Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

- Nhận xét, trả và chữa bài kiểm tra nhằm giúp hs củng cố kiến thức và kĩ năng tổng hợp kiến thức.

1.2. Kĩ năng:

- Phân tích lỗi sai trong bài để hs tự sửa trên lớp, ở nhà.

* Trọng tâm: chữa lỗi

* Tích hợp với các thể loại đã học

1.3. Thái độ:

- Tích cực, nghiêm túc.

II. Các kĩ năng cơ bản cần được giáo dục

- Tự nhận thức được cách làm bài và các lỗi mắc phải

- Suy nghĩ, trình bày ý kiến

III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực

- Động não

- Thảo luận nhóm

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/3/2012 
Ngày giảng:
 Tiết 105.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIỂNG VIỆT VÀ KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Nhận xét, trả và chữa bài kiểm tra nhằm giúp hs củng cố kiến thức và kĩ năng tổng hợp kiến thức.
1.2. Kĩ năng:
- Phân tích lỗi sai trong bài để hs tự sửa trên lớp, ở nhà.
* Trọng tâm: chữa lỗi
* Tích hợp với các thể loại đã học
1.3. Thái độ: 
- Tích cực, nghiêm túc.
II. Các kĩ năng cơ bản cần được giáo dục
Tự nhận thức được cách làm bài và các lỗi mắc phải
Suy nghĩ, trình bày ý kiến
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
Động não
Thảo luận nhóm
IV. Chuẩn bị:
 - Gv: G/án. Chấm bài.
 - Hs: Nắm vững cách thức làm bài để nhận xét và sửa bài.
V.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
* Hoạt động 1. Xây dựng đáp án
* GV nêu đáp án HS tự đánh giá bài viết của mình
.
* Hoạt động 2.
- G. Nhận xét ưu, khuyết điểm của từng bài (nội dung, hình thức).
 - H. Nghe nhận xét.
- Tự nhận xét về chữ viết trong bài làm, về các lỗi chính tả đã mắc, có mắc các lỗi về phụ âm s - x, l - n, ch - tr; các lỗi viết hoa lung tung, mất nét, viết tắt không?..
* Hoạt động 3
- G. trả bài cho hs.
 - H. tự đọc bài, sửa lỗi sai theo lời phê của giáo viên.
- GV đọc bài tốt
- HS nghe
- GV yêu cầu học sinh làm lại các câu chưa đúng yêu cầu
7’
10
’
23’
I. Đáp án
- Theo đáp án của Phòng
- GV nêu yêu cầu, đáp án, biểu điểm cụ thể
- HS tự đánh giá bài viết của mình.
II. Đánh giá chung:
- Ưu điểm: học sinh đó làm đúng yêu cầu của đề, xác định được đúng câu trả lời. Nhiều em viết rất sạch đẹp gọn gàng, diễn đạt và dùng từ lưu loát trong từng câu văn, đoạn văn. Cách sử dụng từ ngữ, đặt câu dựng đoạn và liên kết đoạn.Một số bài viết đoạn văn tương đối tốt.
- Nhược điểm: một số em viết chưa chính xác, rất sơ sài làm qua loa đại khái. Trình bày cẩu thả, chưa khoa học, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả, viết tắt nhiều ; một số bài chưa cố gắng : Tiến, Hùng, Long
III. Trả bài- chữa lỗi
4. Củng cố 3’
G. Nhận xét giờ trả bài.
 5. Hướng dẫn về nhà:2’
- Tập viết lại đoạn văn: Bác Hồ sống thật giản dị. Bài TLV. 
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
* Phần bổ sung
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 106.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích một vb nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu vb này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
3. Thái độ: 
- Hiểu mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
* Trọng tâm: bài học
* Tích hợp: phép lập luận chứng minh
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Suy nghÜ, phª ph¸n, s¸ng t¹o: ph©n tÝch, b×nh luËn vµ ®­a ra ý kiÕn c¸ nh©n vÒ ®Æc ®iÓm, bè côc, ph­¬ng ph¸p lµm bµi v¨n nghÞ luËn.
- Ra quyÕt ®Þnh: lùa chän c¸ch lËp luËn, lÊy dÉn chøngkhi t¹o lËp vµ giao tiÕp hiÖu qu¶ b»ng v¨n nghÞ luËn.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Ph©n tÝch c¸c t×nh huèng giao tiÕp ®Ó hiÓu vai trß vµ c¸ch t¹o lËp v¨n b¶n nghÞ luËn ®¹t hiÖu qu¶ giao tiÕp.
- Thùc hµnh viÕt tÝch cùc: t¹o lËp bµi v¨n nghÞ luËn, nhËn xÐt vÒ c¸ch viÕt bµi v¨n nghÞ luËn ®¶m b¶o tÝnh chuÈn x¸c, hÊp dÉn.
IV. Chuẩn bị:
- G: G/án, tltk, hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , máy chiếu
- H: Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những hướng dẫn của GV.
V. Tiến trình :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : áp dụng trong giờ 	
3. Bài mới:
	Phép lập luận chứng minh nhiều khi không đủ đẻ thuyết phục người đọc, người nghe, vì vậy cần có phép lập luận giải thích.
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
* Hoạt động 1.
? Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? 
- H. Khi người ta có điều gì chưa rõ mà lại muốn biết.
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? 
- H. Nêu câu hỏi, trả lời (giải thích).
? Mục đích của giải thích là gì?
? Muốn giải thích được các sự vật ta phải làm ntn?
 (Muốn GT được sự việc, sự vật thì ta phải tìm hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức chính xác, sâu rộng).
? Trong VNL, người ta thường yêu cầu GT vấn đề gì? Mđ của việc GT đó?
- H đọc ghi nhớ 1
- H. Đọc văn bản (70).
? Bài văn giải thích vấn đề gì
? Xác định bố cục văn bản?
A. Mở bài: 
 Giới thiệu vai trò của khiêm tốn
B. Thân bài:
 - Khiêm tốn là gì?
 - Biểu hiện của người khiêm tốn?
 - Tại sao con người phải có lòng kh/ tốn?
C. Kết bài:
 - Thế nào là người khiêm tốn?
 - Ý nghĩa của khiêm tốn?
- H. Trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71)
? Em hiểu thế nào là lập luận GT?
? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này?
- G. Chốt vấn đề: Mđ của GT
 Các cách GT.
 Yêu cầu của bài GT.
- H. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2.
- H. Đọc vb “Lòng nhân đạo”.
? Xđ vđ được giải thích
 ? Phương pháp giải thích trong vb ?
- H. Phát hiện, thảo luận.
Nghĩa đen?
Nghĩa bóng?
Nghĩa sâu?
23’
17’
I. Bài học:
1 Mục đích .
a. VD
- Làm cho mọi người hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Trong văn nghị luận: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, các chuẩn mực hành vi của con người.
b. Ghi nhớ 1:
2. Phương pháp giải thích.
a.VD:
vb: “Lòng khiêm tốn”
+ Bài văn GT vđ: Lòng khiêm tốn.
+ Phương pháp giải thích.
 - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 - Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn.
 - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn.
+ Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
b. Ghi nhớ 2: sgk (71)
II. Luyện tập.
 Bài 1: Phân tích vb: Lòng nhân đạo.
- Vđ được giải thích: 
 Lòng nhân đạo.
- Phương pháp GT: (lí lẽ + d/c)
 - Giải thích bằng đ/n.
 - Liệt kê biểu hiện của lòng nhân đạo.
 Bài 2: Đề : Giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.
 Lập ý:
- Không thầy: không có người thầy
- Đố mày: lời thách đố, khẳng định vai trò người thầy.
- Mày: người bị bậc cha chú quở trách
- Làm nên: sự nghiệp, chuyên môn, nhân cách
-> Vai trò quan trọng của người thầy đối với việc làm nên nhân cách, sự nghiệp cho đời mỗi con người.
- Quở trách những người nông cạn và có thái độ không tôn trọng thầy.
+ Liên hệ câu ca dao:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy
4. Củng cố:3’
- Khái quát lại nội dung kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà:2’
- Học ghi nhớ.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài giải thích.
