Câu 1: Bài thơ: “Đồng chí” là của tác giả nào?
A. Chính Hữu. B. Tố Hữu. C. Hữu Loan. D. Hữu Thỉnh.
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”?
A. Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài.
B. Nhân một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, giữa năm 1958.
C. Sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
D. Sáng tác năm 1969, tại Trường Sơn.
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 9 Tiết: 76 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng văn học của học sinh qua mảng truyện, thơ hiện đại Việt Nam. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TN TL TN TL Chủ đề 1: Thơ hiện đại Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm và xuất xứ bài thơ. Nhớ được một đoạn thơ và nêu nội dung chính của đoạn thơ đó trong văn bản đã học. Hiểu được ý nghĩa hình tượng, hình ảnh trong thơ. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 4 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25% Chủ đề 2: Truyện hiện đại Nhớ tên thể loại, nhân vật văn bản. Hiểu được tình huống truyện trong văn bản. Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật văn học. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60% Số câu: 4 Số điểm: 7,5 Tỷ lệ: 75% Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỷ lệ : 20% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ 10% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỷ lệ 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾT: 76 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Bài thơ: “Đồng chí” là của tác giả nào? A. Chính Hữu. B. Tố Hữu. C. Hữu Loan. D. Hữu Thỉnh. Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”? A. Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài. B. Nhân một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, giữa năm 1958. C. Sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. D. Sáng tác năm 1969, tại Trường Sơn. Câu 3: Nhân vật chính trong truyện: “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long là: A. Ông họa sĩ. B. Cô kĩ sư nông nghiệp. C. Bác lái xe. D. Anh thanh niên. Câu 4: Văn bản: “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào? A. Hồi kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Tùy bút. Câu 5: Em hiểu ý nghĩa câu thơ: “Vầng trăng thành tri kỉ” như thế nào? A. Vầng trăng đã trở nên quen thuộc với con người B. Vầng trăng đã trở thành bạn bè của con người. C. Vầng trăng không còn xa lạ với con người. D. Vầng trăng là bạn bè thân thiết của con người. Câu 6: Ý nghĩa của tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn: “Làng” là: A. Để ông Hai tự bộc lộ tính cách của mình B. Để ông Hai cảm nhận được nỗi nhục nhã của kẻ phản bội C. Để ông Hai bộc lộ tình yêu làng D. Để ông Hai bộc lộ tình yêu đất nước, cụ Hồ. II/ Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Chép lại 3 câu cuối bài thơ “Đồng chí” và nêu nội dung chính của những câu thơ đó? Câu 2: (6.0 điểm). Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. Hết (Đề kiểm tra này có 1 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN 9 TIẾT: 76 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A B D B D A II/ Tự luận: Câu 1: (1 điểm) Chép lại 3 câu cuối bài thơ Đồng chí (0,5 điểm) Nêu được nội dung chính: Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.(0,5 điểm) Câu 2: (6.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận. - Viết bài văn ngắn có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. - Lỗi không đáng kể b, Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu * Thân bài: - Bé Thu khi chưa nhận ba: Thu là một cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng rất ngây thơ, đáng yêu. Em không chịu nhận ông Sáu là cha, sự hãi bỏ chạy khi ông giang tay định ôm em, cô bé cũng bướng bỉnh nhất định không chịu nhờ ba chắt nước cơm sôi, không mời ba vô ăn cơm. Đặc biệt là hành động cự tuyệt quyết liệt khi Thu hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm, bị ba đánh đòn , em bỏ sang nhà ngoại.-> Đó là sự phản ứng tự nhiên... - Lúc chia tay: Đây là chi tiết thể hiện rõ nhất tình cảm của bé Thu với ba. Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc...Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, bé Thu không nhận ba bởi tình yêu duy nhất em dành cho người cha trong bức hình chụp chung với má. Tình cảm của em thật chân thành, đằm thắm. Khi hiểu rõ sự thật về vết thẹo trên gương mặt ông Sáu, tình cảm cha con như vỡ òa trong trái tim non nớt yêu thương của em. Tình cảm ấy khiến mọi người đều không khỏi xúc động. * Kết bài: C, Hướng dẫn chấm: - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi. - Điểm 3-4: Bài viết đảm bảo được các ý cơ bản trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Mắc lỗi không đáng kể. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu ý. Bố cục chưa rõ ràng. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc sai cả nội dung và phương pháp. - Khuyến khích bài viết có những sáng tạo mới mẻ nhưng phù hợp. Hết
Tài liệu đính kèm: