Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1: Ôn tập từ ghép và từ láy (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1: Ôn tập từ ghép và từ láy (Tiếp)

I Mục tiêu cần đạt :

 - Hiểu được cấu tạo của 2 loại từ ghép : chính phụ và từ ghép đẳng lập .Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng việt

 - Hiểu được cấu tạo của 2 loại từ láy : láy toàn bộ và láy bộ phận . Cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt

II. Nội dung ôn tập :

 

doc 50 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1: Ôn tập từ ghép và từ láy (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 8 tháng 9 năm 2009 
Ngày dạy: 9 tháng 9 năm 2009
Bài 1 ôn tập từ ghép và từ láy
I Mục tiêu cần đạt : 
 - Hiểu được cấu tạo của 2 loại từ ghép : chính phụ và từ ghép đẳng lập .Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng việt 
 - Hiểu được cấu tạo của 2 loại từ láy : láy toàn bộ và láy bộ phận . Cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt 
II. Nội dung ôn tập : 
A. Kiến thức :
1 .từ ghép :
 Có 2 loại từ ghép : ghép chính phụ và ghép đẳng lập .
ví dụ:- Ghép đẳng lập : sách vở , mưa nắng , đồi núi , mặt mũi .
- ghép chính phụ : hoa hồng , trắng tinh , cà chua , cải bắp , rau riếp
2 . Từ láy :
Có 2 loại từ láy :từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng .....
B . Bài tập : 
Bài 1 nối 1với b.
 nối 2 với a 
 nối 3 với d 
 nối 4với c 
 nối 5với e 
Bài 2 . từ ghép đẳng lập: hoa lá ,làm lụng , trâu bò , rau cỏ , ăn uống , vở sách , thước bút ,ngủ nghỉ
Bài 3 
Từ ghép C – P 
Từ ghép đẳng lập 
cánh cổng , ngày mai , lớp một , ngày khai trường 
kỳ diệu , can đảm , thế giới 
Bài 4
Từ láy bộ phận 
Từ láy toàn bộ
Lắc lư , lơ lững ,
phập phồng , nhớ nhung , xốn xang ,
lấm tấm , lác đác
bổi hổi 
thơm thơm , nhè nhẹ
Bài 5 
 Khấp khểnh : không bằng nhau , có nhiều chổ nhô cao nhô ra .
- bập bềnh : trôi nổi , lên xuống theo làn sóng , làn gió 
 -gập ghềnh : Có những chỗ lồi lõm không bằng phẳng 
 - mấp mô : có nhiều ụ nhỏ nổi lên không đều trên bề mặt.
Bài 6
Chị ấy có vóc người nhỏ nhắn
Con trai mà ăn nói , nhỏ nhẻ như con gái
Những chuyện nhỏ nhặt như thế để bụng làm gì 
Ông ta tính rất nhỏ nhen
Bài 7 Đoạn văn : 
? Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo củatừ ghép ? lấy ví dụ ?
? ? Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của từ láy? lấy ví dụ ?
Bài 1. Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ ghép chính phụ .
 A B
 1.sách a, vuông
 2.bàn b, tập đọc 
 3 .xe c, gang 
 4 .nồi d, bò
 5. giày e, da 
Bài 2. Cho các tiếng : hoa , làm, trâu , ăn , rau , ngủ , vở, thước ; tìm tiếng tương ứng để tạo thành từ ghép đẳng lập 
Bài 3 Xác định và phân loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong đoạn văn sau: 
 " Ngày mai là ngày khai trường lớp một của con . Mẹ sẽ đưa con đến trường cầm tay con dắc qua cánh cổng rồi buông tay con mà nói : "Đi đi con hãy can đảm lên , thế giới này là của con bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra" .
