Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1, 2: Văn học: Thánh Gióng ( truyện truyền thuyết)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1, 2: Văn học: Thánh Gióng ( truyện truyền thuyết)

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

 - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

 - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trinh tự thời gian.

 

doc 185 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2518Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1, 2: Văn học: Thánh Gióng ( truyện truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1+2	: THÁNH GIÓNG
Tiết 3 	: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
Tiết 4 	: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 
THÁNH GIÓNG
( Truyện truyền thuyết) 
Tiết 1+2 : VĂN HỌC 
Ngày soạn : 15/ 08/ 2012
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng
 - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
 - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
 - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trinh tự thời gian.
3. Thái độ
 - Hiểu và trân trọng lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc của Bác qua quan niệm : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGK, SGV, tranh ảnh về Thánh Gióng, lễ hội làng Gióng.
 - HS: Soạn bài.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Bài cũ: Thông qua.
3. Bài mới: 
* Khởi động: Trải qua hàng nghìn năm nằm trong ách đô hộ của giặc phương Bắc, dân ta đã chiến đấu giành độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đó có hàng nghìn anh hùng anh dũng chiến đấu, có những nhân vật thật nhưng cũng có những nhân vật tồn tại trong truyền thuyết. Và hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu nhân vật anh hùng lịch sử đó qua bài học đầu tiên, bài học “Thánh Gióng”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HOẠT ĐỘNG 1 : HD HS tiếp cận văn bản:
Bước1: Giới thiệu: Đây là văn bản tự sự, có người kể chuyện, có nhân vật. Lưu ý HS đọc đúng ngôn ngữ văn bản (ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật).
- Nêu yêu cầu đọc, gọi HS đọc.
HD HS đọc, hiểu chú thích (chú ý từ Hán Việt).
Em hãy chia đoạn và tìm ý chính của mỗi đoạn.
- GV tóm tắt một lần, hướng dẫn học sinh tóm tắt và yêu cầu học sinh tóm tắt lại VB. (Tóm tắt những nội dung chính, không phải kể lại câu chuyện.)
- GV nhận xét phần tóm tắt chuyện của HS. Chuyển sang tiết 2, tìm hiểu nội dung VB.
 * TIẾT 2: 
TÌM HIỂU CHI TIẾT
* HOẠT ĐỘNG 2 : HD tìm hiểu nội dung văn bản.
Bước 1: HD câu hỏi 1, phân tích đoạn 1.
- Truyện mở đầu bằng sự việc gì?
TG được sinh ra với nét thần kỳ nào? (bảng phụ).
- Các chi tiết này có bình thường không? Nhấn mạnh điều gì về Gióng?
- Vì sao nhân dân lại muốn sự ra đời của Gióng kỳ lạ như thế?
- Trong quan niệm dân gian, đã là bậc anh hùng thì phải phi thường, kỳ lạ, kể cả lúc mới được sinh ra.
- Ra đời kỳ lạ nhưng lại là con của một bà mẹ nông dân nghèo, phúc đức, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Bước 2: HD HS tìm hiểu đoạn 2: Diễn biến.
+ Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
- Trong phần diễn biến của truyện có những sự việc gì sảy ra? (bảng phụ).
- Việc xuất hiện người tài cứu nước có các yếu tố thần kỳ nào?
- Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca về sự ăn uống phi thường của Gióng: 
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông.
Điều đó nói lên suy nghĩ, và mong ước của người xưa mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc.
- Theo em, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc, điều đó có ý nghĩa gì?
- Chi tiết “bà con vui lòng gom góp thóc gạo để nuôi cậu bé” gợi cho em suy nghĩ gì? Thể hiện điều gì?
GV (bình ngắn): Việc gom góp còn thể hiện tình cảm yêu thương, đùm bọc của nhân dân. Người anh hùng được sinh ra từ nhân dân (bà mẹ), lớn lên trong sự che chở, đùm bọc của nhân dân; sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng người anh hùng của nhân dân. Đó là sức mạnh của cả dân tộc, trong các cuộc kháng chiến, của tình quân dân như cá với nước như lời dạy của Bác Hồ.
 Quan hệ giữa nhân dân với người anh hùng là thế.
- Chi tiết gậy sắt gẫy, nhổ tre quật vào quân giặc nói lên điều gì?
Liên hệ: lời kêu gọi kháng chiến của Bác: “ai có súng dùng súng”
- Thử hình dung cảnh đánh giặc của Gióng?
- Theo em, chi tiết nào thể hiện tầm vóc phi thường của Gióng?
(Bình ngắn): Đó là hình ảnh đẹp, độc đáo trong trí tưởng tượng dân gian, ngoài thể hiện sức mạnh của Gióng còn thể hiện sự vươn lên tầm vóc phi thường của dân tộc.
Bước 3: HD đoạn cuối.
- Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại bay về trời, điều ấy có ý nghĩa gì?
- Các yếu tố kỳ lạ trong truyện có ý nghĩa gì?
- Vậy ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là gì?
Giảng: Người anh hùng mang sức mạnh cộng đồng ở buổi đầu dựng nước, có sức mạnh của tổ tiên, của hùng thiêng sông núi, là biểu tượng đẹp và tự hào.
- Sau khi tráng sĩ bay về trời nhân dân đã làm gì?
- Câu chuyện còn lại vết tích gì đến ngày nay?
* HOẠT ĐỘNG 3: HD tổng kết, luyện tập.
Bước 1: Tổng kết:
- Truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo nào?
- Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Câu chuyện Thánh Gióng có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta ngày nay?
+ Vừa thật vĩ đại, vừa thật bình thường.
- Truyện thuộc thời đại Hùng Vương, điều đó có ý nghĩa gì?
- So với các truyền thuyết đã học, truyện Thánh Gióng có những yếu tố thần kỳ nào em thích nhất?
+ GV: Khái quát bài học, gọi HS đọc lại ghi nhớ.
Bước 2: Luyện tập:
2 HS đọc văn bản.
1 HS đọc chú thích/SGK.
- 3 phần:
1. Từ đầu cứu nước: Sự ra đời và tuổi thơ khác thường.
2. Tiếp lên trời: Gióng ra trận.
3. Còn lại: Những dấu tích về Gióng.
- 2 hs tóm tắt cấu chuyện. HS khác nhận xét cách tóm tắt của bạn.
- Thực hiện các câu hỏi/SGK.
- Đọc lại đoạn 1-câu hỏi 1/SGK.
- Sự ra đời của Thánh Gióng.
- Đặt bàn chân lên một vết chân lạ, thụ thai, 12 tháng ra đời. Lên 3 không biết nói, cười
- Không bình thường, đượm màu sắc kỳ lạ.
+ Nhấn mạnh Gióng là con trời, người thần.
- Để sau này Gióng trở thành người anh hùng.
- Có nguồn gốc gần gũi với nhân dân, là người anh hùng của nhân dân.
- Đọc lại đoạn 2, tìm chi tiết.
- Giặc Ân đến xâm phạm.
+ Vua tìm người tài giúp nước.
+ Gióng lớn nhanh như thổi.
+ Gióng đánh tan giặc bay về trời.
- Cậu bé không biết nói, cười tự nhiên nói được, lại đòi võ khí để đánh giặc.
+ Ăn mấy cũng không no
- Tiếng nói thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc.
+ Thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc.
+ Mong muốn có người tài giúp nước, giúp dân.
- Điều đó chứng tỏ Gióng đánh giặc bằng mọi vũ khí.
- Thảo luận, bàn bạc, ý hiến.
- Đánh giặc dũng mãnh, tả xung hữu đột bằng sức mạnh phi thường của lòng căm thù giặc và lòng yêu nước Sức mạnh của nhân dân.
- Thảo luận, tìm chi tiết đúng.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ thừa sức giết giặc.
- Theo dõi đoạn còn lại.
- Gióng là con trời-giúp dân đánh giặc rồi về trời.
- Còn nói lên người anh hùng làm việc nghĩa vô tư, không màng danh lợi.
- Nhằm hình tượng hoá người anh hùng cứu nước.
+ Gióng được bất tử hóa.
- Là hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho tình thần yêu nước, đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.
+ Ước mơ về người anh hùng có sức mạnh phi thường cứu dân, cứu nước khi có xâm lăng.
- Liệt kê các chi tiết.
+ Phong Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ, mở hội
- Tre đằng ngà, các vết chân ngựa, ao hồ, làng cháy
- Thực hiện câu hỏi 4, tổng kết.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo: +Bà mẹ ướm dấu chân lạ mà có thai.
+ Mười hai tháng mới sinh con.
+ Ba tuổi mà chưa biết nói biết cười.
+ Ngựa sắt phun lửa, nhảy như ngựa bình thường.
+ Thánh Gióng bay về trời.
- Sự thật lịch sử: giặc Ân xâm lược, vua Hùng, làng Gióng, lễ hội Phù Đổng.
- Quan niệm và ước mơ của nhân dân ta thời xưa về người anh hùng đánh giặc với lòng yêu nước và sức mạnh phi thường.
- Ý nghĩa: cùng với dựng nước, dân tộc ta phải chống giặc ngoại xâm.
- Tự trả lời, chọn yếu tố thích nhất.
- Đọc ghi nhớ.
- HS thực hiện luyện tập.
I. Tìm hiểu chung:
1. Truyện do Lê Trí Viễn sưu tầm.
2. Đọc, tóm tắt văn bản:
a. Đọc - bố cục.
- 3 phần.
b. Tóm tắt.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung.
a/ Sự ra đời kỳ lạ khác thường của Gióng.
- Ra đời không bình thường, đượm màu sắc kỳ lạ: con trời, người thần.
- Nhưng gần gũi với nhân dân.
b/ Sự lớn lên của Thánh Gióng.
- Câu nói đầu tiên: ca ngợi ý thức đánh giặc của dân tộc.
- Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc.
- Lớn lên trong sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân.
c. Gióng đánh giặc.
- Đánh giặc dũng mãnh bằng mọi vũ khí có được, bằng lòng căm thù giặc và lòng yêu nước.
- Chiến đấu và chiến thắng vẻ vang.
- Làm việc nghĩa vô tư, không màng danh lợi.
- Được bất tử hoá.
d. Dấu vết để lại.
- Ao hồ, tre đằng ngà và làng cháy.
- Đền thờ và lễ hội hằng năm.
2. Tổng kết.
a/ Nội dung.
b/ Nghệ thuật.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Xâu chuỗi những sự kiện liên quan đến lịch sử và lí giải các sự vật thiên nhiên của đất nước.
c/ Ý nghĩa.
Ca ngợi người anh hùng đánh giặc giữ nước tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
* Ghi nhớ/SGK.
III: Luyện tập:
Câu 1, 2, 3.
1. Chọn hình ảnh đẹp.
2. Kể lại truyện.
3. Giải thích thơ.
IV. Củng cố: 
	+ Ấn tượng sâu sắc nhất của em về Thánh gióng?
	 Là nhân vật tiêu biểu cho lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, không màng công danh phú quý
	+ Truyện Thánh Gióng có dễ nhớ, dễ kể lại không? Vì sao?
	 Truyện dễ nhớ vì giản dị, ít nhân vật, sự kiện.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học thuộc ghi nhớ (Sgk).
	- Viết đoạn văn kể chuyện về Hội khoẻ Phù Đổng ở trường em.
	- Làm bài tập trong sách bài tập.
	- Chuẩn bi bài tiếp theo.
Bổ sung: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào? 
	- Thời đại Hùng Vương. Chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng. 
	- Số lượng và kiểu vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn. 
	- Thời Hùng Vương: Cư dân Việt tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng. 
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
Tiết 3 : TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn : 16/ 08/2012
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. 
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân biệt được
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy
- Phân tích cấu tạo của từ. 
3. Thái độ.
- Hiểu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, bbooif đắp tình yêu tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo: NP tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn, bảng phụ.	- - HS: Đọc bài trước, thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi SGK.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
	HS nhắc lại phần tiếng Việt đã học ở tiểu học. 
III. Bài mới: 
* Khởi động: Ở chương trình tiểu học, chúng ta đã tìm hiểu về từ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm vững hơn về đặc điểm của từ và các kiểu cấu tạo của từ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ... c 3: HD rút ra bài học. 
? Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì? 
--> Nhấn mạnh ở ba góc độ. 
+ Phê phán thói khoe của. 
+ Khuyên nên dùng thông tin thích hợp. 
+ Tránh kết hợp từ chuyện xen vào khoe của. 
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
* Đọc chú thích sao/SGK trang 121. 
* Đọc 2VB/SGK - thực hiện đọc hiểu từ khó, câu hỏi/SGK. 
* Đọc lại văn bản treo biển. 
Thực hiện câu hỏi trang 125/SGK. 
- HS đọc theo yêu cầu của GV: Giọng đọc hài hước, vui: thảo luận. 
- Nhà hàng treo biển để giới thiệu quảng cáo các sản phẩm nhằm mục đích bán được nhiều hàng. 
- Có 4 yếu tố. 
+ Ở đây: địa điểm bán hàng. 
+ Có bán: thông báo hoạt động của cửa hàng. 
+ Cá: mặt hàng.
+ Tươi: chất lượng hàng. 
- Nội dung chính xác, hợp lý, thông báo đủ các yêu cầu của một quầy hành kinh doanh. 
- Có 4 ý kiến khác nhau, đều tập trung nhận xét sự thừa của các yếu tố. 
+ Ý kiến 1: bỏ chữ tươi. 
+ Ý kiến 2: bỏ chữ ở đây. 
+ Ý kiến 3: bỏ chữ có bán. 
+ Ý kiến 4: bỏ chữ cá. 
. Thảo luận, ý kiến nhận xét cá nhân. 
- Bài lập luận tự tin, giọng chất vấn, chê bai của những người am hiểu. 
+ Cả bốn góp ý mang tính chất cá nhân chủ quan? 
+ Từng ý góp ý thấy có vẻ có lý nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả lại thành phi lý. 
- Thái độ của nhà hàng: nghe theo. 
--> thiếu tự tin, không có chủ kiến, không vững lập trường. 
* Bộc lộ suy nghĩ cá nhân. 
+ Lắng nghe ý kiến, cảm ơn họ, suy nghĩ có thể để nguyên hoặc bỏ đi một số từ. 
. Thảo luận, bộc lộ ý kiến cá nhân. 
- Cười người góp ý lẫn nhà hàng tiếp thu một cách thụ động, máy móc. 
+ Cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng. 
- Cười to nhất ở chi tiết kết thúc: nhà hàng cất nốt tấm biển đi. 
+ Người nghe góp ý không cần suy xét, hoàn toàn làm mất chủ kiến. 
+ Cất biển là thủ tiêu cả nhà hàng lẫn khách hàng. 
* Nghệ thuật gây cười: 
- Đưa ra nội dung biển quảng cáo. 
- Bố trí các thông tin. 
- Lần lượt cắt bỏ. 
--> không dùng yếu tố phóng đại, thô tục mà vẫn hấp dẫn. 
. Thảo luận rút ra bài học. 
- Khi được góp ý, không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kỹ. 
- Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, tiếp thu có chọn lọc. 
* Đọc ghi nhớ. 
* Thảo luận bài tập, trả lời. 
a. Làm biển với nội dung mới ¨
b. Treo lại biển cũ ¨
c. Cùng một trong bốn góp ý ¨
d. Sửa lại theo ý mình ¨
- Đọc văn bản. Thực hiện câu hỏi SGK trang 126. 
. Thảo luận các câu hỏi SGK. 
SGK/trg 126. 
- Phát hiện chi tiết, nhận xét. 
- Đều giống nhau ở tính khoe của. 
Không đúng để khoe => không bình thường, không đáng gì. 
- Khoe của: tỏ ra cho người khác biết là mình giàu có hơn người. 
+ Khoe áo mới -->
+ Khoe lớn cưới 
- Anh khoe áo mới: 
+ May được áo mới mặc vào đứng hóng ở cửa chờ gặp người để khoe. 
+ Tâm trạng: chờ đợi, sốt ruột, chờ mãi, không thấy ai, tức lắm. 
+ Điệu bộ không phù hợp: đưa vạt áo lên khoe. 
--> Câu trả lời thừa một vế: từ lúc tôi mặc cái áo này... --> thừa lố bịch. Cách khoe giống trò trẻ con. 
- Anh mất lợn: 
+ Thích khoe mất lợn: chạy ngược chạy xuôi, hỏi thăm. 
+ Thừa tứ cưới nhưng nhất định phải nói. 
+ Bộ dạng đối lập với lời hỏi thăm nặng tính khoe khoang: Lợn cưới. 
. Thảo luận, nhận xét cá nhân. 
. Biện pháp nghệ thuật đối xứng 
Lợn cưới = áo mới, để gây cười: cả hai đều thích khoe và tìm cơ hội để được khoe. 
- Cười sự vô duyên, bố bịch đến ngớ ngẩn, biểu hiện ở lời nói, cử chỉ hợm hĩnh. 
- Thói khoe của biến họ thành lố bịch, hợm hĩnh. 
. Thảo luận, ý kiến cá nhân. 
- Nghệ thuật bài, nhẹ nhàng, tạo ra tiếng cười thú vị. 
+ Xây dựng vật theo kiểu hóa thân của tính nết (khoe của), gọi họ bằng biệt danh, thành tên gọi. 
- Chế diễu thói khoe của, đó là một thói xấu khá phổ biến. 
+ Chuyện mua vui nhưng ngụ ý phê phán nhẹ nhàng. 
* Đọc ghi nhớ SGK/trg 126. 
I. Khái niệm truyện cười: 
1. Chú thích sao/SGK
 trang 124. 
2. Đọc, hiểu chú thích. 
II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 
Bài 1: Treo biển. 
1. Đọc - hiểu chú thích.
2. Nội dung. 
a. treo biển bán hàng. 
- Tấm biển hợp lý chính xác thông báo đủ địa điểm, chức năng, chất lượng hàng. 
b. Đến tiếng cười treo biển. 
Nhà hàng cất tấm biển: Chứng tỏ thiếu lập trường, mất chủ kiến.
3. Bài học. 
- Ghi nhớ SGK trang 126. 
4. Luyện tập. 
- BT/SGK/125. 
Bài 2: Đọc thêm Lợn Cưới - Áo mới. 
1. Đọc hiểu chú thích: SGK/126. 
2. Nội dung. 
a. Cách khoe của. 
- Anh áo mới: 
+ Đứng hóng ở cửa giơ vạt áo lên khoe --> nực cười lố bịch. 
- Anh mất lợn: 
+ Khoe mất lợn. 
+ Thừa từ cưới. 
--> nực cười, vô duyên. 
* Cả hai đều thích khoe của, xứng đáng là kì phùng địch thủ. 
b. Cười sự vô duyên, lố bịch, hợm hĩnh. 
3. Bài học. 
Ghi nhớ SGK/trg 126. 
4. Luyện tập. 
IV. Củng cố: 
- Đọc lại cả 2 ghi nhớ. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài. 
- Sưu tầm một số truyện cười.
- Chuẩn bị bài viết số 3. 
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
Tiết 53 : TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn : 06/ 11/ 2012
Ngày dạy : ..../ 11/ 2012
A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa công dụng của số từ, lượng từ
- Biết cách dùng số từ, lượng từ trong khi nói và viết
B . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
Khái niệm số từ, lượng từ:
- Ý nghĩa khái quát của số từ và lượng từ
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ
+ Chức vụ cú pháp của số từ và lượng từ
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị
- Phân dụng số từ và lượng từ khi nói và viết
C. CHUẨN BỊ:
 	- GV :SGK - SGV - Bảng phụ.
- HS: Soạn bài, bảng phụ 
D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
	1. Cụm danh từ là gì? Xác định cụm danh từ trong câu sau: 
	 	Bạn Lan là học sinh giỏi văn cấp Thành phố. 
	2. Phân tích mô hình cụm danh từ sau: 
	- Các chú công nhân xây dựng ấy đang trộn bê tông. 
	- Tất cả học sinh khối sáu trường Nguyễn Huệ đều rất ngoan. 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Tổ chức hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : HD HS nhận diện và phân biệt số từ, lượng từ. 
GV: Dùng bảng phụ viết các ví dụ a, b/SGK và ví dụ c. 
- a, b/SGK trang 128 (gạch chân các từ chỉ số). 
- c.: Bạn Hà luôn luôn được xếp thứ nhì về môn toán. 
? 1. Các từ (gạch chân) trong các ví dụ bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Em hãy xác định các cụm danh từ? 
? 2. Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? 
? 3. Hãy đặt tên cho loại từ này? 
GV: Nghĩa của các từ này chỉ số gọi là số từ,
? 4. So sánh số từ ở các ví dụ a, b, c có gì khác nhau? 
? 5. Qua phân tích các ví dụ trên, em hiểu số từ là gì?
GV: Gợi ý, nhận xét, chỉ dẫn rõ thêm: Số từ chỉ lượng dùng để đếm Số thứ tự tuy cũng là số từ nhưng chỉ thứ tự - vị trí. VD: Hai con gái - em là con thứ hai trong nhà, 
--> Yêu cầu học sinh vẽ mô hình biểu diễn số từ. 
Số từ 
Số từ chỉ số lượng ****: một, hai...
Số từ chỉ thứ tự VD: Số một, số hai...
? 6. Nhận xét về sự kết hợp của số từ với danh từ?
ST chỉ số lượng đứng trước DT. 
Số từ chì thứ tự đứng sau. 
? Từ đối trong câu (a) có phải là số từ không? 
? 7. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi. 
GV: Những từ dùng để đếm hoặc dùng để nêu thứ tự mới là số từ. 
Các từ khác tuy có ý nghĩa chỉ số lượng nhưng không có chức năng này đều không phải là số từ. Đó là danh từ chỉ đơn vị hoặc từ chỉ lượng không chính xác: mấy, các. 
VD: Trong hiệu sách, mấy bạn học sinh mua được một tá bút chì. Mỗi bạn hai chiếc. Vì vậy cần phân biệt số từ với danh từ đơn vị. 
* HOẠT ĐỘNG 2 : Nhận diện lượng từ, phân biệt số - lượng từ. 
GV: Cho học sinh các ví dụ/SGK/129 (dùng bảng phụ). 
? 1. Nghĩa của các từ mấy, mỗi, trong VD vừa cho các từ các, những, cả mấy trong VD/SGK có gì giống và khác với số từ? 
GV: Khẳng định: những từ có ý nghĩa như vậy thường gọi là lượng từ. Vậy lượng từ là gì? 
GV: Dùng bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo của cụm danh từ cho học sinh điền. 
- Các hoàng tử. 
- Những kẻ thua trận. 
- Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sỹ. 
GV: Hướng dẫn học sinh xác định lượng từ các, những, cả mấy và nêu ý nghĩa biểu thị. 
? 2. Dựa vào ý nghĩa biểu thị, có thể phân loại lượng từ theo mấy nhóm. 
? 3. Xác định loại lượng từ trong câu sau: 
Tất cả học sinh giỏi, mỗi em nhận 20 quyển vở. 
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS luyện tập. 
GV: Cho HS làm bài tập vào vở bài tập cùng lúc gọi học sinh lên vảng làm bài tập 1, 2.
1) Làm miệng: Số từ số lượng câu 1, 5; chỉ thứ tự: Câu 3. 
2) Các từ: trăm, ngàn. muốn chỉ ý nghĩa toàn thể, là lượng từ chỉ số lượng rất nhiều. 
3) Từ từng mang ý nghĩa lần lượt. 
Từ mỗi mang ý nghĩa tách riêng từng cá thể, là lượng từ có ý nghĩa phân phối. 
GV: Giới thiệu thêm ví dụ: 
Dễ trăm lần dân lo cũng...
Khó vạn lần dân liệu cũng xong...
- Thực hiện mục I/SGK - Trả lời các câu hỏi. 
1. Trong câu a. Hai bổ sung ý nghĩa cho từ chàng. 
- Một năm --> ván cơm nếp, nẹp bánh chưng. 
- Chín --> ngà cựu, hồng mao. 
- Một --> đôi. 
b. Sáu --> Hùng Vương. 
2. Các từ: Một, hai, một trăm, một, chín đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng. 
--> Số từ sáu đứng sau danh từ và bổ sung ý nghĩa về thứ tự. 
3. Các từ có ý nghĩa bổ sung ý nghĩa về số lượng hoặc thứ tự cho danh từ.
4. Số từ ở ví dụ (a) chỉ số lượng. 
Số từ ở ví dụ (b, c) chỉ số thứ tự.
5. Số từ là từ chỉ số lượng và số thứ tự sự vật. 
6. Từ đôi trong câu (a) không phải là số từ vì không dùng để đếm tuy có ý nghĩa số lượng. 
7. Cặp, mớ, nhóm, bầy, thìa, tá... 
1. Giống: đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng. 
Khác: không chỉ số lượng cụ thể mà chỉ số lượng không chính xác, nhiều hay ít của sự vật. 
HS: Tìm thêm một số lượng từ: cả, tất cả, cả thảy, mọi, những, từng, vài. 
2. Có thể chia thành nhóm: Nhóm chỉ ý nghĩa số lượng toàn thể và nhóm chỉ ý nghĩa số lượng tập hợp (các, mấy, vài ba...) hay phân phối. 
3. Đọc ghi nhớ 2/SGK. 
I. Số từ: 
- Số từ là từ chỉ số lượng và thứ tự sự vật. 
+ Khi biểu thị số lượng: số từ thường dùng trước danh từ. 
+ Khi biểu thị thứ tự số từ thường đứng sau danh từ.
Chú ý: 
- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng(đôi, tá, cặp...)
Ghi nhớ 1/SGK. 
II. Lượng từ:
- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. 
* Có 2 nhóm: 
- Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, cả thảy... 
- Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. 
+ Các, những, mấy. 
+ Mỗi, từng. 
* Ghi nhớ 2/SGK.
III. Luyện tập: 
- Bài 1/129. 
- Bài 2/129. 
- Bài 3/129.
- Bài 4: chính tả. 
IV. Củng cố: 
- Hoàn chỉnh bài 3 vào vở bài tập. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Bài tập nhà: Bải 4 trang 46 sách BTNV. 
- Bài tập thêm: Nhận xét từ từng trong câu sau: 
	Em ơi chua ngọt đã từng	--> quan hệ từ
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6(1).doc