Môn Ngữ Văn là một học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn Nga Mác-XimGor-Ki đã nói : “Học văn là học làm người”. Học tốt môn ngữ văn giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè và sau này bước vào đời, học sinh có thể tham gia mọi ngành nghề phục vụ xã hội, môn Ngữ văn luôn luôn là 1 phương tiện, là người bạn tốt trong đường đời của mỗi học sinh giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn.
CHUYÊN ĐỀ: “ CÂU TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỮA LỖI CÂU TIẾNG VIỆT.” A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ Văn là một học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn Nga Mác-XimGor-Ki đã nói : “Học văn là học làm người”. Học tốt môn ngữ văn giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè và sau này bước vào đời, học sinh có thể tham gia mọi ngành nghề phục vụ xã hội, môn Ngữ văn luôn luôn là 1 phương tiện, là người bạn tốt trong đường đời của mỗi học sinh giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn. Phần thứ nhất: mở đầu Môn Ngữ văn cĩ một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Song có một thực trạng đáng buồn là hiện nay không ít học sinh thực sự không mặn mà với việc học văn không chịu đọc sách báo và các tài liệu tham khảo, lười suy nghĩ, sáng tạo Chính vì thế mà trong khi nói cũng như khi viết, các em thường không diễn đạt được nội dung mình định nói do đó dẫn đến việc viết câu sai. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, bản thâân tôi thấy mình cần phải làm gì để giúp học sinh nhận ra lỗi viết câu sai là loại lỗi gì ? nguyên nhân và cách sửa chữa. Từ đĩ các em sẽ không chỉ biết viết câu sao cho đúng mà còn biết viết những câu hay, ý tứ. Chính vì lí do đó tôi đã chọn đề tài “Câu Tiếng Việt và một số phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh” B. NÔI DUNG I/ Những yêu cầu cơ bản của việc viết câu 1/ Nội dung phải hợp lí về mặt lôgic và ngữ nghĩa Câu phải có ý nghĩa vì có nghĩa chúng ta mới hiểu được nội dung mục đích thông báo. Muốn vậy dùng từ trong câu và viết chính tả phải đúng. Mặt khác dứng về mặt ý nghĩa giữa các từ các bộ phận trong câu không được mâu thuẫn nhau,mà phải thống nhất với với nhau,ý nghĩa của câu cũng phải thống nhất với ý nghĩa của doạn văn,của văn bản,đảm bảo sự phát triển liền mạch liền ý của đoạn văn và văn bản. 2/Cấu trúc cú pháp của câu phải phù hợp với qui tắc tạo câu của tiếng việt a/Câu phải có kết cấu nồng cốt Giữa chủ ngữ và vị ngữ phải đảm bảo quan hệ hợp lí,chặt chẽ Vị ngữ chỉ ra hành động trạng thái,tính chất,quan hệ của sự vật,hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động,đặc điểm trạng tháiđược miêu tả ở vị ngữ,chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ Câu là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập, chứa đựng một nội dung thông báo hoàn chỉnh và gắn với một hoàn cảnh giao tiếp nhất định b/ Câu phải có quan hệ nghĩa hợp lí khi viết câu, nội dung câu phải hợp lí, có tính chất khách quan phù hợp với qui luật nhận thức. Ví dụ: - Chim hót. Bò đang gậm cỏ. Chứ không ai đặt câu là: Bò đang hót. Chim gặm cỏ. c/ Đặt câu phải đảm bảo yêu cầu về phong cách: câu trong văn bản hành chính khác với câu trong văn văn bản nghệ thuật chính luận. d/ Các câu trong văn bản phải đảm bảo sự liên kết Liên kết hình thức Liên kết nội dung II/ Phương pháp thực hiện 1/ Phân loại lỗi: Thứ nhất là: dựa vào quan hệ hướng nội( tức là tổ chức nội bộ trong câu) Thứ hai là: dựa vào quan hệ hướng ngoại( tức là xem học sinh đã sử dụng việc lien kết câu theo chủ đề ,lôgic hoặc dùng phương tiện liên kết không phù hợp như thế nào) SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI LỖI Lỗi câu Quan hệ hướng nội Quan hệ hướng ngoại Sai về mặt cấu tạo Sai về mặt ngữ nghĩa Lỗi về liên kết nội dung Lỗi về liên kết hình thức Sai kết cấu nồng cốt Sai câu ghép thiếu vế Lỗi về liên kết chủ đề Lỗi về liên kết lôgic Thành phần trong câu không lôgic Quan hệ C-V không hợp lí Trạng ngữ với nồng cốt không hợp lí 2/ Miêu tả lỗi: *Lỗi do thiếu các các thành phần nồng cốt của câu Ví dụ: Hè về,nở đỏ rực cả sân trường. àCâu này thiếu bộ phận chủ ngữ. *Lỗi do các em sử dụng câu thiếu vế Ví dụ:Tuy Hồng rất chăm học,vâng lời bố mẹ. àở câu trên các em đã dùng thiếu một ve átheo cặp quan hệ từ “ Tuy.nhưng”. *Lỗi do không ý thức rõ về trạng ngữ Ví dụ: Những năm về sau,khi đã là một người thành đạt,dày dặn kinh nghiệm. à ở câu này người viết hiểu lầm chủ ngữ là “ Những năm về sau” còn “khi đã là.kinh nghiệm”là vị ngữ trong khi nó là phụ ngữ. *Lỗi do không ý thức rõ về thành phần trạng ngữ trạng ngữ và chủ ngữ. Ví dụ: Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó. àỞ câu này người viết đã hòa nhập chủ ngữ với phần trạng ngữ của câu. *Lỗi do các em sử dụng thiếu phụ ngữ bắt buộc. *Lỗi do sai quan hệ lôgic. *Lỗi do thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu hoặc do không ý thức rõ mối quan hệ giữa các vế câu hoặc giữa các câu. *Các lỗi về liên kết câu. 3/Vận dụng thực hiện chữa lỗi câu trong bài học: *Chữa lỗi câu trong giờ tiếng việt: Ví dụ:Khi dạy bài Câu ghép ( Ngữ Văn 8-tập 1)mục đích ở bài này là làm cho học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nói các vế cau trong câu ghép.Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng câu ghép trong nói và viết. Trong quá trình giảng dạy bài này,ngoài việc học lí thuyết giáo viên cần phải chú trọng đến việc sử dụng câu của các em trong quá trình đưa ví dụ minh họa,làm bài tập có như vậy thì mới phát hiện ra những câu có lỗi khi các em sử dụng.Mặc khác giáo viên có thể đưa ra một số bài tập để kết hợp chữa lỗi câu sai cho các em. * Bài tập 1: Thêm vào chỗ trống ở các câu sau đây một kết cấu C-V để tạo thành câu ghép. Trăng đã lên cao. GV: gọi học sinh làm bài tập Trăng / đã lên cao,đêm /càng yên tĩnh. C V C V * Bài tập 2: cho hai câu sau: - Trời nổi gió -Xa xa, một đàn bò GV : gọi hs chữa lại hai câu trên. -Trời/ nổi gió( rồi ) một cơn mưa/ ập đến C V C V - Xa xa/một đàn bò/đang gặm cỏ những đứa trẻ/ nô đùa vui vẽ. TN C V C V * Chữa lỗi câu trong giờ học HĐNGLL ( lớp 7) ở chủ điểm « Hội vui học tập ».GV chuẩn bị một số câu hỏi gắn vào hoa, yêu cầu các em hái hoa( tức là giải đáp câu hỏi). Ví dụ câu : Tập hợp từ sau đây đã thành cau chưa ?vì sao ? nếu chưa bổ sung cho thành câu. Tập hợp 1 :Nhìn thấy cô giáo bước vào lớp. Tập hợp 2 :Nghĩ đến cảnh mẹ con phải xa nhau. * Chữa lỗi câu thong qua giờ tập làm văn : Thông qua giờ trả bài GV giúp các em phát hiện nhận diện một số lõi câu sai ở một số bài tập làm văn của các bạnmaf GV cho đọc trước lớp để từ đó GV cùng hs sửa lõi câu sai. Ví dụ :Trong tiết trả bài tập làm văn số 2- NV7 tôi da phát hiện ra ở lớp 7/4 và 7/7 các em đều mắc lỗi dùng câu thiếu thành phần nồng cốt .Ví dụ câu văn sau : Do kiếm ăn ban ngày,không đủ phải kiếm ăn ban đêm không may lộn cổ xuống ao. Đọc bài ca dao trên mà em tưởng tượng thấy trước mắt mình. Sửa lại : Đi kiếm ăn ban ngày không đủ, còn phải đi kiếm ăn ban đêm ,chẳng may lộn cổ xuống ao. Đọc bài ca dao trên mà em tưởng tượng thấy trước mắt mình,hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao Việt Nam. D/ KẾT LUẬN : Qua thực tế dạy ở các lớp ,bằng việc sửa lỗi câu cho hs ở những tiết học, nhìn chung các em đã nhận ra được những lỗi cơ bản về câu và có ý thức sửa những lỗi mà mình mắc phải trong quá trình giao tiếp. Đối chiếu với kết quả điều tra ở năm học 2008-2009 thì ở học kì I năm học 2009-2010 có sự thay đổi rõ rệch. E/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ : Hiện nay việc dạy ngữ văn nói chung phân môn Tiếng Tiệt nói riêng ở các trường phổ thông đối diện với thực trạng khá baó động là có nhiều hs khi nói cũng như khi viết thường mắc các lỗi về câu dẫn đến việc viết nói câu sai cho nên không đạt được mục đích giao tiếp. Mặt khác trong nhà trường, ngoài việc hs học ngữ văn thì các em còn được học các môn khác trong đó có ngoại ngữ . Việc học tốt phân môn tiếng việt sẽ giúp các em thuận lợi hơn khi học ngoại ngữ để có điều kiện tiếp xúc với nền văn minh trên thế giới. Duyệt của tổ trưởng : Duyệt của BGH Tân An, ngày...tháng..năm.... Tân An, ngàythángnăm....... Phan Thanh Chen Trần Thị Uùt Em
Tài liệu đính kèm: