Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Giai thoại về Nguyễn Văn Giai (1554 - 1628)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Giai thoại về Nguyễn Văn Giai (1554 - 1628)

N guyễn Văn Giai người làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng đỗ đại khoa và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nước ta dưới thời Lê - Trịnh. Trong hơn 40 năm làm quan ông nổi tiếng là người liêm chính, luôn giữ nguyên kỉ cương phép nước, khiến vua chúa và cả triều đình đều kính nể.

doc 76 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1008Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Giai thoại về Nguyễn Văn Giai (1554 - 1628)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giai Thoại Văn Học Việt Nam
Giai thoại về Nguyễn Văn Giai (1554 - 1628)
N guyễn Văn Giai người làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng đỗ đại khoa và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nước ta dưới thời Lê - Trịnh. Trong hơn 40 năm làm quan ông nổi tiếng là người liêm chính, luôn giữ nguyên kỉ cương phép nước, khiến vua chúa và cả triều đình đều kính nể.
1. Phép nước giữ nghiêm minh
Một lần, có người con rể của chúa (quận mã) ra trận thấy giặc đã bỏ chạy. Theo luật pháp đương thời thì phải khép vào tội chết. Ông phụ trách việc xét xử và định tội viên quân mã đúng luật. Chúa gợi ý cho ông giảm án. Nhưng ông đã viện lí rằng, đối với kẻ trên phải xử nghiêm minh để làm gương cho kẻ dưới, có thế mới giữ vững được cơ đồ nên chúa cũng không dám quyết.
Quận chúa - vợ quận mã bèn đem vàng bạc đến nhờ bà vợ ba của ông Giai nói giúp, vì bà này rất được ông yêu quý. Song bà Ba đã từ chối và phân trần với quận chúa:
- Tướng công là người thanh liêm, xưa nay vốn rất ghét của đút lót. Vả lại, đây là việc hệ trọng trong triều, tôi đâu dám can dự.
Nhưng quận chúa cứ nằn nì mãi, khiến bà Ba động lòng, nghĩ bụng cũng là đàn bà với nhau cả, không nỡ để quận chúa chịu cảnh góa bụa, bèn nói:
- Thế thì sáng mai, sau khi tướng công vào triều, quận chúa hãy cho mang đến đây một mâm xôi nếp cái, một con lợn nhỏ luộc chín, một con dao sắc và các thứ gia vị, rồi tôi nói giúp. (Chuyện kể, từ thuở thiếu thời ông vốn rất thích ăn món xôi với thịt thủ lợn luộc chấm với mắm).
Quận chúa mừng rỡ, về sắm sanh đúng như lời dặn.
Sáng hôm sau, bà Ba lập cách nấu chậm bữa sáng, nên ông Giai đành phải nhịn, lên xe vào triều cho kịp buổi chầu. Đến trưa, tan chầu về nhà, bụng đang đói, lại thấy mâm xôi, thịt hợp khẩu vị bày sẵn trên bàn, ông Giai tưởng người nhà cất phần cho mình, bèn ngồi chén một mạch ngon lành.
Xong bữa, ông hỏi sao lại có nhiều xôi, thịt như vậy. Bấy giờ bà Ba mới thú thật là của quận chúa. Ông giận lắm, tự trách mình có lỗi chỉ vì một miếng ăn mà không giữ đúng phép nước. Ông thầm nghĩ hay viên quận mã số chưa hết cũng nên, bèn sai đánh xe vào hầu chúa, xin tha chết cho kẻ phạm tội. Chúa mừng lắm và chuẩn y ngay.
Từ đó trở đi, ông Nguyễn Văn Giai luôn tự vấn lương tâm và quyết từ bỏ hẳn cái sở thích ăn xôi với món thịt lợn luộc chấm mắm. Hễ ngồi vào mâm mà thấy món nào lạ, là ông hỏi cặn kẽ rồi mới ăn.
