Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Đọc thuộc bài thơ “Cảnh khuya” và trả lời:

 - Bức tranh cảnh khuya được tác giả miêu tả như thế nào?

 - Tâm trạng con người trong bài thơ ra sao?

Đọc thuộc bài thơ “Rằm tháng giêng” và trả lời:

 - Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ?

 - Biện pháp ấy có tác dụng gì?

 - Qua bài thơ em thấy phong thái của Bác ra sao?

 

ppt 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1673Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ HỘI GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬTRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGĐIỆN BÀN-QUẢNG NAMKIỂM TRA BÀI CŨĐọc thuộc bài thơ “Cảnh khuya” và trả lời: - Bức tranh cảnh khuya được tác giả miêu tả như thế nào? - Tâm trạng con người trong bài thơ ra sao?Đọc thuộc bài thơ “Rằm tháng giêng” và trả lời: - Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ? - Biện pháp ấy có tác dụng gì? - Qua bài thơ em thấy phong thái của Bác ra sao?Bài 13:TIẾNG GÀ TRƯA Xuân QuỳnhI.Tìm hiểu tác giả- tác phẩm 1.Tác giả: - Quê: La Khê, ven thị xã Hà Đông, Hà Tây - Là nhà thơ nữ xuất sắc trong làng thơ hiện đại VN - Thơ bà thường viết về những tình cảm bình dị trong cuộc sống với những rung cảm, khát vọng thiết tha, đằm thắm và chân thành2.Tác phẩm:Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu cuộc chiến chống MỹIn lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” của Xuân Quỳnh năm 1968 Bài thơ được viết dựa trên thể thơ 5 chữII.Đọc, tìm hiểu chung văn bản:1.Đọc, tìm hiểu chú thích:Đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảmTừ khó:+ lang mặt: lang ben ( da mặt loang lổ những đốm trắng )+ sương muối: sương đọng thành những hạt băng trắng xóa, phủ lên mặt đất và cây cỏ trông như muối, chỉ xuất hiện khi thời tiết rất lạnh, là loại sương có hại+ chéo go: vải dày, trên mặt vải có những đường dệt chéo song song+ trúc bâu: vải trắng dày dệt bằng sợi bông thường2.Bố cục:? Mạch cảm xúc trong bài diễn biến như thế nào?Diễn biến theo quy luật tự nhiên của tâm lý, từ hiện tại=>quá khứ=>hiện tại=>tương lai. ? Trong bài câu thơ nào được lặp đi lặp lại? Điều đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?Câu thơ “Tiếng gà trưa” chỉ có 3 chữ được lặp lại 4 lần ở đầu mỗi khổ thơ như gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình ? Từ mạch cảm xúc đó, em hãy nêu bố cục của bài thơ?Bố cục 3 phần:+ Khổ thơ đầu: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê+ 5 khổ thơ tiếp: Những kỉ niệm tuổi thơ được tiếng gà khơi dậy+ Khổ thơ cuối: Suy nghĩ từ tiếng gà trưa ? Theo em nội dung nào được phản ánh chân thực và xúc động nhất?- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà trưaIII.Phân tích: 1.Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê: ? Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm cụ thể nào? Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tâm trí của người chiến sĩ lại bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? - Tiếng gà vọng vào tâm trí người chiến sĩ vào một buổi trưa nắng trong một xóm nhỏ trên đường hành quân. Đó là một âm thanh quen thuộc của làng quê gợi bao điều tốt lành và nhất là đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ? Với người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào?Cảm thấy nắng trưa xao động, tiếng gà như khua động không gian yên ắng của buổi trưa ở làng quê, làm vơi đi nỗi vất vả của người chiến sĩ và nhất là gợi lại những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ? Con người không chỉ nghe tiếng gà trưa bằng thính giác mà còn bằng cả tâm hồn. Điều này chứng tỏ tác giả có tình cảm thế nào đối với quê hương?Một tình cảm quê hương thiết tha và sâu nặng2. Tiếng gà trưa khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ:? Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng với ổ trứng hồng đẹp như trong tranh- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắngHình ảnh người bà dầy lòng yêu thương chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháuNiềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mơ ấy đi vào cả trong giấc ngủ tuổi thơ? Trong những kỉ niệm tuổi thơ ấy, hình ảnh người bà và tình bà cháu được thể hiện qua những chi tiết nào?Đó là người bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo (Tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu, lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối)Dành trọn tình yêu thương cho cháu ( dành dụm chi chút để cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu)? Những kỉ niệm ấy đã biểu hiện tình bà cháu như thế nào?- Bảo ban, nhắc nhở cháu => sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng bà ? Người cháu trong kỉ niệm tuổi thơ là một đứa bé ra sao? Hồn nhiên, ngây thơ trong sáng và hết mực yêu quý bà3. Những suy tư từ tiếng gà trưa: ? Tiếng gà trưa còn gợi cả suy tư của con người. Đó là những suy tư nào?Về hạnh phúc, về mục đích của cuộc chiến đấu? Vì sao tiếng gà trưa lại mang bao nhiêu hạnh phúc?Gợi cuộc sống bình yên, no ấmThức dậy tình cảm bà cháu, gia đình, quê hươngÂm thanh bình dị của làng quê ? Theo em, trong giấc mơ hồng sắc trứng sẽ mơ về điều gì?Niềm vui tốt lành và hạnh phúc? Nhận xét ý nghĩa của từ “vì” lặp đi lặp lại liên tiếp trong các câu thơ.- Khẳng định niềm tin chân thật, chắc chắn về con người, về mục đích chiến đấu cao cả nhưng cũng hết sức bình thường IV.Tổng kết? Bài thơ là một tấm lòng quê khiến người đọc đồng cảm và xúc động. Vì sao?- Tình cảm cụ thể, giản dị, chân thật và rất thắm thiết V. Luyện tập? Nêu nhận xét, cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ ?? Kỉ niệm tuổi thơ của em thường gắn với hình ảnh nào?? Nêu cách gieo vần trong thơ ngũ ngôn? Học thuộc lòng 1 đoạn khoảng 10-12 dòng thơ trong bài thơ VI. Củng cố-dặn dòNắm lại nội dung và nghệ thuật của bài thơTìm những bài thơ viết về tình cảm gia đìnhChuẩn bị bài điệp ngữSoạn: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Tài liệu đính kèm:

  • pptTieng ga trua.ppt