Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (Tiết 1)

Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 + Nội dung ý nghĩa và số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề than thân:

 + Nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận nhỏ bé của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 + Tinh thần phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến.

 + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: con cò, con kiến, con tằm, con hạc, con cuốc.

- Rèn luyện kĩ năng: đọc diễn cảm, tìm hiểu, phân tích ca dao.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích ca dao- dân ca.

 

doc 39 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày giảng: 
	Bài 4 Tiết 1 
 Bài 4. Tiết 13 
 Văn bản: Những câu hát than thân
A- Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS nắm được:
 + Nội dung ý nghĩa và số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề than thân:
 + Nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận nhỏ bé của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 + Tinh thần phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến.
 + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: con cò, con kiến, con tằm, con hạc, con cuốc.
- Rèn luyện kĩ năng: đọc diễn cảm, tìm hiểu, phân tích ca dao.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích ca dao- dân ca.
B- Phương tiện thực hiện
 1. Gv: giáo án, sgk, sgv, tư liệu tham khảo liên quan đến bài học. 
 2. Hs: sgk, vở ghi
C. Cách thức tiến hành
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
C- Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức:
	 Sĩ số: 7A
2 . Kiểm tra:
 ? Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người? Tình cảm chung được thể hiện trong 4 bài ca dao là gì ? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca dao này ?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
- Gv hướng dẫn cách đọc: giọng tâm tình, thấm thía, xót xa.
- Đọc giọng chầm chậm, nho nhỏ, buồn buồn; nhấn giọng: Thân cò, Thương thay, Thân em.
HS đọc chú thích - chú ý: chú thích 1,3,7
- Những bài ca dao này thuộc kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào?
? Vì sao em xác định như vậy?
HS: Vì đây là sự giãi bày nỗi cơ cực đắng cay của lòng người.
? Vì sao lại xếp 3 bài ca dao trên vào cùng một văn bản?
HS: Cả 3 bài ca dao dân ca trên đều phản ánh thân phận bé mọn cay đắng của người nông dân trong xã hội cũ.
-Hs đọc lại bài ca dao số1
- Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình vì sao?
(* Giải thích: Trong các loài chim kiếm ăn ở ruộng đồng chỉ có con cò thường gần gũi người nông dân hơn cả; Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời phẩm chất người nd: Gắn bó với ruộng đồng, chịu khó lặn lội kiếm sống
giống người nông dân suốt đời chân lấm, tay bùn.)
- Tìm 1số bài ca dao khác mà người nông dân đã mượn hình ảnh con cò để diễn tả số phận của mình?
+ Con cò mà đi ăn đêm...
+ Con cò lặn lội bờ sông...
+ Cái cò cái vạc cái nông
- Cuộc đời lận đận vất vả của con cò được diễn tả như thế nào? 
 - Em hãy hình dung sự vất vả của cò qua các chi tiết ghềnh, thác?
HS: Thác ghềnh là nơi đá chắn ngang, nước chảy xiết rất khó kiếm ăn. Con cò trong bài ca dao gặp quá nhiều khó khăn trắc trở: một mình nó phải lận đận giữa chốn “nước non”, thân gầy guộc mà phải lên thác xuống ghềnh. Nó gặp nhiều cảnh “ao cạn bể đâỳ” ngang trái, khó nhọc kiếm sống rất vất vả.
 (Người nông dân đã mượn hình ảnh con cò để nói lên nỗi khổ cực trong cuộc sống. Những ngậm ngùi chua xót như phải lặn lội bờ sông, bờ ao, phải đi ăn đêm bị chết rũ trên cây và bị áp bức bóc lột.)
- 2 câu đầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy chỉ ra những hình ảnh đối lập đó và nêu tác dụng của nó ? 
GV đọc 2 câu cuối
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu cuối ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
- Từ hình ảnh con cò em liên tưởng đến hạng người nào trong xã hội xưa ? 
HS: người nông dân trong xã hội cũ
- Ngoài nội dung than thân bài ca dao còn có nội dung nào khác ? 
Ngoài nội dung than thân bài ca dao còn mang nội dung phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến đã áp bức, bóc lột và xô đẩy người nông dân vào những hoàn cảnh khó khăn ngang trái.
HS: Đọc bài ca dao.
? Em hiểu thương thay ở đây ntn? Cụm từ thương thay lặp mấy lần? ý nghĩa? 
HS: Trong bài 2 từ thương thay được lặp lại 4 lần.Mỗi lần sử dụng một lời diễn tả một nỗi thương đau của chính bản thân mình và số phận của những người cùng cảnh ngộ. Sự lặp lại còn có ý kết nối và mở ra những nỗi thương đau khác, mỗi lần lặp lại ý nghĩa của bài ca dao lại phát triển.
?Những đối tượng nào được thương thay trong bài ca dao?
? Cảnh ngộ của chúng có gì giống nhau?
đ vất vả, nỗi khổ nhiều bề .
- Em hãy hình dung về cuộc đời của con tằm, cái kiến qua lời ca ? Tại sao lại thương thay con tằm, cái kiến?
(+ Con tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu , cuối đời phải nhả tơ cho người =>Thương thân phận con người suốt đời bị bòn rút sức lực cho kẻ khác.
 + Kiến là loài vật nhỏ bé , cần ít thức ăn nhất nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn kiếm mồi=> thương nỗi khổ của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời lam lũ vất vả ngược xuôi mà không đủ ăn)
- Theo em con tằm cái kiến là hình ảnh của ai mà dân gian tỏ lòng thương cảm?
 - Theo em trong bài ca dao này con hạc có ý nghĩa gì ? 
- Em hiểu nghĩa của “ lánh”, “ đường mây” ntn?
H: +Lánh : Tìm nơi ẩn náu 
 + Đường mây : Từ ước lệ chỉ không gian phóng khoáng, nhàn tản
? Vậy” Hạc lánh đường mây” nghĩa là gì?
Con Hạc muốn tìm nơi nhà tản, phóng khoáng.
? Trong văn học, con hạc là biểu tượng của tuổi già, cõi tiên hoặc sự nhàn tản đi đây đi đó. Con Hạc trong câu ca này mang ý nghĩa biểu tượng nào khác?
HS: Hạc trong câu ca này biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vọng trong xã hội cũ.
- Có thể hình dung ntn về nỗi khổ của con quốc trong bài ca dao ? 
( Quốc giữa trời : Gợi hình ảnh của sinh vật nhỏ nhoi ,cô độc giữa không gian rộng lớn.
 + Kêu ra máu : đau thương , khắc khoải , tuyệt vọng.
=> số phận của những con người thấp cổ bé họng, chịu nhiều nỗi oan trái mà không được lẽ công bằng soi tỏ. 
- Bài ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
Đọc bài 3 
?Trái bần là một thứ quả ntn?H/ ả trái bần gợi sự liên tưởng đến điều gì?
HS: Một thứ quả tầm thường, nhỏ bé mọc ở ven sông, hình tròn dẹt, vị chua và chát bị quăng quật nổi trôi trong sóng gió.-> Trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó.
GV: Trong ca dao dân ca nam Bộ các h/ ả cây, trái bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời, thân phận đau khổ đắng cay.
? Tìm h/ ả so sánh trong bài?
 - Từ hình ảnh so sánh “ Thân em như trái bần trôi ,, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?
HS: Hình ảnh so sánh trái bần gợi sự liên tưởng đến thân phận người nghèo khó. “Gió dập sóng dồi” xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông không biết “tấp vào đâu”.
=>Gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XHPK.
- Cụm “thân em,, gợi cho em suy nghĩ gì ?- Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? 
GV : Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ phải chịu nhiều đau khổ, đắng cay. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, họ không có quyền tự mình quyết định cuộc đời mình, xã hội phong kiến luôn nhấn chìm họ.
? Hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” nhận xét nội dung.
Thân em như hạt mưa sa
Thân em như giếng giữa đàng
Thân em như dải lụa đào
=> Đều chỉ thân phận tội nghiệp đắng cay, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong XH cũ: lệ thuộc, không có quyền quyết định bất cứ cái gì, XHPK luôn muốn nhấn chìm họ.
? Ba bài ca dao sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- Đều sử dụng thể thơ lục bát.
- Dũu dùng các hình ảnh để so sánh, ẩn dụ là các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. 
* Hs đọc ghi nhớ sgk.
-Gv gọi hs đọc bài đọc thêm sgk- 50.
I. Tìm hiểu chungvề văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
- Biểu cảm
II. Phân tích
1- Bài 1:
 “ Nước non lận đận một mình,
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”
- Sự đối lập giữa con cò và hoàn cảnh : 
 1 mình > < nước non 
 Thân cò > < Thác ghềnh 
 Lên thác > < xuống ghềnh 
-> Sử dụng hình ảnh đối lập - Tô đậm hình ảnh con cò khó nhọc, vất vả, cay đắng trước quá nhiều khó khăn, ngang trái.
 “Ai làm cho bể kia đầy
 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”
=>H/a đối lập : bể đầy>< ao cạn
 Câu hỏi tu từ. 
=> Bài ca dao là tiếng kêu thương cho thân phận bé mọn, cơ cực của con cò đồng thời ám chỉ số phận cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ( ẩn dụ).
=>Tố cáo xã hội phong kiến tàn ác, bất công.
2 - Bài 2:
 b. Bài ca 2:
- Thương thay: Lặp lại 4 lần, là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
- Tằm, kiến, hạc, cuốc.
* 4 câu thơ đầu : 
Thân phận của con tằm và cuộc đời lũ kiến nhỏ bé suốt đời ngược xuôi , làm lụng vất vả nhưng hưởng thụ ít. 
=> H/A ẩn dụ=>Tượng trưng cho con người nhỏ nhoi, yếu đuối, cụôc đời khó nhọc, vất vả nhưng chịu đựng và hy sinh.
* 4 câu thơ tiếp : 
- Hạc : Cuộc đời phiêu bạt, lận đận
- Một cánh chim muốn tìm đến nơI nhàn tản, phóng khoáng nhưng cánh chim ấy lang thang vô định giữa trời.
- Quốc : Nỗi oan trái, tuyệt vọng 
=> Mượn hình ảnh con quốc để nói tới tiếng kêu thương về nỗi oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ. 
=> Điệp từ được lặp lại 4 lần - Tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động.
3- Bài 3:
Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
=>Hình ảnh so sánh . gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Thân em gợi sự tội nghiêp, cay đắng, thương cảm 
* Bài ca dao diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận bé nhỏ chìm nổi trôi dạt vô định giữa dòng đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh.
2. Nội dung
Các bài ca dao diễn tả tâm trạng, thân phận con người, ngoài ra còn có ý nghĩa phản kháng tố cáo xã hội phong kiến.
 4. Củng cố:
 - Đọc diễn cảm các bài ca dao : Những câu hát than thân.
 5. Hướng dẫn hs học tập ở nhà
 - Đọc thuộc lòng các bài ca dao trên.
 - Chuẩn bị bài: Những câu hát châm biếm.
Tuần:
Ngày giảng: 	 Bài 4. Tiết 14
 Văn bản: Những câu hát châm biếm
A - Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nắm được nội dung ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có nội dung châm biếm.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
 - Giáo dục cho hs có ý thức tìm hiểu ca dao, dân ca
B- Phương tiện thực hiện
 1. Gv: giáo án, sgk, sgv, tư liệu liên quan đến bài học.
 2. Hs: sgk, vở ghi
C- Cách thức tiến hành
Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, bình giảng
D- Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức:
	 Sĩ số: 7A: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng những câu hát than thân? Hãy nêu hiểu biết của em về 1 bài ca dao mà em thích?
 ? Những bài ca dao về chủ đề than thân có điểm gì chung về nội dung - nghệ thuật?
3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
Giáo viên hướng dẫn: 
- Bài 1: Giọng hài hước, vui, có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng.
- Bài 2: Nhấn mạnh và kéo dài ê a điệp ngữ “Số cô”.
HS đọc bài theo hướng dẫn.
HS đọc chú thích SGK
Chú ý : Trống canh : ...  
- Trần Nhân Tông (1258-1308)
- Là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu đời Trần.
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác trong dịp ông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định ngày nay).
c/ Từ khó: SGK/76.
3. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Biểu cảm.
II. HD phân tích
A,Hai câu đầu
Thời gian: chiều tà
- Không gian: rộng, tĩnh lặng
- Cảnh vật: Nhạt nhoà trong sương khói.
- Cảnh "thôn hậu thôn tiền" liên kết với "bán vô bán hữu" tạo nên sự cân xứng hài hoà đ xóm thôn nối tiếp gần xa.
b. Hai câu cuối.
- Tiếng sáo mục đồng đ ấn tượng thính giác.
- Cò trắng đ ấn tượng thị giác
- Màu trắng, màu trời xanh đ sự yên bình, thanh bạch của làng quê bình dị, thân thương.
đ Câu thơ gợi trời xanh của đồng lúa mênh mông, trải dài tít tắp.
- Cảnh buổi chiều ở thôn quê được phác họa rất đơn sơ nhưng đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình.
III. Luyện tập
4. Củng cố: (3 phút) 
 - Đọc phần đọc thêm.
 - Học nhẩm thuộc lòng các văn bản trên tại lớp. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút) 
- Học thuộc lòng các văn bản trên, hiểu và phân tích được các bài thơ đó.
- Tìm hiểu cuộc đời cuả Nguyễn Trãi.
- Làm bài tập phần luyện tập. 
- Chuẩn bị: Từ Hán Việt (tiếp).
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 22: 
Từ hán việt
A.Mục tiêu bài học
- Kiến thức:
+ Hiểu sắc thái ý nghĩa riêng của từ Hán Việt.
+ Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, sắc thái.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ Hán Việt trong nói, viết.
B. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: Giáo án + SGV, bảng phụ.
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị ở nhà.
C. Cách thức tiến hành
Phân tích, quy nạp
D. Tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức: (1 phút) 
2. Kiểm tra: (3 phút) 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Côn Sơn ca” và phân tích nội dung nghệ thuật của bài?
3. Bài mới: (34 phút)
Hoạt động của GV và HS
nội dung cần đạt
- H/s đọc câu hỏi 1 SGK trang 81.
-GV ghi ví dụ lên bảng.
I. Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sức thái biểu cảm.
a, Bài tập
- Tìm từ thuần việt đồng nghĩa với từ phụ nữ?
- Nếu thay từ “ đàn bà” vào “ phụ nữ” thì câu văn có thay đổi ý nghĩa không?( Không)
- Vì sao câu văn lại dùng từ "phụ nữ" mà không dùng từ "đàn bà"?
+ Phụ nữ: tạo sắc thái trang trọng, lịch sự.
- Em hãy tìm các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ thuần việt sau để tạo sắc thái trang trọng?
+ Thay từ "vợ" bằng từ "phu nhân": thể hiện sắc thái trang trọng.
+ Thay "Báo trẻ em" bằng "Báo Nhi đồng"
- Những từ Hán Việt như "Từ trần", "Mai táng", "Tử thi" sử dụng trong VD a2, a3 tránh được cảm giác gì cho cách diễn đạt?
+ Tránh cảm giác đau thương, ghê sợ. 
- Vì sao ta thường nói "đại tiện", "Tiểu tiện"
+ Tạo sự tao nhã
.- Câu hỏi b SGK.
-Vậy ngoài sắc thái trang trọng, qua các VD trên, từ Hán Việt còn những sắc thái biểu cảm nữa nào?
Từ Hán Việt
Từ thuần Việt
Tác dụng của SD từ HV
Phụ nữ
Từ trần 
mai táng
tử thi
kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần.
đàn bà
chết
chôn
xác chết
Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính.
Tạo sắc thái
Trang nhã, tránh ghê sợ.
Tạo sắc thái cổ.
- Tao nhã, tránh thô tục, ghê sợ.
- Sắc thái cổ xưa
Hướng dẫn h/s đọc phần ghi nhớ.
b. Kết luận:
 - Ghi nhớ: SGK/ 83.
- So sánh các câu văn trong VD SGK. Cho biết câu văn nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
+ Câu a2 và b2 hay hơn.
- Từ “đề nghị” có cần thiết phải dùng trong hoàn cảnh giao tiếp này không?
 "Mẹ thưởng đ gần gũi, phù hợp với giao tiếp.
"Đề nghị mẹ: đ Không phù hợp, khó đạt được mục đích giao tiếp.
? Từ “nhi đồng” được dùng có đúng sắc thái biểu cảm không?
"Trẻ em vui đùa" đ Tự nhiên, gần gũi.
"Nhi đồng vui đùa" đ không phù hợp
Lưu ý: Không nên lạm dụng từ HV, phải dùng nó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Vậy em hiểu lạm dụng từ Hán Việt là gì?
+ Lạm dụng: khi không cần mà vẫn cứ sử dụng hoặc làm.
+ Lạm dụng từ Hán Việt là khi không cần thiết phải dùng từ Hán Việt mà vẫn dùng hoặ dùng không đúng với sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2.Việc lạm dụng từ Hán Việt
a. Bài tập:
- (a): Câu (2) có cách diễn đạt trong sáng hơn. Cách dùng từ ở câu (1) là không cần thiết, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- (b): Từ HV trong câu (1) dùng không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK trang 83
III. Luyện tập:
* Bài 1: SGK trang 83
- Mẹ - Thân mẫu
- Phu nhân - vợ
- Sắp chết - Lâm chung
- Lời giáo huấn - dạy bảo.
Bài số 2: Vì sắc thái trang trọng.
Bài số 3: Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần,
Bài 2 ( 83)
- Người Việt Nam ta hay dùng từ HV để đặt tên người, tên đất vì: Từ HV mang sắc thái trang trọng.
Bài 3 ( 84)
Những từ HV tạo sắc thái cổ xưa: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
Bài 4 ( 84)
- Thay từ: bảo vệ = giữ gìn
 mĩ lệ = đẹp đẽ.
 4. Củng cố: (3 phút)
 - Học thuộc lòng ghi nhớ tại lớp.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút) 
 - Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
 - Làm các bài tập 3, 4 (SGK/84) 
---------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 23: 
Đặc điểm của văn biểu cảm
A.Mục tiêu bài học
H/s hiểu được đặc điểm cụ thể của văn biểu cảm.
Hiểu được đặc điểm phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm. Khác với văn miêu tả là tái hiện đối tượng được miêu tả.
B. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: Giáo án + SGV, bảng phụ.
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị ở nhà.
C. Cách thức tiến hành
Phân tích, quy nạp
D. Tiến trình các hoạt động
1. Tổ chức: (1 phút) 
2. Kiểm tra: (3 phút) 
 - Văn biểu cảm là gì? Nêu những đặc điểm chung của văn biểu cảm.
 3. Bài mới: (34 phút)
- GV hướng dẫn h/s đọc bài văn "Tấm Gương" trong SGK trang 84 và đoạn văn của Nguyên Hồng.
Câu hỏi:
- Bài văn có nhằm mục đích tả chiếc gương không? 
+ Mục đích không phải là tả mà để biểu lộ tình cảm.
- Bài văn được tác giả viết ra nhằm biểu đạt tình cảm gì?
- Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào ?
 - Theo em vì sao tác giả lại mượn hình ảnh tấm gương? 
(vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh.)
GVBS: Tờm gương có một đặc tính là phản chiếu sự vật một cách khách quan, không chiều lòng ai mà thay đổi hình ảnh thực. Nó giúp người thấy vết nhơ mà sửa. Nó giúp ta thấy được sự thật dù đó là sự thật đau lòng.
- Cách biểu đạt đó là trực tiếp hay gián tiếp?
- Tìm bố cục của văn bản "Tấm gương"
Phần 1: Từ đầu- sinh ra nó.
Phần 2: Tiếp- không hổ thẹn.
Phần 3: còn lại
- ý chính của phần mở bài là gì?
- Phần TB có những ý nào?
-
=> Mỗi ý trình bày một khía cạnh của chủ đề, vừa lập luận vừa đưa VD làm sáng tỏ chủ đề.