Nguyễn Văn Giai lấy nhiều vợ và sinh được gần chục đứa con. Trong số đó, có người con thứ ba là Hùng Lĩnh Hầu ỷ thế làm nhiều điều xằng bậy, gây nhiều tai họa, oan khuất cho bà con anh em. Khi nghe tin, ông đã cấp tốc từ Thăng Long về quê và cho lập phiên tòa xét xử. Truyền thuyết dân gian kể rằng: Thấy tội trạng của đứa con đã rành rành, chiếu luật phải lĩnh án tử, ông liền tán thành, lại cho dân sở tại mở hội vui hát ba ngày, để chứng tỏ bản án là công bằng, đúng đắn và luật pháp triều đình không vì con quan đại thần ngự sử mà nương nhẹ. Khi tâu lên, vua chúa biết tính ông không thể can ngăn, nên phải chuẩn y bản án.
2. Có chí lập thân từ bé
Theo địa chí huyện Thiên Lộc, từ bé Nguyễn Văn Giai rất hứng thú việc học tập và bộc lộ khá rõ một tư chất thông minh. Lên 5 tuổi ông đã biết chữ, 9 tuổi biết làm văn, từng có bài phú: Con trâu trên nghiên mực. Dòng họ ông các đời trước đều thuộc loại khá giả, nhiều người đỗ đạt đại khoa. Nhưng đến đời cụ thân sinh ông Giai là Nguyễn Văn Củng, thì chỉ là khoá sinh và gia thế lâm vào cảnh nghèo túng. Vì vậy, ở tuổi thiếu niên, Nguyễn Văn Giai đã phải tự lao động cày ruộng, bắt cá, làm thuê để giúp đỡ gia đình và kiếm tiền ăn học. Ông có sức vóc hơn người, ăn rất khoẻ và làm lụng thì ít người bì kịp.
Giai thoại cho biết Nguyễn Văn Giai có thân hình đẹp, to cao, tiếng nói như chuông đồng, tính tình rất ngay thẳng, hay bênh vực kẻ yếu, đả kích lũ cường hào, nên bị bọn chức sắc ghét bỏ, đuổi khỏi làng. Ông ra Thanh Hóa, đến vùng Đan Nê, huyện Yên Định làm thuê, trọ trong gia đình họ Lê ở gần núi. Năm ấy vào dịp tháng 3, làng tổ chức lễ cúng thần Đồng Cổ, là vị thần Trống Đồng rất linh thiêng, có công giúp vua Hùng Vương và các vua thời Lý - Trần đánh thắng kẻ xâm lược. Hôm đó, xảy ra việc một số mâm cỗ bị mất. Người làng dò xét thấy trong nhà Nguyễn Văn Giai trọ có mâm xôi gà đang ăn dở. Hỏi thì chủ nhà bảo không biết. Lúc đó thần Đồng Cổ hiện vào ông hương trưởng và phán bảo mọi người rằng:
- Ông khách trọ là bạn của ta từ xa tới, phải tiếp đãi cho tử tế, ngày sau ông ấy sẽ giúp đỡ cho !
Người làng nghe theo lời thần, bèn rước ông về ở nơi tử tế, hậu đãi cơm ăn áo mặc. Nhờ thế, ông Giai có điều kiện để học. Tối tối, tiếng ông đọc sách vang cả sang bên kia sông Mã.
Ông có đức tính hễ chịu ơn ai thì đều tìm mọi cách đền trả hết sức chu đáo. Vì vậy sau này khi đỗ đạt ra làm quan, ông đã tâu vua xin trùng tu đền Đồng Cổ và tự tay soạn tấm văn bia dựng ở đền, đến nay vẫn còn. Một lần, trên đường đi làm về, trời nóng nực, Nguyễn Văn Giai bèn cởi bỏ quần áo để trên bờ, lội xuống ao làng nọ tắm Nào ngờ, áo quần bị kẻ trộm cuỗm mất, nêm tắm xong ông cứ ngâm mình dưới nước, chưa biết tính kế sao.
