Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn luyện phép lập luận chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn luyện phép lập luận chứng minh

- Củng cố hệ thống hoá kiến thức về văn nghị luận chứng minh giúp H: biết cách làm bài văn chứng minh :

- Rèn kĩ năng thưc hiẹn theo các bước : tìm hiểu bài , tìm ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.

B. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng:

2. Những điều cần lưu ý:

 

doc 59 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn luyện phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 	
Ngày giảng:	 	Bài 1	
Ôn luyện phép lập luận chứng minh
 A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức về văn nghị luận chứng minh giúp H: biết cách làm bài văn chứng minh :
- Rèn kĩ năng thưc hiẹn theo các bước : tìm hiểu bài , tìm ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.
B. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
2. Những điều cần lưu ý:
- H: năm vững các bước làm bài và đặc điểm của phép lập luận chứng minh.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Em hiểu gì về phép lập luận chứng minh?
Muốn làm bài văn chứng minh phải thực hiện theo những bước nào?
Khi tìm hiểu đề cần lưu ý điểm gì? Vì sao?
Tìm ý lưu ý tìm dẫn chứng như thế nào?
- Tìm DC soi sáng ở nhiều khía cạnh, góc độ, nhiều bình diện khác nahu.
- Các phương diện có thể coi là những ý lớn của bài viết ( trong ý lớn có thể có ý nhỏ)
VD: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
.
H: đọc đề bài và xác định yêu cầu- Thể loại?
- Luận điểm cần chứng minh?
- Phạm vi ?
Nêu lại những ý cần có phần MB?
 -Dẫn dắt?
TB cần có máy luận điểm?
- Cách trình bày lập luận cho bài văn này như thế nào?
- Mỗi luận điểm có những chứng cứ nào?
- Trong k/c chống giặc ngoại xâm cần những DC nào?
- Sức mạnh đoàn kết trong lao động sản xuất?
- Trong học tập ra sao?
- Nêu ý chính cần được dựng đoạn trong KB?
H: Viết đoạn văn và đọc -> nhận xét.- Cho điểm
I. Những điều cần lưu ý:
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật ( chứng cứ xác thực) để chứng tỏ 1 điều gì đó là đáng tin cậy.
- Trong văn nghị luận: CM là 1 phép lập luận dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- lý lẽ, bằng chứng trong phép lập luận CM phải được lựa chọn, thẩm tra, PT mới có sức thuyết phục.
II. Cách làm bài văn chứng minh:
- làm theo 4 bước: Tìm hiểu đề , tìm ý, lập dàn ý. Viết bài hoàn chỉnh, Kiểm tra vấn đề chứng minh:
1. Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề rút ra được vấn đề cần làm sáng tỏ: ( có 2 trường hợp:
+ Là 1 nhận định , 1 phán đoán ngắn gọn:
VD: Yêu nước là 1 truyền thống quí báu của Dt ta. Hãy chứng minh nhận định trên.
+ Có đề diễn đạt phải hiểu theo nghĩa bóng=> rút ra VĐ CM:
VD: Có công mài sắt có ngày nên kim
2. tìm ý: 
4. Lập luận và dựng đoạn trong bài văn chứng minh:
- Giữa các phần phải có phương tiện liên kết với nhau ( Dùng lời lẽ của mình-> gắn kết các DC ấy thành 1 khối chặt chẽ, theo 1 thứ tự nhất định, nhằm làm sáng tỏ 1ý hay 1 vấn đề nào đó. Biểu hiện:
+ Thứ tự các ý được trình bày ( ý nào trước ? Sau?)
* Mỗi đoạn văn thể hiện 1 ý cơ bản ( Luận điểm) được sáng tỏ bằng cách DC và PT các dẫn chứng đó.
- Vị trí: ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn.
- DC: trong mỗi đoạn phải phù hợp, thống nhất với ý cơ bản của đoạn văn.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Đoàn kết là sức mạnh. Bằng những hiểu biết của em về thơ văn, thực tế cuộc sống, Hãy chứng minh nhận định trên:
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: chứng minh
- Nội dung: sức mạnh của đoàn kết.
