Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 73, 74: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( trích : “ dế mèn phiêu lưu kí “ – Tô Hoài )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 73, 74: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( trích : “ dế mèn phiêu lưu kí “ – Tô Hoài )

MỤC TIÊU:

Giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”.

- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn .

II. CHUẨN Bị :

- Học sinh : Soạn bài

- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Phó từ” , với tập làm văn bài “ Tìm hiểu chung về văn miêu tả”.

III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :

 

doc 95 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 73, 74: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( trích : “ dế mèn phiêu lưu kí “ – Tô Hoài )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 	 Ngày soạn :01/01/2010
Tiết 73.74 : Văn bản:	 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích : “ Dế mèn phiêu lưu kí “ – Tô Hoài ) 
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh : 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”.
Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn . 
II. CHUẨN Bị : 
- Học sinh : Soạn bài 
- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Phó từ” , với tập làm văn bài “ Tìm hiểu chung về văn miêu tả”.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC : 
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ :Kiểm tra bài soạn của học sinh 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : “ Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi . Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và những khát vọng của tuổi trẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó . 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- GV giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- HS: Lắng nghe, thêm mục chú thích phần dấu sao.
- GV tóm tắt toàn bộ nội dung của truyện ? 
 + Truyện gồm 10 chương kể về cuộc phiêu lưu của dế mèn. 
 + Phần trích được trích ở chương I của truyện. 
- GV hướng dẫn cách đọc (chú ý đoạn đối thoại) và kể tóm tắt. 
- HS đọc sau khi GV đọc mẫu và kể tóm tắt.
- GV nhận xét. 
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của từng đoạn?
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến “ thiên hạ”
 + Đoạn 2 : Còn lại 
- HS trao đổi, trình bày.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản:
- GV: Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, Dế Mèn là một “chàng dế thanh niên cường tráng” Chàng dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về hình dáng ? Về hành động? 
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và trình bày.
-GV: Qua đó,em nhận xét gì về cách dùng từ miêu tả và trình tự miêu tả của tác giả ? 
- GV: Qua đó thấy được tính cách của Dế Mèn như thế nào?
? Tìm chi tiết miêu tả thể hiện điều đó? 
-GV:Dế Mèn tự nhận mình là “tợn lắm” và “tưởng mình sắp đứng dầu thiên hạ” em hiểu lời đó của Dế Mèn như thế nào ? 
- Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn ? 
- HS suy luận, trả lời.
Như vậy, việc miêu tả ngoại hình đã bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật, các chi tiết đều thể hiện được vè đẹp cường tráng, trẻ trung.Chứa đầy sức sống của tuổi trẻ. Nhưng tính cách còn hung hăng, xốc nổi .
- GV: Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong đọan 2?
- HS trao đổi, thực hiện.
+ Dế mèn coi thường dế choắt . 
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt. 
+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên . 
-GV: Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt? 
- Lời Dế Mèn xưng hô với Dế choắt có gì đặc biệt ? 
- Như vậy , dưới con mắt Dế mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào ? 
-GV: Vì tính hung hăng Dế Mèn đã gây ra điều gì?
- HS: Phát hiện, trả lời.
? Thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn ? 
-GV: Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết ? Thái độ ấy cho ta hiểu thêm gì về Dế Mèn ? 
- HS: Suy nghĩ, trình bày.
-GV: Theo em sự ăn năn của Dế Mèn có cần thiết không ? Có thể tha thứ được không ? 
- HS phát biểu suy nghĩ của mình.
-GV: Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ bạn . Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn lúc này ? 
- HS tưởng tượng, liên tưởng, trình bày.
- Bài học rút ra của Dế Mèn là gì ?
- Học sinh đọc lời khuyên của Dế choắt đối với Dế Mèn. 
 Như vậy, qua câu chuyện trêu Cốc để rồi Dế Choắt phải chết oan. Dế Mèn đã rút ra được bài học : kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải hận suốt đời . Nên biết sống đoàn kết, có tình thân ái . 
Hoạt động 3: Tổng kêt
-GV chia nhóm HS thảo luận theo yêu cầu câu 5(sgk)
-HS thảo luận cử đại diện nhóm trả lời – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét . 
+ Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi . 
+ Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ . 
+Cốc : tự ái, nóng nảy .
- Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả của tác giả trong văn bản này ? 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ. 
- Phần luyện tập : HS đọc đoạn Dế mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt ( Đọc phân vai)
I/ Đọc và tìm hiểu chung : 
1/ Tác giả, tác phẩm: ( SGK ) 
2/ Đọc và tìm hiểu từ khó:
3/ Bố cục : 
- Đọan 1: Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn. 
- Đoạn 2:Kể về bài học đường đời đầu tiên.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1/ Hình ảnh Dế Mèn . 
- Hình dáng 
 Cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, cánh dài, đầu to, răng đen, râu dài . 
=> Tả khái quát đến cụ thể, tả hình dáng, hành động làm nổi bật lên vẻ đẹp hùng dũng, hấp dẫn . 
- Tính cách oai vệ, cà khịa, quát nạt tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ . 
=> Hung hăng, hống hách, kiêu căng, tự phụ .
b/ Câu chuyện. Về bài học đường đời đầu tiên : 
- Tả Dế choắt: Người gầy gò, cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, hôi, có lớn mà không có khôn . 
=> Yếu ớt, xấu xí, đáng khinh.
- Trêu chị Cốc: Muốn ra oai với Dế choắt .
=> Xấc xược, ác ý , ngông cuồng . 
- Khi Dế choắt chết : Dế Mèn hối hận và xót thương . 
=> Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, xót thương Dế choắt và nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình . 
* Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái . 
III/ Tổng kết .
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
* Ghi nhớ (sgk)
IV/ Luyện tập . 
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
? Nêu ý nghĩa của văn bản ?
Luyện tập theo yêu cầu.
Chuẩn bị bài : Phó từ 
Tuần 20	Ngày soạn : /01/2010
Tiết 75 : 	 	
PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh : 
nắm được khái niệm phó từ . 
Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ . 
Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau . 
II. CHUẨN Bị : 
- Giáo viên : Sgk, Sgv, tranh ảnh minh hoạ nếu có.
- Học sinh : Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số . 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài soạn của học sinh 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong cụm động từ, các từ làm phụ ngữ trước thường bổ sung ý nghĩa cho động từ các phụ ngữ đó được gọi là phó từ . Vậy phótừ là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ . 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phó từ.
- Học sinh đọc ví dụ .
-GV:Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
-HS: Trả lời. 
-GV: Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ loại nào ? 
-HS: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ . 
- GV: Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ . 
- HS: Đứng trước hoặc sau động từ, tính từ . 
Các từ in đậm đó là phó từ . Vậy phó từ là gì ? 
-HS: Tổng hợp, trình bày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại phó từ.
-GV: Yêu cầu hs đọc ví dụ sgk.
- HS: Đọc ví dụ 
-GV: Hãy tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ in đậm ? 
- GV: Kẻ bảng phân loại phó từ lên bảng . 
- Học sinh lên điền vào . 
Học sinh thảo luận nhóm : làm vào bảng phụ . 
- Học sinh tìm thêm những phó từ khác thuộc mỗi loại nói trên . 
+ Chỉ quan hệ thời gian : sẽ, vừa, mới.. 
+ Chỉ mức độ : lắm, hơi.
+Chỉ sự tiếp diễn tương tự : cứ, lại 
+ Chỉ sự phủ định : chẳng 
+ Chỉ sự cầu khiến : hãy, chớ. 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà làm bài 1 và bài 2 . 
-HS: Tự làm.
- GV đọc – HS viết 
- GV chia nhóm : 2 em trao đổi bài cho nhau rồi sửa lỗi. 
- GV nhận xét 
I/ Phó từ là gì ? 
1/ Ví dụ : 
a/ Đã đi nhiều nơi 
Cũng ra những câu đố . 
Vẫn chưa thấy có người nào .
Thật lỗi lạc 
Rất ưa nhìn .
Rất bướng 
Soi ( gương ) được 
To ra 
=> phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ . 
2/ Ghi nhớ : (SGK) 
II/ Các loại phó từ : 
1/ Ví dụ : 
a/ Tìm phó từ : 
- lắm, đừng, vào, không, đã, đang . 
b/ Bảng phân loại phó từ . 
- Chỉ quan hệ thời gian: Đã, đang
- Chỉ mức độ: Thật, rất, lắm
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự:Cũng, vẫn
- Chỉ sự phủ định: Không, chưa
- Chỉ sự cầu khiến: Đừng
- Chỉ kết quả, hướng: Vào, ra
- Chỉ khả năng: được
*Ghi nhớ: (sgk)
III/ Luyện tập . 
Bài 1,2 ( làm ở nhà ) 
Bài 3 : Viết chính tả . 
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
 ? Thế nào là phó từ ? Các loại phó từ ?
- Làm bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Tuần 20 	Ngày soạn : 01/01/2010
Tiết 76 : 	
TÌM HIỂU CHUNG VÊ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh : 
Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả . 
Nhận biết được những đoạn văn, bài văn miêu tả . 
Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả . 
II. CHUẨN BỊ:
- Học sinh : Soạn bài 
- Giáo viên : Tích hợp với văn bài “ bài học đường đời dầu tiên”, với Tiếng Việt bài “ Phó từ” 
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: : 
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : Giáo viên kiểmtra bài soạn của học sinh 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Hình thức vấn đáp : 
GV : ở bậc tiểu học, các em đã được học các thể loại văn nào ? 
HS : Văn miêu tả, văn kể chuyện .
GV : Về văn miêu tả, các em đã được tìm hiểu . Lên cấp 2, các em sẽ tìm hiểu tiếp về văn miêu tả .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là văn miêu tả.
- Học sinh đọc các tình huống 
- GV: Nêu yêu cầu để HS thảo luận, trình bày.
+ Nhóm 1, 2 : Tình huống 1.
+ Nhóm 3,4 : Tình huống 2 . 
+ Nhóm 5,6 : Tình huống 3 . 
- Đại diện nhóm trả lời 
- GV: Nhận xét . 
-GV: Trong các tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả . Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự ? 
- Vậy thế nào là văn miêu tả ? 
-HS: Trình bày.
- HS: Đọc đoạn văn tả về hình dáng của Dế Mèn và Dế Choắt . 
-GV: Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không ? 
-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV: Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ? 
Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy bằng sự quan sát, nhà văn Tô Hoài đã giúp các em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai con dế . Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất . 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn 
- HS: Trao đổi, trình bày. 
-Gv: Nhận xét.
-Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
-HS: Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào ? 
- HS làm bài – Gv gọi 3 em đọc .
- Gv nhận xét .
I/ Thế nào là văn miêu tả . 
1/ a. Tìm hiểu các tình huống 
- Tình huống 1 : Tả ngôi nhà 
- Tình huống 2 : Tả chiếc áo . 
- Tình huống 3 : Tả người lực sĩ . 
b/ Đoạn văn miêu tả 
- Tả Dế Mèn 
-> vẻ đẹp cường tráng 
- Tả Dế Choắt
-> Hình dáng gầy gò, ốm yếu . 
2/ Ghi nhớ : ( SGK ) 
II/ Luyện tập 
1. Bài 1 : 
- Đoạn 1 : Tả hình dáng và hành động của Dế Mèn
-> Chú dế to khỏe, mạnh mẽ . 
- Đoạn 2 : tả hình dáng chú bé liên lạc 
( Lượm ) 
-> Chú bé nhanh nhẹn, v ... thích .
2/ Thể lọai : Bút ký 
3/ Bố cục : 3 đọan . 
4/ Phân tích : 
a/ Giới thiệu Cầu Long Biên
Bắc qua sông Hồng, khởi công xây dựng năm 1898, khánh thành 1902 . 
Hơn một thế kỷ qua cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử . 
Làm bằng sắt, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn .
Mang tên tòan quyền Pháp “ Đu – me” . 
Phương pháp thuyết minh, miêu tả khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu . 
b/ Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử : 
cầu được đổi tên là : Long Biên ( tháng 8/1945) . 
Cầu Long Biên đã chính kiến bao sự kiện lịch sử . 
Vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể gợi lại giai đọan lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước . 
c/ Cầu Long Biên trong hiện tại : 
Rút về vị trí khiêm nhường. 
Là nơi để du khách đến thăm . 
Tác giả : Bắc nhịp cầu vô hình => ý tưởng đẹp, mới, có tính nhân văn. 
III/ Tổng kết ( ghi nhớ ) 
IV/ Luyện tập .
4/ Hướng dẫn về nhà : 
Học bài . 
Sọan : Viết đơn 
Tuần 31 - Tiết 124
Ngày sọan : 17/4/2009 
Ngày dạy : 19/42009 
VIếT ĐƠN
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu được khi nào cần viết đơn. 
Cách trình bày những sai sót cần tránh khi viết đơn . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với Văn và tập làm văn những bài đã học .
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : Kiểm tra bài sọan của học sinh 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ở bậc Tiểu học, các em đã được học về cách viết đơn . Lên cấp II, các em sẽ tìm hiểu tiếp về cách viết đơn bởi vì đây là một lọai văn bản hay vận dụng trong cuộc sống hàng ngày . 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Hãy nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? 
