Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73 : Bài học đường đời đầu tiên (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73 : Bài học đường đời đầu tiên (tiết 1)

A . Mục tiêu cần đạt :

- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên” .

- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn .

- Tích hợp với câu luận, câu tả, câu kể, với kỹ năng chọn ngôi kể thứ nhất ; tìm hiểu chung về văn miêu tả .

- Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại . Đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật .

B . Chuẩn bị :

- Giáo viên : tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” ; giới thiệu chân dung Tô Hoài .

- Học sinh : soạn bài, đọc chú thích .

 

doc 87 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73 : Bài học đường đời đầu tiên (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : //.
Tiết 73 : Bài học đường đời đầu tiên (tiết 1) .
Ngày giảng : //.
(trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
A . Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên” .
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn .
- Tích hợp với câu luận, câu tả, câu kể, với kỹ năng chọn ngôi kể thứ nhất ; tìm hiểu chung về văn miêu tả .
- Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại . Đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật .
B . Chuẩn bị :
- Giáo viên : tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” ; giới thiệu chân dung Tô Hoài .
- Học sinh : soạn bài, đọc chú thích .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : vở soạn của học sinh .
3. Bài mới : truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài là tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã và đang được triệu triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích . Vậy Dế Mèn là ai ? chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào ? bài học cuộc đời đầu tiên của anh ta ra sao ? chính là nội dung của tiết học hôm nay .
* HĐ 2 : đọc, hiểu văn bản .
Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp . Yêu cầu học sinh kể lại diễn cảm .
Học sinh đọc dấu * . Giáo viên nhấn mạnh ý chính .
Tìm bố cục của đoạn trích ?
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? tác dụng ? tác giả đã miêu tả ngoại hình Dế Mèn như thế nào? Em hiểu thế nào là mẫm bóng, cường tráng? nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật của tác giả?
 Dế Mèn được miêu tả qua cử chỉ, điệu bộ như thế nào ?
I . Tiếp xúc văn bản :
1. Đọc : chú ý giọng đối thoại của các nhân vật .
2. Tìm hiểu chú thích :
- Tác giả : Tô Hoài, viết rất nhiều chuyện cho thiếu nhi, là một trong những nhà văn hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm nhiều nhất (trên 150 cuốn) .
- Tác phẩm : “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, sáng tác năm ông 21 tuổi .
3. Bố cục : 2 đoạn .
-  sắp đứng đầu thiên hạ rồi . 
- đoạn còn lại .
II . Phân tích :
1. Hình ảnh Dế Mèn :
* Ngoại hình :
- Là một chàng dế thanh niên cường tráng .
- Càng mẫm bóng, vuốt cứng dài, nhọn hoắt .
- Đầu to, nổi từng tảng . Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp .
- Râu dài, hùng dũng .
đ tác giả đã sử dụng những gợi tả, gợi hình . Nghệ thuật so sánh sinh động đ Dế Mèn đẹp khỏe mạnh, cường tráng qua việc miêu tả các bộ phận chính .
* Cử chỉ, điệu bộ :
- Vẻ cường tráng của Dế Mèn còn được thể hiện ở sức mạnh trong từng điệu bộ, động tác .
- Trịnh trọng, khoan thai vuốt râu .
- Đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu nhún nhẩy, rung râu ra kiểu cách con nhà võ .
Nhận xét cử chỉ, điệu bộ của Dế Mèn ?
Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
Việc miêu tả ngoại hình như vậy có tác động gì tới miêu tả tính cách ?
Dế Mèn đã có những hành động nào với mọi người xung quanh ?
Nhận xét gì về tính cách Dế Mèn ?
đ điệu bộ, cử chỉ oai vệ, thích phô trương sức mạnh oai phong của mình .
đ cách miêu tả của tác giả vừa có hình dáng chung, vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn đ sử dụng từ ngữ gợi tả, giầu hình ảnh hình dáng Dế Mèn .
- Việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật . Tất cả các chi tiết đều thể hiện được vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở Dế Mèn .
* Tính nết (hành động, việc làm) :
- Tợn lắm, cà khịa với tất cả mọi người trong xóm .
- Cho mình là giỏi .
- Quát chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó .
- Tưởng là ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ rồi .
đ tính cách chưa hoàn thiện trong nhận thức và hành động của một chàng dế thanh niên mới lớn đ kiêu căng, tự phụ, hung hăng, xốc nổi. Sống ngỗ ngược, ích kỷ, hiếu thắng với mọi người.
* HĐ 3 :
- Củng cố : Dế Mèn đáng phê phán ở điểm nào ?
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết 74 - Bài học đường đời đầu tiên (tiết 2) .
Ngày soạn : //.
Tiết 74 : Bài học đường đời đầu tiên (tiết 2) .
Ngày giảng : //.
(trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
A . Mục tiêu cần đạt : (như tiết 1) .
B . Chuẩn bị : (như tiết 1) .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : phân tích ngoại hình Dế Mèn và nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
3. Bài mới : tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về ngoại hình và tính nết của Dế Mèn, vốn kiêu căng, tự phụ không coi ai ra gì . Dế Mèn đã gây ra một sự việc tai hại và phải ân hận suốt đời . Đó là sự việc nào ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .
Dế Mèn đã có thái độ như thế nào với Dế Choắt ? tìm từ ngữ miêu tả Choắt thể hiện thái độ ấy ?
Nêu tình cảm của em đối với Dế Choắt .
Kể lại diễn biến hành động Mèn trêu chị Cốc? nhận xét về Mèn ?
II . Phân tích : (tiếp) .
2. Bài học đường đời đầu tiên :
- Gọi tên Choắt : chú mày đ trịch thượng, coi thường, chế giễu .
- Miêu tả : 
+ Gầy gò, lêu nghêu như gã nghiện .
+ Mặt mũi : ngẩn ngơ .
đ từ ngữ gợi tả + nghệ thuật so sánh đ Choắt xấu xí, gầy bé, yếu ớt đ đáng thương và phải cần được giúp đỡ .
- Choắt đề nghị : thông hang đ Mèn khinh khỉnh, mắng mỏ Choắt, không cho thông hang, Mèn ích kỷ, kiêu căng .
* Mèn trêu chị Cốc :
- Không sợ ai đ kiêu căng .
- Trêu xong : chui tọt vào hang, nằm khểnh đ tự đắc, thú vị .
Khi Choắt bị mổ kêu váng, thái độ của Mèn như thế nào?
Tìm từ ngữ thể hiện sự ân hận của Dế Mèn ? nhận xét ?
Qua câu chuyện ấy, Mèn rút ra được bài học gì cho mình ?
Hãy nhận xét về tính cách Dế ?
Mèn có những điểm tốt và xấu như thế nào ?
Nêu cảm nghĩ của em đối với nhân vật Dế Mèn ?
Em có thích câu chuyện này không ? ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả loài vật của tác giả như thế nào ?
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập .
+ Khi Dế Choắt bị mổ kêu váng đ Mèn sợ hãi, nằm im thin thít đ thái độ đối lập với sự kiêu căng, huyênh hoang lúc đầu .
* Thái độ đối với Dế Choắt :
- Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! đ biết hối hận, ăn năn về lỗi lầm của mình, đau đớn không nguôi .
- Choắt chết : đem xác đi chôn đ ăn năn, thương xót .
+ Mèn rút ra được bài học :
- Không nên kiêu căng, phải suy nghĩ cẩn thận về lời nói và việc làm của mình .
- Trong tính cách Dế Mèn có những cái xấu : nghịch ngợm, hung hăng, kiêu ngạo đ gây cái chết oan cho Dế Choắt .
- Điểm tốt : nhận ra sai lầm, biết ân hận về việc làm sai trái của mình từ đó thay đổi cách đối xử với Choắt và cách nhìn nhận bản thân mình .
III . Ghi nhớ, tổng kết :
1. Nghệ thuật : nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giầu tính tạo hình đ phù hợp với trẻ thơ .
2. Nội dung : Dế Mèn là một chàng thanh niên cường tráng nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi đ gây ra cái chết thảm thương cho Choắt đ biết hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình .
* Luyện tập :
1. Viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng Dế Mèn khi đứng bên nấm mồ Dế Choắt .
2. Đọc phân vai .
* HĐ 3 :
- Củng cố : kể tóm tắt đoạn Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đ cái chết oan của Dế Choắt .
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết 75 - Phó từ .
Ngày soạn : //.
Tiết 75 : Phó từ .
Ngày giảng : //.
A . Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh nắm được khái niệm phó từ, hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ .
- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau .
- Tích hợp với văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả .
B . Chuẩn bị :
- Học sinh : soạn bài, làm bài tập .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : lấy ví dụ về các từ loại đã học .
3. Bài mới :
* HĐ 2 : hình thành kiến thức mới .
Những từ in đậm bổ xung ý nghĩa cho những từ nào ?
Những từ được bổ xung thuộc từ loại nào ?
Thế nào là phó từ ?
Học sinh kẻ bảng, xếp loại .
Phó từ đứng trước có ý nghĩa gì?
Phó từ đứng sau có ý nghĩa gì ? nhận xét về vị trí phó từ .
Tìm phó từ ? chỉ ra ý nghĩa ?
I . Bài học :
1. Phó từ là gì : 
a. đã, cũng, vẫn chưa, thật .
b. Được, rất, ra, rất .
đ phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ xung ý nghĩa cho động từ, tính từ .
2. Các loại phó từ :
Đã đi ; Cũng ra ; Vẫn chưa thấy ; Thật lỗi lạc ; Soi gương được ; Rất ưa nhìn ; To ra ; Rất bướng .
Đứng trước
Động từ
Đứng sau
đã ; cũng ; vẫn ; chưa ; thật ; rất
đi ; ra ; thấy ; lỗi lạc ; soi ; ưa nhìn ; to
được ; ra
ý nghĩa
Đứng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian ;
Chỉ mức độ ;
Chỉ sự tiếp diễn tương tự ;
Chỉ sự phủ định ;
Chỉ sự cầu khiến ;
Chỉ kết quả và hướng ;
Chỉ khả năng
Đã ; Đang ; Thật ; Rất ; Cũng ; Vẫn ; Không ; Chưa
Đừng
Lắm
Vào ; Ra ; Được
đ phó từ gồm 2 loại lớn :
- Đứng trước động từ, tính từ : thường bổ xung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ như quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến .
- Đứng sau động từ, tính từ : thường bổ xung ý nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả .
Giáo viên nhận xét, chữa bài làm học sinh .
II . Luyện tập :
1. Bài tập 1 :
a. 
- Đã đến (thời gian)
- Không còn ngửi thấy  (phủ định - còn sự tiếp diễn tương tự)
- Đều lấm tấm (sự tiếp diễn tương tự)
- Đang trổ lá (thời gian)
- Ra (kết quả, hướng)
- Lại sắp buông tỏa (sắp thời gian ; cũng : tiếp diễn)
- Cũng sắp có nụ cũng sắp : thời gian, tiếp diễn, đã về, cũng sắp về
b. Đã xâu được (đã : thời gian ; được : kết quả) .
2. Bài tập 2 : học sinh viết đoạn văn . Nêu ý nghĩa phó từ ?
* HĐ 3 :
- Củng cố : thế nào là phó từ ? có mấy loại ?
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết 76 - Tìm hiểu chung về văn miêu tả .
Ngày soạn : //.
Tiết 76 : Tìm hiểu chung về văn miêu tả .
Ngày giảng : //.
A . Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này . Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả .
- Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả .
- Tích hợp với văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” .
B . Chuẩn bị :
- Học sinh : soạn bài, làm bài tập .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : thế nào là văn miêu tả ?
3. Bài mới :
* HĐ 2 : hình thành kiến thức ... âu chuyện bất ngờ, hấp dẫn, không đơn điệu .
- Kể theo ngôi thứ nhất : làm tăng độ tin cậy và tính biểu cảm .
- Kể theo ngôi thứ ba : làm cho câu chuyện khách quan .
6. Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người :
Tả cho đúng, thật, tránh theo ý chủ quan của mình .
III . Luyện tập :
Bài tập : thiếu mục trình bày sự việc, lý do, nguyện vọng
* HĐ 3 :
- Củng cố : kiến thức ôn tập .
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết 135 – Tổng kết phần tiếng Việt .
Ngày soạn : //.
Tiết 134 : Tổng kết phần tiếng Việt .
Ngày giảng : //.
A . Mục tiêu cần đạt : - Giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt lớp 6 . Biết nhận diện các đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ đã học : danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép, ... so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ .
- Biết phân tích các đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ đó .
- Luyện kỹ năng so sánh, hệ thống hóa, giải bài tập tổng hợp .
B . Chuẩn bị :
- Học sinh : ôn tập hệ thống hóa kiến thức .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : các lỗi sai, cách sửa .
3. Bài mới :
* HĐ 2 : hình thành kiến thức mới .
Hãy nhắc lại những từ loại đã học .
Hãy nhắc lại cấu tạo các cụm danh từ, động từ, tính từ . Học sinh lấy ví dụ .
Nêu khái niệm câu trần thuật .
Nêu công dụng các loại dấu câu ?
Tìm các từ loại ?
Tìm biện pháp tu từ ? nêu kiểu cụ thể của các biện pháp tu từ đó ?
I . Nội dung :
1. Từ loại : danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ .
2. Cụm từ : cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ .
3. Các phép tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ .
4. Các kiểu cấu tạo câu đã học :
- Câu trần thuật : dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về sự vật, sự việc hay để nêu ý kiến .
- Câu trần thuật đơn :
+ Câu trần thuật đơn có từ là .
+ Câu trần thuật đơn không có từ là .
5. Một số dấu câu :
- Dấu chấm : đặt cuối câu trần thuật .
- Dấu chấm hỏi : đặt cuối câu nghi vấn .
- Dấu chấm than : đặt cuối câu cầu khiến hay câu cảm thán .
- Dấu phẩy : dùng để ngăn cách các bộ phận câu .
II . Luyện tập :
1. Bài tập 1 :
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt 
 LT DT CT CT DT TT DT LT DT TT DT DT DT
nước dâng trắng mênh mông . Nước đầy và nước mới thì cua cá 
 DT ĐT TT DT DT TT DT TT DT
cũng tấp nập xuôi ngược . Thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le , 
 ĐT ĐT DT DT DT DT DT
sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng két ở các bãi sông xơ xác tận 
 DT DT DT DT ĐT LT DT TT
đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi .
 ĐT LT ĐT DT DT TT ĐT DT
* Chú thích :
LT : lượng từ
ĐT : động từ
DT : danh từ
TT : tính từ
CT : chỉ từ
ST : số từ
PT : phó từ
2. Bài tập 2 :
a. Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
đ hoán dụ : lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng .
b. Những năm tháng nhớ vành mũ tai bèo
 Đời chinh chiến một thời trong trẻo quá .
đ hoán dụ : lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật .
c. Các anh đi ngày ấy
 Hoa bưởi thơm ấm lối quê hương
 Qua cổng đình làng mờ hơi sương
 Các anh đi về phương súng nổ .
- ẩn dụ : Hoa bưởi thơm ấm lối quê hương đ chuyển đổi cảm giác .
- hoán dụ : phương súng nổ đ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
3. Bài tập 3 : phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ .
Động Phong Nha / đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước . Phong Nha / cũng đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác để sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước
* HĐ 3 :
- Củng cố : kiến thức tiếng Việt đã học .
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết 135-136 – Ôn tập tổng hợp .
Ngày soạn : //.
Tiết 135: Ôn tập tổng hợp cuối năm (T1) .
Ngày giảng : //.
A . Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của môn học Ngữ văn .
- Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong một bài viết và các kỹ năng viết bài nói chung .
- Luyện kỹ năng so sánh, hệ thống hóa, giải bài tập tổng hợp .
- Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát . Hệ thống toàn chương trình một năm học .
B . Chuẩn bị :
- Giáo viên : bảng hệ thống kiến thức .
- Học sinh : soạn bài .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : bài tập về nhà .
3. Bài mới :
* HĐ 2 : hình thành kiến thức mới .
Nêu những loại văn bản . Trình bày vắn tắt các đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản ?
Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh tìm và trả lời .
I . Hệ thống hóa những nội dung cơ bản :
1. Phần đọc hiểu văn bản : 
- Những loại văn bản : miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh, hành chính công vụ .
- Nêu nội dung cụ thể qua từng văn bản đã học .
- Nêu cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu .
- Nêu thứ tự kể, tả, ngôi kể, tả ...
- Cách dùng và tác dụng các biện pháp tu từ .
- Nêu chủ đề, ý nghĩa của văn bản .
2. Phần tiếng Việt :
- Từ mượn .
Học sinh lấy ví dụ .
Học sinh làm bài tập SGK .
- Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
- Danh từ - cụm danh từ, động từ - cụm động từ, tính từ - cụm tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ ...
* Về câu :
- Thành phần chính của câu .
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu .
- Chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ .
* Các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ .
3. Phần tập làm văn :
- Dàn bài của một bài văn tự sự .
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự .
- Thứ tự kể trong văn tự sự .
- Biết cách làm một bài văn tự sự .
II . Luyện tập : bài tập SGK .
* HĐ 3 :
- Củng cố : các kiến thức đã học .
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết136- Ôn tập tổng hợp ( t2).
Ngày soạn : //.
Tiết 136: Ôn tập tổng hợp cuối năm (T2) .
Ngày giảng : //.
A . Mục tiêu cần đạt : (Như tiết 1) 
B . Chuẩn bị :
- Giáo viên : bảng hệ thống kiến thức .
- Học sinh : soạn bài .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : bài tập về nhà .
3. Bài mới :
* HĐ 2 : hình thành kiến thức mới .
II . Luyện tập : bài tập SGK .
Đề trắc nghiệm : 
III . Đáp án và biểu điểm :
1/ Phần trắc nghiệm : mỗi phương án đúng 0,5 điểm .
Học sinh làm trắc nghiệm.
GV hướng dẫn học sinh làm 
Câu
Đáp án
1
B
2
D
3
C
4
D
5
C
6
A
7
C
8
C
9
B
2/ Phần tự luận (5,5 điểm) :
1. MB : Giới thiệu hoàn cảnh, sự việc 
2. TB: Nguyên nhân dẫn đến sự việc
- Lỗi của em ? 
- Thái độ và cảm xúc của em khi ấy 
- Thái độ và hành động của từng người trong gia đình 
3. KB : 
Bài học rút ra cho bản thân 
* HĐ 3 :
- Củng cố : các kiến thức đã học .
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị tiết 137, 138 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm .
Ngày soạn : //.
Tiết 137, 138 : Kiểm tra tổng hợp cuối năm . 
Ngày giảng : //.
(đề khảo sát học kỳ II – phòng Giáo dục) .
Ngày soạn : // . 
Tiết 139 : Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm .
Ngày giảng : // . 
A . Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh đánh giá được ưu điểm và nhược điểm bài viết của mình về các phương diện : Nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản của ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn .
- Ôn và nắm kỹ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới .
B . Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Bài làm của học sinh .
- Học sinh : Ôn lại cách chữa lỗi .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : Khởi động . 
1 . ổn định tổ chức : ......
2 . Kiểm tra : Các lỗi chữa ?
3 . Bài mới :
* HĐ 2 : Hình thành kiến thức mới .
Học sinh xem lại lỗi sai, cách sửa ?
HS phân tích ngữ pháp 
Xác định yêu cầu chung của bài tập làm văn 
Đề bài : (đề khảo sát phòng giáo dục) .
A . Phần trắc nghiệm : Gồm 20 câu, tổng số điểm 4 điểm, mỗi phương án đúng được 0,2 điểm .
B . Phần tự luận :
Câu 2 : Tập làm văn .
I . Yêu cầu chung :
II . Yêu cầu cụ thể :
* Biểu điểm :
- Giải thích phép tương phản (0,5 điểm) .
- Chỉ rõ và chứng minh được hai mặt tương phản (3,0 điểm) .
- Tác dụng phép tương phản (0,5 điểm) .
- Mở bài, kết bài đạt yêu cầu của bài văn nghị luận chứng minh (1,0 điểm) .
* HĐ 3 :
- Củng cố : Cách chữa lỗi .
- Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị chương trình địa phương .
Ngày soạn : //.
Tiết 140 : Chương trình ngữ văn địa phương . 
Ngày giảng : //.
A . Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống .
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 tập 2 để làm phong phú thêm về các chủ đề đã học .
B . Chuẩn bị :
- Giáo viên : hướng dẫn học sinh chuẩn bị .
- Học sinh : tự tìm hiểu những di tích danh lam thắng cảnh .
C . Tiến trình giảng dạy :
* HĐ 1 : khởi động .
1. ổn định tổ chức : ...............................................................................................................................
2. Kiểm tra : sự chuẩn bị ở nhà của học sinh .
3. Bài mới :
* HĐ 2 : hình thành kiến thức mới .
Học sinh làm bài chuẩn bị sẵn ở nhà .
Tìm hiểu qua những mẫu sau .
I . Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà :
1. Kể tên tác giả, tác phẩm, nội dung chính của ba văn bản nhật dụng đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 6 – tập 2 .
2. Tìm hiểu qua sách báo, ấn phẩm văn hóa, tranh ảnh, băng hình, lời kể của những người hiểu biết ở gia đình và địa phương về một danh lam thắng cảnh ở địa phương (về một danh lam thắng cảnh đặc sắc) .
- Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh .
- Vị trí địa lý .
- Có từ bao giờ ? phát hiện khi nào ? ai phát hiện ?
- Nhân tạo hay cảnh tự nhiên ?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích hay danh lam .
- ý nghĩa lịch sử .
- Giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch .
- Tình hình tôn tạo và sử dụng hiện nay .
3. Viết bài giới thiệu ngắn để trình bày trước nhóm, lớp .
II. Thực hành ở lớp : 
1. Thực hiện chia tổ, nhóm ; trao đổi trong tổ, nhóm những kết quả đã chuẩn bị sẵn ở nhà .
2. Các nhóm lựa chọn vấn đề, cử đại diện trình bày trước lớp .
3. Trình bày trước lớp .
a/ Trình bày, giới thiệu bài và chuẩn bị hiện vật, tranh ảnh sưu tầm được .
b/ Trao đổi, nhận xét phần trình bày của các bạn .
4. Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm về những bài tìm hiểu, sưu tầm, trình bày kết quả của học sinh .
* HĐ 3 :
- Củng cố : xem lại những tư liệu về chương trình ngữ văn địa phương .
- Hướng dẫn về nhà : hướng dẫn ôn tập trong hè .

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6.doc