Bài 4 Đọc 2 đoạn văn sau 
" Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi chàng hạt bồ đề lơ lững  Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ . HơI thở của đất trời , mặt nước thơm thơm , nhè nhẹ "
" Mùa xuân . Không , không phải mưa . Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thởdài vì bổi hổi ,xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẩm . Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trầu trắng "
? Gạch chân từ láy có trong 2 đoạn văn trên 
? Phân loại các từ láy đã tìm được 
Bài 5 Tìm hiểu nghĩa của các từ láy : khấp khểnh , bập bềnh , mấp mô , gập ghềnh 
Bài 6 Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống : ( nhỏ nhặt , nhỏ nhắn , nhỏ nhẻ , nhỏ nhen , nhỏ nhoi , nho nhỏ )
a )Chị ấy có vóc người 
b )Con trai mà ăn nói .như con gái
c )Những chuyện.. như thế để bụng làm gì 
d )Ông ta tính rất .
Bài 7 Viết đoạn văn chủ đề tự chọn dài từ 5 đén 8 câu có sử dụng từ láy và từ ghép 
Ngày soạn: 15 tháng 9 năm 2009 
Ngày dạy: 16 tháng 9 năm 2009
Bài 2 Các kĩ năng cần có khi tạo lập văn bản
I . Mục tiêu cần đạt
 Qua tiết học : - HS nắm được khái niệm về tính liên kết , phân biệt được liên kết hình thức và liên kết nội dung
 - Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản . bước đầu hiểu thế nào là bố cục rành mạch hợp lý 
 - Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản 
 - Thực hành , luyện tập
 II . Nội dung
A. Kiến thức
I. Liên kết trong văn bản :
 Liên kết là mộy trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa , dễ hiểu .
 Để văn bản có tính liên kết người viết , người nói làm nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó với nhau , đồng thời phảI biết kết nối các câu các đoạn đó bằng phương tiện ngôn ngữ ( từ ngữ ) 
II . Bố cục trong văn bản 
 Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự một hệ thống rành mạch hợp lý 
Các điều kiện để bố cục rành mạch hợp lý :
 ( SGK trang 30 )
III . Mạch lạc trong văn bản 
 ( SGK trang 32 )
IV. Quá trình tạo lập văn bản : 4 bước 
 ( SGK trang 46 ) 
B . Bài tập : 
Bài 1 . a ) Không thể đổi chổ được vì nếu đổi chỗ thì không đảm bảo tính liên kết , nội dung sẽ bị rời rạc . Từ “ đó ” ở câu thứ 3 là dấu hiệu để liên kết với câu 2 
b) Từ ghép : yêu thương , kính trọng , cha mẹ , tình cảm , thiêng liêng , xấu hổ , nhục nhã , chà đạp 
 Các từ ghép trên thuộc lĩnh vực tình cảm với cha mẹ ở 2 tình huống con ngoan , con chưa ngoan . 
c ) Nội dung : Nói về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ của người con là rất thiêng liêng 
Bài 2 
 2 đoạn văn trên đã liên kết chặt chẽ với nhau cả về hình thức và nội dung” 
Đoạn 1 Nói về cử chỉ chăm sóc và những suy nghĩ , việc làm của người mẹ trong đêm khi con đã ngủ ‘
 Đoạn 2 Lý giải việc xảy ra từ chiều , khác mọi ngày , hôm nay con giúp mẹ , tỏ ra người lớn 
 Sự việc diễn ra ở đoạn 1 , thời gian là buổi tối mà đoạn 2 quay lại buổi chiều vẩn hợp lý vì là trong suy nghĩ nhớ lại của người mẹ Sự liên kết chặt chẽ giữa 2 đoạn còn thể hiện ở câu 1 ( đoạn 2 ) và mở đầu bằng từ “nhưng”
Bài 3
? Để văn bản có tính liên kết người ta phải làm gì ?
GV chắc các em biết cau chuyện cổ tích cây tre trăm đốt chỉ có trăm đốt trê đẹp đẽ thì chưa đam bảo làm nên cây tre . PhảI nhờ vào phép thần của bụt thì tre mới nối kết các đốt và trở thành cây tre thần kỳ .
