Đề tài Một cách giảng văn : Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Đề tài Một cách giảng văn : Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

- Trong ba phân môn hợp thành môn học ngữ văn ở trường THCS, văn học là phân môn đòi hỏi sự cảm nhận cá nhân và tính sáng tạo nhiều nhất ở người dạy. Mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật có bao nhiêu là cách tiếp cận và khai thác. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân tác phẩm mà còn phụ thuộc vào người dạy, vào điều kiện cụ thể của người học, tìm một con đường tối ưu để học sinh có được niềm hạnh phúc khi giao tiếp, khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm luôn luôn là sự trăn trở của mỗi giáo viên.

- Từ nhận thức trên, tôi nghiên cứu tìm ra cho mình một cách tiếp cận văn bản để hướng dẫn học sinh cảm thụ đạt hiệu quả cao nhất do thời gian có hạn tôi xin trình bày một cách giảng văn : Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một cách giảng văn : Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề :
- Trong ba phân môn hợp thành môn học ngữ văn ở trường THCS, văn học là phân môn đòi hỏi sự cảm nhận cá nhân và tính sáng tạo nhiều nhất ở người dạy. Mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật có bao nhiêu là cách tiếp cận và khai thác. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân tác phẩm mà còn phụ thuộc vào người dạy, vào điều kiện cụ thể của người học, tìm một con đường tối ưu để học sinh có được niềm hạnh phúc khi giao tiếp, khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm luôn luôn là sự trăn trở của mỗi giáo viên.
- Từ nhận thức trên, tôi nghiên cứu tìm ra cho mình một cách tiếp cận văn bản để hướng dẫn học sinh cảm thụ đạt hiệu quả cao nhất do thời gian có hạn tôi xin trình bày một cách giảng văn : Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
Nội dung :
*Khởi động : Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về làng cảnh quê hương, về nỗi buồn và niềm vui trong cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã. Về đề tài tình bạn, ông để lại cho đời hai bài thơ đặc sắc : Bạn đến chơi nhà và Khóc Dương Khuê. Mỗi bài một vẻ. Nếu khóc Dương Khuê đau đớn, xót xa, thống thiết, nghẹn ngào khi nghe tin bạn qua đời đột ngột thì Bạn đến chơi nhà là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm khi đã bấy lâu nay bạn già mới về thăm.
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* HS đọc thầm chú thích
Câu hỏi : Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm?
1. Tác giả
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909 ) quê ở huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
GV : Ông là người thông minh, học giỏi được mệnh danh là : Tam nguyên Yên Đổ ( đi thi đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình ) là nhà nho ẩn dật, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ trữ tình và trào phúng lớn cuối thế kỉ 19 đầu thế bát cú là đề, thực, luận, kết vì 2 câu luận làm nhiệm vụ như câu thực cho nên kỉ 20.
2. Tác phẩm
- Bạn đến chơi nhà sáng tác khi nhà thơ ở ẩn.
 II. Tìm hiểu văn bản
* GV hướng dẫn đọc : Các em đọc chậm rãi, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười .
Câu hỏi : Bài thơ này giống với bài thơ nào? và thuộc thể thơ gì mà các em đã được học?
Trả lời : 
Giống với bài thơ Qua Đèo Ngang
Thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật gồm 8 câu mỗi câu 7 tiếng.
Câu hỏi : Cách gieo vần của thể thơ thất ngôn bát cú ntn?
Trả lời : Gieo ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8.
 * HS xác định trên văn bản
Câu hỏi : Bài thơ làm theo thể trắc hay thể bằng? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
Trả lời : Thể trắc, dựa vào chữ thứ 2 câu thứ nhất ( bấy )
Câu hỏi : Hãy chỉ ra phép đối ở bài thơ này?
Trả lời : Câu 3 đối với câu 4; câu 5 đối với câu 6
* GV: Các em phát hiện rất chính xác, để hiểu rõ hơn về bài thơ ngoài các ý mà các em đã chỉ ra thầy bổ xung thêm một nét mới ở bài thơ này như sau:
- Về nhịp thơ : vẫn là 4/3 và 2/2/3 nhưng khác ở câu cuối nhịp 4/1/2
- Về kết cấu : bài thơ không làm theo quy định chặt chẽ của thể thơ thất ngôn bát cú là đề thực luận kết vì hai câu luận làm nhiệm vụ như câu thực cho nên kết cấu bài thơ là 1- 6 -1. Đây chính là sự sáng tạo của tác giả.
* HS đọc câu thơ đầu
Câu hỏi : Em nhận thấy giọng điệu câu thơ như thế nào?
Trả lời : Giọng điệu câu thơ như lời nói tự nhiên, một lời chào. Thế mà thành thơ
* GV : Ta có cảm giác nhà thơ không cần nghĩ ngợi nhiều, chỉ buột miệng là thành thơ. Vậy chỉ có nhà thơ bậc thầy như cụ Nguyễn Khuyến mới có thể xuất khẩu thành chương như vậy.
1. Cảm xúc khi bạn đến chơi
Câu hỏi : Đọc thầm lại câu đầu và cho biết cụm từ, từ nào em chú ý nhất ?
Trả lời : - Đã bấy lâu 
- Từ : Bác, tới
Câu hỏi : Cụm từ “ Đã bấy lâu ” diễn tả điều gì ?
Trả lời : Cụm từ “ Đã bấy lâu ” diễn tả thời gian chắc là bao năm tháng, thời gian khá lâu hai người chẳng gặp nhau. Khoảng thời gian đằng đẵng lại được đặt đầu câu thơ càng diễn tả sự xa cách lâu ngày của hai người bạn.
Câu hỏi : Từ “ Bác ” thể hiện mối quan hệ như thế nào ?
Trả lời : Mối quan hệ thân tình, thân mật, kính trọng, coi như người ruột thịt trong nhà.
Câu hỏi : Từ “ Tới ” có giá trị biểu cảm ra sao?
Trả lời : Như một tiếng reo vui, thể hiện sự trân trọng của mình với bạn. Đọc câu thơ ta thấy Nguyễn Khuyến như giang rộng tay ra đón bạn.
 * GV : Đó là tiếng xưng hô của các bậc cao niên trong làng ngoài xã, một cách ứng xử đẹp đậm đà của ông cha ta ngày xưa. Nguyễn Khuyến luôn luôn gọi bạn bằng bác như thế.
	“ Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
	Trước ba năm gặp bác một lần ”
	( Khóc Dương Khuê )
	“ Ai lên thăm hỏi bác Châu Cầu
	Lụt lội năm nay bác ở đâu ”
	( Lụt hỏi thăm bạn )
Câu hỏi : Qua lời chào, cách xưng hô, em nhận thấy tình cảm của cụ Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà như thế nào?
Trả lời : Tình cảm thật vui mừng, cảm động khi bạn đến thăm mình
 * GV : Tình cảm của Nguyễn Khuyến rất vui mừng và cảm động bởi người bạn đến thăm Nguyễn Khuyến không phải lúc Nguyễn Khuyến ở dinh khi làm quan mà lại đến tận nhà lúc Nguyễn Khuyến bỏ đường công danh phú quý “ Trở về vườn cũ sống thanh bạch ”. Đặc biệt nữa họ đến với nhau lúc tuổi già. Mà già rồi đi lại càng khó khăn. Chả thế mà đôi lần Cụ Nguyễn Khuyến đã nói :	
 “ Muốn đi lại, tuổi già thân nhác ”
 Cho nên phải quí nhau lắm, bạn cụ không quản đường xá xa xôi đến tận nhà thăm nhau như vậy.
 Vì thế câu đầu không chỉ là lời chào mà còn là lời giới thiệu tình cảm vui mừng, cảm động của Nguyễn Khuyến với người bạn. Đọc câu thơ ta có cảm nhận có thể có những giọt lệ trào dâng ứa ra ở khoé mắt đôi bạn già.
