Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15 - Tiết 63: Văn bản: Mùa xuân của tôi (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15 - Tiết 63: Văn bản: Mùa xuân của tôi (Tiếp)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.

- Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào chất thơ.

2. Kỹ năng

- Đọc, hiểu văn bản tuỳ bút

- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn miêu tả

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15 - Tiết 63: Văn bản: Mùa xuân của tôi (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2011 Ngày giảng:09/12/2011
Bài 15. Tiết 63: Văn bản: Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào chất thơ.
Kỹ năng
Đọc, hiểu văn bản tuỳ bút
Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn miêu tả
Thái độ:
- Có thái độ yêu mến mùa xuân, yêu quê hương đất nước.
Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục
Tự nhận thức: nhận thức được những tình cảm giành cho thiên nhiên, quê hương, cuộc sống
Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ dựa trên ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Học theo nhóm: trao đổi, phân tích về sự khác nhau giữa cảnh sắc và không khí mùa xuân trước và sau rằm tháng giêng.
Động não: suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.
Minh hoạ: Bằng hình ảnh về cảnh sắc và không khí của mùa xuân.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức (1phút)
Kiểm tra bài cũ (2phút)
? Trong văn bản: “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” Thạch Lam đã ca ngợi cốm như thế nào?
- Đáp án: “ Là thứ quà riêng biệt của đất nước là thức dâng của nhức cánh đòng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê cỏ An Nam”.
Bài mới
Vào bài:
Bài 15. Tiết 63: Văn bản: Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
11’
20’
6’
3’
GV : đưa chân dung tác giả
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà và kết hợp SGK nêu những hiểu biết của em về tác giả
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung
? GV: Bài văn trích từ tác phẩm nào?
HS trả lời
?GV: Em biểt gì về hoàn cảnh ra đời của “Thương nhớ mười hai”
HS trả lời
GV đưa tập sách và giới thiệu về tập sách
GV hướng dẫn đọc: Giọng trầm ấm, ngọt ngào, tha thiết
GV đọc mẫu, gọi 2, 3 học sinh đọc
GV nhận xét cách đọc
GV kiểm tra một vài chú thích: Bắc Việt. đêm xanh, lộc
? GV: “Mùa xuân của tôi” viết theo thể văn nào?
HS trả lời
GV chốt, ghi bảng
? GV: hãy nhắc lại thế nào là tùy bút
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung.
? GV: Từ đó xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
HS: biểu cảm
?GV: qua vệc chuẩn bị bài ở nhà hãy xác định bố cục của văn bản?
+ Đoạn 1:
+Đoạn 2:.
+Đoạcn 3:
-GV: Yêu cầu hs đọc thầm bằng mắt đoạn 1
?GV: Trong hai câu đầu các cụm từ “tự nhiên như thế, không có gì lạ hết” được sử dụng để khẳng định điều gì?
HS: Khẳng định tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm hết sức thông thường ở mỗi con người
?GV: Trong câu thứ ba, tác giả liên hệ tình cảm giành cho mùa xuân của con người với các hiện tượng tự nhiên xã hội nào?
HS trả lời
GV nhận xét (đưa ra trên máy chiếu)
?GV:Biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng trong câu văn thứ ba?
HS trả lời
GV nhận xét (chiếu đáp án)
?GV: Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này nhằm mục đích nhấn mạnh điều gì?
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng
Chuyển ý: Nhưng đó chưa phải là lý do căn bản khiến tác giả mê luyến mùa xuân. Vậy còn lý do gì sâu lớn hơn chúng ta chuyến sang:
?GV: Tác giả gợi mùa xuân miền Bắc, mùa xuân của ai?
Mùa xuân của tôi
?GV: Cách gợi như vậy có dụng ý gì?