 Tương tự không thể có văn bản nếu các câu các đoạn văn trong đó không nối liền với nhau . Đó chính là sự thần diệu của liên kết văn bản ..
? Vì sao khi xây dựng văn bản phảI quan tâm tới bố cục ? 
( không có bố cục sẽ không có văn bản , các ý sẽ lộn xộn không diễn đạt được nội dung cần trình bày .Bài viết khó hiểu )
? Thế nào là một văn bản mạch lạc ?
? các bước tạo lập văn bản ?
Bài 1 . Cho đoạn văn sau :
“ En – ri – cô này ! Con hãy nhớ rằng , tình yêu thương , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả . Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó ” .( trích : Mẹ tôi)
a ) Đoạn văn có 3 câu . Theo em có thể đổi chổ cho 2 câu : câu2 và câu 3 được không ? vì sao ? 
b ) Trong đoạn văn ngắn trên có những từ ghép nào ? Những từ ghép ấy diển tả lĩnh vực nào trong cuộc sống ? 
c ) Nội dung của đoạn văn trên là gì ? 
Bài 2 Cho 2 đoạn văn sau : 
“Mẹ đắp mền sáng hôm sau’’
“ Nhưng hôm nay dọn dẹp đồ chơi ” ( SGK trang 5 , 6 )
A ) Có bạn nhận xét “ 2 đoạn văn trên liên kết với nhau rất chặt chẽ cả về hình thức và nội dung”
Có bạn lại nói rằng 2 đoạn văn đó có trình tự thời gian lộn xộn . Đoạn văn 1 thời gian buổi tối khuya khi con đã đi ngủ rồi . Đoạn 2 là thời gian buổi chiều . ý kiến của em thế nào ?
Bài 3 Hãy đóng vai nhân vật Thành hoặc Thuỷ kể về nỗi bất hạnh của gđ mình và 2 anh em
Bài tham khảo : 
 Từ lúc sinh ra đến giờ tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn , gđ tôi lúc nào cũng êm ấm , tràn đầy hạnh phúc .Thế nhưng bây giờ , một tai hoạ đã giáng xuống đầu anh em tôi . Bố mẹ tôi ly hôn .
 Mới nghe bố mẹ nói mấy ngày trước anh em tôi cảm thấy thật buồn , đây là nỗi đau quá lớn mà , chúng tôi không thể chấp nhận cũng như không thể chịu đựng được . Mấy ngày hôm nay , mắt anh em tôi đã sưng lên vì khóc nhiều . Nhìn anh , đôi môi đỏ thâm đi vì anh đã phải cắn chặt môi để nén đi nổi đau thương , xót xa đó . Bây giờ tôi và anh tôi phải chia tay nhau , sẽ không còn những ngày thơ ấu , những ngày mà 2 anh em nô đùa cùng nhau đưa đón nhau đi học và cả khâu vá quần áo cho nhau nữa . Những con búp bê sẽ không còn chơi như trườc nữa mà mỗi người thỉnh thoảng chỉ đem ra ngắm nghiá , nhớ về tuổi thơ và khóc oà lên như 1 đứa trẻ . Tôi sẽ không còn được đến trường , sẽ không được nô đùa cùng bạn bè , cứ nghĩ đến thế lòng tôi cảm thấy thật buồn . Tôi cũng sẽ không bao giờ được gặp lại bạn bè , thầy cô cũ và mái trường mến yêu đã gắn bó với tôi trong suốt mấy năm qua . Nhớ bố nhớ anh trái tim tôi sẽ không lúc nào yên ổn . Tôi đã nhường hết búp bê cho anh để chúng không phải chia tay và mong rằng gia đinh tôi sẽ sớm được đoàn tụ 
 Cuộc ly hôn của bố mẹ tôi đã để lại nổi đau rất lớn cho gđ của tôi và tôi mong rằng các gđ trên thế giới sẽ mãi mãi đoàn tụ để những đứa trẻ tội nghiệp không bao giờ phải chia tay chúng sẽ được hưởng tình thương của cả cha lẩn mẹ .
 Ngày soạn: 22 tháng 9 năm 2009 
Ngày dạy: 23 tháng 9 năm 2009
Bài 3 Văn bản : Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
I . Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái . Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường qua văn bản Cổng trường mở ra và văn bản Mẹ tôi
- Thấy được những tình cảm chân thành sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện 
II . Nội dung : 
 Bài 1 . Cổng trường mở ra 9 Lý Lan ) 
Cổng trường mở ra là một bài văn ký của Lý Lan được trích từ báo yêu trẻ – TP HCM.
 Bài văn như những dòng nhật ký tâm tình , nhỏ nhẹ và sâu lắng , giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương , tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỡi con người .
Bài 2 . Mẹ tôi ( ét – môn - đô đơ A – mi – xi )
Dưới hình thức một bức thư A – mi – xi nêu lên tâm trạng của người bố đối với con khi con phạm lỗi . Qua bức thư người đọc thấm thía công lao , tình cảm của người mẹ có ý nghĩa to lớn đối với con cáI . 
 Bài 3 Cuộc chia tay của những con búp bê ( Khánh Hoài ) 
Thể hiện vấn đề quyền trẻ em 
Chuyện đề cập đến nỗi khổ và nỗi đau của trẻ em khi cha mẹ ly hôn con cáI phảI chịu nhiều đau đớn thiệt thòi .Truyện cũng miêu tả ca ngợi tình cảm trong sáng vị tha của 2 đứa trẻ 
Qua câu chuyện này tác giả muốn nhắn gửitới một thông điệp : tình cảm gđ là vô cùng quý giá và quan trọng , mọi người cố gắng bảo vệ và giữ gìn không nên vì bất cứ lý do gì để làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy .
II Bài tập : 
1 . Có bạn cho rằng : Có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường vào lớp 1 là ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn con người . Em có tán thành ý kiến đó không ? Hãy nhớ lại và viết về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình .
2 . Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với mẹ mình chưa ? Nừu có thì bài văn mẹ tôI gợi cho những suy nghỉ gì ? 
3 . Hãy tìm những chi tiết trong chuyện để thấy 2 anh em Thành và Thuỷ rất ... n khởi , vui mừng , mừng 
Bài 2 . hãy cho biết sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa in đậm trong các ví dụ sau : 
Bố mẹ cho em 2 quyển vở 
Mẹ biếu bà một hộp sữa
Em tặng bạn em một bông hoa hồng
Em bé xinh quá . 
Bức tranh này đẹp quá 
Bài 3 . Tìm 5 cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn và đặt câu với chúng 
Bài 4 Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau và đặt câu với chúng 
Ti vi : máy thu hình , vô tuyến 
Vô : vào 
Tràn trề : tràn đầy 
Lơ thơ : lác đác 
Hải đăng : đèn biển 
Bài 5 Điền từ thích hợp vào các câu sau ; 
Nhanh chóng , nhanh nhẩu , nhanh nhẹn 
Công việc đã hoàn thành 
Con bé nói năng 
Đôi chân Nam đi bông rất 
 Bài tập 1: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
	a) Thân em như củ ấu gai
	Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
	b) Anh em như chân với tay
	Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
	c) Người khôn nói ít hiểu nhiều
	Không như người dại lắm điều rườm tai
	d) Chuột chù chê khỉ rằng " Hôi!"
	Khỉ mới trả lời: "cả họ mày thơm!"
Bài tập 2: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
	a) Một miếng khi đói bằng một gói khi
	b) Chết.còn hơn sống đục
	c) Làm khi lành để dành khi
	d) Ai .ai khó ba đời
	 e ) Xấu đều hơnlỏi
	h) Nói thì.làm thì khó
	k) Trước lạ sau.
Bài tập 3: Cho đoạn văn:
	" khi đi từ khung cửa hẹp của ngụi nhà nhỏ, tụi ngơ ngỏc nhỡn ra vựng đất rộng bờn ngoài với đụi mắt khự khờ. Khi về, ỏnh sỏng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sỏng mỗi bước tụi đi. Tụi nhỡn rừ quờ hương hơn, thấy được xứ sở của mỡnh đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trỡnh".
	( Theo ngữ văn 7)
a) Tỡm cỏc cặp từ trỏi nghĩa cú trong đoạn văn trờn.
b) Nờu tỏc dụng của cỏc cặp từ trỏi nghĩa đú trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Bài 4 : Em hãy kể một số cặp từ trái nghĩa có điểm trung gian.
Bài 5 : Trong hai câu sau đây mỗi câu có cặp từ trái nghĩa nào không ? Vì sao ?
Ngôi nhà này to nhưng không đẹp.
Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.
Bài 6 : Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị khái niệm tương phản về : Thời gian, không gian , kích thước , dung lượng, hiện tượng xã hội.
Bài 7 : Tìm những cặp từ trái nghĩa trong đó mỗi cặp đều có từ mở.
Bài 8: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách sử dụng các cặp từ trái nghĩa đó ?
 Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi....
 Bây giờ đất thấp trời cao
 ăn làm sao ,nói làm sao bây giờ.
Ngày soạn : 29 tháng 11 năm 2009 
Ngày dạy: 30 tháng 11 năm 2009
Bài 17 từ đồng âm 
.I Mục tiêu cần đạt:
1.- Kiến thức:
 - ễn tập, vận dụng cỏc kiến thức đó học để thực hành làm bài tập dưới nhiều dạng khỏc nhau của từ đồng nghĩa để khắc sâu, mở rộng kiến thức về "đồng âm ”
 2- Kĩ năng:
 - Biết vận dụng những hiểu biết cú được từ bài học tự chọn để phõn tớch một số văn bản học trong chương trỡnh.
3- Thỏi độ:
 - Bồi dưỡng ý thức, tinh thần cầu tiến của học sinh
II. Nội dung
A. Kiến thức :
I. Thế nào là từ đồng âm.
 - Phát âm giống nhau, nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.
Ví dụ: - những đôi mắt sáng.
 - thức đến sáng.
-Sáng(1) : chỉ tính chất của mắt, trái với đục, mờ.
-Sáng(2) : thời gian, phân biệt với trưa, chiều, tối.
- Cơm chín, quả chín , suy nghĩ chín chắn
-> ở mức độ cao, kĩ, chín muồi.
->Không phải từ đồng âm, vì từ đồng âm là những từ có nét nghĩa khác xa nhau. Còn ở đây nghĩa của chúng vẫn có một nét chung, liên quan => Đây là từ nhiều nghĩa.)
II. Sử dụng từ đồng âm.
Ví dụ: 
+Đem cá về kho->chế biến thành món ăn
 ( nấu )
 ->nơi chứa cá ( nhà kho )
=>Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ.
-Tránh dùng từ với nghĩa nước đôi.
Ví dụ: Trời mưa đất thịt trơn như mỡ.
 Dò đến hàng nem chả muốn ăn
? Cho biết thế nào là từ đồng âm ?
GV: cho hs lấy ví dụ.
GV: cho hs tìm những nét nghĩa của 3 từ sau:
 - Cơm chín, quả chín, suy nghĩ chín chắn.
? Từ “ chín ” trong hai câu trên có phải từ đồng âm không ? Vì sao ?
GV: Lưu ý: Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 ? dựa vào đâu ta hiểu được nghĩa của chúng ? ( dựa vào ngữ cảnh giao tiếp )
? Câu “ Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? 
? Vậy, để tránh những hiểu lầmdo hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp ?
B . Bài tập : 
Bài 1 Tìm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau : 
Bác bác trứng , Tôi tôi vôi .
