Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 73: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 73: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1.Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2.Kỹ năng:

 

docx 60 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 73: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20 : Tiết 73 : Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích:“ Dế Mèn phiêu lưu ký”)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2.Kỹ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.
b. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử , sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện
3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức 
 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Động não: suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
 - Thảo luận nhóm kỹ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trong người khác.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.....
V.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số Lớp 6A/ V:..; Lớp 6B/. V:;
	 Lớp 6C /.V:..: Lớp 6D/. V:;
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của tuổi mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Tìm hiểu chung
 -HS đọc chú thích SGK.
 GV giảng giải và chốt ý chính về tác giả, tác phẩm .
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
GV đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi HS đọc à GV nhận xét, uốn nắn .
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích .
Đoạn trích chia làm mấy phần ?
Nêu nội dung của mỗi phần? 
Hình dáng của Dế Mèn được miêu tả qua chi tiết nào?
Miêu tả hình dáng của Dế Mèn tác giả dùng từ loại gì? Qua đó giúp em hình dung ra hình dáng của Dế Mèn như thế nào?
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả : Tô Hoài : sinh năm 1920, nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
2.Tác phẩm : " Bài học đường đời dầu tiên "trích từ truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí "- tác phẩm được xuất bản lần đầu năm 1941.
II. ĐỌC– HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Chú thích:
2.Bố cục : 2 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu đến "thiên hạ rồi ": Miêu tả vẻ đẹp hình dáng của Dế Mèn .
- Đoạn 2: Còn lại : câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn .
3.Phân tích : 
 a. Hình dáng, tính cách của Dế Mèn:
à Hình dáng: 
-Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt .
- Cánh dài tận chấm đuôi, cả người rung rinh , rất ưa nhìn 
- Đầu to nổi tảng, rất bướng .
- Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm, râu dài, rất đỗi hùng dũng .
=> miêu tả bằng các tính từ độc đáo => Vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, pha chút bướng bỉnh .
 III. CỦNG CỐ, DẶN DO, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Theo em, Dế Mèn là chàng dế như thế nào? 
-Tìm đọc truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí ".
***********************************************
 Tuần 20 : Tiết 74 : Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích:“ Dế Mèn phiêu lưu ký”)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2.Kỹ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.
b. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử , sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện
3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức 
 III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Động não: suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
 - Thảo luận nhóm kỹ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trong người khác.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp.....
V.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số Lớp 6A/ V:..; Lớp 6B/. V:;
	 Lớp 6C /.V:..: Lớp 6D/. V:;
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Quan sát phần kể tiếp SGK và tìm chi tiết thể hiện tính cách của Dế Mèn?
Khi viết về tính cách Dế Mèn tác giả đã sử dụng từ loại gì ? Qua cử chỉ (gây sự, quát, đá ghẹo) thể hiện tính cách gì của Dế Mèn ?
Gọi HS đọc lại đoạn cuối truyện? Nội dung đoạn này là gì? 
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào? Thái độ đó thể hiện điều gì của Mèn? 
Thái độ của Choắt đối với Mèn như thế nào? 
Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn được bắt đầu bằng việc gì? 
Hãy phân tích thái độ của Dế Mèn đối với chị Cốc ?
Kết quả của sự trêu chọc đó là gì ?
 Qua đó Dế Mèn rút ra được bài học gì? 
Hoạt động III: Tổng kết
Em hãy nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?
Nêu ý nghĩa văn bản ?
Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 
HS đọc ghi nhớ SGK
à Tính cách :
- Dám khà khịa với mọi người trong xóm .
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó
à Động từ => Sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại .
b. Bài học đường đời đầu tiên 
* Thái độ của Mèn đối với Choắt :
- Mèn đặt tên cho Choắt 
- Mèn trịnh thượng kể cả gọi “chú mày” .
- Không cho thông hang, mắng Choắt à trịnh thượng, ích kỷ.
*Bài học đường đời đầu tiên :
- Rủ Choắt trêu chị Cốc, khi Choắt can ngăn thì quắc mắt, mắng .
- Hát trêu Cốc à Tự cao tự đại .
=> Kết quả: Choắt chết oan .
à Hối hận, rút ra bài học cho mình : " Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà kgoong biết nghĩ " không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình.
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật :
- Kể chuyện két hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Ý nghĩa văn bản :
Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
Ghi nhớ(SGK) 
 VII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Theo em, Dế Mèn là chàng dế như thế nào? 
 - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? 
- Qua bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn em rút ra bài học gì cho bản thân em? 
-Tìm đọc truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí ".
-Hiểu , nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ".
 Soạn bài : Phó từ .
***********************************************
Tiết 75 : Ngày soạn :
 Ngày dạy :
Tiếng Việt: PHÓ TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của phó từ
- Nắm được các loại phó từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức
- Khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại...
IV. CHUẨN BI:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số Lớp 6A/ V:..; Lớp 6B/. V:;
	 Lớp 6C /.V:..: Lớp 6D/. V:;
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong chương trình TV học kỳ I, ta đã tìm hiểu về một vài loại từ chính như danh từ, động từ, tính từ .. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về phó từ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: Phó từ 
Gọi HS đọc bài tập (SGK/12) 
Hãy chỉ ra các từ in đậm SGK 
Các từ đó bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? 
Những từ được bổ nghĩa thuộc loại từ gì? 
Nếu quy ước các từ đã cũng vẫn chưa là X và những từ bổ nghĩa là Y hãy vẽ mô hình từng trường hợp 
GV chốt 
Những từ in đậm trong SGK chuyên đi kèm với động tư, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó. Đó là các phó từ. Vậy phó từ là gì ? (Đọc to ghi nhớ SGK / 12) 
Hoạt động 2 : Các loại phó từ
HS đọc bài tập 1 /13 
Tìm các phó từ bỏ nghĩa cho các động từ, tính từ in đậm? 
Hãy thống kê các động từ, tính từ tìm được ở các mục I, II vào bảng bên? 
Dựa vào bảng thống kê bên, kể các loại phó từ? 
Đặt câu có với từng loại phó từ tương ứng 
Phó từ nào thường đứng trước ĐT, TT?
Phó từ nào thường đứng sau động từ, tính từ? 
HS đọc ghi nhớ SGK/ 14
Hoạt động III: Luyện tập
HS nêu yêu cầu BT 1 và 2
GV hướng dẫn HS làm bài
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Phó từ là gì
 Ví dụ: (SGK)
đã Bổ sung cho =>đi
cũng Bổ sung cho =>ra
vẫn chưa Bổ sung cho =>thấy 
thật Bổ sung cho =>lỗi lạc
soi (gương)Bổ sung cho <= được
to Bổ sung cho <=ra
rất Bổ sung cho =>ưa nhìn
rất Bổ sung cho => bướng
- những từ được bổ sung ý nghĩa: ĐT, TT
- Có thể đứng trước hoặc sau cụm từ.
* Nhận xét
Những từ in đậm trên chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ nghĩa cho ĐT, TT 
=> Phó từ
* Ghi nhớ (SGK/12)
2. Các loại phó từ 
Ý nghĩa
Phó từ
đứng trước
Phó từ 
đứng sau
 Chỉ Quan hệ thời gian
Đã , đang 
Được 
 Chỉ mức độ
Rất, thật
Lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Cũng, vẫn 
 Chỉ sự phủ định
 chưa, không
 Chỉ sự cầu khiến
đừng
Chỉ kết quả và hướng 
Vào,Ra ... nào ?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I:Yêu cầu chung về thể loại thơ bốn chữ
Yêu cầu chung của thể loại thơ này? Mỗi dòng mấy chữ?
 Có mấy câu trong một khổ thơ?
Nhịp thơ?
Cách gieo vần như thế nào ?
Nhận biết cách gieo vần trong bài thơ "Lượm " ?
Học sinh xem lại bài thơ “ Lượm”
Số tiếng trong từng câu ?
Số câu trong từng bài ?
Cách chia đoạn có gì đáng chú ý ?
- Nhận xét về nhịp, vần?
Giáo viên đọc đoạn thơ. 
Hướng dẫn học sinh phân tích nhịp, vần . (Gieo vần hỗn hợp, không theo trình tự nào )
- Học sinh trình bày – lớp nhận xét – giáo viên nhận xét
Hoạt động II:Hướng dẫn HS tìm các cách gieo vần trong các ví dụ trang 85/SGK.
GV hướng dẫn HS tạo lập đoạn thơ hay một bài thơ có nội dung miêu tả hoặc kể chuyện theo thể thơ bốn chữ.
-Trình bày trước tập thể bài ( đoạn thơ ) đã làm
I. YÊU CẦU CHUNG VỀ THỂ THƠ BỐN CHỮ:
- Mỗi dòng bốn chữ; bốn câu = một khổ thơ ; -Thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ , gieo vần liền và vần cách hay vần hỗn hợp.Xuất hiện nhiều trong tục ngữ , ca dao và đặc biệt là vè.