- Sưu tầm vb giải thích để làm tư liệu học tập.
- Soạn bài: Sống chết mặc bay.
Ngày soạn: 6/3/2012 
Ngày giảng:9/3/2012
Tiết 107. 
SỐNG CHẾT MẶC BAY.
 (Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. 
3. Thái độ: 
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
* Trọng tâm: Đọc và tìm hiểu cảnh vỡ đê
* Tích hợp: văn giải thích, các kiểu câu trong Tiếng Việt
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.
III. Phương pháp:
- Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm với người khác.
- Học theo nhóm: trao đổi về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.
IV. Chuẩn bị:
- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo khác, máy chiếu
- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
	Ở lớp 6 các em đã được làm quen với 1 số truyện ngắn trung đại VN. “ Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại đầu tiên mà chúng ta được tìm hiểu trong chương trình. Tác phẩm được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại VN. Trong truyện, Phạm Duy Tốn đã phản ánh hiện thực của xã hội VN những năm đầu thế kỉ XX.
Hoạt động của GV và HS
TG
Ghi bảng
* Hoạt động 1:GV HD đọc-tìm hiểu chú thích
GV: Đọc diễn cảm, chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp với nội dung của mạch truyện
- Cảnh dân phu đi kè đê: khẩn trương xúc động
- Cảnh quan lại, nha phủ đánh bài: châm biếm, mỉa mai
* GV đọc mẫu-> gọi 2 HS đọc nối tiếp đến hết
-> GV nhận xét
? Dân phu là ai
? Quan phụ mẫu là ai? Vì sao lại gọi như vậy?
? Truyện kể về những sự việc gì? Nhân vật chính là ai?
?Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt truyện.
- H tóm tắt bằng ngôi kể thứ 3, lược bỏ các đoạn đối thoại.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả
*Gv chiếu tư liệu về tác giả trên máy, giới thiệu bổ sung: Phạm DuyTốn là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp “ Tây học” đầu TK XX, ông khá thành công về thể loại truyện ngắn. Ông được coi là cây bút tiên phong trong bước hình thành truyện ngắn hiện đại với khuynh hương hiện thực.
? Truyện được sáng tác trong khoảng thời gian nào? Nêu bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ
* GV: Đầu TK XX đất nước ta dưói chế độ thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân lầm than, cực khổ, quan lại ăn chơi xa xỉ, chèn ép, bóc lột nhân dân 
? Văn bản thuộc thể loại gì
? Truyện trung đại và truyện ngắn hiện đại có điểm gì giống và khác nhau.
- Giống: đều thuộc thể loại truyện ngắn (tự sự)
- Khác:
+ Truyện trung đại viết bằng chữ Hán, thiên về kể chuyện người thật, việc thật, cốt truyện đơn giản thường mang mục đích giáo huấn
+ Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi hiện đại có tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn hướng vào khắc hoạ hình tượng nhân vật, phản ánh mối quan hệ nhân sinh, đời sống tâm hồn của con người.
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời
-GV chiếu trên máy
- P1: Từ đầu-> hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
- P2: Tiếp-> điếu, mày!: Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm
- P3: còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
? Phần nội dung nào là chính? Vì sao?
- Phần 2 vì dung lượng dài nhất, tập trung miêu tả làm nổi bật nhân vật chính là quan phủ. ... địch nổi với sức trời.
3. Bài mới:
	Trong lúc nhân dân đang vất vả vật lộn với thiên nhiên để bảo vệ đê thì những người có trách nhiệm bảo vệ đê đang ở đâu, làm gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp.	
