Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiếp theo)

A. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của mẹ đối với con.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

B.Phương pháp: đàm thoại

C.Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Sgk, Sgv, những bài thơ về tình cảm mẹ con.

2. Học sinh: soạn bài

3. Bài cũ: Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị sách vở

 

doc 121 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. Tiết 1. cổng trường mở ra.
Ns:10/8.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của mẹ đối với con.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
B.Phương pháp: đàm thoại
C.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sgk, Sgv, những bài thơ về tình cảm mẹ con.
2. Học sinh: soạn bài
3. Bài cũ: Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị sách vở
D. Tiến trình bài mới:
* Giới thiệu bài:
Gv đặt câu hỏi: Trong ngày khai trường đầu tiên ai đưa em đến trường?Em thấy đêm hôm trước đó mẹ đã làm gì?
 Có thể em thấy mẹ làm gì nhưng mẹ nghĩ gì thì có thể các em không thể biết được, hôm nay học bài văn này các em sẽ biết được điều đó.
+ Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung trọng tâm
? Đây là văn bản chủ yếu miêu tả tâm trạng của ai ?
? Chúng ta cần đọc với giọng điệu như thế nào ?
Gv gọi học sinh đọc một lần.
? Văn bản trên có những từ khó hiểu nào ?
- nhạy cảm, xe thiết giáp,dặm....
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
? văn bản này viết về cái gì/Việc gì? - Gv gợi ý-> Hs trả lời.
? Theo em văn bản có mấy nội dung chính?
- Có ba nội dung chính:
+Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường của con.
+ Nỗi nhớ của mẹ về ngày khai trường năm xưa.
+ Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ.
? Đêm trước ngày khai trường của con tâm trạng người mẹ và con có gì giống và khác nhau?
? Nó thể hiện qua những chi tiết nào?
? Vì sao người mẹ lại có tâm trạng đó?
? Theo em vì sao người mẹ lại không ngủ được?
Gv gợi ý-> hs trả lời.
Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình?
? Hay vì lí do gì khác nữa?
? Khi nhớ lại ngày đó tâm trạng người mẹ như thế nào?
- Mẹ bâng khuâng, xao xuyến
? Còn ngày đó thì tâm trạng người mẹ như thế nào/
- Mẹ nôn nao hồi hộp, sau đó thì chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
? Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không?
- Mẹ đang nói với chính bản thân mình.
? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình, làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm lí, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
? Câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường?
“ Ai cũng biết............sau này”
? câu hỏi b ?
- Thế giới của ánh sáng tri thức.
-.....................tình bạn tình thầy trò cao đẹp.
-......................ước mơ, khát vọng bay bổng.
- Nhà trường là tất cả tuổi thơ ccủa một con người.
* Ghi nhớ: Học sinh đọc, giáo viên nhắc lại, học sinh ghi vào vở.
E. Củng cố:
- Làm bài tập 1,2( Luyện tập)
- Đọc phần đọc thêm ở sách giáo khoa.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Đọc : chậm rãi,lo lắng.
- Chú thích: 
+ Nhạy cảm
+ Xe thiết giáp
+ Dặm : 444,44m
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường của con.
- Mẹ:+ lo lắng, thao thức, không ngủ được.
+Không tập trung được vào việc gì cả.
+ Nhìn con ngủ.
+ Lên giường và trằn trọc.
+ Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được.
- Con:
+ Vô tư, nhẹ nhàng, thanh thản.
+ Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sửa, ăn một cái kẹo.
+ Gương mặt thanh thoát..
2. Nỗi nhớ của mẹ về ngày khai trường năm xưa.
- Mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình.
- Bâng khuâng, xao xuyến.
- Ngày đó mẹ: nôn nao, hồi họp, chơi vơi, hốt hoảng.
=> Làm nổi bật tâm trạng người mẹ trước đêm khai trường của con.
3. Tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ.
 Mang lại tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò....
III. Tổng kết : Ghi nhớ( Sgk)
F. Dặn dò : - Làm tốt bài tập 2 tiết sau kiểm tra. 
- Soạn bài Mẹ tôi. Tìm những câu tục ngữ, ca dao về mẹ tiết sau kiểm tra.
Tiết 2 Mẹ tôi
Ns: 11/8
A. Mục tiêu: Giúp hs
- Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của người mẹ với con cái.
- Biết cách ứng xử phù hợp trong gia đình, nhà trường, xã hội. 
