Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 21 - Tiết 78: Rút gọn câu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 21 - Tiết 78: Rút gọn câu

 1.Kiến thức:

 -HS biết khái niệm câu rút gọn.

 -HS hiểu tác dụng của việc rút gọn câu.

 -Cách dùng câu rút gọn.

 2.Kĩ năng :

 -Nhận biết và phân tích câu rút gọn.

 -Rút gọn câu phù hợp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 3.Thái độ : HS biết sử dụng câu rút gọn đúng với hoàn cảnh giao tiếp.

 

docx 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 21 - Tiết 78: Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 21 Tiết CT: 78
Ngày dạy: 10/01/2011 Tuần CM: 21
RÚT GỌN CÂU
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức:
 -HS biết khái niệm câu rút gọn.
 -HS hiểu tác dụng của việc rút gọn câu.
 -Cách dùng câu rút gọn.
 2.Kĩ năng : 
 -Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
 -Rút gọn câu phù hợp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ : HS biết sử dụng câu rút gọn đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
 -Giáo dục kĩ năng sống.
 II.Trọng tâm:
 -Khái niệm,tác dụng của việc rút gọn câu. 
 -Nhận biết câu rút gọn.
III.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: 
 2.Học sinh :Chuẩn bị bài ở nhà
IV.Tiến trình :
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: CSBM báo cáo tình hình soạn bài.
 2.Kiểm tra miệng:Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
 3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1
HS đọc câu 1.a.b sgk/14-15.
GV? Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau ?
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a
GV? Theo em, vì sao những chủ ngữ trong câu a được lược bỏ ?
HS: Câu a:
- Chủ ngữ: Chúng ta
- Chủ ngữ này được lược bỏ vì đây là câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho mọi người
HS đọc câu 4/15
GV?Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ?
a- Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
Hs: - Lược bỏ vị ngữ “ đuổi theo nó” để tránh lặp lại từ ngữ có ở câu đứng trước
b- Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
- Ngày mai.(Câu trả lời lược bỏ cả CN-VN)
Gv?Khi nói hoặc viết người ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để làm gì?
GV?Em có nhận xét gì về cách rút gọn câu?(Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích gì?)
HS:Rút gọn như thế làm cho câu gọn hơn,đảm bảo thông tin truyền đạt.
GV?Em hãy khôi phục phần lược bỏ?
HS:Rồi ba bốn người,sáu bảy người cùng đuổi theo nó.
-Ngày mai,chị đi Hà Nội.
GV chốt ý HS đọc phần ghi nhớ.
Gv chốt lại phần trọng tâm
Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 2
HS đọc TD 1.2/15
-GV? Những câu in đậm sgk/15 thiếu thành phần nào ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?
- Những câu in đậm sgk/15 đều thiếu chủ ngữ, ta không thể rút gọn.Rút gọn như vậy làm cho người đọc,nghe khó hiểu.
 HS đọc câu 2/15.
-GV?Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn để thể hiện thái độ lễ phép ?
- Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10
- Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ?
- Bài kiểm tra toán.
GV?Câu trả lời của em có lễ phép không ? (GDKNS)
HS :Câu trả lời của em không lễ phép.
GV?Theo em phải trả lời ntn?
HS:Thưa mẹ,bài kiểm tra toán ạ!
GV? Ta có thể khôi phục lại câu ở TD1 cho đầy đủ hơn.
HS:Một vài bạn chạy loăng quăng,nhóm bạn nữ chơi nhảy dây,xa xa một tốp nam chơi kéo co. 
ª HS hợp tác theo nhóm 3’.
-GV?Từ hai bài tập trên, hãy cho biết Khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì? 
Gv chốt lại phần trọng tâm
Hs đọc ghi nhớ
HoÏat động 3
 HS đọc bài tập 1/16
Gv hướng dẫn hs luyện tập vở bài tập trang 18, 19 .
GV?Tìm câu rút gọn, rút gọn câu để làm gì ?
HS đọc bài tập 2/16-17.
GV?Tìm câu rút gọn và khôi phục thành phần câu được rút gọn
 HS đọc câu 3/17.
GV?Vì sao cậu bé và người khách trong chuyện “Mất rồi” hiểu lầm nhau ? Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì về cách nói năng ?
HS đọc câu 4 
Gv?Đọc truyện “Tham ăn” cho biết chi tiết nào có tác dụng gây cười và phê phán ?
I-Thế nào là rút gọn câu ?
-Để tạo thành câu rút gọn.
-Việc lược bỏ các thành phần câu nhằm mục đích:
-Làm cho câu gọn hơn,vừa thông nhanh,vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
-Ngụ ý hành động trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)
Ghi nhớ: sgk/15
II- Cách dùng câu rút gọn
-Khi rút gọn cần chú ý:
 +Không làm cho người nghe,người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
 +Không biến câu nói thành câu cộc lốc,khiếm nhã.
Ghi nhớ: sgk/16
III- Luyện tập
1.Câu rút gọn
 a-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 c-Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Cách rút gọn này làm cho câu tục ngữ cô đọng, súc tích hơn, thông tin nhanh hơn
2. Câu rút gọn
a.Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
- Dừng chân đứng lại trời, non, nước 
b Đồn rằng quan tướng có danh
- Ban khen rằng : “Ấy mới tài” 
 *Khôi phục chủ ngữ
a.Ta bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
- Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước
b.Thiên hạ đồn rằng quan tướng có danh
- Vua khen rằng : “Ấy mới tài” 
3. Cậu bé và người khách trong câu chuyện đã hiểu lầm vì:
Bài học về cách nói năng: khi nói phải dùng câu cho đầy đủ để để người nghe không hiểu lầm, ta chỉ rút gọn câu khi hoàn cảnh giao tiếp cho phép
4.Chi tiết gây cười: 
 “ Tham ăn”có tác dụng gây cười và phê phán:
.Đây.
 Rồi cắm cúi ăn.
 .Mỗi
.Nói xong lại gắp lia lịa.
 Tiệt.
ÞRút gọn đến mức không hiểu được và thô lỗ.
ÞPhê phán sự đối đáp quá vắn tắt, cụt ngủn của những kẻ tham ăn
4. Câu hỏi,bài tập củng cố:
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn ? Rút gọn câu nhằm mục đích gì ?
 -Để tạo thành câu rút gọn.
 -Việc lược bỏ các thành phần câu nhằm mục đích:
 -Làm cho câu gọn hơn,vừa thông nhanh,vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
 -Ngụ ý hành động trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)
 Câu 2:Khi rút gọn câu ta cần chú ý điều gì ?
-Khi rút gọn cần chú ý:
 -Không làm cho người nghe,người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
 -Không biến câu nói thành câu cộc lốc,khiếm nhã.
5.Hướng dẫn học sinh tự học:
 -Đối với bài học ở tiết này:
 + Hiểu đựơc định nghĩa về câu rút gọn, rút gọn câu nhằm mục đích gì?
 + Em thử viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn
 +Tìm VD về việc sử dụng câu rút gọn thành câu cộc lốc,khiếm nhã. 
 -Đối với tiết học tt: Câu đặc biệt.
 + Đọc trả lời câu hỏi SGK.
 + Chú ý: Tác dụng,nhận biết, cách dùng câu đặc biệt.
V.Rút kinh nghiệm :
Cần rút kinh nghiệm về:
 -Nội dung:.
.
 -Phương pháp:..
.
 -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxNV-7 TIET 78.docx