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
? Những kẻ có trách nhiệm trong việc đi hộ đê được nhắc đến trong truyện là ai, chúng đang ở đâu, làm gì?
- Quan lại, nha phủ đánh tổ tôm ở trong đình
? Cảnh trong đình được miêu tả ntn (địa điểm, không khí, quang cảnh)
- Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc.
 - Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.
? Trong đó tác giả tập trung miêu tả cảnh gì
- Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm
? Tìm những chi tiết miêu tả quan phụ mẫu (đồ dùng, sinh hoạt, dáng ngồi, cách nói)
- Đồ dùng sinh hoạt: bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà(liên hệ với phép liệt kê)
- Dáng ngồi: chễm chệ, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng cho tên người nhà quỳ gãi
- Cách nói: hách dịch
? Em có nhận xét gì về những đồ dùng sinh hoạt của viên quan khi đi hộ đê.
- Cuộc sống quý phái, trái ngược với cuộc sống lầm than của nhân dân
? Điều quan tâm nhất của viên quan phụ mẫu lúc này là gì.
- Ván bài đang chơi dở
? Qua những chi tiết này em có nhận xét gì về chân dung viên quan phụ mẫu
- oai vệ, có uy quyền với đám nha lại, lính lệ, sống quý phái, ham cờ bạc.
? Thái độ của quan trước cảnh đê có nguy cơ bị vỡ ntn
- Lạnh nhạt, thờ ơ, vô tâm 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện trong đoạn này.
- NT tương phản, liệt kê, giọng văn châm biếm, mỉa mai
* GV: Đoạn văn tập trung miêu tả viên quan phụ mẫu mang trọng trách đi hộ đê nhưng ta có cảm giác quan đang ngồi nghỉ ngơi, chơi trong tư thất với đầy đủ tiện nghi sang trọng, xa xỉ, kẻ hầu người hạ, không một chút gì lo âu hay quan tâm đến nhiệm vụ hộ đê của mình. Những lời bình của tác giả cho ta hiểu rõ hơn bộ mặt thật của viên quan phụ mẫu " Ngài mà còn dở ván bài.dầu trời long đất lở, đê vỡ, dân trôi ngài cũng thây kệ."
* HS theo dõi đoạn tiếp: Khi đó....điếu mày 
Sự tăng cấp trong việc đam mờ cờ bạc của quan phủ được thể hiện tất rõ trong đoạn này. Em hãy phân tích để làm rõ ? 
( Thảo luận - chia bảng phụ thành ba cột : Âm thanh ( tác động của ngoại cảnh); Thái độ của mọi người ; thái độ của quan )
- Tiếng kêu vang trời, dậy đất-> mọi người giật nảy mình, có người nhắc khéo...-> quan lớn vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le trúng quân mình chờ hạ bài, quan cau mặt quát: mặc kệ
- Tiếng kêu nghe càng rầm rĩ, càng lớn, tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà, chó kêu vang tứ phía-> ai nấy đều nôn nao, sợ hãi trừ quan
- Tác động ngoại cảnh bằng xương bằng thịt : một người nhà quê...bẩm quan.... khi thầy đề tay bốc bài run run - quan đỏ mặt tía tai, quát tháo, dùng quyền đổ vấy trách nhiệm cho người khác, giục thầy đề bốc tiếp.
-> Kết quả đê vỡ, dân rơi vào cảnh thảm sầu
? Đoạn trích giúp em hiểu thêm gì về viên quan phụ mẫu này
- Vô trách nhiệm, cậy quyền uy nạt lộ, đẩy trách nhiệm cho người khác, là kẻ vô nhân tính.
* GV: Tên quan phụ mẫu đam mê cờ bạc, không chỉ huy nhân dân hộ đê đã đành nhưng ở trong tình thế nguy cấp, là người có trách nhiệm trong việc hộ đê mà hắn mải mê cờ bạc thờ ơ, coi như không biết gì, vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm mặc đê vỡ , dân trôi cũng thây kệ.
? Bên cạnh quan phụ mẫu, mặc dù tg không tập trung miêu tả nhiều xong những kẻ như thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, tránh tổng, lính lệ cũng góp phần tô đậm thêm bộ mặt thật của những kẻ có chức sắc, quyền lực, trách nhiệm trong việc giúp dân hộ đê? Em nhận xét gì về những nhân vật này.
