Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn luyện về văn biểu cảm và một số kiến thức liên quạn đến văn biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn luyện về văn biểu cảm và một số kiến thức liên quạn đến văn biểu cảm

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.

 - Lập dàn ý một số đề văn biểu cảm.

 - Viết đoạn văn, bài văn biểu cảm.

B. Nội dung kiến thức:

1. Khái niệm : Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới chung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. Gồm những thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút,

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2246Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn luyện về văn biểu cảm và một số kiến thức liên quạn đến văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28 / 10 / 2012 Tháng 11 
Ngày dạy: 08 / 11 / 2012 
Ôn luyện về văn biểu cảm và 
một số kiến thức liên quạn đến văn biểu cảm 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS : 
 - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.
 - Lập dàn ý một số đề văn biểu cảm. 
 - Viết đoạn văn, bài văn biểu cảm. 
B. Nội dung kiến thức:
1. Khái niệm : Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới chung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. Gồm những thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút,
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, ghét những thói tầm thường, độc ác, vô nhân đạo,
2. Đặc điểm 
 Văn biểu cảm có những đặc điểm:
 - Điều cơ bản để tạo ra một văn bản biểu cảm là cảm xúc. Tình cảm trong văn biểu cảm phải chân thực, trong sáng, rõ ràng.
 - Mỗi bài văn biểu đạt một nội dung chủ yếu. Có hai cách biểu cảm. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng,để gửi gắm tình cảm, tư tưởng của mình.
 - Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như những bài văn khác.
3. đề văn biểu cảm.
4. Các bước tiến hành làm một bài văn biểu cảm:
 4 bước
 (1). Tìm hiểu đề và tìm ý: Đọc kĩ đề và xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cho bài làm. Đặt câu hỏi để tìm ý.
 (2). Lập dàn bài: Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài).
 (3). Viết bài: Căn cứ vào dàn ý, ta viết thành bài văn (bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, thái độ của mình về vấn đề đó).
 (4). Sửa bài: Viết xong ta đọc lại; sửa các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn,
5. Các cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm:
 4 cách
 + Liên hệ hiện tại với tương lai.
 + Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
 + Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
 + Vừa quan sát vừa suy ngẫm.
6. Trong văn biểu cảm, ngoài yếu tố biểu cảm ra, bài văn còn thường sử dụng những yếu tố tự sự và miêu tả. Yếu tố tự sự, miêu tả có mặt trong văn biểu cảm nhằm để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
 C. Bài tập: 
 Bài 1 (T11/Bài tập làm văn) : Có 4 đoạn văn được cắt rời như sau :
 Đoạn 1 :
 Còn nhiều lắm, những điều chúng ta có thể biết trước được sự việc sẽ diễn ra;{...} Có khi nào thức dậy bạn tự hỏi hôm qua mình để mất những gì vàd giành được những gì không nhỉ ?
 Đoạn 2 :
 Thời gian và tri thức là vấn đề muôn thuở thú vị của nhân loại, đặc biệt của tuổi học trò.
 Đoạn 3 : 
 Hãy biết chạ đua với thời gian để gianhg lấy tri thức. Tri thức đang chờ bạn ở phía trước đó.
 Đoạn 4 :
 Bằng tri thức học hỏi được, tuy chưa đến tuổi trưởng thành, cũng có thể biết trước nhiều sự viếc.{...} có tính cách như thế nào...
Hãy lắp các đoạn văn bị cắt rơid trên, sắp xếp thành một Vb. việc ấy có thể thực hiện được hay không thể thực hiện được ? Trình bày lí do ? 
 Sau khi sắp xếp các đoạn văn thành một Vb, hãy chĩ ra bố cục của băn bản. Hãy chỉ ra sự liên hệ chặt chẽ giữa các đoạn về nội dung và hình thức .
 Hãy đặt đầu đề cho Vb .
Gợi ý : (T102)
 a. Sắp xếp : Đoạn 2-> 4-> 1-> 3
 b. Ba phần :
 - Mở bài : Đoạn 2
 - Thân bài : Đoạn 4 & 1
 - Kết bài : Đoạn 3
 c. Tri thức và thời gian 
Bài 2 : (T15/Bài tập làm văn) Hãy chỉ rõ phương thức biểu đạt của mỗi văn bản sau . Vì sao có thể kết luận như vậy ?
" Tôi biết tờ giáy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nứa, bột gỗ của rừng.{...} Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ chân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng."
 ( Nguyễn Tuân )
" Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.{...} Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí"
 ( Nguyễn Phan Hách)
Gợi ý :
Biều cảm : Thể hiện cảm xúc giận những người đốt rừng và tha thiết nỗi niềm giữ nước, giữ rừng.
Miêu tả vẻ đẹp của rừng xanh
Ngày dạy: 15 / 11 / 2012 
Bài 3: Nhân sự việc bị mất con chó thân yêu của mình, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " sao không về Vàng ơi !", Trong đó có đoạn : 
" Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này
...........................................
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi ! 
Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
 Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng BPTT nghệ thuật chính nào ? Tác dụng ? 
Nếu đây là một Vb biểu cảm : Hãy chỉ ra câu thơ nào BC trực tiếp, câu thơ nào BC gián tiếp ? Nêu tình cảm của người viết qua đoạn thơ .
Bài 4: Trên đường đi học về, Em nhìn thấy một bức tranh vẽ một bà cụ rất giống bà ngoại của em. Tranh vẽ rất đẹp. Em hãy viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy để giúp những ai chua được xem tranh cũng có thể hình dung ra người trong tranh và nhận ra vẻ đẹp của tranh.
Bài 5: Một Hs lớp 7 đã viết một đoạn văn , sau khi đọc kĩ đề văn cô giáo cho như sau :
 "... Đến giờ ra chơi hôm nay, cả lớp con cử cái Mai đứn ra tặng quá cho bạn Hưng {...} Con cùng cả lớp đã làm được một việc tốt"
Đọc đoạn văn , có bạn góp ý : Để cho mạch văn rành mạch, khúc chiết , nên tách thành 3 đoạn nhỏ liên tiếp. ý kiến của em ntn ? Nếu em đồng ý với ý kiến của bạn, thì em sẽ tách đoạn ntn ?
 Có bạn phàn nàn là phần viết có cách xưng hô không thống nhất, lúc thì "con" , lúc thì "em". Em có nhất trí với ý kiến này không ? Hãy nêu lí lẽ của em.
Gợi ý :
a. Đồng ý . Nên tách như sau :
 - "... Đến giờ ra chơi hôm nay, ...được mở nhé "
 - " Bố mẹ ạ ... gia đình thứ hai"
 - Phần còn lại.
b. Phần viết có cách xưng hô lúc thì "con" , lúc thì "em" nhưng rất đúng, không lộn xộn. Vì đây là truyện kể ở trong truyện gắn liền với biểu cảm.
Bài 6: Đoạn văn biểu cảm sau đây được lập ý theo hướng nào ?
 "... Các bạn yêu mùa thu, mùa xuân, mùa hè với nhiều lí do khác nhau. {...} Chào Giu-li-an-na thân mến của mình..."
Gợi ý :
 Đoạn văn biểu cảm trên đây được lập ý theo hướng hồi tưởng về quá khứ. 
Ngày dạy: 22 / 11 / 2012 
Bài 7: Viết đoạn văn biểu cảm. Đề tài về môi trường . Theo cách :
 a . Liên hệ hiện tại với tương lai.
 b. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
 Bài 8 : Lập dàn ý cho đề bài sau: Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều gợi trong em những cảm nghĩ riêng. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa nào đó.
 Dàn bài thứ nhất: Mùa xuân
A. Mở bài:
- Em yêu mùa xuân vì rất nhiều lẽ: thời tiết tốt cho cây cỏ, nhiều niềm vui.
- Em thích mùa xuân còn vì nó gắn với ngày Tết.
B. Thân bài:
- Mùa xuân bắt đầu:
+ Mùa xuân bắt đầu sau những trái pháo hoa rực rỡ, lung linh của đêm giao thừa.
