành tựu gì?
GV:Văn hoá, giáo dục, y tế cũng nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân được ổn định. Một số khó khăn do sai lầm khuyết điểm của ta trong chỉ đạo, quản lí kinh tế, xã hội bước đầu được khắc phục
+ Em có đánh giá như thế nào về thành tựu miền Bắc đạt được?
GV: Chuyển ý.
-Sau những đoàn tấn công mãnh liệt của ta trong chiến lược 1972 đã đẩy quân ngụy vào tình thế khó khăn, làm cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Ních-xơn đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn.
-Để cứu vãn tình thế, chính quyền Ních – xơn đã tiến hành “Mĩ hoá” trở lại cuộc 
chiến tranh xâm lược Việt Nam, bằng cách huy động trở lại lực lượng lớn không quân và hải quân, ồ ạt tham chiến ở miền Nam và gây lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2.
+Vì sao Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miên Bắc lần thứ hai?
GV: Tường thuật cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mĩ.
- Lực lượng không quân và hải quân mà Mĩ huy động vào Việt Nam từ tháng 4-1972 để tiến hành cuộc phiêu lưu quân sự mới với số lượng lớn nhất và thuộc loại hiện đại nhất.
+Về máy bay: Mĩ huy động lúc cao nhất là 1.400 máy bay chiến thuật, chiếm 40% lực lượng không quân chiến thuật Mĩ, 143 máy bay B52, chiếm 45% số máy bay B52 toàn nước Mĩ.
+Về tàu chiến: chúng huy động 14 chiếc, chiếm 3/4 số tàu chiến của Hạm đội 7.
-Chỉ riêng lực lượng không quân Mĩ sử dụng để đánh Việt Nam đã bằng lực lượng không quân ba nước mạnh nhất Tây Âu lúc đó cộng lại (Anh – 600 chiếc, Pháp – 475 chiếc, Tây Đức – 500 chiếc, tất cả là 1.575 chiếc).
GV: Tổ chức thảo luận nhóm (4 nhóm)
+ So sánh cuộc phá hoại lần thứ nhất với lần thứ hai về mức độ và âm mưu?
+Trước sự phá hoại đó, nhân dân miền Bắc đã làm gì?
GV: Tường thuật tiếp cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
-Đúng như ta đã phán đoán, sau khi đã trúng cử lại tổng thống ( 8/11/1972), Ních – xơn liền trở giọng đe doạ, phá ngang, làm cho cuộc đàm phán ở Pa-ri bị bỏ dở.
-Ngày 14/12/1972, chính quyền Ních Xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng bắt đầu từ chiều tối ngày 18/12ª 29/12/1972.
-Máy bay Mĩ đã ném ồ ạt nhiều loạt bom đạn xuống các khu đông dân cư như bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga...gây nhiều thương vong cho dân ta. Số lượng bom đạn Mĩ ném trong 12 ngày đêm lên tới 10 vạn tấn ( riêng Hà Nội là 4 vạn tấn ), với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử thuộc loại Mĩ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Đây thực sự là cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với qui mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.
-Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân ta ở miền Bắc, trực tiếp là quân dân Hà Nội, Hải Phòng...đã đánh trả địch những đòn đích đáng ngay từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của Mĩ.
-Đây là trận đánh tiêu diệt nhiều máy bay B52 – con “chủ bài” của không quân Mĩ, đầu tiên trên thế giới, là trận thắng quân sự lớn của ta và với thắng lợi này ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa – ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở việt Nam và rút hết quân về nước. Thế giới gọi đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” đối với quân xâm lược Mĩ.
GV: Giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh.
(Hậu quả của cuộc không kích bằng máy bay B52 đã phá huỷ hoàn toàn cơ sở hạ tầng ở miền Bắc, số bom đạn còn nằm trong lòng đất→luôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tính mạng con người vì vậy chúng ta cần lên án hành vi xâm lược của đế quốc Mĩ và tích cực bảo vệ môi trường ở địa phương...)
+Thắng lợi của trận “Điện biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc có ý nghĩa như thế nào?
+Tại sao Mĩ lại mở cuộc không kích lớn như vậy vào Hà Nội và Hải Phòng.?
GV: Tổ chức thảo luận nhóm ( 4 nhóm ).
+Vì sao gọi chiến thắng của quân và dân Hà Nội trong trận không kích của Mĩ sau 12 ngày đêm là “Trận Điện Biên Phủ trên không” ?
GV: Liên hệ thực tế “Vụ Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Mĩ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam”.
GV:Giáo dục học sinh.(Tấm gương Bác Hồ, giáo dục tinh thần lao động, chiến đấu trong kháng chiến → đến tình hình thực tiễn của các thế hệ học sinh hôm nay đối với đất nước)
-Chuyển ý: Với thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” ta đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.
+ Hội nghị Pa-ri diễn ra như thế nào?
-Cung cấp những câu chuyện về hội nghị bàn tròn ở Pa-ri.
GV:Cho học sinh quan sát ảnh: Bộ trưởng ngoại giao chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Nguyễn Thị Bình kí hiệp định Pa-ri.
+Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của ta và địch ?
+Trình những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri ?
+ Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào?
GV:Kết luận:
HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà.
-Hiệp định Pa-ri được kí kết, đó là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước, chấm dứt mọi dính liếu ở Việt Nam về mặt pháp lí
* Củng cố.
GV:Yêu cầu học sinh làm bài tập trên bảng phụ.
Bài1: Ních – xơn thực hiện cuộc “Chiến tranh phá hoại” miền Bắc lần thứ hai với ý đồ lớn nhất là gì ?
A-Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.
B-Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C-Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
D-Phong toả cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Bài2:Nguyên nhân trực tiếp nào có ý nghĩa quyết định nhất buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri (27/1/1973)?
A-Do đòi hỏi của dư luận thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
B-Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C-Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”
D-Do Mĩ không còn đủ sức tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Bài3: Hiệp định Pa-ri có nhiều ý nghĩa, ý nghĩa nào là quan trọng nhất ?
A-Là cơ sở pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B-Đánh dấu sự phá sản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C-Tạo điều kiện để miền Bắc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam có cơ sở chính trị, pháp lý để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (đánh cho ngụy nhào).
D-Là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
* Hướng dẫn về nhà.
-Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
-Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài 30
-Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
-Đọc SGK.
C -Nông nghiệp:
+ Ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất, chăn nuôi đưa lên thành ngành chính, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc, 6-7 tấn/ha.
+Sản lượng lương thực tăng 1970 tăng hơn 1968 là 60 vạn tấn.
C-Công ngiệp:
+10/1971, thuỷ điện Thác Bà khởi động.
+ Giá trị công nghiệp 1971 so với 1968 tăng 142%.
C-Giao thông vận tải: Các tuyến đường giao thông quan trọng được phục hồi.
C-Văn hoá, giáo dục, y tế: phục hồi nhanh chóng, đời sống ổn định.
-Một số sai lầm khuyết điểm dần dần được khắc phục.
-Sự lao động cần cù, sáng tạo, áp dụng khoa học-kĩ thuật.
-HS quan sát.
C-Miền Bắc vững mạnh đủ sức đáp ứng đầy đủ nhu cầu chiến tranh...Điều đó có thể khẳng định số phận của Mĩ ở Việt Nam.
C-Do bị thất bại nặng nề trong cuộc tiến công chiến lược của ta 1972.
-Mĩ muốn ngăn chặn nguồn chi viện cho miền Nam.
C-Ngày 6/4/1972, một tuần sau khi quân dân ta ở miền Nam bắt đầu cuộc tiến công chiến lược (30/3/1972), Mĩ cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc khu IV cũ từ Thanh Hoá vào Quảng Bình.
-Ngày 16/4/1972, Ních Xơn tuyên bố chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc lần thứ hai
-Đến ngày 09/5/1972 Ních – xơn ra lệnh thả mìn phong toả cảng Hải Phòng cùng các cữa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc nước ta
C-Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
C-Âm mưu: Cơ bản giống nhau.(Phá hoại sạch miền Bắc. Tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán ở Pa-ri)
-Mức độ: Lần hai thì ác liệt hơn, diện phá hoại rộng hơn.
C-Chủ động đánh địch ngay từ những trận đầu.
-Giữ vững sản xuất
-Giao thông vận tải thông suốt.
- Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế vẫn được duy trì.
-Làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
C-“Điện Biên Phủ trên không” là trận quyết định của ta, buộc Mĩ phải trở lại Hội nghị Pa-ri và kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
C-Đây là khu vực đông dân cư, hòng gây tâm lí hoang mang, rối loạn trong nhân dân ta, làm áp lực buộc ta phải hạ thấp một số điều khoản trong dự thảo Hiệp định (do ta đưa ra và phía Mĩ đã chấp thuận) và phải trở lại Hội nghị Pa-ri với thế yếu.
-Mĩ muốn có một chiến thắng quân sự để làm áp lực có lợi cho Mĩ tại bàn ngoại giao.
C-Thảo luận nhóm cử đại diện trả lời.
-Làm thất bại âm mưu phá hoại miền Bắc bằng không quân và làm cho những cố gắng cuối cùng của Ních – xơn nhằm đảo ngược tình thế hoàn toàn sụp đổ, chiến thắng này sẽ góp phần trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ngụy miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn.
C-13/05/1968, Hội nghị bắt họp giữa hai bên: Chính phủ VNDCCH và chính phủ Hoa Kì.
-25/01/1969, họp giữa bốn bên: Việt Nam DCCH, MTDT giải phóng MNVN, Hoa Kì và Việt Nam Cộng hoà.
-Lập trường bốn bên, thực chất là hai bên diễn ra gay gắt trên bàn thương lượng.
-Mĩ mở cuộc tập kích máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 để Việt Nam kí dự thảo do Mĩ đưa ra.
-Mĩ thất bại trong cuộc tập kích máy bay B52 ª Buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ngày 27/01//1973.
C-Quan sát ảnh và lắng nghe giáo viên mô tả.
C-Phía ta: 
+Đây là những đòi hỏi chính đáng, chính nghĩa vì Mĩ là kẻ đi xâm lược.
-Phía Mĩ:
+Đây là những đòi hỏi phi lí xếp ngang hàng kẻ đi xâm lược với người bị xâm lược.
+Hơn nữa qua những đòi hỏi đó Mĩ không thành thật thương lượng vẫn nuôi hi vọng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C-Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri.(27/1/1973)
+Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
+Hoa Kì rút hết quân đội của mình và đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, Mĩ cam kết không tiếp tục không dính líu về quân sự hoặc vào can thiệp vào công việc nội bộ của MNVN
+Nhân dân Miền Nam Việt Nam
+Các bên thừa nhận Miền Nam
+Các bên ngừng bắn tại chỗ
+Hoa Kì cam kết góp phần
C-Đó là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường của quân dân ta ở hai miền đất nước.
-Mĩ công nhận các quyền dân tộc của Việt Nam và rút quân về nước.
-Tạo thời cơ cho quân và dân ta giải phóng Miền Nam.
-Dựa vào nội dung vừa học để làm bài tập.
CA-Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.
CC-Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”
CC-Tạo điều kiện để miền Bắc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH, miền Nam có cơ sở chính trị, pháp lý để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (đánh cho nguỵ nhào)
IV.MB khôi phục và phát triển KT-VH, chiến đấu chống CT phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973).
1.Miền Bắc khôi phục và phát triển KT-VH.
* Thành tựu:
-Nông nghiệp:
+Áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật, khuyến khích sản xuất, chăn nuôi, nhiều hợp tác xã đat 5-7 tấn thóc trên héc ta
-Công nghiệp:
+Tháng 10/1971, thuỷ điện Thác Bà khởi động, SLCN 1971 tăng 142% so với 1968.
-Giao thông vận tải: 
+Các tuyến giao thông được phục hồi.
-Văn hoá, giáo dục, y tế:Được phục hồi và phát triển.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
a.Chiến tranh phá hoại lần thứ hai:
-06/04/1972, Mĩ ném bom từ Thanh Hoá đến Quảng Bình.
-16/04/1972, Ních-Xơn tuyên bố chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai.
-Từ ngày 18 đến 29/12/1972, chúng mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng.
b.Thành tích trong chiến đấu và sản xuất:
-Chủ động đánh địch ngay từ đầu.
-Giữ vững sản xuất.
-Các hoạt động văn hoá, giáo dục , y tế được duy trì và phát triển.
-Quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”
V.Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
1.Tiến trình của Hiệp định:
-Ngày 13/05/1968, Hội nghị bắt đầu họp giữa hai bên: (VN DCCH và Mĩ)
-Ngày 25/01/1969, bắt đầu họp giữa bốn bên: VNDCCH, MTDTGPMNVN, Mĩ và VNCH).
-Do lập trường 2 bên không giống nhau, nên cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra rất gay go, quyết liệt.
-Sau thất bại ở “ĐBP trên không”, Mĩ mới chấp nhận kí Hiệp định vào ngày 27/01/1973.
2.Nội dung của Hiệp định Pa-ri (SGK)
3.Ý nghĩa :
-Đó là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
-Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, và rút hết quân về nước..
-Tạo thời cơ cho quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
4.Dặn dò : (2’)
-Về nhà học bài cũ.
 -Xem trước bài 30 và tìm hiểu:
+Nhiệm vụ của miền Bắc sau hiệp định Pa-ri? Kết quả? Ý nghĩa?
+Lực lượng giữa ta và địch thể hiện như thế nào?
+Vì sao phải tạo thế và lực để giải phóng miền Nam?
+ Sưu tầm tranh ảnh của miền Bắc trong công cuộc khôi phục kinh tế.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET44LSỬ9.doc