Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 31 - Tiết 125: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 31 - Tiết 125: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo

A. Mục tiêu cần đạt.

- HS biết ứng dụng các văn bản đề nghị và báo cáo vào các tình huống cụ thể;

- Nắm được cách thức làm các loại văn bản này và vận dụng tạo lập văn bản.

- GD ý thức sử dụng khi núi và viết.

B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức

C. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị ở nhà theo các câu hỏi SGK.

 - GV soạn bài chuẩn bị ngữ liệu

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 31 - Tiết 125: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/4/2012	 Bài 31.
 Tiết 125. luyện tập 
 làm văn bản đề nghị và báo cáo
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS biết ứng dụng các văn bản đề nghị và báo cáo vào các tình huống cụ thể; 
- Nắm được cách thức làm các loại văn bản này và vận dụng tạo lập văn bản.
- GD ý thức sử dụng khi núi và viết.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức
C. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị ở nhà theo các câu hỏi SGK.
 - GV soạn bài chuẩn bị ngữ liệu
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(7’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Trình bày đặc điểm và cách làm văn bản báo cáo?
3. Giới thiệu bài mới:
GV nêu yêu cầu giờ luyện tập.
- Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết.(26’)
* HS trả lời câu hỏi 1,2,3 4 rồi điền kết quả vào bảng sau:
* Điểm KTM:
 7A1 7A2 7A3
I. Ôn tập kiến thức về văn bản đề nghị và báo cáo.
 Loại
văn bản
 Văn bản đề nghị
 Văn bản báo cáo
 Mục đích
Cá nhân và tổ chức có thẩm quyền nắm được những nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân, tập thể.
Cấp có thẩm quyền nắm được tình hình, kết quả, sự vệc đã làm được.
 Nội dung
Trình bày lí do, nhu cầu, quyền lợi...đề nghị giải quyết.
Tổng hợp tình hình, sự việc, kết quả cụ thể đã làm được. 
 Hình thức
Theo quy định: 7 mục, tên văn bản viết chữ in hoa có dấu, quy cách trình bày...
Theo quy định: 7 mục, tên văn bản viết chữ in hoa có dấu, quy cách trình bày...
Mục chú ý
Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị việc gì?
Ai báo cáo? Báo cáo ai? Báo cáo việc gì? Kết quả ra sao?
 Những sai sót thường gặp: Thiếu mục, trình bày không đúng quy cách, chữ viết cẩu thả, chưa thể hiện được sự trang trọng của văn bản, báo cáo còn chung chung, chưa có số liệu cụ thể.
- Hoạt động 3: Luyện tập.(15’)
* GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
- Hoạt động 4: Củng cố(1’)
- GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản ở các nội dung về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn(1’)
- Chuẩn bị tiếp nội dung các câu tiếp theo ( Phần luyện tập)
II. Luyện tập
* Bài 1: Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải làm báo cáo?
- Tình huống cần làm văn bản đề nghị: Bóng điện trong lớp bị hỏng, HS làm văn bản đề nghị GVCN lớp cho sửa lại.
- Tình huống cần làm văn bản báo cáo: Thay mặt lớp làm báo cáo gửi liên đội trưởng về kết quả đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Đội 19/5.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 126. luyện tập 
 làm văn bản đề nghị và báo cáo(tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết viết văn bản đề nghị và báo cáo một cách thành thạo. Viết mỗi loại một văn bản rồi nhận xét ưu, nhược điểm bài làm của mình và của bạn. 
- Từ đó tiếp tục rèn kĩ năng làm văn bản đề nghị và báo cáo.
- GD ý thức sử dụng khi núi và viết.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức
C. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị ở nhà theo các câu hỏi SGK.
 - GV soạn bài chuẩn bị ngữ liệu
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(7’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết điểm giống và khác nhau giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo?
3. Giới thiệu bài mới:
GV nêu yêu cầu cụ thể của giờ luyện tập.
- Hoạt động 2: Luyện tập ( tiếp).(33’)
* GV yêu cầu HS đọc văn bản của mình ở nhóm và nhận xét cụ thể về ưu nhược điểm của văn bản.
* HS đọc từng tình huống rồi nhận xét.
- Hoạt động 3: Củng cố.(4’)
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Chú ý những lỗi cần tránh khi làm bài văn đề nghị và báo cáo.
- Hoạt động 4: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị tiếp nội dung các bài tiếp theo
* Điểm KTM:
 7A1 7A2 7A3
* Bài tập 2: Trình bày và nhận xét văn bản đề nghị và báo cáo.
- HS đọc bài làm của mình.
- Nhóm nhận xét.
- Thư kí ghi chép cụ thể.
- Nhóm trưởng báo cáo trước lớp.
( Chú ý nhận xét về các mặt: Mục đích của văn bản đã rõ ràng chưa? Nội dung đầy đủ chưa? Hình thức? Các mục cần thiết?)
* Bài tập 3: Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản:
- Trường hợp a: Viết văn bản báo cáo là không phù hợp. Cần viết đơn để trình bày nguyện vọng của mình.
- Trường hợp b: Viết văn bản đề nghị là không đúng, phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình của lớp.
- Trường hợp c: Không phải viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị BGH biểu dương, khen thưởng bạn H.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 127. ôn tập tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết hệ thống và củng cố kiến thức về văn bản biểu cảm. 
- Từ đó tiếp tục rèn kĩ năng về tạo lập văn bản.
