Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra 15 phút lần 1

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra 15 phút lần 1

1. Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?

 A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.

 B. Bàn về vài trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

 C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên tới trường.

 D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 6000Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra 15 phút lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phan Bội Châu KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1
Lớp:7 Môn :Ngữ văn
Họ và tên: 
Điểm
Lời phê của giáo viên :
GV coi kiểm tra :
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5điểm)
	Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất :
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?
 A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
 B. Bàn về vài trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
 C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên tới trường.
 D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào ?
 A. Phấp phỏng, lo lắng.	B. Thao thức, đợi chờ. 	
 C. Vô tư ,thanh thản. 	D. Căng thẳng, hồi hộp.
 3. Ét-môn- đô dơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào ?
 A. Ý 	B. Nga 	C. Pháp 	D. Anh
 4. Tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi?
 A. Vì xa con nên phải viết thư.
 B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp.
 C. Vì nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con.
 D. Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều 
 cha nói được thấm thía hơn.
 5. Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ?
 A. Từ có hai tiếng có nghĩa. 	
 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
 C. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
 D. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
 6. Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh :
 A. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?
 B. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. Bẹ măng 
 bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.
 C. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
 7. Từ nào sau đây có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong đoạn thơ sau:
Dân ta ...........nói là làm,
............đi là đến,...........bàn là thông.
.............quyết là quyết một lòng,
 .............phát là động, ............vùng là lên.
 A. Nếu 	 B. Đã 	 C. Phải 	 D. Dù
 8. Tại sao có cuộc chia tay giữa hai anh em Thành và thủy trong văn bản “Cuộc chia tay
 của những con búp bê” ?
 A. Vì cha mẹ chúng đi công tác xa.	 B.Vì cha mẹ chúng chia tay nhau. 
 C. Vì anh em chúng không thương nhau. D. Vì chúng được nghỉ học. 
 9. Chủ đề của một văn bản là gì ?
 A. Là sự vật, sự việc được nói đến trong văn bản	B. Là các phần trong văn bản
 C. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản	D. Là cách bố cục trong văn bản
 10. Phần mở bài có vai trò gì trong một văn bản ?
 A. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. 	B. Giới thiệu các nội dung của văn bản.
 C. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật. 	D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.
II. TỰ LUẬN: ( 5 điểm)	
 Câu1: (3 điểm) 
 Chép thuộc (4 bài ca dao ) : Những câu hát về tình cảm gia đình.
 Câu 3:(2 điểm) 
 Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao là những tình cảm gì ?
BÀI LÀM
.
..
.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
C
A
D
C
C-B-A
B
B
C
A
II. TỰ LUẬN : (5 điểm)
 Câu 1: ( 3 điểm)
 HS chép đúng, đủ 4 bài ca dao thuộc chủ đề viết về tình cảm gia đình.
 Câu 2: (2 điểm)
 Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao:
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca.Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quên thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Trường TH CS Phan Bội Châu KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp:7 B Môn :Ngữ văn
Họ và tên: 
Điểm
Lời phê của giáo viên :
GV coi kiểm tra :
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4đ)
	Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất :
Câu 1: Những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian là khái niệm của:
	A. Dân gian 	 B. Ca dao dân ca C. Tục ngữ D. Ca dao
Câu 2: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác định nghĩa của ca dao dân ca:
	A. Đó là tác phẩm văn học truyền miệng.	B. Đó là bản nhạc truyền tụng lâu đời.
	C. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
	D. Đó là những bài hát, bài thơ trữ tình dân gian .
Câu 3: Câu ca dao “Hòn đất mà biết nói năng
 Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn” thuộc chủ đề nào :
	A.Câu hát than thân 	B. Câu hát châm biếm
 C.Câu hát về tình cảm gia đình	D. Câu hát về tình yêu 
Câu 4: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước thường:
	A. Tả cảnh đẹp của quê hương đất nước	B. Gợi nhiều hơn tả 
 C. Hãy nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc, tinh tế: cảnh trí, 
 lịch sử văn hoá của từng địa danh.
	D. Cả ba ý a,b,c, đều đúng 
 Câu 5: Thể loại nào dưới đây là đặc điểm của một loại thơ Đường?
	A. Ngữ ngôn tứ tuyệt	 B. Thất ngôn tứ tuyệt	C. Thất ngôn bát cú	 D. Cả ba ý trên 
Câu 6: Người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là doanh nhân văn hoá thế giới vào năm 1980 là:
	A. Nguyễn Du 	B. Nguyễn Trãi	C. Hồ Chí Minh	D. Trần Nhân Tông
Câu 7: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là văn bản nhật dụng?
	A. Mẹ tôi	B.Côn Sơn Ca	 C.Qua Đèo Ngang	 D. Sau phút chia ly
Câu 8 : Ý nghĩa của bài sông núi nước Nam là:
A.Lời tuyên bố chủ quyền của đất nước vàkhẳng định không thế lực nào được xâm phạm đến .
	B.Khẳng định chủ quyền của nước Nam.
	C. Được xem là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.
	D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Dòng nào dịch nghĩa của câu thơ “ Hương âm vô cải, mấn mao tồi” ?
A.Rời nhà lúc còn trẻ, già mới quay về.	B.Giong quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
C.Trẻ con gặp mặt, không quen biết. 	D.Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Câu 10: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là:
	A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.	
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi .
	C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương .
	D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
II. TỰ LUẬN: ( 5 điểm)	
 Câu1: (2đ) Trong ca dao ,người nông dân thời xưa hay mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời,thân phận của mình.Em hãy điền vào chỗ trống 2 bài ca dao có hình ảnh con cò mang nội dung tương tự:
Câu 2: (3điểm) Chép thuộc bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
Trình bày vài nét tiêu biểu về nhà thơ Hạ Tri Chương và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
	BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 15' LAN 1.doc