B. Phương pháp: Đàm thoại.
C. Chuẩn bị: 
1. Gv:Soạn , sgk, sgv.
2. Hs: Soạn, tìm hiểu thơ, ca dao viết về mẹ.
3. Bài cũ: Hãy nhận xét về tâm trạng hai mẹ con vào đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con.
D. Tiến trình bài mới:
* Giới thiệu bài:
Có những lúc những câu nói vô tình của chúng ta đã làm cha mẹ phiền lòng nhưng chúng ta không biết được và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ mà chúng ta nhận ra và sửa chữa được sai lầm của mình. Đó chính là nội dung của văn bản “ Mẹ tôi” .
 +Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung
Văn bản là một bức thư bố viết cho con đề cập đến việc con xúc phạm mẹ, theo em cần phải đọc với giọng như thế nào?
 Gv gọi 2 em đọc, giáo viên giải hích những từ khó hiểu.
+ Hoạt động 2; Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
? văn bản được viết theo hình thức nào?
? Văn bản là bức thư bố gửi cho con sao lại lấy nhan đề là Mẹ tôi?
? Văn bản gồm những nội dung chính nào?
- Thái độ của bố với Ê-ri-cô.
- Hình tượng người mẹ En-ri-cô.
? Qua bài văn em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào ? Dựa vào đâu mà em biết ? Lí do của thái độ đó là gì ?
- Ông có thái độ đó vì En-ri-cô đã xúc phạm mẹ khi cô giáo đến thăm.
? Theo em điều gì khiến E-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Học sinh thảo luận tìm ra ba đáp án trong 5 lí do nêu ở câu hỏi 4 ở sgk.
? Vì sao bố E-ri-cô không nói trực tiếp với con mà lại viết thư.?
- Tình cảm sâu sắc của bố kín đáo và tế nhị.
- không làm gười mắc lỗi mất lòng tự trọng.
? Mẹ E-ri-cô là người như thế nào?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
-Đọc : nghiêm khắc, buồn bã.
- Chú thích : hối hận, lương tâm...
II. Tìm hiểu văn bản.
- Hình thức: viết thư.
- Nhan đề ; làm nổi bật hình tượng người mẹ.
1. Thái độ của bố đối với Ê ri cô.
- Buồn bã, tức giận, đau đớn.
- Thể hiện: Lời lẽ.
- Lí do: Ê-ri-cô xúc phạm mẹ.
- Ê-ri-cô xúc động khi đọc thư bố vì:
+ Bố gợi lại kỉ niệm giữa mẹ và Ê-ri-cô.
+ Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
+ Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố.
=> Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội.
2. Hình tượng người mẹ En- ri-cô.
- Hết lòng thương yêu con.
- Sẳn sàng hi sinh hạnh phúc kể cả tính mạng cho con.
III. Tổng kết.
 Ghi nhớ( sgk)
E. Củng cố:
- Hướng dẫn hs tìm hiểu phần đọc thêm.
- Đọc phần ghi nhớ.
F. Dặn dò:
- Làm kỉ bài tập.
- Học bài cũ.
- Soạn, tìm hiểu tiết: Từ ghép.
Tiết 3. từ ghép	.
Ns:12/8.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
- Biết sử dụng từ ghép trong giao tiếp hằng ngày.
B.Phương pháp: nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:nghiên cứu, soạn.
2. Học sinh: đọc, tìm hiểu sgk.
D. Tiến trình bài mới :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: 
3. Tiến trình bài mới:
* Giới thiệu bài: ở lớp 6 các em đã được làm quen với khái niệm từ ghép và bây giờ chúng ta đi tìm hiểu sâu hơn về từ ghép đó là cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
+ Hoạt động 1: Ôn lại định nghĩa về từ ghép.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào là từ ghép ?
 Từ ghép là một từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các loại từ ghép.
 Gv hướng dẫn học sinh phân tích trong từ ghép “ bà ngoại” “thơm phức”tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ, vị trí mỗi tiếng như thế nào?
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
? Hai từ “ quần áo” “Trầm bổng”có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
- Các từ này không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, chúng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
GV: Hãy so sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà” nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của từ “thơm”.
- Bà ngoại: người sinh ra mẹ.
-Bà: nói chung.
- Thơm phức: rõ ràng, cụ thể.
- Thơm: nói chung.
-> Tiếng chính giống nhau nhưng tiếng phụ khác thì chúng có nghĩa khác nhau_> có tính chất phân nghĩa.
Gv: So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của từ “quần” hoặc nghĩa của từ “áo”?
- Nghĩa của từ “quần áo”: nghĩa rộng hơn.
- “Quần” hoặc “áo”: Nghĩa hẹp hơn.
- Học sinh đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa.
D. Củng cố:
- Hướng dẫn hs làm các bài tập ở sgk
- Nắm lại các nội dung đã học.
- Đọc nhiều lần phần ghi nhớ.
* Từ ghép : lúa gạo,đất đai
I. các loại từ ghép
1. Từ ghép chính phụ.
- Bà ngoại
 C P
Thơm phức
 C	P
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ.
- Tiếng chính đứng trứơc và tiếng phụ đứng sau.
2. Từ ghép đẳng lập.
- Quần áo.
- Trầm bổng.
-> Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
II. nghĩa của từ ghép.
1. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Nó có tính chất phân nghĩa.
2. Nghĩa cuả từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Nó có tính chất hợp nghĩa.
III. Luyện tập.
Bt 1,2,3 học sinh tự làm.
- Gv hướng dẫn làm bài tập 4,5,6,7.
E. Dặn dò:
-Học bài cũ.
- Làm bài tập ở sgk, sách bài tập.
- Tiết sau: Liên kết trong văn bản.
Tiết 4: liên kết trong văn bản
Ns:22/8
A. Mục tiêu:Giúp học sinh thấy
- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dung kiến thức đã học đẻ bước đầu xác định được những văn bản có tính liên kết
.B.Phương pháp: nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Gv:Đọc, nghiên cứu, soan.
2. Học sinh: tìm hiểu nội dung.
D. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ:
3. Tiến trình bài mới.
* Giới thiệu bài:
 ở lớp 6 các em đã được làm quen với khái niệm văn bản và được biết một trong những tính chất quan trọng của văn bản là liên kết. để hiểu kỉ hơn về tính chất này hôm naychungs ta cùng nghiên cứu.
 + Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ để tìm tính liên kết.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Theo em nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu đó thì En-ri cô có hiểu được ý bố muốn nói không?
Học sinh đọc bài tập ở ví dụ a,b.
- En- ri-cô không thể hiểu được điều bố bạn ấy định nói.Vì giữa các câu văn chưa có sự liên kết.
? Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được yhif nó phải có tính chất gì?
+ Hoạt động 2:Những phương tiện liên kết trong văn bản.
? Đọc kĩ đoạn văn và cho biết vì thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? Hãy sửa lại để đoạn văn dễ hiểu.
- Học sinh dựa vào văn bản “ Mẹ tôi ”và sửa lại.
- Gv hướng dẫn học sinh thảo luận câu 2a ở sgk.
+ Thiếu liên kết, ở trước “giấc ngủ”phải thêm “còn bây giờ”, Đứa trẻ-> con.
? Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì?
- Các câu, các đoạn phải có nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau.
? Cùng với điều ki ... trử tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trử tình, thơ trử tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỉ năng đơn giảnđã được cung cấp và rèn luyện.
B. Chuẩn bị:
1. Gv: Soạn, thống kê.
2. Hs: ôn tập
C. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Hãy kể tên một số tác phẩm trử tình mà em đã học?
3. Bài mới:
+ Hoạt động1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trong việc xác định tác giả của các tác phẩm văn học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gv kiểm tra học sinh tên tác giả của các tác phẩm văn học.
 Hs thống kê, nhận xét lẫn nhau-> Gv nhận xét, sửa chữa.
+ Hoạt động 2: Sắp xếp các nội dung cho phù hợp
 Gv treo sơ đồ lên bảng( Trình bày ở bảng phụ) -> Hs lên nối-> Hs khác bổ sung,nhận xét.
-> Gv nhận xét.
- Hs lên trình bày từng em một , những học sinh khác bổ sung
Hs tập điền từ vào chỗ trống
Tổng kết lại ghi nhớ ở sách giáo khoa.
1. Học sinh lên bảng trình bày tên tác giả.
2. Sắp xếp để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
1-4, 2-5, 3-7, 4-6, 5-8, 6-1, 7-3, 8-2
3. Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với thể thơ.
4. Tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác
a, Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểucảm.
e, Thơ trử tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
i, Thơ trử tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thóng nhân vật đa dạng.
k, Thơ trử tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
5. Điền vào chỗ trống
a, Tập thể và truyền miệng
b,lục bát
c, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
+ Ghi nhớ( sgk)
E. Củng cố:
- Hai học sinh đọc ghi nhớ.
- Làm bài tập do giáo viên ra.
F. Dặn dò:
Tiếp tục ôn tập tác phẩm trử tình và phần tiếng Việt.
Tiết 68 ôn tập tác phẩm trử tình
Ns: 21/10
A. Mục tiêu: Soạn tiết 67
B. Chuẩn bị
1. Gv: Chuẩn bị các bài tập
2. Hs: Giải các bài tập ở sgk
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Thế nào là tác phẩm trử tình? Cho ví dụ?
3. Bài mới;
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hs đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi và nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó?
- Hs làm việc theo nhóm.
? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó trong hai bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê?
- Đây là hai bài thơ mới học nên học sinh dễ dàng so sánh được.
? So sánh cảnh vật được miêu tả và tình cảm được biểu hiện trong hai bài thơ: Đem dõ thuyền ở Phong Kiều và bài thơ: Rằm tháng giêng.
 Đay là câu hỏi khó, gv cho học sinh thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trả lời.
1.Nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của các câu thơ.
- câu thơ thứ nhất, thứ hai làm toát lên nỗi lo buồn sâu lắng.
- Hình thức thể hiện: 
+ Câu 1: biểu cảm trực tiếp
+ Câu 2: Biểu cảm gián tiếp
2. So sánh: 
- Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: tình cảm được biểu hiện trong lúc xa quê.Biểu cảm trực tiếp, thể hiện sự nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Bài Hồi hương ngẫu thư: Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê.Biểu cảm gián tiếp, đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
3* So sánh:
- Cảnh vật được miêu tả:
+ Giống nhau: đều có đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông
+ Khác nhau: màu sắc
 Bài 1: yên tĩnh và chìm trong u tối.
 Bài 2: sống động, huyền ảo nhưng trong sáng.
- Tình cảm được biểu hiện:
Khác nhau ở chủ thể trử tình: Một bên là kẻ lữ khách không ngủ vì nỗi buồn xa xứ. Một bên là người chiến sĩ vừa hoàn thành công việc trong đại của đất nước, của dân tộc.
 C. Củng cố:
- Lựa chon đáp án đúng trong bài tập 4
D. Dặn dò:
- Ôn tập lại nội dung, tình cảm thể hiện của các tác phẩm trử tình.
- Ôn tập phần tiếng Việt.
Tiết 69 ôn tập tiếng việt
Ns: 22/10
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống lại những khái niệm cơ bản về từ loại.
- Củng cố về kỉ năng vận dụng các khái niệm đã học vào luyện tập.
B. Chuẩn bị:
1. Gv: Nội dung ôn tập
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ:
3. Bài mới
A. Nội dung: Gv yêu cầu học sinh ôn và nắm các khái niệm:
+ Về cấu tạo từ: Từ ghép, từ láy
+ Về từ loại: đại từ, quan hệ từ.
+ Về nghĩa của từ: từ trái nghĩ, từ đồng nghĩa, đòng âm, thành ngữ, từ Hán Việt
+ Về tu từ: điệp ngữ, chơi chữ.
B. thực hiện: GV tạo khung câm theo ba cột: kn, đ/n, Vdụ. Lần lượt ôn lại từng định nghĩa cho học sinh đặt câu, gv ghi đáp số đúng vào khung câm. Ví dụ:
Khái niệm
Định nghĩa
Ví dụ
Từ ghép chính phụ
là từ ghép có tiếng chính làm chỗ dựa và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
Quan hệ từ
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
C. Luyện tập:
1. Cho học sinh vẽ lại sơ đồ và điền ví dụ vào vở. 
2. Lập bảng so sánh quan hệ từ với dannh từ, động từ, tính từ về ý nghĩ và về chức năng.
E. Củng cố:
 Làm một số bài tập ở sách bài tập
F. Dặn dò:
- Ôn tập tốt các kiến thức.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
Tiết 70 ôn tập tiếng việt- chương trình địa phương
Ns: 
A. Mục tiêu: Giúp hs
- Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Dựa vào thực tế địa phương để giúp học sinh phát âm chính xác.
B. Chuẩn bị:
1. Gv: soạn, nội dung.
2. Gv: Tìm hiểu thục tế.
C. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ:
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:Do nhiều nguyên nhân lịch sử và địa lí, người nói một htứ tiếng ở nhiều vùng khác nhau có thể có những cách phát âm khác nhau và cách dùng một số từ ngữ khác nhau, tạo thành những phương ngữ. Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+ Hoạt động 1: Học sinh tự chép một đoạn hoạc một bài thơ đã thuộc sau đó học sinh tự sửa lỗi cho nhau.
+ Hoạt động 2: Học sinh làm bài: Cho một hoặc hai học sinh lên làm trên bảng, các học sinh còn lại làm vào vở hoặc giấy nháp.
? Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, ví dụ: 
+ Hoạt động 3: Gv hướng dẫn học sinh lập sổ tay chính tả.
1. Viết những đoạn, bài chứa những âm, dấu dễ mắc lỗi.
Vd: chính( chính tả)- chín( điểm chín)
 thành( thành công)- thần( vị thần)
 cũng được, suy nghĩ
2. Làm các bài tập chính tả
a. Điền vào chỗ trống
Vd: xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử
b. Tìm từ theo yêu cầu.
- Các loại cá bắt đầu bằng chữ ch: cá chép, cá chuối, cá chình...
- Các từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm có chứa thanh hỏi, ngã:
Vd: nghỉ ngơi- suy nghĩ
 tỉnh lỵ- tĩnh lặng
- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r,d,gi có nghĩa như sau:
+ Không thật vì tạo ra một cách không tự nhiên: giả tạo
+ Tàn ác, vô nhân đạo: dã man
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu báo cho người khác biết: ra dấu, ra hiệu
c. Đặt câu phân biệt:
Vd: -Quân ta giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ. 
 -Mẹ dành dụm để mua áo quần cho hai anh em.
3. Lập sổ tay chính tả.
 D. Củng cố:
- Một học sinh đều có một sổ tay chính tả.
- Tham khảo một số lỗi mà người vùng khác hay mắc phải( miền Bắc, miền Nam)
E.Dặn dò:
- Ôn tập tốt học kì 1
- Chuẩn bị kiểm tra học kì.
Tiết 71,72 kiểm tra học kỳ một
Ns: 
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả ba phần trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 1.
- Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỉ năng của cả ba phần.
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và các kỉ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết.
B.Chuẩn bị:
1. Gv: đề do phòng ra
2. Học sinh: ôn tập các kiến thức đã học
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. bài cũ
3. Bài mới: 
* Đề ra: 
Phần 1: Trắc nghiệm
Đọc kĩ đoạn văn sau và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
[ ...] Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiiếng nhạn kêu trong đêm xanh,có tiếng trốngchèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.[...]
 1.Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A- Miêu tả
B- Biểu cảm
C - Tự sự
D- Nghị luận
2. tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai?
A-Vũ Bằng
B- Thạch Lam
C- Xuân Quỳnh
D- Nguyễn Tuân
3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
A- Mùa xuân của tôi[...] là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh[...]
B- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
C- [...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong,cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng[...]
D- Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn[...]
4.Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, tác giả đã dùng mấy từ láy?
A-Một B- Hai C- Ba D- Bốn
5. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, từ phong có nghĩa là gì?
A- Đẹp đẽ
B- Cơn gió
C- bọc kín
D- Oai phong
6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ thương mến?
A-Kính trọng
B-Yêu quý
C-Gần gũi
D-Nhớ nhung
7. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy?
A-Ngôi thứ ba
B- Ngôi thứ hai
C- ngôi thứ nhất số ít
D- Ngôi thứ nhất số nhiều
8. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?
A-Nhà rách vách nát
B-Ăn kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt.
C-Lanh chanh như hành không muối
D- ếch ngồi đáy giếng.
9. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca?
A- Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B- Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.
C- Đó là những bài thơ-bài hát trữ tình dân gian.
D- Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tác nên.
10.Nhận xét nào đúng với bài thơ Qua đèo Ngang?
A-Đó là một bài thơ Đường
B- Đó là một bài thơ tứ tuyệt.
C- Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.
D- Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật.
Phần 2: Tự luận
 Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong ngữ văn 7,tập1, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.
* Đáp án
Phần 1: Trắc nghiệm
1B, 2A, 3B, 4D, 5C, 6B, 7C, 8B, 9C, 10D.
Phần 2: Tự luận
D.Củng cố: Thu bài, nhận xét
E. Dặn dò:
- Nắm vững kiến thức đã học.
- Soạn bài học kì II 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7(54).doc