- Phạm vi: Thực tế lịch sử, đời sống.
 * Dàn ý:
A. MB: 
- Đoàn kết là truyền thống tót đẹp của DT ta và giúp ta có sức mạnh.
- Dẫn câu TN
 . Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 B. TB: 
a. Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong lịch sử chống giặc ngoại xâm:
DC; - ngay buổi đầu chống giặc ngoại xâm: chống giặc Ân: ( truyện Thánh Gióng: nhờ bà con hàng xóm gom góp gạo nuôi)
- K/c chống p/k phương Bắcthực dân Phápchống giặc Mĩ.
b. Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong lđ sản xuất:
DC: - Đắp đê chống lụt, bảo vệ mùa màng.
 - Công trình thuỷ điện Sông Đà
c. Sức mạnh Đoàn kết trong học tập, rèn luyện bản thân.
d. Bài học;
- Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch , Đoàn kết là yếu tố quyết định của mọi thành công...
2 Bài tập 2:
- Hãy viết đoạn văn MB cho đề bài trên?
- Viết đoạn văn cho phần lụân điểm 1: Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong k/c chống giặc ngoại xâm.
4. Hướng dẫn bài tập về nhà: 
- Tập viết hoàn chỉnh bài văn trên 
- Nắm vững cách làm bài văn CM chuẩn bị làm bài viết số 5
D- Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng: BÀi 2
 Luyện tổng hợp văn nghị luận 
A - Mục tiêu bài học:
 - Củng cố kiến thức về phép lập luận giải thich, chứng minh
 - Rèn HS kỹ năng xác lập LĐ- LC- LL.
 - Xây dựng bố cục cho bài nghị luận
B- Chuẩn bị:
 - Kiến thức phần văn NL
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp
 1- ổn định lớp: 7a2: 7a5:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3 - Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học
-? Yêu cầu đề bài là gì?
-? Tìm luận cứ cho những LĐ đã nêu trên? Lập dàn ý cho đề bài?
Yêu cầu của đè là gì? (GT và CM)
VĐ cần GT và CM là gì?
-? Những chứng cớ nào chứng tỏ văn chương đã sáng tạo nên sự sống? Yêu cầu HS viết một đoạn văn làm sáng tỏ LĐ trên
Yêu cầu của đoạn văn cần chú ý đến kỹ năng dựng đoạn văn nghị luận triển khai LĐ và LC
Trong qua trình viết đoạn văn GV cần giúp các em thể hiện năng lực lập luận đặc biệt đối với HS khá giỏi - CVhú ý đến kỹ năng xác lập LĐ và XD LC.
Bài tập 1: 
Đề bài: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn loài. Bằng những tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 7, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Yêu cầu: CM VĐ trên
Dàn ý: 
A- MB:
-Nêu VĐ cần bàn luận: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn loài
B- TB:
* Văn chương lấy đề tài từ cuộc sống, từ những thân phận bất hạnh khổ đau của con người.
+ CD than thân: Thân em như trái bần trôi...
Đề cập đến số phận chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong XH PK xưa...-> Với lòng cảm thông sâu sắc..
+ Chinh phụ ngâm khúc là khúc ca sầu não khổ đâu của người phụ nữ có chồng đi chiến trận bởi những cuộc chiến tranh phi nghĩa...
* Văn chương xuất phát từ tấm lòng yêu thương cảm thông của người nghệ sĩ với cuộc đời với con người, với loài vật...
 + VD: Đau đớn thay phận đàn bà ...( NG Du)
+ Thương thay thân phận con tằm...
Bồi dưỡng người đọc lòng yêu thương cảm thông đối với cuộc đời, con người...
Bài tập 2: 
Cho LĐ: Văn chương sáng tạo ra sự sống. Bằng những dẫn chứng đã học trong chương trình văn 7, em hãy làm sáng tỏ LĐ trên.
VĐ cần GT: Tại sao nói văn chương sáng tạo ra sự sống?
- Trong những tác phẩm văn học người nghệ sỹ đã tạo nên một thế giới mới...cuộc sống mới...
Thế giới làng quê trong CD: rất đẹp và yên bình.
 Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Thế giới làng quê trong Dế mèn phiêu liêu ký vừ quen, vừa lạ...
-> Đó chính là những sáng tạo của nhà văn trong quá trình tạo lập tác phẩm...
3- Bài tập 3: HS trình bày đoạn văn có sự nhận xét và chấm điểm của GV
4. Hướng dẫn bài tập về nhà: 
 - Làm tiếp các bài tập đề bài đã cho.
 - Tham khảo các bài văn bản ( sgk).
D. Rút kinh nghiệm:
So n:
Giảng: Bài 3
 Luyện tổng hợp văn nghị luận( Tiếp)
 Bài tập Tiếng Việt
A - Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về phép lập luận giải thich, chứng minh
- Rèn HS kỹ năng xác lập LĐ- LC- LL.
- Xây dựng bố cục cho bài nghị luận
B- Chuẩn bị:
	- Kiến thức phần văn NL
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp
 1- ổn định lớp: 
 2- Kiểm tra bài cũ
 Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
Tiết trước đã ôn luyện về văn CM- Tiết này
ôn về văn giải thích
- Phần văn NL GT sẽ liên quan đến vấn đề
( GT nghĩa đen, nghĩa bóng....
-? Vấn đề cần GT ở đây là gì? 
+ Nghĩa đen, Nghĩa bóng...
-? Yêu cầu của đề? 
+ GT+ CM.
Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
-? Tết trồng cây -> Nghĩa là gì? 
Càng ngày càng xuân
-? Vì sao lại nói như vậy? 
-? Câu nói của Bác nhằm nhắc nhở chúng ta điều gì? Làm thế nào để thực hiện được lời nhắc nhở của Bác? 
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng thực tế ở
 địa phương em?
-? Làm gì để thực hiện được lời nhắc nhở của Bác?
-? Thế nào là liệt kê? Tác dụng của liệt kê?
+ Liệt kê ra một loạt sự việc ... để nhấn mạnh hoặc làm nổi bật 1 VĐ...
-? Có những cách liệt kê nào? 
+ Theo cặp và không theo cặp
+ Tăng tiến và không tăng tiến.
-? Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê tăng tiến hoặc không tăng tiến- Nêu rõ tác 
dụng 
1-Bài tập 1:
Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Từ thực tế, em hãy làm sáng tỏ điều đó.
Vấn đề cần GT: 
 Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Mùa xuân chính là thời gian phù hợp
 nhất cho việc trồng cây.-> Điều đó sẽ 
làm cho đất nước càng ngày càng tươi
 đẹp hơn.
Mùa xuân thời tiết dễ chịu, mưa xuân
 nhè nhẹ...-> vạn vật đều đâm chồi nảy
 lộc.-> Nếu trồng cây vào thời điểm đó 
sẽ rất phù hợp...
Cả đất nước sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều
 nếu cả không gian bừng lên sức sống
 mới...
-> Nhắc nhở ta hãy biết dựng xây và giữ gìn vẻ đẹp của non sông đất nước ...
- Bạn hãy đi vào không gian đầy cây
 xanh bạn sẽ cảm thấy thế nào? Không 
gian đó có tiếng chim ca rộn ràng,... bạn sẽ thấy sao?
Thực hiện: nỗi người hãy chung tay 
đóng góp sức mình cho đất nước..hãy 
giữ gìn cảnh quan môi truờng, ...trồng 
cây xanh...
2- Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn giải 
thích lời dạy của Bác?( Nghĩa đen, nghĩa bóng..)
HS trình bày.
3- Bài tập 3:
VD:Đã mấy ngày nay nó không đến nhà
 tôi. Không hiểu truyện gì đã xảy ra với 
nó vây? ốm hay nó giận tôi? Liệu câu 
chuyện xảy ra hôm trước giữa tôi và nó 
có làm nó khó chịu hay không? Đến hay không đến, làm lành hay không làm
 lành? Tôi phải làm sao bây giờ?...
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
 - Ôn theo hướng dẫn
 - Làm bài tập còn lại.Chuẩn bị bài sau ôn văn học.
Soạn:
Giảng: Bài 4
 Ôn tập 
A- Mục tiêu bài học:
 - Củng cố những kiến thức về VHDG phần ca dao dân ca, tục ngữ.
 - Rèn HS kỹ năng tìm hiểu TN, ca dao DC...
 - Rèn HS kỹ năng làm văn nghị luận.
B- Chuân bị:
 - Kiến thức về văn NL.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp:
 I- ổn định lớp:
 II- Kiểm tra bài cũ: 
 III- Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 ND bài học
CD, DC là những câu hát về tình yêu GĐ
QH...-> Khi tìm hiểu CD cần chú ý đến điều này.
Chú ý: Phép lập luận CM-DC là chủ yếu
Còn lập luận GT thì lý lẽ là chủ yếu.
- Khi tìm hiểu về phép lập luận Gt cần GT
 ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
 HS đọc những bài ca dao về Tình 
Cảm GĐ, QH...- Những câu TN về con
 người XH...-> Trình bày cách hiểu của em 
về thể loại lục bát, song thất lục bát, vế đối
xứng trong TN...
( GV cần chú ý để HS tự tìm ra những cách
 thể hiện khác nhau...) 
Chủ thể lời ca là của ai?
ND chính của bài ca dao này là gì?
Có gì đặc sắc trong cách thể hiện bài ca
 dao? Giới thiệu cách hiểu của em về thể
 loại đó.
HS trình bày bài viết- Chú ý cách trình bày theo bố cục ...  cả CN,VN) định CN, VN.
Tác dụng: Tác dụng: 
Câu gọn hơn, thông tin + Nêu lên thời gian,nơi chốn
nhanh, tránh lặp những diễn ra sự việc.
TN xuất hiện trong câu + Liệt kê, thông báo sự xuất
trước đó. Hiện tồn tại của SVHT.
+ Ngụ ý hành động, + Bộc lộ cảm xúc.
đặc điểm nói trong câu + Gọi đáp.
là của chung mọi người.
Lưu ý: Câu TL có thể * Lưu ý: Câu ĐB tồn tại độc lập
Khôi phục những bộ phận 
bị tỉnh lược ở những câu
xung quanh( Thực chất nó
là câu đơn 2 TP). Nó kh
tồn tại độc lập. 
II- Trạng ngữ của câu:
Đặc điểm:
ý Nghĩa: Thêm vào trong câu: Để xác định thời gian , nơi 
chốn, nguyên nhân, mục đích...
-Hình thức:+ Có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu
 + Giữa TN và câu thường có dấu phảy...
Tác dụng: 
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc làm nội dung câu diễn đạt chính xác hơn.
Nối kết các câu, các đoạn văn...
Nhấn mạnh ý, chuyển ý, thể hiện cảm xúc.
III- Luyện tập:
1- Bài tập 1:
a- Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động
 chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào. - Đặc biệt
b-Độ 1 tuần nay, thím đã âm thầm thu xếp cho con trốn đi.
Nhưng lòng thím vẫn đau. Cái nỗi đau mà người mẹ nào lại 
Chả có khi người ấy sắp chia tay với đứa con mình đã mang nặng đẻ đau mà không biết có ngày gặp lại nữa không.
 ( Anh Đức) - Đặc biệt
c- Một vóc hình mảnh mai. Một mái tóc đen huyền...-> ĐB
d- Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có 1 ý nghĩ rõ rệt
e- Lão khuyên nó hãy rầu lòng bỏ đám này, để dùi gắng lại 
ít lâu, xem có đám nào, khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu...( 87 )
...tỉnh lược.
2- Bài tập 2:
Khắp ngưòi , nóng ran ran, nóng rờn rợt.-> Nơi chốn
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên 
tĩnh lạ lùng.-> Thời gian.
*Đoạn văn: Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ
. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi 1
 con tàu. Một hồi còi.
Có mấy câu đặc biệt?
+ Một câu : Một hồi còi.
( Phần BT SBT trang 175) 
3- Bài tập 3:
VD: ồn ào một hồi lâu. Bỗng nhiên tất cả im bặt. Chúng 
Tôi đứng ngẩn hồi lâu, rồi sau đó, không ai bảo ai cùng 
im bặt...
Bài tập 4:
LĐ: Hình ảnh: Núi Thái sơn trong câu ca dao: Công cha...
Thật sinh động, cụ thể và đầy ý nghĩa.
+ Vì hình ảnh này gợi cho người đọc nhớ đến công lao của cha 
Cha cao lớn như núi non vời vợi...
IV- Hướng dẫn học ở nhà: Học và làm tiếp BT.
Chuẩn bị KT 1 tiết phần câu tiếng Việt...D- Rút kinh nghiệm:
So ạn:
Giảng: Bài 17
 Ôn luyện văn nghị luận- văn học
A - Mục tiêu bài học:
	- Củng cố kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.- một số kiến thức về tục ngữ, ca dao, dân ca.
	- HS rèn kỹ năng xác lập luận điểm. Xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn.
	- Nắm được những nét nghệ thuật độc đáo của tục ngữ- có kỹ năng trình bày bài.
B- Chuẩn bị:
	- Kiến thức về văn nghị luận. Tục ngữ, một số văn bản NL đã học.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học:
	I- ổn định tổ chức: 7a2: 7a5:
	II- Kiểm tra bài cũ:
	III- Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học
-? Các bước tiến hành làm văn NL?
Yêu cầu của việc XD đoạn văn? 
+ LĐ- LC - lập luận
+ Đoạn quy nạp- Diễn dịch.
- Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì?
-? ý kiến của em như thế nào về VĐ này?
Tại sao nói đời sống của chúng ta sẽ bị tổn
 hại ...
-? Căn cứ vào đâu mà em khẳng định như 
vậy? 
-? Làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta?
HS trình bày đoạn văn có 
những LĐ cụ thể
Có sự liên kết.
 GV đọc và chấm điểm.
Nêu những hiểu biết của
 em về TN? 
+ ND
+ HT.
HS đọc một số câu TN về 
TN, LĐSX.
Câu tục ngữ này nói về ND 
nào?
Hình thức thể hiện có gì 
đặc sắc?
I- Văn nghị luận:
 - Đề bài: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
Tìm hiểu đề:
- Vấn đề NL: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định
*Tìm ý:
- Môi trường là những gì xung quanh...
- Con người và vạn vật đều sống trong môi trường đó-> chịu ảnh hưởng của môi trường
- Nếu con người tàn phá môi trường thì sẽ làm tổn hại đến chính mình.
- Mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ...
- Tuyên truyền rộng rãi.
- Xử lý nghiêm minh những kẻ vi phạm...
* Xây dựng đoạn văn
II- Văn học:
1- Tục ngữ:
- ND: Thể hiện những kinh nghiệm của ND về mọi mặt trong đời sống, được ND vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
HT:
Ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh.
TN là một thể loại của bộ phận văn học
 nào?
Văn học dân gian.
VH viết từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
VH viết từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
VH viết từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XI X
Tục ngữ thường sử dụng vần gì?
Vần chân. C- Vần trắc.
B - Vần lưng. D- Vần bằng.
* Khi tìm hiểu TN về con người và XH 
cần chú ý đến nghĩa nào? 
A- Nghĩa đen C- Nghĩa tượng hình, tượng thanh.
B- Nghĩa bóng. D- Nghĩa đen và nghĩa bóng.