-Cách gieo vần :
- Vần lưng : loại vần được gieo ở giữa dòng thơ.
 -Vần chân : vần gieo ở cuối dòng thơ.
-Vần liền : các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
 -Vần cách :các vần tách ra không liền nhau.
Ví dụ :
Chú bé / loắt choắt-Cái xắc / xinh xinh
Cái chân / thoăn thoắt-Cái đầu / nghênh nghênh.
II. THỰC HÀNH:
1. Bài thơ: Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vực mẽ miệng gầy
Trưa vào bắt sâu
2. Vần chân: hàng – trang, núi – bụi.
Vần lưng: hàng – ngang, trang –màng.
3. Vần liền: hẹ – mẹ, đàn – càn.
Vần cách: cháu – sáu, ra – nhà.
4. Thay chữ:: Sưởi = cạnh ; Đò = sông.
5. Tập làm thơ 4 chữ về mẹ, bà, cô nhân ngày 8/3
Trình bày bài ( đoạn) thơ đã chuẩn bị ở nhà . Chỉ ra nội dung, đặc điểm ( vần, nhịp ).
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 -Đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
-Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ bốn chữ.
Soạn bài: “Cô Tô”.
 ************************************************
 Ngày soạn:05/03/2012
 Ngày dạy : 07/03/2012 
Tiết 103 : Văn bản: CÔ TÔ
 (Trích bài ký “Cô Tô” của Nguyễn Tuân)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
- Yêu mến thiên nhên và con người trên đất nước.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, con người lao động, học tập cách viết văn, sử dụng các
 phép tu từ của tác giả.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên: Soạn và tìm tài liệu liên quan . Tích hợp với bài , “So sánh, nhân hóa, ẩn dụ”.
	2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình.Vấn đáp tái hiện.Nêu và giải quyết vấn đề.
	1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. Tích hợp với Tiếng 
Việt bài “ Hoán dụ” với Tập làm văn bài “ Phương pháp tả cảnh”
	2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số Lớp 6A/V.; Lớp 6B/V.;
 Lớp 6C/V.; Lớp 6D/V.;
2.Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Câu 1 : Đọc thuộc lòng một đoạn bài thơ trong bài thơ“Lượm'' ?
 Câu 2 : Nêu nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ?
3. Bài mới:* Giới thiệu bài: : Sau một chuyến ra thăm quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn 
Nguyễn Tuân viết bút ký – tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng tả cảnh thiên nhiên và đời sống con người ở một
 vùng đảo biển cách Quảng Ninh khoảng 100km. Đoạn trích học ở gần cuối bài tái hiện cảnh một buổi 
sớm bình thường trên vùng đảo Cô Tô 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Giới thiệu chung
Giáo viên hướng dẫn – học sinh tìm hiểu tác giả ? tác phẩm ?
.Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc : giọng vui tươi hồ hởi.
GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc
HS đọc chú thích, văn bản
Gv giải thích một số từ khó.
 Hd HS chia bố cục của bài văn
? Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
- Bức tranh toàn cảnh của Cô Tô được tác giả đề cập trong thời gian, điều kiện nào? Không gian ở đảo ra sao?
- Vẻ đẹp của đảo được thể hiện qua những chi tiết cụ thể nào trong bài? (cây , cát, nước biển ,...?)
- Từ loại gì tác giả sử dụng? 
* Học sinh đọc đoạn 2 :
Cảnh mặt trời mọc bên bờ biển đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự nào ?
Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó ?
Cảnh rạng đông được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào ? Nghệ thuật miêu tả ? Qua đó em cảm nhận được bức tranh thiên nhiên như thế nào ?
Cái cảch đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào ? Theo em vì sao nhà văn lại có cách đón nhận như vậy .
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả : Nguyễn Tuân ( 1910 -1987) , là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về tùy bút và kí .
- Tác phẩm của ông thể hiện phong cách tài hoa, giàu hình ảnh, ngôn từ..
2.Tác phẩm:
- Trích từ phần cuối bài kí “ Cô Tô”
- Bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô (Quảng Ninh)
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Chú thích:
2. Bố cục: 3 đoạn
- Từ đầu "sóng ở đây": =>Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão.
- Tiếp "nhịp cánh”: =>Cảnh mặt trời mọc trên biển tráng lệ, hùng vĩ
- Còn lại: =>Cảnh sinh hoạt và lao động, việc chuẩn bị cho chuyến ra khơi của con người trên đảo .
3.Tìm hiểu chi tiết văn bản :
a) Cảnh thiên nhiên trên đảo Cô Tô:
à Sau trận bão:
 Bầu trời trong trẻo, sáng sủa .
Cây thêm xanh mượt .
Nước biển lam biếc
Cát vàng giòn hơn.
Cá nặng lưới.
=> Tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng : bức tranh phong cảnh biển đảo tươi sáng, khoáng đãng , vẻ đẹp trong sáng
à Cảnh mặt trời mọc trên biển:
- Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm, đường bệ đặt lên mâm bạc...
- Chân trời màu ngọc trai, nước biển ửng hồng như mâm lễ Phật.
- Vài chú nhạn chao đi, con hải âu bay ngang 
 So sánh, gợi tả: bức tranh đẹp rực rỡ, tươi sáng, tráng lệ, đầy chất thơ.
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Phần Ghi nhớ .
	-Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
	-Tham khảo một số bài viết về đảo Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của Tổ quốc. 
 Ngày soạn:06/03/2012
 Ngày dạy : 08/03/2012 
Tiết 104 : Văn bản: CÔ TÔ
 (Trích bài ký “Cô Tô” của Nguyễn Tuân)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
- Yêu mến thiên nhên và con người trên đất nước.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản; giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, con người lao động, học tập cách viết văn, sử dụng các
 phép tu từ của tác giả.
III.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên: Soạn và tìm tài liệu liên quan . Tích hợp với bài , “So sánh, nhân hóa, ẩn dụ”.
	2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình.Vấn đáp tái hiện.Nêu và giải quyết vấn đề.
	1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. Tích hợp với Tiếng 
Việt bài “ Hoán dụ” với Tập làm văn bài “ Phương pháp tả cảnh”
	2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số Lớp 6A/V.; Lớp 6B/V.;
 Lớp 6C/V.; Lớp 6D/V.;
2.Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Câu 1 : Đọc thuộc lòng một đoạn bài thơ trong bài thơ“Lượm'' ?
 Câu 2 : Nêu nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ?
3. Bài mới:* Giới thiệu bài: : Sau một chuyến ra thăm quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn 
Nguyễn Tuân viết bút ký – tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng tả cảnh thiên nhiên và đời sống con người ở một
 vùng đảo biển cách Quảng Ninh khoảng 100km. Đoạn trích học ở gần cuối bài tái hiện cảnh một buổi 
sớm bình thường trên vùng đảo Cô Tô .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 Học sinh đọc đoạn còn lại .
Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô nhà văn đã chọn điểm không gian nào ?
Tại sao tác giả lại chọn địa điểm đó ?
Trong con mắt Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt ?
Tại sao tác giả nhận thấy cảnh sinh hoạt giống đảo: vui như một cái bến” ?
Cảnh sinh hoạt đó đã gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người trên đảo Cô tô ?
Theo em, trong khi quan sát miêu tả sự sống nơi đảo Cô Tô, nhà văn mang vào đó tình cảm nào của mình ?
Hoạt động III: Tổng kết
Em hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật trong bài ?
Nêu ý nghĩa văn bản ?
HS đọc ghi nhớ: SGK
b) Cảnh cảnh sinh hoạt và lao động của người dântrên đảo
à Cảnh sinh hoạt quanh giếng nước ngọt:
- Vui như một cái bến và đậm đà, mát nhẹ hơn mọi chợ ở đất liền
- Người đến gánh nước vào thùng, cong  nối tiếp đi đi, về về
à Cảnh anh hùng Châu Hoà Mãn quẫy nước cho thuyền .
-> Tình cảm chân thành và thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây .
 So sánh, ngôn ngữ độc đáo: cuộc sống đầm ấm , bình yên, dung dị, hạnh phúc
-> Tình cảm yêu mến, gắn bó với tác giả với thiên nhiên đất nước .
III. TỔNG KẾT: 
1. Nghệ thuật :
-Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác , độc đáo.
-Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo .
2. Ý nghĩa văn bản :Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô , vẻ dệp của người lao động trên dảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
 (Ghi nhớ SGK)
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Phần Ghi nhớ .
	-Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
	-Hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh so sánh.
	-Tham khảo một số bài viết về đảo Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của Tổ quốc. 
	 -HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TLV SỐ 6 -VĂN TẢ NGƯỜI.
	-Ôn tập văn miêu tả - Phương pháp tả người . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Ngu Van 6 tuan 2027.docx