Khẳng định mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân của riêng mình.
GV bình
?GV: Những chi tiết trên đã gợi một bức tranh xuân ở miền Bắc như thế nào?
HS trả lời
Gv nhận xét, ghi bảng
GV bình, chuyến ý
?GV: Những tình cảm gì đã trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng con người khi mùa xuân về?
HS trả lời
GV đưa ra đáp án trên máy chiếu
?GV: Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Biện pháp so sánh, hình ảnh gợi cảm
?GV: Biện pháp nghệ thuật trên có ác dụng diễn tả cảm xúc gì của con người khi mùa xuân về?
HS trả lời
GV nhận xét, ghi bảng
GV bình, chuyến ý
GV đưa bức tranh trong sgk yêu cầu hs miêu tả những hình ảnh có trong tranh. Từ đó hs liên hệ tới mùa xuân ở gia đình mình.
GV gọi hs đọc đoạn văn: “ Nhang trầm.mở hội liên hoan”
?GV: Xuân về không khí xuân trong mỗi gia đình hiện lên như thế nào?
Hs trả lời 
GV chiếu đáp án
?GV: Qua đó tác giả đã cảm nhận như thế nào về mùa xuân trong mỗi gia đình?
GV bình
?Gv: Từ đây tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân, dành cho quê hương đất Bắc được bộc lộ?
HS trả lời
GV nhận xét, ghi bảng
Gv bình
Chuyển ý: Mùa xuân của Hà Nội cảu Bắc Việt đã đẹp nhưng có lẽ nó đẹp hơn, đáng nhơ hơn cả là vàp khoảng sau ngày rằm tháng giêng.
Vậy xảnh đó như thế nào? Chúng ta sang phần:
Thảo luận nhóm (3phút)
?GV: Cảnh sắc và không khí lúc xuân sang so với cảnh sắc và không khí rằm tháng giêng có gì khác nhau? (Về thiên nhiên, con người)
GV chia mỗi bàn một nhóm, các bạn giữa bàn là trưởng nhóm. Chuẩn bị phiếu phát cho học sinh các nhóm
Hs làm bài trong 3 phút
Gv đưa kết quả nhóm 1, 2 lên camera. Nhóm đọc kết quả, nhóm khác bổ sung
Gv đưa đáp án, các nhóm khác thu giáo viên về nhà xem
?GV: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?
Hs: Biện pháp so sánh
GV: Ngoài ra qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí sau ngày rằm tháng giêng, tác giả còn bộc lộ sự quan sát tinh tế, nhạy cảm, chọn miêu tả những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc
?Gv: biện pháp ấy được sử dụng có hiệu quả như thế nào trong miêu tả
HS trả lời
Gv nhận xét, chiếu đáp án
?GV: Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc gì cho con người?
HS: rạo rực niềm vui sống vui vui, phấn chấn trước một năm mới
?GV: Qua đây giúp ta hiểu tác giả là người như thế nào?
HS trả lơi
GV nhận xét
Gv bình
?GV: Thành công nhất về mặt nghệ thuật của Vũ Bằng ytong bài tuỳ bút là gì?
HS trả lời
GV nhận xét, chiếu đáp án
?GV: Bài tuỳ bút giúp ta cảm nhận được điều gì về mùa xuân
Hs trả lời
GV nhận xét, bổ sung
Gv chốt: đây chính là nội phần ghi nhớ
Đọc diễn cảm đoạn văn
Sưu tầm 1 số câu thơ hay về mùa xuân
Trò chơi: đi tìm bức tranh bí ẩn
Tìm hiểu chung
Tác giả, tác phẩm
Tác giả: SGK
Tác phẩm: SGK
Đọc, giai nghĩa từ khó
Thể loại
Tùy bút
Bố cục: ba phần
Đọc – hiểu văn bản
Tình cảm của con người với mùa xuân
Tình yêu mùa xuân là quy luật tất yếu tự nhiên của con người
Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc
Cảnh sắc thiên nhiên
Tràn trề nhựa sống mang những nét đặc trưng của miền Bắc.
Tâm trạng con người
Say sưa, ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp ở miền Bắc
Vui sướng, hạnh phúc trong sự sum họp đầm ấm trong mỗi gia đình
Tình yêu da diết với quê nhà, với cuộc sống
3. Mùa xuân sau rằm tháng giêng
Không gian dần rộng rãi, sáng sủa
Nếp sống sinh hoạt đời thường giản dị, ấm cúng
Tổng kết
 Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
* Hướng dẫn về nhà: (2phút)
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân của quê hương
- Chuẩn bị bài: Hướng dẫn tự học “Sài Gòn tôi yêu”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Mua Xuan cua toi hoi giang huyen.doc