Ruồi đậu mâm xôi , mâm xôi đậu .
 Kiến bò đĩa thịt , đĩa thịt bò .
Tôi vừa câu cá , vừa đọc một câu thơ vừa học .
 Gợi ý : a.Bác (1 ) chị anh của bố mẹ 
 Bác (2) Chỉ hoạt động 
 Tôi (1) chỉ chính mình 
 Tôi (2) chỉ 1hoạt động 
 b. Đậu (1) hoạt động 
 Đậu (2) chỉ hạt của cây 
 Bò (1) hoạt động 
 Bò (2) chỉ con bò 
 c. Kiểu nói nước nước đôi biểu thị sự đồng thời của 2 sự việc Vừa (3) biểu thị sự việc xảy ra liền ngay trước thời điểm 
Bài 2 . Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm : 
lợi 
bình 
đào 
đường 
Gợi ý : HS tự tìm 
Bài 3 . Giải thích nghĩa của từ “đồng ”trong các ví dụ sau : 
Trống đồng 
Làm việc ngoài đồng 
Đồng lòng 
Đồng tiền 
Gợi ý : a. đồng (1) chỉ một loại kim loại , chất liệu 
 b. đồng (2) đồng ruộng , nơi sx ra sản phẩm 
 c. đồng (3) cùng chung 
 d. đồng (4) đơn vị mua bán 
Bài 4 . Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau :
đá ( danh từ ) đá ( động từ ) 
Bắc ( danh từ ) bắc ( động từ )
Thân ( danh từ ) thân ( động từ )
Gợi ý : a. bạn Hạnh đá bạn Thu làm Thu ngã vào cục đá .
 b. Nhà em nằm ở hướng bắc 
 Anh bắc hộ nồi cơm xuống cho em với .
c. Thân em vừa trắng lại vừa tròn .
 Em và bạn ấy thân nhau lắm 
Bài 5 Viết đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu có sử dụng từ đồng âm . 
Gợi ý : HS tự viết 
 Ngày soạn: 6 tháng 12 năm 2009
 Ngày dạy: 7 tháng 12 năm 2009
Bài 19 ôn tập tác phẩm trữ tình
I. Mục tiêu cần đạt.
	- Giúp h/s bước đầu nắm được khái niệm về tác phẩm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm trữ tình.
	- Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng được rèn luyện qua việc học các bài ca dao trữ tình, thơ Đường, thơ trữ tình trung đại và hiện đại của VN.
II. Nội dung
I. Nêu tên tác giả của các tác phẩm sau:
Tác giả
Tác phẩm
Lí Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Trần Quang khải
Phò giá về kinh
Xuân Quỳnh
Tiếng gà trưa
Hồ Chí Minh
Cảnh khuya
Hạ Tri Chương
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Nguyễn Khuyến
Bạn đến chơi nhà
Trần Nhân Tông
Buổi chiều đứng phủ Thiên Trường trông ra
Đỗ Phủ
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
II. Sắp xếp tên tác phẩm phù hợp với nội dung ,tư tưởng tình cảm được biểu hiện.
Tác phẩm
ND tư tưởng tình cảm được biểu hiện.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tinh thần nhân đạo, lòng vị tha cao cả.
Qua đèo ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút ngậm ngùi khi mới về quê.
Sông núi nước Nam
ý thức tự chủ, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Tiếng gà trưa
Tình cảm quê hương , gia đình qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh thanh cao , sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
III. Xắp xếp lại tên các tác phẩm (đoạn trích) khớp với thể thơ
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia li( trích Chinh phụ ngâm khúc)
Song thất lục bát
Qua đèo ngang
Thất ngôn bát cú
Bài ca Côn Sơn
Lục bát
Tiếng gà trưa
Các thể thơ khác ngoài các thể thơ trên( ngũ ngôn)
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Sông núi nước Nam
Thất ngôn tứ tuyệt
 Bài tập ( trang181 sách giáo khoa )
Bài tập 4: H/s nêu yêu cầu của BT
Các ý kiến không chính xác: a, e, I, k
Bài tập 5: Điền từ vào chỗ trống
a. tập thể và truyền miệng.
b. lục bát
c. ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh nhân hoá.
- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình ccảm cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
- không phải :Có tự sự và truyện thơ.
- Có loại văn xuôi trữ tình: Tuỳ bút
- Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện tình cảm nguyện vọng tha thiết chính đáng vống được lưu hành trong dân gian.
 Biểu hiện trực tiếp
Tình cảm, cảm xúc: Biểu hiện gián tiếp 
. Bài tập 4 yêu cầu làm gì?
? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 5?
? Bằng hiểu biết của mình ,em hiểu thế nào là tác phẩm trữ tình?
Có phải tất cả các tác phẩm thơ đều là tác phẩm trữ tình không?
? theo em, có thể loại văn xuôi trữ tình không? Cho VD?
? Em hiểu gì về ca dao trữ tình?
? Tình cảm cảm xúc trong thơ thường được biểu hiện như thế nào?
? Qua bài học này em cần ghi nhớ những gì?
 Bài tập ( trang192 – 193 sách giáo khoa )
Bài tập 1: H/s làm việc đọc lập.
- hai cặp câu thơ đều nói lên nỗi lòng lo nghĩ đối với đất nước của nhà thơ. Nỗi lòng ấy luôn thường trực.
- Dòng thứ nhất trong mỗi câu đều là biểu cảm trực tiếp.
_ Dòng thứ haibiểu cảm gián tiếp qua yếu tố kể và tả.
+ Dòng thơ “Đêm nay cuồn cuộn nước triều dâng” dùng lối ẩn dụ để tô đậm sắc thái biểu cảm.
Bài tập 2:
- Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
Tình cảm biểu hiện lúc xa quê trực tiếp nhẹ nhàng mà sâu lắng .
Bài ngẫu nhiên viết..Tình cảm biểu hiện lúc mới đặt chân về quê, gián tiếp, hóm hỉnh mà chua chát.
Bài tập 3: H/s làm việc theo nhóm- cử đại diện trình bày.
* Cảnh vật được miêu tả:
+ Giống nhau: Đêm khuya, dòng sông, con thuyền.
+ Khác nhau: Cảnh vất trong bài: Đêm đỗ thuyền ở phong kiều” Cảnh vật yên tĩnh ,chìm trong bóng tối.
- Cảnh vật trong bài: “ Rằm tháng Giêng” sống động, trong sáng, có nét huyền ảo.
* Tình cảm thể hiện:
- bài “ Đêm đõ thuyền ở Phong Kiều” là nỗi lòng của kẻ lữ thứ, thao thức không ngủ vì buồn xa xứ.
- bài Rằm tháng Giêng” là nỗi lòng của người chiến sĩ vừa hoàn thành việc quan trọng” đàm quân sự”
Bài tập 4:
H/s làm việc độc lập.
b. Tuỳ bút không có cốt truyện, không có nhân vật
c. Tuỳ bút sử dụng nhièu phương thức biểu đạt nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
e. tuỳ bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình. 
Cho biết yêu cầu của bài tập 1?
? Hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ trên?
_ ND trũ tình?
- Hình thức thể hiện?
? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2?
? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ?
? So sánh bài “ đêm đõ thuyền ở phong kiều và bài Rằm tháng giêng”
- Về cảnh vật?
? Tình cảm được thể hiện?
? Bài tập 4 yêu cầu làm gì?
? Ba bài tuỳ bút đã học là những bài nào?
? Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng?
 Hướng dẫn học bài ở nhà:
	? Hãy nhắc lại khái niệm về tác phẩm tữ tình?
	? kể tên một số tác phẩm trữ tình mà em đã học?
	? Tình cảm ,cảm xúc trong các tác phẩm trữ tình thường được biểu hiện như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day dai tra van 7 nam 2009 2010.doc