Tìm hiểu câu tục ngữ sau:
Thương người như thể thương thân.
Nhắc nhở mọi người, chính mình cần có sự đồng cảm 
giúp đỡ người khác khi khó khăn hoạn nạn...
- Hình thức: Hình ảnh so sánh gợi sức thuyết phục...
2- Văn bản Tinh thần yêu nước nói về vấn đề gì?
A- Lòng yêu nước của công nông binh.
B- Lòng yêu nước của mọi người.
C- Lòng yêu nước của mọi người.
D- Lòng yêu nước của thế hệ con cháu Tiên- Rồng.
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Học và làm bài tập
-Chuẩn bị bài sau: Thơ văn nửa đầu thế kỷ 20- Tác phẩm sống chết mặc bay
D- Rút kinh nghiệm:
Soạn: 
Giảng: Bài 18
 Một số nét khái quát về văn học hiện thực 1930- 1945.
A - Mục tiêu bài học:
- Giới thiệu những nét khái quát về VHHT thời kỳ 30- 45.
- HS nhận thức được hoàn cảnh lịch sử có 1 vai trò quan trọng đối với những sáng tác nghệ thuật...
- Nắm bắt 1 số nét khái quát về nhà văn Phạm Duy tốn.
B- Chuẩn bị:
	- Kiến thức phần văn - TG Phạm Duy Tốn.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp
	1- ổn định lớp: 7a2: 7a5:
 	2- Kiểm tra bài cũ:
	3 - Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học
VD: Tắt đèn - lều chõng: Ngô Tất
 Tố
Bứơc đường cùng- kép Tư Bền- NC
Hoan...
Thơ mới: Xuân diệu- Thế Lữ...
GV: 1 kịch- 4 phóng sự- 9 truyện 
dài- 1 tập truyện ngắn- 10 vở kịch 
dịch.
GV giới thiệu 1 số Tp của Phạm
 Duy Tốn...
GV: Có ý kiến cho rtằng TP này 
của ông được viêt phỏng theo truyện
Ván bi a của nhà văn nổi tiếng 
Pháp: An- phông- xơ Đô- đê...
( GV tóm tắt)
GV: Bởi nhiều lẽ. Trước hết nó đặc biệt bởi nó được viết bằng chữ quốc
 ngữ...
GV giới thiệu 1 số nét khái quát về c
CS của người dân thời kỳ này...
I - Một số nét khái quát về VTHT 30- 45
1 - Bối cảnh lịch sử:
- GC PK đã quỳ gối đầu hàng TD Pháp.- Làm tay 
sai cho chúng.-> Đời sống người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
2- Đặc điểm VH thời kỳ này:
- VH bước vào thời kỳ phạm trù hiện đại, chấm dứt
 thời kỳ VH cổ( TĐ)
+ VH không còn bị chi phối bởi quan điểm mỹ học
 và thi pháp của VH cổ.( Tức là không còn TC giáo huấn...)
+ Nền văn xuôi mới viết bằng chữ quốc ngữ ra đời
 và phát triển mạnh...
+ Thơ mới xuất hiện...
VH có 1 diện mạo mới...
Xuất hiện 2 trào lưu VH chính: 
 + Trào lưu lãng mạn: Đề cao cái tôi trữ tình. Phảng phất ở đó tình cảm yêu nước mơ hồ.
 + Trào lưu hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội với những mảng màu sáng tối của nó...
VD: Sống chết mặc bay- PDT
 Bước đường cùng- NC Hoan.
II- Phạm Duy tốn với TP: Sống chết mặc bay.
 1- Tác giả:( 1883- 1924)
- Hoạt động VH trong khoảng 10 năm để lại 16 TP.
- Được người đời tôn làm Vua phóng sự đất Bắc.
Là 1 trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp Tây 
học đầu thế kỷ.
ông chịu ảnh hưởng của xu hướng giáo huấn đạo đa
đức truyền thống nhưng truyện ngắn của ông thiên
 về phản ánh hiện thực XH đương thời....
Là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc những năm 
đầu thế kỷ XX.và là 1 trong số những cây bút tiên
 phong của khuynh hướng HTPP.
- Nhân vật trong TP của ông thường là những con người lừa đảo, sa đọa trong khi ông là ngưòi hết sức bình 
dị....
2- Tác phẩm:( 1918)
-TP này được coi là: Bông hoa đầu mùa của truyện
 ngắn hiện đại VN.
Như 1 TP mở đầu cho khuynh hướng VHHT phê 
phán sau này
III- Bài tập trắc nghiệm phần tiếng Việt.
1- Câu chủ động là kiểu câu như thế nào?
A- Câu có CN chỉ người, vật...
B- Câu có CN chỉ người, vật...
C- Câu có đại từ chỉ người, vật...
D- Câu có DT chỉ người, vật...( TR 181-990 đề)
2- Câu bị động là câu:
A- Câu có CN chỉ người, vật thực hiện 1 hành động..
B- Câu có CN chỉ người, vật thực hiện 1 hành động..
C- Câu có ĐT chỉ người, vật thực hiện 1 hành động..
D- Câu có DT chỉ người, vật thực hiện 1 hành động..
( TR 181-990 đề)
3- Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và
 ngược lại nhằm MĐ gì?( TR 181-990 đề)
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Học và làm BT. Chuẩn bị phần văn nghị luận giải thích.Chú ý phần luyện viết đoạn văn...
D- Rút kinh nghiệm:
Soạn: Bài 19
Giảng: Ôn luyện văn giải thích
A - Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về phép lập luận giải thích 
- Rèn HS kỹ năng xác lập LĐ- LC- LL.
- Xây dựng bố cục cho bài nghị luận giải thích
B- Chuẩn bị:
	- Kiến thức phần văn NL giải thích.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp
	1- ổn định lớp: 7a2: 7a5:
 	2- Kiểm tra bài cũ:
	3 - Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học
-? Hãy trình bày cách hiểu của em về lời
 khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
-> Học, học nữa, học mãi có nghĩa là gì?
-? Học nữa học mãi có nghĩa là học quên 
Thời gian, quên giờ giấc...?
-? Vì sao cần phải học?
-? Làm thế nào để thực hiện được điều đó?
I- Một số lưu ý trong bài văn giải thích
- Lý lẽ là chủ yếu. Cần có sự kết hợp giữa 
lý và tình.
Lý lẽ trong văn GT phải có sức thuyết 
phục, tránh rườm rà.
- Giải thích cần rõ ràng, dễ hiểu.Nên GT từ nghĩa đen-> nghĩa bóng; nghĩa hẹp-> nghĩa rộng...
II- Luyện tập:
1- Bài tập 1:
-? Hãy trình bày cách hiểu của em về lời
 khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
Hoc: Là quá trình tiếp thu kiến thức...
Học -hiểu đó là học kiến thức, học lế nghĩa...
- Học nữa, học mãi: Học hỏi không ngừng,
 học mọi nơi, mọi lúc...
- Học mãi không có nghĩa là học không cần biết thời gian nào cần nghỉ ngơi...
- Thế giới xung quanh ta chứa bao điều bí
 ẩn-> Chờ ta tìm hỉêu, khám phá...
Học để XD Tổ quốc, học để nuôi sống 
chính bản thân mình...
- Học hỏi giúp ta có được những kiến thức vững chắc, giúp ta tự tin hơn, được bạn bè yêu
 quý. kính trọng...
- Ngay từ bây giờ hãy tận dụng thời gian để học tập...
- Hãy là người học sinh chăm ngoan...chịu
 Khó.
Học phải kết hợp với hành để vận dụng
 tốt những kiến thức trong cuộc sống, học 
tập...
2- Bài tập 2: 
Trình bày bài viết của mình về đề bài trên...
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Ôn theo hướng dẫn.
Làm tiếp bài tập.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong he van lop 7 TVvan ban.doc