Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cổng trường mở ra (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cổng trường mở ra (Tiết 4)

/ Mục đích yêu cầu :

 Giúp HS :

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.

II / Phương pháp và phương tiện dạy học:

- Đàm thoại , diễn giảng

- SGK + SGV + giáo án

III/ Tiến trình hoạt động:

1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số

 

doc 175 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cổng trường mở ra (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I / Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II / Phương pháp và phương tiện dạy học:
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III/ Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
(?) Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? Ở lớp 6 các em đã học những văn bản nhật dụng nào?
(?) Theo em, VB này xuất xứ từ đâu?
Gọi HS đọc phần chú thích (SGK/ 8)
* Hoạt động 2: Đọc, hướng dẫn tìm hiểu văn bản
HD: Đọc với giọng nhẹ nhàng, tâm tình.
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc tiếp.
(?) Em hãy tóm tắt nội dung của VB bằng một vìa câu ngắn gọn?
(?) Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
(?) Theo em, tại sao mẹ lại không ngủ được? (Mẹ không ngủ vì lo lắng cho con hay vì mẹ đang nôn nao nghỉ về ngày khai trường năm xưa của mình? Hay vì lí do khác nào nữa?...).
(?) Trong VB có phải người mẹ trực tiếp nói với con của mình hay không?
(?) Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
Gọi HS đọc 2 đoạn văn cuối của VB
(?) Trong đoạn văn này, câu văn nào nói lên tầm quan trọng của giáo dục?
(?) Ở đoạn cuối VB, người mẹ đã nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cổng nhà trường, bây giờ, em hiểu thế nào là thế giới kì diệu”?
(?) Qua bài học này, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
* Hoạt động 3: Tổng kết
(? ) Nội dung và ý nghĩa của VB?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- VBND là VB nội dung nói về những vấn đề phổ biến, cấp bách trong xã hội.
- Lớp 6 đã học 3 VNND: “Cầu Long Biến-chứng nhân lịch sử; Động Phong Nha; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.
Trả lời => Trích từ báo “Yêu trẻ” số 166.
HS 
VB viết về tâm trạng của người mẹ trước ngày khia trường đầu tiên của con.
à Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền mien (mẹ không ngủ được).
- Con : thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư (giấc ngủ đến với con  như một cái kẹo)
à Mẹ lo lắng cho con.
- Hồi tưởng lại về ngày khai trường đầu tiên của mình.
àKhông phải người mẹ nói trực tiếp với con vì con lúc này đã ngủ rồi.
Thảo luận (5’)
- Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình.
- Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, những điểu sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
HS đọc (SGK/7) 
à“Ai cũng biết rằng, mỗi sai lầm trong giáo dục  đi chệch hướng cả dặm năm sau”.
àNhà trường đã mang lại cho em tri thức,tình cảm bạn bè, thầy trò, đạo lí làm người
à Việc học rất quan trọng, các em đã may mắn bước qua cổng trường thì các em cố gắng học tập tốt.
- Đồng thời, các em cũng thấy được tình cảm lo lắng, yêu thương của người mẹ đối với con, lo cho con từ bước đi, từ ngày đầu tiên đến trường. Vì thế công ơn của cha mẹ rất lớn, các em phải phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ.
HS => (Ghi nhớ SGK/9).
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Xuất xứ: Trích từ báo “Yêu trẻ” số 166.
2/ Chú thích:
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1/ Tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con:
- Mẹ lo lắng cho con.
- Hồi tưởng lại về ngày khai trường đầu tiên của mình.
2/ Tầm quan trọng của nhà trường:
àNhà trường đã mang lại cho em tri thức,tình cảm bạn bè, thầy trò, đạo lí làm người...
III/ Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK/9)
4 Củng cố : 
(? )Tâm trạng của người mẹ trong văn bản?
(?) Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào?
 5. Dặn dò:
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “ Mẹ tôi“ SGK trang 10
*************************************
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
VĂN BẢN
MẸ TÔI
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi
I/ Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II / Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng, thảo luận.
SGK + SGV + giáo án.
III/Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
(?) Em hãy cho biết ý nghĩa của VB “Cổng trường mở ra”?
 3/ Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
(?) Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
(?) Văn bản được viết dưới hình thức nào?
(?) Theo em, Vb được xuất xứ từ đâu?
Gọi HS đọc chú thích SGK
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
GVHD: Đây là bức thư bố gởi cho con nên đọc với giọng nhẹ nhàng, tâm tình.
Gv đọc mẫu, HS đọc tiếp.
(?) Theo em, tại sao nội dung bức thư là bố gửi cho con, nhưng tại sao có nhan đề “Mẹ tôi”?
(?) Thái độ của bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ gì? Dựa vào đâu em biết được?
(?) Lí do gì đã khiến cho bố En-ri-cô có thái độ đó?
(?) Theo em, mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
(?) Căn cứ vào đâu em có nhận xét như thế?
Gọi HS đọc câu hỏi 4 SGK/12
(?) Theo em, tại sao bố không trực tiếp nói với En-ri-cô mà lại viết thư?
* Hoạt động 3: Tổng kết
(?) Qua bài học này em rút ra bài học gì cho gản thân mình?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/12
à Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.(1846-1908) là nhà văn người Ý.
àVB được viết dưới hình thức một bức thư.
à Trích từ truyện thiếu nhi “Những tấm lòng cao cả”.
àHS đọc chú thích (*)SGK/11
àTuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới đẩ làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gởi cho con, người đọc thấy xuất hiện một hình tượng một người mẹ cao cả, lớn lao.
à Buồn bã (sự hổn láo của người con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy).
àTức giận (Bố đã không thể nén cơn giận đối với con).
Vì En-ri-cô đã thiếu lễ độ đối với mẹ.
à Người mẹ hiền diu.
- Hết lòng yêu thương và hi sinh cho con.
àCăn cứ vào những kỉ niệm mà người bố đã gợi lại giữa mẹ và En-ri-cô (người mẹ sẳn sàng...cứu sống con).
HS thảo luận (5’)
àTình cảm sâu sắc, tế nhị thường kín đáo không nói trực tiếp được.
- Viết thư chỉ nói riêng cho ngưởi mắc lỗi biết, vừa giữ sự kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
Đây là bài học về cách ứng xử ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
àPhải biết yêu thương kính trọng, lễ độ với cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi.
àHS đọc ghi nhớ SGK/12
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả: Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.(1846-1908) là nhà văn người Ý.
2/ Tác phẩm:
.a/ Xuất xứ: Trích từ truyện thiếu nhi “Những tấm lòng cao cả”.
b/ Chú thích:
II/ Đọc-hiểu văn bản
 1/ Thái độ của bố đối với En-ri-cô.
=> Buồn bã và tức giận khi biết En-ri-cô thiếu lễ độ đối với mẹ.
2/ Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô:
- Người mẹ hiền diu.
- Hết lòng yêu thương và hi sinh cho con.
III/ Tổng kết: 
*Ghi nhớ SGK/12
 4/ Củng cố : 
 (?) Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
 (?) Hình ảnh người mẹ En-ri-cô hiện lên như thế nào?
 5/ Dặn dò:
Học thuộc bài cũ, đọc soạn trước bài mới “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.
*******************************************
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
TỪ GHÉP
I / Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép:chính phụ và đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II / Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III / Nộidung và phương pháp lên lớp 
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới
.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép
(gọi HS đọc mục 1 SGK)
(?) Trong các từ ghép “Bà ngoại”, “thơm phức” ở vị trí sau, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
G: Từ ghép có tiếng chính, tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính gọi là từ ghép chính phụ.
Gọi HS đọc mục 2 SGK
(?) Theo em, các tiếng trong 2 từ “quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không?
G: “ Quần áo,trầm bổng” không thể phân ra tiếng chính ,tiếng phụ.
(?) Từ ghép có mấy loại? gồm những loại nào? 
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/14
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
(?) So sánh nghĩa của các từ “bà” với “bà ngoại”, “thơm” với “thơm phức” em thấy có gì khác nhau?
G: Từ đó các em thấy rằng nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Người ta nói từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
(?) Em hãy so sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần” hoặc “áo” và nghĩa của từ “trầm bổng” với nghĩa của tiếng “trầm” hoặc tiếng “bổng”, em thấy có gì khác?
G: Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó. Người ta nói từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.
(?) Nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập có gì khác nhau?
Gọi HS đọc “ghi nhớ” SGK/14
* Hoạt động 3: Luyện tập
GV gọi HS đọc bài tập SGK, thảo luận và trình bày lên bảng.
àBà ngoại: bà : chính.
 ngoại : phụ .Thơm phức: thơm : chính
 phức : phụ.
Đọc
àKhông thể phân biệt được tiếng chính và tiếng phụ
àtrả lời phần Ghi nhớ SGK/14
àBà ngoại ,thơm phức có nghĩa hẹp hơn từ bà, thơm
àHS lắng nghe.
à Từ “quần áo” khái quát hơn từ “quần”, “áo”
- Trầm bổng lớn hơn nghĩa của “trầm” hoặc “bổng”.
=> Nghĩa của ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
àHS lắng nghe.
Trả lời ghi nhớ SGK/14
1/ Sắp xếp các từ ghép thành hai loại:
_ Chính phụ : lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười.
_ Đẳng lập :suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.
2/ Điền tiếng sau tạo từ ghép:
 chính phụ:
Bút chì Ăn bám
Thước kẻ trắng xóa
Mưa rào vui tai
Làm quen nhát gan
3/Điền tiếng sau tạo từ ghép đẳng lập.
Núi sông mặt chữ điền
 Đồi trái xoan
Ham mê học tập
 Thích hỏi
Xinh đẹp tươi đẹp
 Tươi non
I/ Các loại từ ghép.
1/ Xét ví dụ:
* Ví dụ 1:
Bà ngoại: bà : tiếng chính.
 ngoại : tiếng phụ
 Thơm phức: hơm :tiếng chính
 Phức : tiếng phụ.
=> Từ ghép chính phụ
* Ví dụ 2:
- Quần áo
- Trầm bổng
=> Không thể phân ra tiếng chính và tiếng phụ.
=> Ghép đẳng lập.
2. Ghi nhớ: SGK/14
II/Nghĩa của từ ghép.
1/ Xét ví dụ:
* Ví dụ 1:
- Bà ngoại < bà
- Thơm phức < thơm
=> Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
* Ví dụ 2:
- Quần áo > quần; áo
trầm bổng > trầm; bổng
=> Nghĩa của ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
2/ Ghi nhớ SGK/14
III/ Luyện tập:
1/ Sắp xếp các từ ghép thành hai loại:
_ Chính phụ : lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười.
_ Đẳng lập :suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.
2/ Điền tiếng sau tạo từ ghép:
 chính phụ:
Bút chì Ăn bám
Thước kẻ tr ... Tông)
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
2/ Nội dung, tư tưởng của các tác phẩm trữ tình:
3/ Tác phẩm- thể thơ:
4/ Những ý kiến không chính xác:
a/ Đã là thơ....
b/ Thơ trữ tình...
i/ thơ trữ tình phải có...
k/ Thơ trữ tình phải có một...
5/ Điền vào chỗ trống:
a/ Tập thể, truyền miệng
b/ Lục bát
c/ So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
* Ghi nhớ: (Sgk)
4/ Củng cố:
5/ Dặn dò:
	Ôn tập chuẩn bị thi HK I
***********************************
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
Bài 17: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (TT)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS tiếp tục thực hiện yêu cầu ôn tác phẩm trữ tình qua một số bài luyện tập.
II/ Phương pháp và phương tiện dạy học:
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án, bảng phụ 
III/ Hoạt động dạy- học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
	(?) Trong bài “Ôn tập tác phẩm trữ tình” em cần ghi nhớ điều gì?
3/ Bài mới:
 	* Hoạt động 1 : Phân tích 2 câu thơ của Nguyễn Trãi
	GV gọi HS đọc câu hỏi 1 ( Sgk trang 192)
GV: Em hãy cho biết nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó?
HS: Trả lời -> GV nhận xét -> Kết luận:
Đây chưa phải là “tiếng tơ xé lòng” nhưng đã thầm đượm một nỗi lo âu, nỗi buồn sâu lắng. Ở câu thứ nhất cũng như câu thứ 2, trước hết, cần làm toát lên tính chất thường trực của nỗi niềm lo nghĩ đó (Suốt ngày... Đêm...; Đêm ngày...). Ở hai câu, dòng thứ nhất là biểu cảm trực tiếp, dòng thứ hai là biểu cảm gián tiếp; Ở câu thứ nhất, dùng tả và kể, ở câu thứ hai, dùng lối ẩn dụ tô đậm thêm cho hình ảnh được biểu hiện ở dòng thứ nhất.
* Hoạt động 2: So sánh 2 bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
GV gọi HS đọc câu hỏi 2 (Sgk trang 192)
GV: Em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”?
HS: Trả lời -> GV chốt bằng bảng phụ:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc ở quê.
- Tình cảm biểu hiện trực tiếp.
- Tình cảm thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê
- Tình cảm thể hiện gián tiếp
- Tình cảm đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi...
* Hoạt động 3: So sánh bài thơ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” với “Rằm tháng giêng”
GV: So sánh bài “ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” với “ Rằm tháng Giêng” về cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện?
HS: - Cảnh vật của 2 bài có những yếu tố giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông...
- Nét khác nhau của 2 bài thơ:
Rằm tháng giêng
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
- Màu sắc sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng.
- Người chiến sĩ vừa hoàn thành công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng.
- Yên tĩnh và chìm trong u tối.
- Kẻ lữ hành thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ.
* Hoạt động 4:
GV gọi HS đọc câu hỏi 4 (Sgk trang 193)
GV: Em hãy chọn đáp án đúng trong những thông tin vừa đọc.
HS: b, c, e
4/ Củng cố:
5/ Dặn dò:
HS về nhà xem lại bài, học bài chuẩn bị thi HK I
***********************************
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học ở HK I
- Biết vận dụng, sử dụng những kiến thức đã học.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án
III. Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 GV gọi HS lên bảng làm bài -> GV nhận xét -> chỉnh sửa
1/ 
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
Áo dài
Bàn ghế
Từ láy phụ âm đầu
Từ láy vần
Xinh xinh
Mếu máo
Liêu xiêu
Tôi, ta
Bấy, bấy nhiêu
Đấy, đó, kia
Ai, gì
Bao nhiêu, mấy
Sao, thế nào
Trỏ người, sự vật
Trỏ số lượng
Trỏ hoạt động, tính chất
Hỏi về người, sự vật
Hỏi về số lượng
Hỏi về hoạt động, tính chất
Đại từ
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
	Ví dụ
Sao, thế nào
Bao nhiêu, mấy
Ai, gì
Đấy, đó, kia
Bấy, bấy nhiêu
Tôi, ta
2/ So sánh danh từ và động từ, tính từ, quan hệ từ:
 Từ loại
Ý nghĩa
Và chức năng
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu
Liên kết các thành phần cảu cụm từ, của câu
3/ Giải thích các yếu tố Hán – Việt:
- Bạch: trắng	- Nhật: ngày
- Bán: nửa	- Quốc: nước
- Cô: một mình	- Tam: ba
- Cửu: chín	- Tâm: lòng
- Dạ: đêm	- Thảo: cỏ
- Đại: lớn	- Thiên: nghìn
- Điền: ruộng	- Thiết: sắt, thép
- Hà: sông	- Thôn: làng
- Hồi: trở về	- Thư: sách
- Hữu: có	- Tiền: trước
- Lực: sức khỏe	- Tiểu: nhỏ
- Mộc: cây	- Tiếu: cười
- Nguyệt: trăng	- Vấn: hỏi
4/ Tìm thành ngữ đồng nghĩa:
- Bách chiến bách thắng = trăm trận trăm thắng
- Bán tín bán nghi = nửa tin ngờ
- Kim chi ngọc diệp = cành vàng lá ngọc
- Khẩu phật tâm xà = miệng nam mô bụng bồ dao găm
5/ Thay thế cụm từ bằng thành ngữ:
- Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng -> Đồng không mông quạnh
- Làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái.
-> Mũi dại, lái chịu đòn
-> Con dại, cái mang
- Phải cố gắng đến cùng -> Còn nước còn tát.
- Giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì -> tiền hung bạc kiết
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I / Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
KhẮC phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
II/ Phương pháp và phương tiện dạy học:
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III/ Nộidung và phương pháp lên lớp: 
1/ Ổn định lớp : KT sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ : 
 3/ Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả.
Yêu cầu HS viết đúng các phụ âm đầu.
HS viết đúng phụ âm cuối, các thanh
Điền một chữ cái, một dấu thanh 
Tìm từ theo yêu cầu?
I/ Nội dung luyện tập:
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
Viết đúng phụ âm đầu:
Tr / ch , s / x , r / d / gi , l / n
2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam.
a. Viết đúng các tiếng có phụ âm cuối : c / t , n / ng.
b. Viết đúng các tiếng có dấu thanh dễ mắc lỗi : ( dấu hỏi / dấu ngã.
c. Viết đúng các tiếng có nguyên âm : i / iê , o / ô
d. Viết đúng các tiếng có các phụ âm đầu : v / d 
II/ Một số hình thức luyện tập :
1/ Viết những đoạn ,bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
GV đọc cho HS viết một đoạn văn, đoạn thơ.
2/ Làm các bài tập chính tả:
a. Điền vào chổ trống:
_ Điền s hoặc x 
 Xử lí, sử dụng, giả xử, xét xử, 
_ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã .
 Tiểu sử , tiểu trừ , tiểu thuyết , tuần tiễu.
_ Điền một tiếng, một từ chứa âm vần
+ Chọn tiếng thích hợp
 Chung sức , trung thành , thủy chung , trung đại.
+ Điềm mãnh / mảng
 Mỏng mãnh , dũng mảnh , mãnh liệt , mảnh trăng
b .Tìm từ theo yêu cầu:
_ Tìm tên các họat động , trạng thái , đặc đểm , tính chất.
 + Tìm tên các loài vật , cá bắt đầu bằng: tr / ch
Ch : cá chép , cá chẽm , cá chích ., cá chim
Tr : cá trắm ,cá trắng , cá trĩ , cá lưỡi trâu.
_ Tìm tên các họat động , trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi , thanh ngã.
 + Nghỉ ngơi , vui vẻ
 + Buồn bã
_ Tìm từ hoặc cụm từ dưa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn .
 + Tìm những trường hợp bằng r / d /gi
Không thật : rì rào
Tàn ác vô nhân đạo : dã man
Cử chỉ ánh mắt làm dấu hiệu : 
_ Đặt câu để phân biệt chứa những tiếng dễ lẫn
 4/ Củng cố : 
 5/ Dặn dò:
 Học thuộc bài cũ, Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
*********************************
Tuần : Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I- Trắc nghiệm: (4 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
1. Những từ “hỗn láo, lo sợ, buồn thảm” là loại từ ghép nào?
a. Từ ghép chính phụ	b. Từ ghép đẳng lập.
2. Theo em, điều gì đã khiến “En- ri- cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố”?
a. Vì En- ri- cô rất sợ bố
b. Vì bố En- ri- cô là một người cha rất nghiêm khắc.
c. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En- ri- cô bằng những lời nói chân thành và sâu sắc.
d. Tất cả đều đúng.
3. Từ nào dưới đây là từ ghép Hán- Việt?
a. Sơn hà	c. Thiên thư
b. Xâm phạm	d. Tất cả đều đúng
4. Bài thơ “Sông núi nước Nam” là của tác giả nào?
a. Nguyễn Trãi	c. Trần Quang Khải
b. Lý Thường Kiệt	d. Trần Nhân Tông
5. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ gì?
a. Song thất lục bát	c. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật	b. Lục bát	d. Thất ngôn bát cú Đường luật	
6. Từ đồng nghĩa là?
a. Những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
b. Những từ viết giống nhau, đọc giống nhau, có ý nghĩa giống nhau.
7. Điệp ngữ có những dạng nào?
a. Nối tiếp, chuyển tiếp, hình thức.
b. Cách thức, cách quãng, nối tiếp
c. Nối tiếp, chuyển tiếp, cách quãng
d. Nối tiếp, hình thức, cách thức.
8. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự	c. Miêu tả
b. Biểu cảm	d. Nghị luận
II- Tự luận: (6 điểm)
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học mà em đã học	
ĐÁP ÁN
I- Trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
c
d
c
d
a
c
b
II- Tự luận: ( 6 điểm)
* Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm văn học mà em thích nhất.
- Nêu cảm xúc khái quát khi học văn bản đó.
* Thân bài:
- Nêu nhận xét của em về nội dung tác phẩm.
- Cảm xúc khi đọc tác phẩm.
- Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
* Kết bài:
- Thành công của tác giả trong việc xây dựng tác phẩm.
- Bài học em rút ra được sau khi học tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 chuan(3).doc