Vừa lúc có cô gái ra giặt, nhưng thấy người lạ đứng dưới ao, cô phải quay về. chờ một lúc cô gia lại ra, song vẫn chưa thấy ông lên. Cô gái biết chuyện, bèn trở về nhà lấy mấy thước vải đem đến bỏ trên bờ ao. Ông Giai hiểu ý, thầm cảm ơn cô gái, rồi dùng vải quấn làm khố ra về.
Sau khi thi đỗ, tuy đã có vợ do gia đình sắp đặt từ trước, nhưng ông Giai không quên ơn cũ, đã tìm đến nhà cô gái năm xưa, xin cưới nàng về làm vợ mong được sống chung để đền đáp. Vừa lúc, có một người bạn đồng khoa cũng đến dạm hỏi nàng. Ông Giai phải kể lại chuyện tắm ao của mình cho mọi người nghe và nói rõ nguyện vọng thiết tha của mình để mong mọi người thông cảm. Gia đình cô gái và cả người bạn không biết tính sao cho phải lẽ. Họ đành hỏi ý kiến cô gái và cô đã đồng tình về với ông Giai làm vợ thứ. Đó chính là bà Ba, người vợ được ông Giai đem lòng quý mến hơn cả.
Chuyện còn kể rằng, hồi đi khắp nơi kiếm sống, một lần Nguyễn Văn Giai gặp người làng nọ đang xúm xít đào giếng. ông dừng lại xem, rồi buột miệng chê:
- Làm như các ông thì bao giờ mới xong!
Mấy người đào giếng đã thấm mệt, ngước mắt nhìn rồi xẵng giọng bảo:
- Có giỏi thì xuống đào thử xem .
Ông Giai cười, nói:
- Cứ cho tôi ăn tất phần cơm của các ông thì tôi sẽ đào xong.
Người làng nghe chàng trai lạ mặt trả lời ngồ ngộ không tin, song cũng lấy mấy chục phần cơm sắp vào ba nong và thách:
- Nếu ăn hết sẽ không phải đào giếng nữa. Còn nói láp thì bị đánh đòn. Người làng này không thích đùa đâu nhé !
Ông Giai chẳng nói chẳng rằng đến bên nong cơm ngồi chén tì tì, một lát đã hết nhẵn mấy chục xuất. Sau khi tư ừng ực một bầu nước, ông bảo người làng:
- Các ông về làm gì thì làm, còn để mình tôi đào cho khỏi vướng!
Ông làm hùng hục bằng mấy chục người, đến chiều thì vừa xong giếng. Dân làng kinh ngạc, cho rằng ống là sao Tất giáng sinh (ngôi sao chỉ sức khỏe). nên lấy làm kính sợ, khẩn khoản mời ông về làng thết đãi, hậu tạ. Nhờ thế, ông có thêm tiền gạo để theo đuổi học hành.
3 . Chúa vị nể, dân kính trọng
Nguyễn Văn Giai rời quê, đi nhiều nơi, ra tận Thăng Long vừa kiếm sống, vừa tìm thầy để học. Năm 18 đuổi, ông thi đỗ Hương cống. Nhưng bấy giờ, miền đất phía ngoài nhà Mạc chiếm. Cũng như một số Nho sĩ thời đó, ông Giai không muốn ra làm quan phục vụ triều Mạc, cho rằng họ Mạc là kẻ thoán đoạt ngôi của vua Lê. Quan niệm trên đã hình thành ở ông Giai từ nhỏ.
Chuyện kể ngay hồi còn ở nhà, Nguyễn Văn Giai đã tỏ thái độ bất bình đối với những kẻ phò Mạc. Bấy giờ ở cùng làng có ông Phan Đình Tá, đỗ Hoàng giáp năm Cảnh Thống thứ 2 (1499), làm tới chức Thượng thư dưới triều Mạc. Ông Tá là người đã mang sắc phong cho Mạc Đăng Dung và thảo tờ chiếu của vua Lê nhường ngôi cho họ Mạc. Trong nhà thờ họ Phan có bức đại tự đề: ''Lưỡng triều Tể tướng'' (ý muốn chỉ ông Tá cả hai triều Lê, Mạc đều làm Tể tướng). Nguyễn Văn Giai phản ứng, bèn đề lên cánh diều của mình bốn chữ: ''Thiên cổ tội nhân" (nghĩa là ''người có tội nghìn đời'') để lên án việc ông Tá phò Mạc
Bởi thế, sau khi trúng khoa thi Hương ở Sơn Nam, Nguyễn Văn Giai không chịu dự thi Hội do triều Mạc tổ chức. Mãi đến năm Canh Thìn, niên hiệu Quang Hưng thứ 3 (1580), ông mới dự khoa thi Hội do triều Lê - Trịnh mở ở Thanh Hóa và đã đỗ Hoàng giáp.
Sau khi chiếm đại khoa, Nguyễn Văn Giai được bổ vào viện Hàn lâm, rồi vào Ngự sử đài, giữ chức Đô ngự sử. Bấy giờ thế nhà Mạc đang rất mạnh. Chúa Trịnh Tùng cầm quân đánh mấy trận đều thất bại, binh sĩ nao núng. Tương truyền, một đêm chúa nằm mơ thấy mình vẽ mặt trời không đựơc, bỗng có vị thần đến mách: muốn vẽ được phải tìm Nguyễn Công và đọc cho nghe một bài thơ, câu cuối có chữ  "Thiên Lộc chỉ huy". Tỉnh dậy, chúa sực nhớ đến Nguyễn Văn Giai, người Thiên Lộc, bèn cho vời ông đến cùng dự bàn việc quân.
Năm 1592, trong trận Đường Nang (Quảng Xương, Thanh Hóa), ông ngồi chung voi với chúa Trịnh Tùng. Quản tượng bị quân Mạc giết chết, ông liền thay chân quản tượng thúc voi tiến đánh, khiến quân Mạc đại bại.
Trong hai năm 1596-1597, sứ nhà Minh bên Trung Quốc tìm cớ cho rằng họ Trịnh giả danh phù Lê, nên đến tận biên giới nước ta hoạnh họe, sách nhiễu. Nguyễn Văn Giai được cử lên Lạng Sơn giao dịch với sứ Minh. Có lần đoàn sứ bị kẻ làm phản tập kích. Mấy viên tướng hộ vệ, có quân lính trong tay, mà kẻ phải bỏ chạy, kẻ thì bị giết. Riêng ông Giai tay không, nhưng nhờ vào mưu kế khôn khéo, biết dựa vào vách núi làm nơi che chắn, nên thoát nạn.
Làm việc nơi công đường, ông Giai luôn giữ đúng mẫu mực, kỉ cương, xét xử các vụ kiện không chút thiên vị, nể nang, việc triều chính nhất nhất tuân theo phép nước. Song, trong. cuộc sống đời thường, ông lại rất bình dị, chan hòa, người dân dễ gần gũi, trò chuyện.
Thời ở Kinh, ông giữ chức quan đầu triều, có ngựa xe đưa đón. Song nhiều khi ông thích đi bộ để rẽ vào các chợ, thôn xóm... xem dân tình làm ăn, sinh sống ra sao. Một lần từ triều về, đi qua chợ Cửa Đông ở Kinh, ông thấy người dân bán con cá thời ngư lớn, là loại cá nước ngọt, thịt trắng và thơm ngon. Ông dừng lại hỏi chuyện, rồi buột miệng khen cá ngon. Khi về đến nhà, đã thấy người đem cá đến đứng ở cổng. Nhưng cá đã được cắt ra từng khúc. Ông đùa, bảo đen chắp lại cho xem, thì thấy thiếu mất khúc đuôi. Hỏi ra nới biết khúc cá đó đã được bán cho bếp nhà chúa. Sự việc trên chứng tỏ người dân rất quý mến và gần gũi với ông.