- Bài văn "Tấm gương" ca ngợi người trung thực. Việc ca ngợi ấy có sức thuyết phục và tạo sự đồng cảm với người đọc. Vì sao?
- Đọc ví dụ 2 (SGK/86)
- Đoạn văn thể hiện tình cảm gì?
( Đoạn văn của Nguyên Hồng biểu đạt: tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, cảm thông của người con khi thiếu mẹ.)
- Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
- Dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
- Ngoài tiếng kêu, lời than, việc sử dụng một số kiểu câu cũng có tác dụng biểu cảm. Em hãy nhận xét xem trong đoạn văn có những kiểu câu nào được sử dụng có tác dụng biểu cảm?
- Vậy em thấy cách biểu lộ tình cảm ở 2 VD có giống nhau không?
* Khác nhau:
+ Thông qua hình ảnh, tính chất của gương để ngợi ca và phê phán - tấm gương là hình ảnh ẩn dụ đ biểu đạt tình cảm gián tiếp.
+ Thể hiện qua tiếng kêu, lời than câu hỏi biểu cảm để thổ lộ lòng mình
đ Biểu đạt tình cảm trực tiếp.
đ Như vậy mỗi văn bản tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Qua phần trên , rút ra kết luận gì về bố cục của văn biểu cảm?
- Vậy tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm thế nào?
Hướng dẫn học sinh luyện tập (14 phút)
- GV gọi HS đọc bài văn “Hoa học trò”.
- Bài văn thể hiện tình cảm gì?
- Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này?
( Mtả hoa phượng làm cho việc thể hiện tình cảm sâu sắc hơn)
- Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Bài văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm.
1.Bài tập
 A, Bài văn "Tấm gương"
- Nội dung biểu đạt: Ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, giả dối.
- Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.
- Gián tiếp qua hình ảnh ẩn dụ
- Bố cục: 3 phần
 + Mở bài: Nêu phẩm chất của gương: trung thực, ngay thẳng, không xu nịnh
+ Thân bài, nêu các đức tính của gương.
- Gương phản ánh trung thực.
- Gương trong sáng suốt đời
- Sự trung thực của gương giúp mọi người hình dung đúng mình, dù là người đáng trọng như Mạc Đĩnh Chi hay đáng thương như chàng Trương Chi.
- Nhắc nhở cần có một tâm hồn đẹp để không hổ thẹn khi soi vào tấm gương lương tâm.
+ Kết bài: Khẳng định lại tính trung thực, thẳng thắn, chân thành của gương.
Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ.
Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi tạo nên giá trị của bài văn.
B,Đoạn văn của Nguyên Hồng
- Tình cảm cô đơn cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
- Biểu cảm trực tiếp.
- Dấu hiệu:
+ Tiếng kêu, lời than.
+ 2 kiểu câu: cảm thán và câu hỏi tu từ.
3. Kết luận:
- mỗi văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Cách biểu đạt tình cảm:
+ Người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng để gửi gắm tình cảm tư tưởng, con người đ biểu đạt gián tiếp.
+ Cũng có thể biểu lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc của mình đ biểu đạt trực tiếp.
- Bố cục: Văn biểu cảm cũng có bố cục gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.
- Ghi nhớ: SGK/86.
II- Luyện tập:
+ Đọc văn bản : “Hoa học trò”
- Tình cảm: Mượn hình ảnh hoa phượng để nói vể nỗi buồn chia tay, xa bạn bè, thầy cô, trường lớp.
- Phượng gắn bó với tuổi học trò, thành biểu tượng của sự chia li vào ngày hè.
- Sự nuối tiếc không muốn rời xa.
- Mạch ý:
+ Mùa phượng nở và nỗi nhớ trường lớp.
+ Cảm xúc trống trải khi HS về hết.
+ Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn pha chút hờn dỗi.
- Biểu cảm trực tiếp,.
4. Củng cố: (3 phút) 
 - Học thuộc lòng ghi nhớ tại lớp .
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút) 
- Học thuộc lòng. Làm các bài tập đã chữa vào vở bài tập.
 - Soạn bài: Bánh trôi nước. Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tiet 1323.doc