+ Mưa xuân nhẹ nhàng khoác tấm áo xuân mơ màng lên trời đất, lên cây cối và mái tóc các cô gái.
+ Trời vẫn rét, cái rét ngọt khiến mọi người đi đón giao thừa được diện áo đẹp.
+ Sáng ra nhìn cây bàng đầu ngõ, hàng cây phượng ven đường,đã đâm nhiều lộc biếc
_ Tháng giêng- tháng của hội xuân của biết bao niềm vui đầm ấm:
+ Sau giao thừa, mọi người về nhà: chúc Tết người già, mừng tuổi trẻ em,
+ Sáng mồng một, ngoài đồng không hối hả người đi làm mà thư thái, nhộn nhịp người đi chúc Tết.
+ Chợ, cửa hàng nghỉ hết, trừ hàng hoa: hoa khoe muôn màu (đào, cúc, hồng, phong lan,).
+ Vùng nào cũng có hội xuân: Mồng 5 Tết hội Đống Đa ở Hà Nội, mồng 10 đến 15 tháng giêng hội Lim ở Bắc Ninh,
_ Tháng ba- xuân chín:
+ Hết mưa phùn: nhà cửa hong khô, đường sá sạch sẽ, con người khoan khoái,
+ Bắt đầu nắng mới: sáng hồng, rồi vàng óng,
+ Cây cối xanh mơn mởn, cây sữa, cây cơm nguội, cây sấu, bằng lăng, dâu da xoan,che mát đường đi, rồi hoa bắt đầu nở
+ Chim chóc, ong bướm bay về đem theo giai điệu du dương, êm ái
+ Con người và muôn loài như được uống liều thuốc bổ hồi sinh
C. Kết bài:
- Em thấy mình thật may mắn được là người miền Bắc, vì chỉ miền Bắc có mùa xuân với đúng nghĩa của nó.
- Như sơn ca em muốn hát vang khúc nhạc xuân.
 Dàn bài thứ hai: Mùa hạ
A. Mở bài:
- Nước ta có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ.
- Mỗi mùa đều có món quà thiên nhiên độc đáo, nhưng em thích nhất là mùa hè.
B. Thân bài:
- Học sinh ai chẳng reo vui khi hoa phượng nở báo hiệu hè đến.
- Chúng em bận rộn, lo toan cho thi cử, náo nức vui tươi trong lễ tổng kết, có nỗi nhớ bạn bè, có niềm vui thoải mái nghỉ ngơi,
- Sau nắng gắt là những cơn mưa rào mát mẻ, cảnh sắc, nhiều điều hấp dẫn.
- Những hoa quả thơm ngon, những thức quà thú vị.
- Hè cũng là dịp ta được hoà nhập trong thiên nhiên nhiều hơn: vào rừng lang thang, đêm ngắm trăng,
C. Kết bài:
- Hè đến với nhiều ánh sáng, niềm vui,
- Cuộc sống rộng mở, đầu óc thư giãn, sức khoẻ tăng cường, khiến chúng em không ngần ngại bước vào năm học mới.
 Dàn bài thứ ba: Mùa thu
A. Mở bài:
- Một vài dấu hiệu nhận ra mùa thu đến.
- Cảm nghĩ chung của em về mùa thu.
B. Thân bài:
- Một tình yêu dịu nhẹ, thơ mộng gợi lên bởi thiên nhiên mùa thu đáng yêu:
+ Không khí là sự giao hoà của mùa hạ và mùa đông.
+ Thiên nhiên có một vẻ mới lạ: bầu trời cao xanh, hương hoa sữa nồng nàn, không gian phảng phất cái mùi thơm mát của lúa nếp non,
- Mùa thu đem về bao niềm vui cho tuổi thơ bởi Tết Trung thu với cốm, hang, na, chuối, bánh trái, đồ chơi,
- Mùa thu lịch sử lại trở về gợi bao niềm tự hào, biết ơn,
- Mùa thu đến với bao háo hức trong ngày tựu trường, khai giảng năm học mới,
C. Kết bài:
- Có biết bao nhà văn, nhà thơ sáng tác về mùa thu.
- Còn em, em yêu mùa thu vì thiên nhiên gợi cảm, vì Trung thu rộn rã, vì khai giảng đông vui,
 Dàn bài thứ tư: Mùa đông
A. Mở bài:
- Mọi người có cảm tình với mùa xuân, hạ, thu mà ít người nghĩ đến mùa đông.
- Tuy nhiên, mùa đông không phải không khơi gợi những cảm xúc buồn vui lẫn lộn.
B. Thân bài:
- Trước hết, mùa đông gợi nhắc người ta nhớ đến sự kết thúc:
+ Cuộc vui nào cũng đến hồi tàn, thế là buồn: Cây cối buồn (rụng lá), chia tay các loài chim đi tránh rét, buồn đến héo hắt, xơ xác! Con người khổ sở vì rét, đi đâu, làm gì cũng ngại. Buồn đến nao lòng khi gặp bạn nghèo đi bán báo, bán bánh mì trên phố,Mong mùa đông hết nhanh.
+ Sự kết thúc cũng còn để lại những suy ngẫm: Có vui vì sau một năm đã lớn hơn về mọi mặt. Có hối tiếc vì có lúc mải chơi, phí thời gian, học sút đi,Nuôi quyết tâm mới, thầm hứa hẹn,
- Thứ đến, mùa đông không phải cảnh vật đều đáng ghét:
+ Không có mùa đông làm gì có những ngày chuẩn bị Tết và giàu nghèo gì thì cũng có phút đoàn tụ gia đình.
+ Không có mùa đông làm gì có giao thừa để ngắm pháo hoa, đón giao thừa, lúc này mà nóng thì chắc chẳng ai thích. ( ở thành phố Hồ Chí Minh Tết mà nóng là có rất nhiều người lên Đà Lạt đón xuân).
- Giá mà nước mình có tuyết vào đêm Nô-en thì lại được yêu mùa đông thêm chút.
C. Kết bài:
- Cảm nghĩ thì có yêu có ghét, thế thì tôi chọn mùa đông để bày tỏ cảm nghĩ.
- Hãy cùng suy nghĩ về mùa đông với tôi, các bạn nhé.
Bài 2 : Lập dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ về một loài hoa em thích.
Dàn bài thứ nhất: Hoa phượng
A. Mở bài:
- Hoa phượng gắn với học trò, luôn báo hiệu những mốc quan trọng trong đời sống của người học trò.
- Do đó, hoa phượng thường làm nảy sinh nhiều cảm xúc trong lòng người học trò.
B. Thân bài:
- Hoa phượng báo hiệu mùa hè đến, với học trò nó gợi nhiều cảm nghĩ:
+ Lo lắng cho ôn tập, thi cử,
+ Hồi hộp chờ kết quả của những kì thi
+ Chờ đón những ngày nghỉ hấp dẫn
- Hoa phượng chỉ nở trong hè nhưng vẫn gợi cho học trò hướng tới năm học sau.
- Hoa phượng của chúng em trong hè không buồn.
C. Kết bài:
- Suy ngẫm về hoa phượng: Mùa hè nhiều hoa trái, sao chỉ hoa phượng được mang tên “ hoa học trò”?
- Có thể liên tưởng mở rộng thêm
 Dàn bài thứ hai: Hoa đu đủ
A. Mở bài:
- Hoa đu đủ chẳng nổi tiếng nhưng em rất thích.
- Nó gắn bó với em trong những ngày hè ở quê với những trò chơi thú vị.
B. Thân bài:
- Tả dáng hoa, cánh hoa và hương thơm để diễn tả cảm xúc vừa lạ vừa yêu thích của em.
- Kể về đồ chơi và trò chơi làm từ hoa đu đủ để bày tỏ niềm thích thú không thể có khi chơi những trò chơi ở thành phố.
- Hoa đu đủ và những trò chơi thú vị ấy gợi cho em một ước mơ đẹp.
C. Kết bài:
- Mơ ước có thể không thành hiện thực, nhưng vẫn đem lại cho em niềm khao khát mới lạ.
- Dù thế nào em vẫn mãi nhớ hoa đu đủ.
 Dàn bài thứ ba: Hoa hồng
A. Mở bài:
- Người ta thích hoa hồng vì nó có rất nhiều ý nghĩa cao sang.
- Em thích hoa hồng vì những lẽ rất thường tình nhưng không kém bất ngờ.
B. Thân bài:
- Nhớ lại hồi bé lần đầu tiên nhìn thấy bó hoa hồng của mẹ, em rất ngạc nhiên vì cánh của nó không xoè hết ra mà cuộn vào nhau.
- Nhớ lần bố dẫn em vào một cửa hàng bán hoa, em lại ngạc nhiên đến sững sờ khi đứng trước cả một phòng toàn hoa hồng, nhưng không phải là màu hồng, mà lại là màu nhung đỏ, màu trắng, màu vàng,
- Liên tưởng đến ý nghĩa của loài hoa: bông hoa màu hồng như trái tim đằm thắm, thuỷ chung; hoa hồng nhung như tấm lòng cao cả, nhân hậu; hoa hồng trắng như tâm hồn trong trắng, tinh khiết; hoa hồng vàng như ánh nắng vàng rực sức sống mới,
- Hoa hồng tuy có nhiều màu sắc nhưng hương thơm chỉ có một: thơm mát và ngọt ngào, giống như loài người màu da, hình dạng, sắc tộc khác nhau nhưng đều có bản chất lương thiện, thơm thảo.
- Hoa hồng cũng có cá tính: có loại gai góc, sắc sảo, có loại hiền từ không gai, cũng như con người có người khó tính, người xuề xoà; nhưng cũng như hoa hồng, ai cũng đẹp nết.
- Lại nhớ một lần em học mẹ tỉa hoa, tỉa lá cho bó hoa hồng lắm gai, em lỡ để gai hồng đâm vào ngón tay, một giọt máu rơi xuống cánh hoa, máu cũng đỏ thắm như cánh hoa, em nghĩ:
+ Người trồng hoa, hái hoa cho ta hạnh phúc hưởng cái đẹp há chẳng cực lắm sao?
+ Nhìn lên đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chân đài là vườn hồng thắm sắc cờ, những bông hồng trồng trên mảnh đất Việt Nam anh hùng này có màu đỏ hệt như máu các anh thấm trên từng tấc đất quê hương.
C. Kết bài:
- Hoa hồng sẽ mãi là biểu tượng đẹp của con người, của đất nước.
- Hoa hồng cũng thắm trên khăn quàng đỏ của các đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 Bài 3 : Lập dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy giáo, cô giáo).
 Dàn bài chung về người thân
A. Mở bài:
- Một điều gì đó gợi nhắc đến người thân ấy.
- Niềm cảm xúc sâu đậm nhất trong em về người đó.
B. Thân bài:
- Hình ảnh con người ấy hiện lên với nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.
- Nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với người ấy
- Niềm thương cảm sâu sắc nhất của em.
- Sự cảm hiểu, khâm phục,
- Những suy nghĩ về trách nhiệm, tình cảm của mình: nuối tiếc hoặc ân hận,
- Những mong muốn hoặc ước hẹn,
C. Kết bài:
- Nỗi lòng của em mong gửi gắm.
- Lời nhắn gửi thấm thía cho mọi người hoặc ngẫm nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với một đời người, 
D. Bài tập về nhà.
Bài 9 : Viết đoạn văn biểu cảm. Đề tài tự chọn. Theo cách :
 a . Liên hệ hiện tại với tương lai.
 b. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
 c. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
 d. Vừa quan sát vừa suy ngẫm.
 _____________________________________________________
 Tổ kiểm tra BGH kiểm tra 
 Ngày...... tháng 11 năm 2012 Ngày...... tháng 11 năm 2012 
 Hoàng Thị Thu Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • docDay them van bieu cam cuc hay tai la dung luon.doc