- Tuy chưa đến nỗi táng tận lương tâm như tên quan phụ mẫu, họ còn biết run sợ, lo lắng trước cảnh đê vỡ xong họ cũng là những kẻ đáng bị lên án vì thói xu nịnh, ích kỉ, vô trách nhiệm.
? Nghệ thuật tương phản, tăng cấp ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn, em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của nó?
- Tương phản: dân chìm trong thảm hoạ đê vỡ>< quan lớn ù to.
- Tăng cấp: Độ ham mê tổ tôm và bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.
- Khắc hoạ tính chất tàn nhẫn cuả tên quan phụ mẫu, làm cho câu chuyện càng hấp dẫn, mâu thuẫn thắt chặt, nút truyện được đẩy lên đỉnh điểm.
? Ngoài ra em có nhận xét thêm gì về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng nhân vật của tác giả.
- Ngôn ngữ sinh động, thể hiện cá tính nhân vật (lời đối thoại)
? Qua tìm hiểu em hãy nêu nhận xét về cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm
- Khắc hoạ tính cách tàn nhẫn vô lương tâm của quan phụ mẫu.
- Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người..Nghị Quế, nghị Lại, huyện Hinh, nghị Hách..những kẻ làm quan có cùng bản chất vốn rất nhiều trong xã hội pk xưa
* Học sinh theo dõi đoạn cuối văn bản
? Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm như thế nào?
- Ngôn ngữ miêu tả: khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết.
- Ngôn ngữ biểu cảm: kẻ sống không chỗ ở... kể sao cho xiết!
? Tác dụng của cách dùng ngôn ngữ này?
? HS quan sát kênh hình 2 trên máy chiếu
? Hãy miêu tả và nêu cảm nhận về bức tranh
* GV: Đây là truyện ngắn hiện đại đầu tiên có chất lượng cao, nó phản ánh được hiện thực xã hội phong kiến đương thời. Tiếp tục phát huy khuynh hướng hiện thực đó, các nhà văn hiện thực phê phán 30-45 như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh khá đầy đủ và phơi bầy bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị qua tác phẩm: Đồng hào có ma, Tắt đèn, Giông tố
? Thiên tai thời nào cũng thế: ghê gớm và vụ tình,ở nước ta đồng bào Miền Trung vẫn thường xuyên chịu lũ, Đảng và nhà nước ta đã có những sự quan tâm ntn.
- Quan tâm đặc biệt, phòng chống, cứu hộ kịp thời
- Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo chống bão
* HĐ 2 HD học sinh tổng kết
? Học sinh thảo luận nhóm:
? Cảm nhận của em về giá trị của truyện Sống chết mặc bay trên các phương diện:
* Nội dung phản ánh hiện thực?
- Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ.
- Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mệnh của dân thường.
* Nội dung nhân đạo?
- Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng.
* Đặc sắc nghệ thuật?
-> Gọi đại diện các nhóm trình bày, bổ sung-> GV chốt
*Học sinh: đọc lại phần ghi nhớ
? Tác giả Phạm Duy Tốn sống cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Từ truyện “Sống chết mặc bay”, em hiểu gì về nhà văn?
- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8.
- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh (thông cảm với người nghèo căm ghét kẻ có quyền lực vô lương tâm).
- Là người dùng tác phẩm để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.
* Hoạt động 4: HD HS luyện tập
* GV chiếu bài tập 1-> HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở-> gọi HS chữa
? Chọn hình thức ngôn ngữ được vận dụng trong văn bản? Tìm những dẫn chứng từ văn bản cho mỗi hình thức ngôn ngữ?
* GV gợi ý:
? Liệt kê các câu đối thoại theo mẫu:
Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ
Ngôn ngữ đối thoại của thầy đề
- Có ăn không thì bốc
- Dạ, bẩm, bốc
- Bẩm quan lớnđê vỡ mất rồi!
- Đê vỡrồiKhông còn phép tắc gì nữa à? 
- Đuổi cổ nó ra!
- Dạ, bẩm
? Nhận xét phong cách, giọng điệu đối thoại của từng nhân vật
? Nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối thoại nhân vật và tính cách của nhân vật trong văn miêu tả.
22’
8’
5’
5’
2. Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm khi đi hộ đê:
*Cảnh trong đình:
- Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc.
- Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm
* Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm:
- Cuộc sống quý phái, trái ngược với cuộc sống lầm than của nhân dân
->oai vệ, có uy quyền với đám nha lại, lính lệ, sống quý phái, ham cờ bạc.
- thái độ: lạnh nhạt, thờ ơ, vô tâm
- NT tương phản, liệt kê, giọng văn châm biếm, mỉa mai thể hiện thái độ lên án, tố cáo của tác giả.
- Vô trách nhiệm, cậy quyền uy nạt lộ, đẩy trách nhiệm cho người khác, là kẻ vô nhân tính.
* Những thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, tránh tổng, lính lệ cũng là những kẻ đáng bị lên án vì thói xu nịnh, ích kỉ, vô trách nhiệm.
* Quan phủ nghe tin đê vỡ
- Tương phản: dân chìm trong thảm hoạ đê vỡ>< quan lớn ù to.
- Tăng cấp: Độ ham mê tổ tôm và bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.
- Ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhâ vật sinh động, thể hiện cá tính nhân vật, sự tàn nhẫn cuả tên quan phụ mẫu, làm cho câu chuyện càng hấp dẫn, mâu thuẫn thắt chặt, nút truyện được đẩy lên đỉnh điểm.
-> Tác giả vạch trần bản chất “Lòng lang dạ thú”, táng tận lương tâm của quan phủ trước sinh mạng của người dân-> giá trị hiện thực
3. Cảnh vỡ đê:
- Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả-> giá trị nhân đạo
4. Tổng kết.
4.1. Nội dung:
- Lột tả và lên án gay gắt tên quan phủ
- Thương cảm trước cuộc sống của người dân trong xã hội cũ.
4.2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tương phản, tăng cấp
- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ nhất là đối thoại.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
4.3. Ghi nhớ: SGK/ 83
* Ý nghĩa văn bản:
 Phê phán, tố cáo thói vô trách nhiệm , vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyến thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
IV. Luyện tập.
4. Củng cố :4’
? HS chơi trò chơi ô chữ:
 1.Tác giả của truyện ngắn này ( Phạm Duy Tốn)
2. Một động từ dùng trong khi đánh bài được nhắc đến trong truyện ngắn này ? ( 2 chữ cái) ăn
3. Tên con sông trong câu chuyện này ? ( Nhị Hà)
4. Động từ thể hiện hành động của tên người nhà với với quan phụ mẫu ( ba chữ cái) ( Gãi)
5. Một trong số âm thanh được nhắc đến trong truyện này ( 6 chữ cái) (xao xác)
6. Từ miêu tả vẻ ngoài của người nhà quê được nhắc đến trong truyện ( Lấm láp)
7. Cách tạo ra những hành động , cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau theo một dụng ý nào đó. ( Tương phản)
 ( ô chữ hàng dọc : tăng cấp)
? Vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ Sống chết mặc bay”
? Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Đọc truyện, kể tóm tắt, học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 2 phần luyện tập
- Vẽ bản đố tư duy kiến thức bài
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận văn giải thích
Phần bổ sung
.
Duyệt- Ngày .tháng 3 năm 2012
 HP
 Đỗ Thị Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc