Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tập làm văn - Kể chuyện tưởng tượng tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tập làm văn - Kể chuyện tưởng tượng tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

A/ Mục tiêu cần đạt:

- Bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

- Học sinh chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.

* Phơng pháp:

- Đọc, phân tích mẫu.

- Thảo luận về vai trò của tưởng tượng tự do trong kể chuyện sáng tạo, phân biệt mức độ giữa truyện sáng tạo, truyện đời thường

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1945Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tập làm văn - Kể chuyện tưởng tượng tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy - Tháng 11
Ôn tập kể chuyện tưởng tượng
Nghĩa của từ 
Ôn tập văn bản truyện – kể chuyện 
Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Tập làm văn - Kể chuyện tưởng tượng
Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
A / Mục tiêu cần đạt :
- Bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
- Học sinh chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.
* Phơng pháp :
- Đọc, phân tích mẫu.
- Thảo luận về vai trò của tưởng tượng tự do trong kể chuyện sáng tạo, phân biệt mức độ giữa truyện sáng tạo, truyện đời thường.
B. Thiết kế bài dạy học.
III.Bài mới:
IV.Các hoạt động dạy học 
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
* Học sinh kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Giáo viên nêu câu hỏi.
? Truyện này có thật không ? Nhân vật có thật ? Sự việc có thật không ?
? Vì sao em biết rõ đây là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà có ?
? Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ?
? Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào ? ở trong truyện này ?
? Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không ? Vì sao em biết ?
? Chi tiết nào dựa vào sự thật ?
? Chi tiết nào tưởng tượng ?
* Truyện : Lục súc thành công, giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu à giáo viên cho học sinh thảo luận theo ht câu hỏi trên.
* Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập
- Học sinh chọn một trong các đề ở SGK để tìm ý, lập dàn ý cho đề.
Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay...
Dàn ý :
* Mở bài :
- Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Thuỷ Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.
* Thân bài :
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe ben,...
- Các phương tiện thông tin hiện đại : vô tuyến, điện thoại di động...
- Cảnh bộ đội, công an, giúp nhân dân chống lũ..
- Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
- Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.
* Kết bài : Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
Đề 2 : Do một lỗi lầm nào đó mà em ( hoặc bạn em ) bị phạt phải biến thành một con vật trong ba ngày. Trong ba ngày đó, em (hoặc bạn em ) đã gặp những điều thú vị hay rắc rối gì ? Vì sao em ( hoặc bạn em ) mong chóng hết hạn để trở lại làm người ?
Đề 3 : Trong nhà có ba phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thiệt kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi vã đó và dàn xếp như thế nào ?
Gợi ý : Hướng kể chuyện cụ thể là phải dựa vào đặc tính của các loại phương tiện giao thông :
- Xe đạp : Có ưu điểm là gọn nhẹ, cơ động, không cần nhiên liệu, rẻ tiền lại dễ sử dụng, ai cũng có thể đi được , lại tiện cho việc rèn luyện cơ thể bằng vận động. Có thể đi vào các ngõ ngách, đường xấu, đường mòn, chỗ khó đi...
- Xe máy : tốc độ cao, có thể giải quyết công việc nhanh chóng, đỡ tốn sức, đáp ứmg nhu cầu của cuộc sống hiện đại nhưng có nhược điểm là tốn nhiên liệu, dễ gây tai nạn
- Ô tô : đảm bảo cho con người sự an toàn, không bị ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng tốn nhiên liệu, giá thành cao, không đi được vào ngõ ngách, khi hỏng phải sửa chữa tốn kém, phải có người biết lái, phải có nơi đỗ xe...
Tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa ba phương tiện này, tạo cơ hội để chúng so bì hơn thua, tranh cãi kịch liệt, chê bai nhau và kheo công lao của mình. Em với tư cách là người chủ, hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng loại phương tiện trên, nên em sẽ đứng ra dàn xếp
Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
A / Mục tiêu cần đạt :
- Bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản, biết lập dàn ý cho bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Học sinh chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo
* Phuơng pháp :
- Thảo luận nhóm về vai trò của tưởng tượng tự do trong kể chuyện sáng tạo, phân biệt mức độ giữa truyện sáng tạo, truyện đời thường.
B. Thiết kế bài dạy học.
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
? Để làm một bài văn kể chuyện tưởng tượng cần trải qua mấy bước ? Là những bước nào ?
? Nêu nội dung của các bước ?
? Bước thứ hai là gì ?
? Bước này cần thực hiện những thao tác nào ?
? các ý được trình bày ntn trong bài văn ?
? bước thứ 3 là gì ?
Lập dàn ý yêu cầu chúng ta phải làm gì?
? Cuối cùng ta phải làm gì ?
? Bố cục của bài kể chuyện tưởng tượng gồm mấy phần ? Là những phần nào ?
1- cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng : Trải qua bốn bước:
a) Tìm hiểu đề :
- Đọc kĩ đề
- Gạch chân những từ trọng tâm
- Xác định yêu cầu của đề
b) Tìm ý :
- Xác định nội dung sẽ viết trong bài nhằm đáp ứng yêu cầu của đề
- Tìm các ý thể hiện nội dung của bài viết (các nhân vật, các sự việc quan trọng, sắp xếp chuỗi sự việc hợp lí, có khởi đầu-diễn biến-kết quả-ý nghĩa của truyện )
c) Lập dàn ý :
- Sắp xếp chuỗi sự việc theo một trình tự nhất định với mục đích để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được chủ đề của bài viết
d) Viết thành văn :
- Dựa vào dàn bài, viết thành văn bài làm của mình theo bố cục 3 phần :
 + Mở bài 
 + Thân bài
 + Kết bài
Luyện tập :
Cho biết cách làm cho đề bài sau :
 Cuốn vở cũ và cuốn vở mới của em trò chuyện với nhau về em. Hãy tưởng tượng em tình cờ nghe được câu chuyện ấy và thay đổi như thế nào ?
Gợi ý :
- Em có cất giữ quyển vở cũ chu đáo không ? Có để cho nó bị quăn mép, dây mực, sờn rách, phủ bụi không ? Em nghe cuốn vở cũ phàn nàn những gì ? Em có hi vọng cuốn vở mới sẽ bênh vực em trong cuộc gặp đó không ? Hay là nó cũng đồng tình và ngậm ngùi đợi cái ngày bị em đối xử thờ ơ, ghẻ lạnh để lặp lại số phận của cuốn vở cũ ?
Nội dung câu chuyện tưởng tượng cũng có thể ngược lại với những điều giả thiết trên đây
Gv cho HS luyện cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng theo các bước vừa học
Hướng dẫn học ở nhà :
Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng, nhân hóa trong một số truyện cổ tích đã học. Chỉ rõ các yếu tố đó
- Chuẩn bị bài mới.
Luyện tập
Đề 1 : Mượn lời chú chó con ( mèo con ) trong nhà để kể chuyện tình cảm giữa em và con chó ( con mèo ) đó.
Đề 2 : Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của cô út khi bị hai người chị độc ác đẩy xuống biển và sống một mình trên hoang đảo trong truyện Sọ Dừa
Đề 3 : Tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện Cây bút thần hoặc truyện Em bé thông minh ( Tham khảo mẩu chuyện Con cò với truyện ngụ ngôn –SGK trang 140 )
* Hướng dẫn luyện tập :
- Dựa trên những điều em tưởng tượng được, hãy săp xếp thành một dàn bài hợp lí.
- Các chi tiết do trí tưởng tượng dệt nên có thể rát phong phú, cho nên cần lựa chọn để tập trung hướng vào một chủ đề nào đó cho câu chuyện tránh được sự lan man 
- Câu chuyện phải được kể lại theo một trình tự chặt chẽ, hợp với quy luật của tâm trạng và khung cảnh tưởng tượng.
- lời văn sử dụng trong dàn bài là để kể lại. Tập kể miệng nhiều lần, nếu cần, viết thành bài hoàn chỉnh . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :
Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng, nhân hóa trong một số truyện truyền thuyết đã học. Chỉ rõ các yếu tố đó
luyện tập nghĩa của từ và cách giải nghĩa từ
A. Mục tiêu cần đạt:
	- HS được củng cố kiến thức về nghĩa của từ.
	- Vận dụng làm bài tập SGK và BT bổ sung.
B. Tiến trình tiết dạy 
I - Nội dung kiến thức. 
1. Khái niệm: Nghĩa của từ là ND mà từ biểu thị.
2. Cách giải nghĩa:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
II - Luyện tập
Chữa bài tập 
N/V Nụ giải nghĩa cụm từ "không mất" là biết nó ở đâu đ cô Chiêu chấp nhận đ bất ngờ.
* Mất (hiểu theo cách thông thường như mất ví, mất ống vôi) là "không còn được sở hữu, không có không thuộc về mình nữa".
* Mất theo cách giải nghĩa của Nụ là "không biết ở đâu".
* Cách giải nghĩa của Nụ theo từ điển là sai nhưng đặt trong câu chuyện đúng, thông minh.
Bài tập 1 : Chỉ rõ các cách giải nghĩa từ được sử dụng trong các ví dụ sau:
Thuỷ cung (thuỷ: nước; cung: nơi ở của vua hoặc công trình kiến trúc lớn): cung điện dưới nước.
Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một kiểu nhân vật quen thuộc...
Màu xanh: có màu như màu lá cây, màu nước biển...
Phủ nhận: không thừa nhận là đúng, là có thật: trái nghĩa với công nhận.
Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp trong các trường hợp dưới đây. Biết rằng:
Tiếng đầu của từ là “hải”
- .............: Chim lớn cánh dài và hẹp, mở quặp, sống ở biển khơi.
- .............: Cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước.
 - .................: Thú có chân biến thành bới chèo, răng nanh dài, sống ở Bắc cực và Nam cực.
 - .................: Khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển.
 - ................:Việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá nhập từ nước khác.
 - ................: Sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển.
Tiếng đầu của từ là “giáo”
................: Người dạy học ở bậc phổ thông
.................: Học sinh trường sư phạm.
 Bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng.
 - .............: Đồ dùng dạy học để làm cho học sinh thấy một cách cụ thể.
 - ....................: Viên chức ngành giáo dục. 
 Bài tập 3 : Tìm từ của các nghĩa sau:
a. Thái độ rất ngạc nhiên trước hiện tượng kì lạ và bất ngờ.( kinh ngạc).
b. Núi cao ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, cũng gọi là núi Ba Vì.(Tản Viên)
Tài giỏi khác thường đến mức không ngờ tới được.( lỗi lạc)
Đi một mình, vẻ vất vả, đáng thương.( lóc cóc)
Cùng đến, đến đông đủ.( tề tựu)
Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu, được mọi người làm theo.(Tập quán)
Các thế hệ cha ông, cụ kị,....đã qua đời. (Tổ tiên)
Hùng dũng, oai nghiêm. (Lẫm liệt)
 Bài tập 4: Điền từ thân thiết- thân mến- thân mật- thân thiện cho đúng với nghĩa:
: có quan hệ tình cảm quý mến.
: Có những biểu hiện tình cảm chân thành gắn bó với nhau.
 - : Tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau.
: Có quan hệ tình cảm gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhau.
 Bài tập 5 :Thay các cụm từ gạch chân bằng các từ thích hợp.
A, Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã trở thành những tên đất thân thương và thiêng liêng của mỗi con người Việt Nam.
B, Buổi sáng vùng chân núi, sương thường tan chậm.
C, Bố em làm ở cơ quan trông nom việc khai thác và bảo vệ rừng.
D, Em bị mất quyển sổ ghi những sự việc và cảm tưởng hằng ngày.
luyện tập chữa lỗi dùng từ
A. Mục đích:
	- HS được củng cố lý thuyết.
	- Làm BT nhận biết sửa chữa. Các lỗi dùng từ : Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
B. NộI DUNG
Bài tập 1: Chỉ ra những từ dùng lặp trong các câu sau và chữa lại.
a. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi.(Bài làm của học sinh)
b. Bà cô tươi cười nói chuyện với Hồng về mẹ chú bé như một sự giả dối. Bà cô muốn Hồng vào thăm mẹ. Bà đã nói với những ý nghĩa thật cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của bà cô..(Bài làm của học sinh).
c. Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
d. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết, xây dựng nước nhà.
Gợi ý:
c. Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số cụ thể.
d. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo xây dựng nước nhà.
Bài tập 2: Dùng từ không đúng nghĩa
Tìm lỗi - sửa lại
a) Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho người quên đi nỗi vất vả trên đường.
b) Bố em là thương binh, ông em có di vật lạ ở phần mềm.
c) Lên lớp 6 em mới thấy việc học tập thật là nghiêm trọng.
d) Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
e) Ông nghe bì bõm câu chuyện của họ.
Gợi ý:
a) yêu mến đ yêu b) di vật lạ đ di vật c) nghiêm trọng đ quan trọng
d) sửa soạn đ sắp e) bì bõm đ lõm bõm
 Bài tập 3 : Chỉ ra (những từ gần âm) dùng sai trong các câu sau và viết lại cho đúng.
Thạch Sanh từ bỏ gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông.
Thạch Sanh lại cứu thái tử con vua Thuỷ Tề. Đó là một chàng trai khôi ngô nguyên tinh tú cũng bị chằn tinh nhốt trong cũi sắt. Vua Thuỷ Tề cho chàng cây đàn để đền ơn chàng cứu vớt con mình.
Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù mà luôn luôn hiên ngang đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
 Bài tập 4: Chỉ ra những từ dùng sai trong các câu sau và đưa ra cách chữa đúng.
Quê hương đã cho ta tất cả nên khi xa quê hương ta luôn nhớ quê hương.
Anh rất thích hát những bài ca khúc Cách mạng.
Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra không thể kể bằng số liệu hay con số cụ thể.
Đề tài, chủ đề, nội dung của các bài thơ đa dạng, khác nhau.
Chúng ta cần ra sức học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước.
Trường sư phạm Hà Nội vừa tổ chức mấy đợt xâm nhập thực tế phổ thông cho cả thầy và trò.
Ông vẫn mặc bộ đồ xanh công nhân, đôi bàn tay nhỏ và mái tóc sửa soạn bạc trắng
Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít ngày thôi mà đất nước đã thay lòng đổi dạ, những mái nhà rạ cứ lùi dần cho ngói mới.
 Thạch Sanh từ bỏ gốc đa, về sống chung với mẹ con Lý Thông.
 Thạch Sanh lại cứu được Thái tử, con vua Thuỷ Tề. Đó là một chàng trai khôi nguyên, tinh tú cũng bị chằn tinh nhốt trong cũi sắt. Vua Thuỷ Tề tặng chàng cây đàn để đền ơn chàng đã cứu vớt con mình.
C. củng cố - DặN Dò
	- Học lý thuyết
CẢM THỤ VĂN HỌC
Nghe thầy đọc thơ
Trần Đăng Khoa
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cõy quanh nhà
Mỏi chốo nghiờng mặt sụng xa
Bõng khuõng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Đờm nay thầy ở đõu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docday them ngu van 6 thang 11.doc