 * Chuyển ý : Với tình cảm vui mừng đó, nhà thơ đón tiếp bạn ntn ? Em hãy đọc thầm lại 6 câu thơ.
Câu hỏi : Sáu câu thơ trên tác giả viết về điều gì ?
Trả lời : Đây là lòng mong muốn tiếp bạn.
2. Lòng mong muốn tiếp bạn
Câu hỏi : Đọc thầm câu thơ thứ 2 . Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ?
Trả lời : Dùng quan hệ từ ( thời thời) để liên kết câu
Câu hỏi : Em có thể thay quan hệ từ này bằng cặp quan hệ từ khác thích hợp với câu thơ nhưng nghĩa không đổi ?
Trả lời : Thay thời = thì 
Câu hỏi : Khi thay như vậy câu thơ có hay hơn không? Vì sao?
Trả lời : Không hay hơn
GV : Nếu thay bằng cặp quan hệ từ khác câu thơ sẽ mất vẻ dân dã. Chữ thời rất ít khi xuất hiện trong thơ vì dễ rơi vào sự tầm thường nhạt nhẽo nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến nó trở lên thanh thoát tự nhiên vô cùng điều này chứng tỏ ông có một bản lĩnh nghệ thuật điêu luyện.
Câu hỏi : Vậy quan hệ từ này có tác dụng gì ?
Trả lời : Diễn ra đồng thời 2 thứ đều muốn có cả
Câu hỏi : Khi bạn đến chơi nhà tác giả mong muốn tiếp bạn như thế nào ?
Trả lời : Mong có trẻ, đến chợ, có cá, gà, cải, cà, bầu, mướp và cả trầu nữa.
Câu hỏi : Tại sao tác giả lại mong có trẻ? Lại mong đến chợ?
Trả lời : Có trẻ để sai khiến. Mong đến chợ để đón tiếp bạn thật đàng hoàng. Bởi chỉ đến chợ mới có sẵn, có đủ món tươi ngon.
Câu hỏi : Sự chuẩn bị có cá, gà, cải, bầu, mướp các em thấy các món ăn ấy ntn? Các món ăn ấy phần lớn lấy ở đâu?
Trả lời : - Có cả món ăn ngon và món ăn bình thường
- Các món ăn chủ yếu là cây nhà lá vườn do chính bàn tay mình chăn nuôi, cấy trồng mà có.
Câu hỏi : Vậy em nhận xét gì về sự chuẩn bị này?
Trả lời : Tác giả mong muốn tiếp bạn thật chu đáo, đầy đủ, thịnh soạn, có đủ vật chất và tinh thần.
 * GV : Như vậy tác giả mong muốn tiếp bạn thật chu đáo, đầy đủ thịnh soạn; có cả tinh thần và vật chất. Tinh thần thì vui vẻ. Tác giả mong có trẻ để sai khiến, còn hai bạn tri kỷ ngồi cùng nhau tâm đắc những kỷ niệm đã qua, những chuyện đời , chuyện văn chương. Mong đến chợ để tiếp bạn thật đàng hoàng. Món ăn thì thật sang có cả “cơm gà, cá gỡ ’’ và cả món ăn bình thường, tiếp bạn bằng đặc sản cây nhà lá vườn do chính bàn tay mình làm ra.
Câu hỏi : Hình ảnh cá dưới ao, gà trong vườn, cải ra cây, cà mới nụ, mướp đương hoa gợi cảnh sắc ntn?
Trả lời : Gợi lên một bức tranh sống động, vui tươi của thôn quê
*GV: Đúng đây là bức tranh sống động vui tươi, một nếp sống thôn dã, chất phác cần cù. Ta tưởng như nghe thấy tiếng cá đớp mồi, tiếng gà cục tác. Ta như cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây, ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Cảnh vật vườn tược thật xinh xắn hữu tình : Cây cối đang đơm hoa kết trái, ẩn chứa một sức sống tiềm tàng gần gũi mến yêu đúng như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét : Những câu thơ mang cái hồn xanh của vườn tược đâu chỉ có màu xanh cây lá, người đọc dường như còn cảm thấy ở câu thơ có đất xới, có hơi ẩm, có ánh sáng, có hương bay, có kiến leo, có ong đến và tình người cũng ngọt ngào bình dị.
Câu hỏi : Đọc lại 6 câu thơ và cho biết tác giả sử dụng hình ảnh ntn?
Trả lời : Hình ảnh đối lập 
Câu 3 đối câu 4
Câu 5 đối câu 6
Câu hỏi : Cách sử dụng hình ảnh đối như thế có tác dụng gì?
Trả lời : Có tác dụng diễn tả tất cả đều có nhưng cuối cùng không đủ, dư thừa nhưng vẫn hoàn thiếu, tưởng giàu có nhưng vẫn nghèo túng.
Câu hỏi : Những từ tác giả miêu tả như : vắng, xa, sâu, khôn, rộng ( Cải chửa ra cây , cà mới nụ ; Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa ) gợi cho em thấy điều gì nữa ?
Trả lời : diễn tả điều khó khăn không thực hiện được của chủ nhà .
*GV :Chủ nhà muốn tiếp bạn theo phương thức cây nhà lá vườn. Mà cây nhà lá vườn thứ gì cũng có, cũng không kém phần quan trọng ngon lành. Nhưng oái oăm thay tất cả còn đang ở dạng tiềm ẩn, dạng khả năng, chưa đến mức chưa đến thời. Cá có sẵn nhưng ngặt nỗi ao sâu nước lớn. Gà đầy nhưng làm sao bắt được vì vườn rộng rào thưa. Đến ngọn rau, quả cà, quả mướp đều còn non quá chưa thể ăn được. Thậm chí miếng trầu để tiếp khách cũng không có nốt.
Câu hỏi : Vậy cụ Nguyễn Khuyến nghèo đến mức này chăng ? Em suy nghĩ xem tác giả còn dùng cách viết độc đáo gì nữa?
Trả lời : Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã phóng đại cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo, cường điệu cái nghèo để tạo nên sự vui đùa hóm hỉnh.
Câu hỏi : Tác giả không kể khổ, vậy em có suy nghĩ gì về dụng ý của tác giả?
Trả lời :
 - Tác giả trình bày hình ảnh đối lập, cách dùng từ biểu cảm, cách nói phóng đại nhằm tạo ra tình huống đặc biệt : khách quý đến nhà cần tiếp đãi đàng hoàng, hậu hĩnh, lòng mông muốn thì rất nhiều , rất sang đặc biệt cuối cùng càng ít càng bé và không có gì .
 - Ca ngợi cuộc sống thanh bạch.
* GV:Đây là một lời thơ hóm hỉnh pha chút tự trào vui vui để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của thực dân pháp lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương . Vì vậy đọc 6 câu thơ ta hình dung hai người bạn già đang cười khà vui đùa, không quan tâm gì đến vật chất.
3. Cảm xúc về tình bạn 
* HS đọc câu thơ cuối
Câu hỏi : Em hãy cho biết cụm từ nào có giá trị hay nhất trong câu thơ ?
Trả lời : Cụm từ “ ta với ta ’’
Câu hỏi : “ ta với ta ’’ là ai với ai ?
Trả lời : Tác giả với người bạn tri kỷ
Câu hỏi : Cụm từ “ ta với ta ’’ biểu cảm điều gì ?
Trả lời : Biểu lộ một niềm vui tràn đầy, một tình bạn gắn bó thiết tha, sâu nặng tuy hai mà như một.
* GV : Đến đây giữa chủ và khách không còn khoảng cách chỉ còn ta “ ta với ta ”, “tôi với bác ” hai người đã là một đúng như lời nhận xét của Xuân Diệu “ tình bầu bạn tự nó cũng là một bữa tiệc của tinh thần ”.
Câu hỏi : Trong câu thơ cuối này tác giả sử dụng cách biểu cảm nào ?
Trả lời : Biểu cảm trực tiếp, trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình với bạn.
Câu hỏi : Cụm từ “ ta với ta ” em đã gặp trong văn bản nào ?
Trả lời : Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan
Câu hỏi : Em hãy chỉ ra sự khác nhau của hai cụm từ này ?
Trả lời :
 - Bà huyện Thanh Quan viết “ta với ta” dùng với nghĩa số ít, diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn bã của con người xa xứ.
- Nguyễn Khuyến viết “ ta với ta” với cả hai nghĩa vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều. Dùng trong câu thơ này là chỉ hai người . Tuy hai mà như một, diễn tả tâm trạng vui vẻ chân thành.
Câu hỏi : ở câu kết tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
Trả lời :
- Tình cảm cao hơn vật chất .
- Vật chất dù không đầy đủ không mâm cao cỗ đầy nhưng bạn bè vẫn quý mến nhau, chân thành vui vẻ với nhau .
Câu hỏi : Vậy cụ Nguyễn Khuyến có phải chỉ coi thường vật chất , coi trọng tinh thần không ? Vì sao 
Trả lời : - Cụ Nguyễn Khuyến không coi thường vật chất, coi trọng tinh thần
 - Vì : Cụ vẫn mong muốn có vật chất , có các thứ sang để tiếp bạn. 
* GV :Đến đây ta thấy tác giả đã phóng đại sự thiếu thốn của vật chất để làm nổi bật sự giàu có của tấm lòng. Tác giả miêu tả từ những cái không có dù nhỏ nhất như miếng trầu mà dân gian thường nói : miếng trầu là đầu câu truyện để rồi khẳng định một cái có đó là : Tấm lòng thân thiết, ấm áp tình đời, tình cảm bạn bè gắn bó keo sơn không có một thứ vật chất nào có thể sánh bằng .
 III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
* HS đọc lại bài thơ
Câu hỏi : Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả trong toàn bài ?
Trả lời : Từ ngữ bình dị, toàn từ thuần Nôm, hình ảnh đối lập, phóng đại
2. Nội dung
Câu hỏi : Bài thơ đọng lại trong em điều gì ?
Trả lời : Ca ngợi tình bạn chân thành .
Câu hỏi : Từ tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn, gợi cho em suy nghĩ gì về tình bạn của mình ?
Trả lời : Bài thơ gợi cho chúng ta suy nghĩ về quan hệ giữa vật chất và tình bạn . Vật chất đầy đủ là điều quan trọng , tốt đẹp tuy thế sự chân thành trong tình bạn vẫn là cơ bản là quyết định .
* Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập
* Vì sao nói bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ’’ là một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn ?
 Trả lời :
Vì nó ca ngợi tình bạn chân thành, trung thực, bất chấp mọi điều kiện hoàn cảnh, đậm đà, mộc mạc nhưng vẫn tràn ngập niềm vui dân dã.
Vì nó tạo ra một tình huống bất ngờ mà thú vị làm cho người đọc ngạc nhiên rồi kết thúc bằng nụ cười xoà hóm hỉnh mà sâu sắc.
Được thể hiện bằng một giọng thơ giản dị, hồn nhiên, câu nào cũng như dùa, cũng lấp lánh ánh mắt nheo cười, cũng ấm áp niềm vui hồn hậu .	
Kết quả 
- Giờ học đã huy động được tối đa trí lực của học sinh . Các em tham gia xây dựng bài rất hào hứng sôi nổi . Tính chủ động, sáng tạo của học sinh đã được phát huy cao. Học sinh khá, giỏi, trung bình đều tham gia xây dựng bài . Giáo viên làm việc ít .
- Giờ giảng hấp dẫn từ đầu đến cuối, không khí tiết học sôi nổi, hào hứng.
 - Qua kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút, học sinh đều nắm vững khá sâu cả về nghệ thuật và nội dung văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem giang day mot bai van bieu cam.doc