Thời kỳ ông giữ chức Hiến sát sứ Thanh Hoá, nhân dân nơi đây còn truyền nhau câu chuyện kiện cáo giữa hai thôn Thọ Giáp và Ngũ Giáp về việc tranh chấp ruộng đất. Đơn kiện đến tay ông. Ông đã về tận nơi tìm hiểu, biết rõ hư thực, đúng sai, bèn cầm bút phê vào đơn hai câu thơ:
  Ngũ Giáp căn bản chi nguyê ... , xa một hai cây số. Quan huyện béo phục phịch, nằm trong cáng có mành mành sáo hai bên, thỉnh thoảng lại gọi lính hầu mang điếu hút thuốc hay mang trầu nhai bỏm bẻm. Cáng thì nặng mà đường thì trơn trượt, có nhiều khúc trũng nuớc đọng, phải lội bì bõm.
Tới một khúc sình lầy bẩn thỉu, giữa hai thửa ruộng đầy phân bón, ông Nghè Tân đằng hắng làm hiệu cho những phu khiêng cáng, giả vờ trượt chân, vứt tõm quan huyện xuống dám sình hôi hám. Quan huyện béo phục phịch, lúng túng trong võng không đứng lên được, nước dơ bẩn tràn vào mồm vào mũi, đầu tóc khăn áo ướt sẫm nước ruộng, ú ớ kêu lính hầu đến lôi ông dậy.
Mới lồm cồm đứng lên được, chưa kịp vuốt bùn ở mặt mũi, quan Huyện đã nghe thấy tiếng thét :
- Lý trưởng Thượng Cốc đâu, trói cổ tên huyện quan này lại cho ta !
Quan huyện chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao, lý dịch và tuần phiên làng Thượng Cốc đã ập lại lấy thừng trói tay ông. Ông Nghè Tân, lúc bấy giờ rút chiếc bài ngà dấu trong ngực, đeo ra ngoài áo. Huyện quan lấm lét nhìn bài ngà thấy mấy chữ " Bắc Kỳ Thanh Tra đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân" thì mặt mày xám ngoét vội quỳ xuống khấu đầu làm lễ.
Ông Nghè Tân liền mắng rằng : "Làm phụ mẫu dân mà bắt dân phục dịch khổ sở, lại tham nhũng ức hiếp lý dịch và dân lành, hút máu mủ dân để béo tốt vào thân, thật đáng làm tội. Nay ta sai lính dẫn ngươi về tỉnh để quan tỉnh Hải Dương tư vào trong triều trừng phạt mi". Nói rồi ông viết luôn tờ công văn đưa cho mấy người lính hầu cận ông giải viên tri huyện về tỉnh.
Dân huyện Gia Lộc được tin tri huyện bị quan Thanh Tra trừng trị, nên ăn mừng và cử đại diện hàng huyện đến làng Thượng Cốc tỏ lòng tri ân ông Nghè Tân.
Tiếng đồn ông Thanh Tra thanh liêm bay đi khắp các tỉnh, quan lại tham nhũng đều lo sợ nơm nớp. 
Một hôm ông Nghè Tân cùng bọn lính tùy tùng giả làm phường lái buôn đi qua phố phủ Bình Giang. Ông thấy một người đàn bà đang nhớn nhác tìm kiếm một việc gì, vừa khóc lóc vừa kể lể đáng thương. Ông hỏi lý do tại sao thì người đàn bà mếu máo trả lời:
" Tôi là đàn bà goá chồng. Nhà có con trâu, chẳng may nó chết. Hôm qua tôi đã nhờ thầy lý trưởng làm đơn và đóng triện thị thực để hôm nay lên trình quan phủ xin chôn cất, thầy lý đòi 2 quan tiền. Sáng nay tôi đi từ nhà đến phủ, qua mấy cánh đồng, vừa tới nơi, rờ tới tờ đơn cuốn để trong bọc thì không thấy, chỉ còn có 6 quan tiền để lễ quan Phủ và nha lại. Nay tôi trở về làng thì xa quá mất cả ngày, mà nhờ người viết đơn hộ thì không có tiền để trả công người ta."
Ông Nghè Tân nghe vậy lấy làm bất bình. Chôn một con trâu chết mà phải tốn kém tiền bạc và mất thì giờ cho người dân. Lý dịch, quan nha đều ức hiếp dân lành lấy tiền của, nên ông nhất định làm cho mất cái thói hiếp đáp đó. Ông hỏi quán nước ở cổng phủ thì biết quan Phủ mới từ trong kinh ra nhậm chức, ra lệnh bắt dân vào hầu bất cứ việc gì đều phải nộp 2 quan tiền trình diện. Đơn khai trâu chết phải nộp 5 quan, bò chết nộp 3 quan, ngoài ra bọn nha lại, lính lệ ăn thêm một vài quan nữa.
Ông Nghè Tân mở tráp lấy giấy bút rồi vào quán nước viết dùm cho người đàn bà lá đơn như sau:
Tôi là phận gái nữ nhi
Có con trâu chết phải đi trình người.
Vội vàng váy trụt đơn rơi
Tôi mượn một người làm cái đơn ni
Quan Tri ới hỡi quan Tri
Xin Ngài chấp nhận đơn ni làm bằng
Nếu quan còn hỏi mần răng,
Thời quan cắn cỏ lạy thằng làm đơn.
Rồi ông đưa cho người đàn bà mang đơn vào nộp. Bà ta, vào trong công đường, mượn cái mâm gỗ để lá đơn kèm với 5 quan tiền, đệ đơn lên bàn rồi quỳ lạy. Phủ quan ngồi nơi xa, sai lính lệ ra nhận đơn và tiền mang vào. Quan Phủ đọc lá đơn, thấy lời nói hỗn xược, ông giận tím mặt, nhưng ông thấy nét chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa, ông nghĩ tên viết đơn này phải là tên sừng sỏ, ông muốn biết tên nào đã viết đơn cho mụ đàn bà. Ông thét lên:
- Mụ kia ! tên nào làm đơn cho mi ? Mi phải khai thực, không thì ta nọc cổ đánh đòn và nhốt giam mi lại.
Mụ đàn bà chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lập cập khai:
- Bẩm quan lớn. Con nhờ thầy lý làm dùm cái đơn tối hôm qua để sáng nay con mang lên trình quan lớn. Chẳng may đi đường rớt lá đơn lúc nào không hay, con đang tìm kiếm quanh quẩn thì có một ông lái ở quán nước cổng phủ thương tình làm hộ lá đơn này. Lạy quan lớn, trăm lạy, xin quan lớn tha tội cho.
Quan Phủ nghe nói vậy liền sai mấy tên lính lệ ra quán nuớc ngoài cổng phủ bắt tên lái buôn viết bậy vào, nhưng bọn lính lệ ra đến quán nước chỉ thấy có một ông quan đeo bài ngà, cùng với mấy tên lính theo hầu, vì lúc bấy giờ ông Nghè Tân và mấy người lính đã trút bỏ bộ quần áo lái buôn mà mặc áo quan và áo lính vào rồi.
Lính lệ lật đật chạy về trình quan Phủ. Ông này biết là có sự chẳng lành, một phần cũng đoán là ông Nghè Tân đi thanh tra, nên một mặt hối thúc quét dọn công đường, một mặt cùng bọn lính lệ mở toang cổng phủ, ông cùng với bọn nha lại ra hàng nước để đón rước. Khi thấy ông Nghè Tân, viên tri Phủ liếc mắt nhìn bài ngà thấy rõ ràng mấy chữ " Bắc kỳ thanh tra đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân" , thì ông không còn ngờ vực gì nữa, ông vội phủ phục xuống lạy chào quan Thanh tra và khúm núm sợ hãi mời vào trong phủ đường.
Ông Nghè Tân vào công đường, bắt Phủ quan trình các giấy tờ sổ sách, công văn, án từ để ông xem xét. Phủ quan và lũ nha lại sợ hãi nem nép đứng hầu chẳng dám hé răng, con ruồi đậu mép cũng không dám đuổi. Dân phố phủ ùn ùn kéo đến trước công đường để xem.
Ông Nghè Tân im lặng tra xét sổ sách tới trưa thì quan Phủ khẽ bảo lính lệ vào trong nhà bảo bà Phủ làm cơm để đãi quan Thanh Tra.
Một mâm cỗ thịnh soạn, đủ các món sơn hào hải vị và chai rượu quý được bưng ra công đường, ông Phủ gãi đầu gãi tai mời quan Thanh Tra nghỉ tay để dùng bữa.
Ông Thanh Tra nhìn mâm cơm thịnh soạn liền trỏ tay vào quan Phủ mà nói rằng:
- Đây là máu mủ của dân lành, trâu chết lấy 5 quan, bò chết lấy 3 quan, mỗi lá đơn 2 quan, nỡ lòng nào mà ta ngồi ăn sao được. Đã là cha mẹ dân thì phải thương dân như thương con, phải chăm nom cho dân, chớ sao lại bòn rút của dân để ăn uống xa xỉ như thế này. Thôi thầy Phủ cho cất những thức ăn thịnh soạn này đi, ta không ăn uống gì đâu.
Phủ quan sợ hãi tái mặt, vội quỳ xuống xin quan Thanh Tra khoan hồng, hứa từ nay sẽ bỏ những luật lệ đó. Ông Nghè Tân liền bắt phủ quan thông sức ngay về tất cả các làng báo cho lý dịch và toàn dân biết từ nay trở đi trâu bò chết không phải trình quan phủ xin phép chôn cất mà chỉ cần trình lý dịch trong làng là đủ, khi có việc lên phủ thì không phải nộp tiền trình 2 quan nữa.
Ra lệnh xong, ông Nghè Tân cùng những người lính tuỳ tùng ra khỏi phủ, xuống đò đi sang địa hạt khác.
Một lần khác qua tỉnh lỵ Hải Dương, nghe nói có quan Tổng Đốc mới từ miền Trung đổi tới nhậm chức. Ông Nghè Tân muốn vào trong dinh điều tra về cách ăn ở và cư xử của quan đầu tỉnh mới ra sao. Ông hoá trang làm một người phó phụ theo người thợ đóng cối vào trong tư thất đóng cối xay cho bà lớn. Làm từ sáng tới trưa mà không thấy bà lớn gọi cho ăn uống gì cả, ngó nhìn thấy người nhà quan Tổng Đốc đã ăn uống xong xuôi, ông Nghè Tân tức lắm, bảo ông phó cối nghỉ tay ra phố ăn uống rồi trở lại làm. Còn ông thì vào công đường, lên sập gụ chân quỳ để giữa công đường, là nơi quan Tổng Đốc ngồi làm việc hay ngồi xử án, ông nằm khểnh ngủ một giấc ngáy khò khò. Lúc bấy giờ đã tan buổi hầu sáng, quan Tổng Đốc vào tư thất nghỉ ngơi, lính hầu cũng xuống trại, công đường bỏ vắng.
Tới buổi hầu chiều, lính vào dọn dẹp công đường trước khi quan tới, thấy anh phó phụ, chân tay dính đất bùn bẩn thỉu đang nằm ngủ trên sập gụ, ngáy khò khò. Lính vội vàng la lên gọi anh dậy, nhưng anh phó phụ chẳng coi vào đâu mà còn ngáy to hơn nữa. Quan Tổng Đốc thấy ồn ào chạy tới, thét lính lấy roi ra đánh. Anh phó phụ giả vờ tỉnh ngủ, ngồi dậy, nhìn thấy quan Tổng Đốc giả vờ sợ hãi khúm núm.
Quan Tổng Đốc hỏi:
- Tên kia, mi ở đâu tới mà sao mi dám vào chốn công đường nằm ngủ?
Ông Nghè Tân đáp là học trò nghèo, vì không có cơm ăn nên đi phụ ông thợ đóng cối để kiếm cơm, mà làm từ sáng đến trưa không được bà lớn cho ăn uống gì, đi qua chỗ này thấy mát nên nằm ngủ thiếp đi chớ không biết đây là công đường.
Quan Tổng Đốc thấy nói là học trò nghèo thì thương hại, bảo nếu quả thực là học trò thì hãy làm một bài thơ, lấy bức tranh "Nhất ô bách tước" treo ở tường vẽ một con quạ và trăm con chim sẻ làm đầu bài.
Ông Nghè Tân nói: "Đói quá không thể nghĩ thơ được, xin cho ăn cơm và uống rượu thì mới làm thơ được". Quan Tổng Đốc kêu lính dọn cơm rượu cho ông ăn. Khi no say, ông đòi bút mực, giấy tốt, rồi dầm ngọn bút vào nghiên mực, ông viết một mạch bài thơ tứ tuyệt sau đây, chữ viết như rồng bay phụng múa :
Nhất chích, nhất chích hựu nhất chích,
Tam tứ, ngũ lục, thất bát chích.
Hà ô chi thiểu tước chi đa
Thực tận nhân gian thiên vạn thạch.
Có nghĩa là :
Một con, một con, lại một con
Ba bốn, năm sáu, bẩy tám con
Sao quạ ít mà sẻ thì nhiều thế
Ăn nghìn vạn tạ cuả dân gian.
Viết xong ông quẳng bút xuống và đưa bài thơ cho viên Tổng Đốc coi. Ông nói:
- Quan lớn đếm coi có đủ số chim không?
Ông Tổng Đốc chịu là bài thơ hay, tuy rằng câu kết xỏ xiên nói móc quan lớn ăn hại của nhân dân, nhìn thấy nét bút tuyệt đẹp càng thêm phục. Nhưng quan không làm sao đếm đủ số chim được, bèn hỏi rằng:
- Làm sao đủ 101 con chim được?
Ông Nghè Tân đáp:
- 1 cộng với 1, cộng với 1 là 3. Cộng với 3 lần 4 là 15. Cộng với 5 lần 6 là 45. Cộng với 7 lần 8, chẳng đủ 101 con là gì?
Quan Tổng Đốc phục là tài, hỏi rằng:
- Anh có tài lắm, sao không chịu khó học tập để đi thi, may ra tên bảng đề danh, sao lại đi lang thang như vậy? Anh học tập ở trường nào và đã thi cử gì chưa?
Ông Nghè Tân đáp : Dạ, bẩm có đi thi ạ
Ông Tổng Đốc : Không đỗ hả ?
Ông Nghè Tân : Dạ có đỗ ạ.
Ông Tổng Đốc: Đỗ nhất, nhị, tam trường hả ?
Ông Nghè Tân: Dạ, không phải.
Ông Tổng Đốc: Thế thì Tú tài, cử nhân hả? Ông vừa hỏi vừa trừng mắt tỏ vẻ ngạc nhiên.
Ông Nghè Tân đáp: Dạ không phải, mà đỗ tiến sĩ
Ông Tổng Đốc nghi ngờ, hỏi danh tính.
Ông Nghè Tân rút trong ngực ra chiếc bài ngà "Bắc Kỳ Thanh Tra đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân" đeo vào cổ.
Ông Tổng Đốc giật mình, vội vàng đứng dậy vái chào, mời ông Nghè ngồi lên trên sập rồi xin lỗi.
Các lính tráng, quan lại hầu cận quan Tổng Đốc bấy giờ đã đông đủ tới công đường để làm việc, ngạc nhiên thấy cảnh tượng buồn cười, một anh phó cối, chân tay dính đất bùn, quần áo rách rưới bẩn thỉu, ngồi chễm chệ trên sập, còn quan Tổng đốc thì kính cẩn nghiêm trang đứng hầu bên cạnh.
Ông Nghè Tân sau khi khiển trách mấy câu về việc lợi dụng chức vụ mướn người làm mà không đối đãi tử tế, dặn dò quan Tổng đốc phải nghiêm cấm các quan lại dưới quyền trong tỉnh không được nhũng nhiễu dân, rồi ông ra khỏi dinh Tổng đốc cùng bọn lính tùy tùng đã chờ sẵn ở ngo&agra

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai thoai van hoc Viet Nam.doc