Học sinh nêu các trường hợp cần viết đơn ? 
Trường hợp thứ nhất, thứ 2, thứ 4 . 
Học sinh kể thêm các trường hợp khác : 
Đơn xin nghỉ học , đơn xin miễm giảm học phí, xây dựng 
Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn : Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc ví dụ : 
+ Đơn xin học nghề 
+ Đơn xin miễn giảm học phí . 
Hãy cho biết các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự như thế nào ? 
Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? 
Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống trong lá đơn viết theo mẫu . 
Học sinh đọc phần viết đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc phần lưu ý 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Ghi bảng
I/ Khi nào cần viết đơn : 
Khi có một yêu cầu, nguyện vọng với một người hay với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó . 
Các trường hợp cần viết đơn .
II/ Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn . 
1/ Các lọai đơn . 
a/ Đơn theo mẫu 
b/ Đơn không theo mẫu . 
2/ Những nội dung không thể thiếu trong đơn . 
Đơn gửi ai ? 
Ai gửi đơn ? 
Gửi đơn để làm gì ? 
III/ Các thức viết đơn 
1/ Viết theo mẫu 
Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết . 
2/ Viết không theo mẫu 
Trình bày theo thứ tự nhất định ( SGK / 134 ) 
Cách viết đơn 
Ghi nhớ ( SGK ) 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài 
- Soạn bài : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ . 
Tuần 32 - Tiết 125, 126
Ngày sọan : 18/4//2009 
Ngày dạy : 20/4/2009– 22/4/2009 
BứC THƯ CủA THủ LĩNH DA Đỏ 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Thấy được bức thư nêu lên một vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay : Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường . 
Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm của tác giả . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ”, với Tập làm văn các bài đã học, với thực tế cuộc sống, với môn sinh học . 
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : Nêu ý nghĩa của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”? 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Năm 1854, tổng thống Mỹ thứ 14 có ý muốn mua đất của người da đỏ . Thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn đã viết một bức thư để trả lời . Đây là một bức thư rất nổi tiếng từng được xem là văn bản hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên môi trường . Các em sẽ tìm hiểu văn bản . 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao ? 
Giáo viên giới thiệu về xuất xứ của bức thư .
Giáo viên giới thiệu cách đọc : Đọc rõ ràng . 
Giáo viên đọc đọan 1 – Học sinh đọc hết văn bản . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích . Chú ý các cụm từ “ Người da đỏ”, “ Người da trắng “ .
Văn bản được viết theo thể lọai nào ? 
Bố cục bức thư gồm mấy phần ? 
Nêu nội dung của từng phần ? 
+ Đọan đầu : -> quan hệ của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên . 
+ tiếp đến “ Sự ràng buộc” -> cách sống, thái độ đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng .
+ Còn lại : Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
Học sinh đọc lại đọan đầu của bức thư ? 
Hãy nêu mối quan hệ giữa người da đỏ đối với đất av2 thiên nhiên ? 
Hãy chỉ ra các phép so sánh và nhân hóa được dùng . 
Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó ? 
+ Phép nhân hóa : Bà mẹ, người chị, người em, gia đình, tổ tiên, cha ông . 
Học sinh đọc đọan từ “ Tôi biết” đến “ có sự ràng buộc” . 
Đọan văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “ cách sống”, trong thái độ đối với “ Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng mới nhập cư trên những vấn đề gì ? 
Cách đối xử đối với đất và thiên nhiên.
Học sinh tìm các dẫn chứng – Phân tích sự đối lập trong hai cách sống, cách đối xử của người da đỏ và người da trắng mới nhập cư đối với đất và thiên nhiên
+ Học sinh tìm các điệp ngữ trong văn bản . 
Tôi biết, tôi thật không hiểu nổi , tôi không hiểu. Nếu chúngtôi, ngài phải.
Nêu tác dụng ? 
Học sinh đọc phần cuối bức thư ? 
Hãy nêu ý chính của đọan văn. 
Cách hành văn, giọng điệu đọan này có gì giống, có gì khác với hai phần trên? 
Nên hiểu thế nào về câu : Đất là mẹ 
Học sinh liên hệ tìm các câu tục ngữ nói về thái độ của dân tộc ta đối với đất : 