- GD ý thức tổng hợp kiến thức.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức
C. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị ở nhà theo các câu hỏi SGK.
 - GV soạn bài chuẩn bị ngữ liệu
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(7’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
 GV nêu yêu cầu giờ ôn tập.
- Hoạt động 2: Bài học.(35’)
- Kể tên các văn bản biểu cảm (văn xuôi)
đã học?
- Trong các văn bản đó, em thích bài nào nhất, vì sao?
- Dựa vào câu trả lời các câu 7,8, hãy khái quát lại đặc điểm của văn bản biểu cảm?
* Điểm KTM:
 7A1 7A2 7A3
I. Văn bản biểu cảm:
1. Hệ thống các văn bản biểu cảm ( văn xuôi)
- Phần đọc- hiểu văn bản: 
+ Cổng trường mở ra( Lý Lan) 
+ Mẹ tôi ( A. Mi-xi)
+ Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam)
+ Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương).
+ Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng).
- Phần Tập làm văn:
+ Tấm gương ( Băng Sơn)
+ Hoa học trò( Xuân Diệu).
+ Bài tản văn về An Giang ( Mai Văn Tạo)
+ Cây sấu Hà Nội ( Nguyễn Tuân)...
 ( HS tự bộc lộ)
2, Đặc điểm của văn bản biểu cảm:
- Mục đích: Biểu hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Nội dung: Trình bày tư tưởng, tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận xét của người viết đối với con người, sự vật...
- Cách thức: Biến sự vật, hiện tượng thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc; biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp; Sử dụng các biện pháp tu từ...
- Hoạt động 3: Củng cố.(4’)
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Hoạt động 4: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tập làm văn ( tiếp)
- Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Giơí thiệu đối tượng biểu cảm hoàn cảnh tiếp xúc với đối tượng và cảm cảm nghĩ chung.
+ Thân bài: Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng tình cảm, nhận xét...
+ Kết bài: ấn tượng chung và sâu đậm nhất về đối tượng.
3, Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm.
=> Nhằm khêu gợi tình cảm, cảm xúc; yếu tố này do tình cảm, cảm xúc chi phối chứ không nhằm tái hiện sự việc, con người.
4, Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm.
- So sánh.
- Đối lập tương phản.
- Câu hỏi tu từ.
- Điệp ngữ.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 128. ôn tập tập làm văn (tiếp).
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết hệ thống và củng cố kiến thức về văn bản nghị luận. 
- Từ đó tiếp tục rèn kĩ năng về tạo lập văn bản nghị luận.
- GD ý thức tổng hợp kiến thức.
B. Phương pháp:Tổng hợp kiến thức
C. Chuẩn bị: - HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(5’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra kiến thức về văn bản biểu cảm và việc chuẩn bị bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
 GV nêu yêu cầu giờ ôn tập.
- Hoạt động 2: Bài học.(35’)
- Kể tên các văn bản nghị luận đã học?
- Lấy ví dụ minh hoạ?
- Nêu các yếu tố trong bài văn nghị luận? đặc điểm của mỗ yếu tố đó?
- Hoạt động 3: Luyện tập.
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập theo một số mục thực hành trong SGK.
II. Văn bản nghị luận
1. Hệ thống các văn bản nghị luận.
 ( 4 văn bản)
2, Các dạng văn nghị luận.
a, Dạng nghị luận nói:
- Các ý kiến trao đổi, tranh luận phát biểu.
- Các ý kiến bảo về luận văn, luận án.
- Chương trình bình luận thời sự thể thao trên truyền hình.
b, Nghị luận viết:
- Các bài xã luận, bình luận, phê bình...trên các tạp chí, báo chí.
- Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học.
- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng.
- Các văn bản nghị luận trong SGK.
3, Các yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận:
- Luận điểm.
- Luận cứ: Lí lẽ và dẫn chứng.
- Lập luận:
=> Trong đó, luận điểm là yếu tố chủ yếu vì nó là linh hồn của bài văn nghị luận. 
III. Luyện tập.
1, Điểm khác nhau cơ bản giữa văn biểu cảm và văn nghị luận là gì?
- Khác nhau ở mục đích tạo lập văn bản.
- Khác nhau ở nội dung văn bản.
- Khác nhau về cách thức tạo lập văn bản.
- Xác định câu luận điểm?
- Nhận xét như vậy đã đúng chưa? Tại sao?
- So sánh điểm giống và khác nhau ở 2 đề bài?
- Hoạt động 4: Củng cố.(4’)
- Hệ thống kiến thức đã ôn tập.
- Hướng dẫn tự lập dàn ý cho các đề văn tham khảo.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị kiểm tra tổng hợp.
2, Luận điểm là gì? Hãy cho biết câu nào là câu luận điểm?
- Luận điểm là ý kến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.( 4 đặc điểm)
- Các câu a, d là luận điểm.
3, Nhận xét về ý kiến ở mục 5(SGK- tr140)
- Nói như vậy chưa đúng bởi vì: Trong bài văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng còn cần lí lẽ và phải biết cách lập luận.
- Luận điểm cần rõ ràng, nhất quán; dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, cụ thể.
4, Nhận xét về đề các bài ở mục 6( trang 140)
- Giống nhau: Cùng bàn bạc về một vấn đề.
- Khác nhau:
+ Đề a: Yêu cầu sử dụng phép lập luận giải thích, vấn đề cần giải thích chưa rõ, cần làm rõ bản chất của vấn đề, sử dụng lí lẽ là chủ yếu.
+ Đề b: Yêu cầu sử dụng phép lập luận chứng minh, vấn đề cần chứng minh đã rõ, cần làm rõ tính đúng đắn của câu tục ngữ, sử dụng dẫn chứng là chủ yếu.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Phần Ký- Duyệt giáo án
Ban giám hiệu
 Nguyễn Văn Cường
Tổ chuyên môn
 Hà Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 31.doc