- Tấc đất, tấc vàng . 
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu . 
Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường ? 
Bức thư có ý nghĩa khoa học và triết lý dúng đắn sâu sắc về mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên đối với con người . 
- Phần luyện tập, học sinh về nhà làm .
Ghi bảng
I/ Giới thiệu chung 
1/ Tác giả : Thủ lĩnh Xi – át – tơn – người da đỏ . 
 2/ Tác phẩm : SGK 
II/ Đọc – hiểu văn bản . 
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích . 
2/ Thể lọai 
Thư từ – Nghị luận 
3/ Bố cục : 3 phần
4/ Phân tích 
a/ Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên . 
Đất và thiên nhiên là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ . 
Phép nhân hóa, so sánh => mối quan hệ mật thiết giữa con người với đất và thiên nhiên . 
b/ Cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và “người da trắng” . 
Người da đỏ : 
+ Coi đất là mẹ, là anh em . 
+ Sống hóa nhập với thiên nhiên, yên tĩnh . 
Người da trắng mới nhập cư : 
+ Coi đất như những vật mua được rồi bán đi . 
+ Lấy đi từ lòng đất những gì họ cần . 
+ Sống : ồn ào, hủy diệt những thú quý hiếm. 
Phép đối lập, dùng điệp ngữ để khẳng định tầm quan trọng của đất, của thiên nhiên đối với con người . 
c/ Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
Khẳng định mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên với con người . 
Nếu người đa đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng phải đối xử với đất như người đa đỏ . 
Lời cảnh báo : nếu không thì người da trắng cũng bị tổn hại . 
lập luận chặt chẽ, cách so sánh cụ thể bức thư có ý nghĩa sâu sắc . 
III/ Tổng kết ( ghi nhớ ) 
IV/ Luyện tập 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
Học bài 
Soạon : Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ .
Tuần 32- Tiết 127	Ngày sọan : 22/4/2009 
Ngày dạy : 24/4/2009 
CHữA LỗI Về CHủ NGữ Và Vị NGữ ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ lẫn vị ngữ . 
Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ lẫn vị ngữ để viết câu đúng . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với các văn bản và Tiếng Việt đã học . 
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : Kiểm tra bài sọan của học sinh 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Khi nói và viết, cần tránh những câu viết thiếu : chủ ngữ và vị ngữ , bên cạnh các lỗi về ngữ pháp còn có các câu sai về mặt ngữ nghĩa . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về cách chữa các câu sai các lỗi đó . 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Học sinh đọc ví dụ . 
Chỉ ra chỗ sai trong từng câu -> cả hai câu đều sai . Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ . 
Học sinh chữa lại . Thêm chủ ngữ và vị ngữ . 
Học sinh có thể thêm nhiều cách . 
Học sinh đọc ví dụ 
Bộ phận in đậm nói về ai ? 
Bộ phận in đậm miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu ( ta ) .. 
Câu viết sai về mặt nghĩa
Học sinh chữa lại câu trên cho đúng . 
Bài 1 : Học sinh làm – đọc – giáo viên nhận xét . 
Học sinh sử dụng cách đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ . 
Bài 2 : Học sinh thảo luận nhóm . làm vào bảng phụ – GV nhận xét . 
Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm làm vào bảng phụ – Gv nhận xét 
Bài 4 : Học sinh làm – đọc – GV nhận xét . 
Ghi bảng
I/ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 
a/ Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bão dâu. 
b/ Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy xe tơ đã hòan thành 60% kế họach năm. 
II/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu . 
Ta / thấy dượng Hương Thư  
III/ Luyện tập : 
Bài 1 : 
a/ Năm 1945, cầu / được đổi tên 
b/ ..lòng tôi / lại nhớ. 
c/ tôi / cảm thấy  
Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ : 
Bài 3 : Chữa lại câu . 
Bài 4 : 
a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
b/ Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em . Thúy vội cất cặp rồi đi ngay . 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
Xem lại bài 
Soạn : Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi .
Tuần - Tiết 
Ngày sọan : 13/2/2009
Ngày dạy : 15/2/2009– 16/2/2009 
PHƯƠNG PHáP Tả CảNH 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với Văn bài “ Vượt thác”, với Tiếng Việt bài “ So sánh” . 
C. Tiến trình họat động : 
1. ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
4/ Hướng dẫn về nhà : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 HKII(1).doc