A/Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2/ Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng
3/ Thái độ:Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ.
B/ Chuẩn bị bài học: -1/ Gíao viên:giáo án 2/ Học sinh: chuẩn bị bài
C/ Hoạt động dạy học :
Ngày soạn: 13/ 8 / 2011 Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) A/Mục tiêu bài học: 1/Kiến thức:Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. 2/ Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng 3/ Thái độ:Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ. B/ Chuẩn bị bài học: -1/ Gíao viên:giáo án 2/ Học sinh: chuẩn bị bài C/ Hoạt động dạy học : 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS 3/ Bài mới : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: khởi động GV giới thiệu bằng cách gợi cho HS hát bài”ngày đầu tiên đi học” * Hoạt động 2: dạy và học phần tìm hiểu chung ( phương pháp đọc diễn cảm, vấn đáp tìm tòi) -HS đọc chú thích (SGK) - Hướng dẫn đọc: giọng mẹ dịu dàng, tình cảm, hơi buồn - GV đọc mẫu, HS đọc tiếp và có nhận xét - Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng vài câu ngắn gọn? -> Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. -Bài văn kể chuyện gì? Nhân vật chính? Từ đó xác định kiểu văn bản? -> biểu hiện tâm tư người mẹ; là văn bản biểu cảm - Xác định bố cục và nội dung từng phần? * Hoạt động 3: hướng dẫn phân tích ( phương pháp vấn đáp tìm tòi,thảo luận; kĩ thuật trình bày một phút) *HS đọc lại phần 1: -Người mẹ đã nghĩ đến con trong thời diểm nào? tâm trạng của hai mẹ con có gì khác nhau không? -> mẹ thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên “hôm nayđứa con của mẹ”; con háo hức vô tư và ngủ ngon lành “niềm vui háo hức.li sữa” -Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được? trong đêm không ngủ , mẹ đã làm gì cho con?em cảm nhận được tình mẫu tử nào được thể hiện qua các cử chỉ đó? -Trong đêm không ngủ, tâm trí của mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào?->người mẹ đã nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1,nhớ đến tâm trạng hồi hợp trước cổng trường “lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến” + Hãy nhận xét cách dùng từ trong câu trên và nêu tác dụng? từ cảm xúcấy , em hiểu tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng mẹ? -Thảo luận nhóm: Theo em, trong văn bản này,có phải nguờimẹ trực tiếp nói chuyện với con hay không?vậy thì người mẹ đang nói chuyện với ai? Cách viết này có tác dụng gì? -> mẹ không trực tiếp nói chuyện với con, mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thật ra đang nói vói chính mình *HS đọc phần cuối văn bản -Trong đêm không ngủ, mẹ đã nghĩ về điều gì? -> ngày khai trường và ảnh hưởng của giáo dục. -Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Trong câu đó xuất hiện câu tục ngữ nào? Và nó có ý nghĩ gì? -Hiểu thế nào về câu nói “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” ? ->khẳng định vai trò của giáo dục trong nhà trường đối với con người là cực kì quan trọng; nhà trường đã mang lại nhiều kiến thức,nhiều tri thức mới lạ:tình cảm , đạo lí, tình người,.. chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng. *Hoạt động 4 : Tổng kết ( phương pháp vấn đáp tái hiện) - Đoạn văn thâu tóm nội dung văn bản là đoạn nào? Đoạn văn đó nói lên điều gì- Mẹ đã dành tình yêu và lòng tin đó cho ai? - HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 5 : Luyện tập ( phương pháp thực hành có hướng dẫn) - HS trao đổi ý kiến, lí giải - GV và lớp nhận xét -HS làm theo nhóm( có thể cá nhân) - GV chọn đoạn có cảm xúc làm mẫu I / Tìm hiểu chung 1/ Tác giả-tác phẩm: SGK 2/ Bố cục: 2 phần II/ Phân tích 1/ Nỗi lòng người mẹ -Thao thức, không ngủ được - đắp mền, buông mùng, nhìn con ngủ, xem lại các thứ đã chuẩn bị cho con -> lo lắng, thương yêu con -“ lòng rạo rực những bâng khuâng, xao xuyến-> cảm xúc vui nhớ, thương lẫn lộn 2/ Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục -“ ai cũng biếtsai một li đi hàng dặm sau này -> giáo dục quyết định tương lai đất nước - “ Bước quathế giới kì dịu sẽ mở ra” ->vai trò to lớn của giáo dục nhà trường mang lại nhiều tri thức. III/ Tổng kết Ghi nhớ: SGK IV/ Luyện tập: 1/ Ý nghĩa ngày khai trường với kí ức và ấn tượng của HS. 4.củng cố : Qua văn bản này, em hiểu gì về tình cảm của cah mẹ dành cho con cái? 5.Dặn dò : +Học bài và làm bài + chuẩn bị bài “từ ghép” + đem bảng phụ “( xem trước bài tập) Ngày soạn: 14 / 8 /2011 Tiết 2 : TỪ GHÉP A/ Mục tiêubài học 1/Kiến thức: Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng sử dụng từ ghép phù hợp khi viết và nói 3/ Thái độ: - Lồng ghép về giáo dục về ma tuý. B/ Chuẩn bị bài học: 1/ Gíao viên :giáo án,bảng phụ 2/Học sinh: chuẩn bị bài C/ Hoạt động dạy học : 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS 3/ Bài mới : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: khởi động: * Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu( phương pháp phân tích tình huống mẫu, vấn đáp tìm tòi, đối chiếu; kĩ thuật động não) *HS đọc mục I.1 -Xác định tiếng chính, tiếng phụ trong 2 từ “bà ngoại”và “thơm phức”?-> bà: chính; ngoại : phụ -So sánh từ “bà ngoại” với “ bà nội” ; “thơm phức” với “thơm ngát”? -.Cho biết vị trí của tiếng chính và tiếng phụ? Vậy đây là loại từ ghép gì?->từ ghép chính phụ(tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau(từ ghép thuần việt)) , từ ghép Hán Việt thì trật tự phức tạp hơn. *HS đọc I.2 -So sánh giống và khác giữa 2 nhóm từ(quần áo, trầm bổng) với (bà ngoại, thơm phức)? ->+ giống:đều là từ ghép gồm 2 tiếng + Khác: “thơm phức; bà ngoại” có tiếng chính đứn trước, tiếng phụ đứng sau; “quần áo, trầm bổng” không phân biệt chính phụ. -Vậy từ “quần áo, trầm bổng” là từ ghép gì?định nghĩa?-> từ ghép đẳng lập:các tiếng bình đẳng nhau về nghĩa -HS đọc ghi nhớ *HS đọc mục II.1 - So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với “ bà”, từ “ thơm phức” với “thơm”? -Qua so sánh, em thấy nghĩa của từ nào rộng hơn? từ đó rút ra kết luận gì? -> nghĩa của từ “bà” và từ “thơm” rộng hơn nghĩa từ “ bà ngoại” và “từ “thơm phức” * HS đọc mục II.2 -So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của các tiếng“quần ,áo”? ; nghĩa của từ “ trầm bổng” với các tiếng “trầm, bổng” ? -Qua phân tích, cho biết nghĩa của từ nào rộng hơn khái quátHơn ? -> nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn so vớinghĩa của các tiếng tạo nên nó. - HS đọc ghi nhớ. Gíao dục kĩ năng giao tiếp: Qua tìm hiểu nghĩa của từ ghép, hãy trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng từ ghép? Giáo dục kĩ năng ra quyết định:Vậy trong trường hợp giao tiếp cụ thể, em cần lựa chọn từ ghép ntn cho phù hợp? -> HS msuy nghĩ, quyết định cách dùng từ ghép *GV lồng ghép về ma túy: Tìm các từ ghép nói về các chất ma tuý , các chất gây nghiện ? chất nào liện quan đến ma tuý, chất nào chỉ gây nghiện? -> thuốc lá, thuốc lào, cần sa, xì cọt - Tìm một số từ ghép trong câu sau “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa.Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày” và giải thích nghĩa? *Hoạt động 3: Luyện tập( phương pháp thực hành có hướng dẫn, kĩ thuật động não) -Gọi 2 HS lên bảng làm bài 1 và 2 - Ở dưới lớp làm vào vở và nhận xét -Gọi 3 HS lên làm 6 từ -HS dưới lớp nhận xét, bổ sung sữa chữa. -HS làm cá nhân và phát biểu -GV cùng các HS khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa. -Giải nghĩa, xem xét từng khía cạnh và rút ra kết luận.? -4 Tổ làm 4 câu trên bảng phụ -GV cùng lớp nhận xét, góp ý I/ Tìm hiểu bài 1/ Các loại từ ghép a/ Ví dụ: VD1 -bà ngoại: + bà: tiếng chính + ngoại : tiếng phụ ->từ ghép chính phụ VD2 : -Quần áo: -Trầm bổng: -> bình đẳng về nghĩa (từ ghép đẳng lập) b/ Ghi nhớ : sgk 2/ Nghĩa của từ ghép a/ Ví dụ: VD1: - bà ngoại:người đàn bà sinh ra mẹ + Bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha ->nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tíêng chính VD2: -Quần áo: chỉ chung cả quần, áo -Quần, áo: chỉ riêng từng loại -> Nghĩa từ ghép đẳng lập khái quát hơn b/ Ghi nhớ: sgk II/ Luyện tập 1/ Sắp xếp các từ ghép cho đúng: - chính phụ: lâu đời, xanh ngắt,nhà máy,cây cỏ,nhà ăn, cười nụ. - đẳng lập: suy ngĩ, chài lưới, ẩm ướt 2/ Điền tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ:bút chì, thước kẻ, làm quen, ăn bám, trắng xoá 3/ Điền tiếng để tạo thành từ ghép đẳnglập:ham thích,xinh tươi, học hỏi, tươi đẹp 4/Giải thích : -Sách, vở: tồn tại dưới dạng cá thể -Sách vở : từ ghép đẳng lập, có ý tổng hợp chỉ chung cho cả loại nên không thể nói như vậy. 5/Giải thích: a/ Có nhiều loại hoa có màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng như hoa giấy, hoa râm bụt b/ Nói như vậy là đúng :áo dài bị ngắn so với chiều cao của Nam c/ Không phải mọi loại cà chua đều chua,nói cà chua này ngọt được vì khi ăn sống ta dễ dàng nhận biết vị chua hay ngọt. d/ Cá chép, cá trê có nhiều loại có màu vàng nhưng không gọi cá vàng. 4.củng cố :thống kê những từ ghép thuộc chủ đề “nhà trường” trong văn bản “cổng trường mở ra”? (khai trường, khai giảng, nhà trường, trường học, năm học, học trò, học sinh, cô giáo...) 5.Dặn dò:+Học bài và làm bài +Chuẩn bị bài “ mẹ tôi” Ngày soạn: 15 / 8 / 2011 Tiết 3: MẸ TÔI (Et-môn-đô đơ A-mi-xi) A/ Mục tiêubài học: 1/ Kiến thức:Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. 2/ Kĩ năng:Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng. 3/Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ và những người thân. -Gia1o dục kĩ năng sống B/ Chuẩn bịbài học: 1/ Gíao viên :giáo án 2/Học sinh: chuẩn bị bài C/ Hoạt động dạy học : 1/ ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: văn bản cổng trường mở ra” nói vế nội dung nào? Lần đầu tiên đi học em có tâm trạng như thế kgông? 3/ Bài mới : Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: khởi động: người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải ai cũng nhận ra,chỉ khi nào ta mắc lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. * Hoạt động 2: dạy và học phần tìm hiểu chung -Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?->HS trình bày -GV hướng dẫn đọc :giọng phải thể hiện đúng tâm tư, tình cảm buồn Khổ của cha trước lỗi lầm của con. -GV đọc mẫu, HS đọc tiếp, có nhận xét và kết hợp hỏi vài từ khó. -Phương thức chính được dùng để tạo văn bản “Mẹ tôi”? Vì sao? -> biểu cảm vì thể hiện tâm tư , tình cảm của cha. -Nhân vật chính ? vì sao xác định như vậy ? -Xác định bố cục và nội dung từng phần ? * Văn bản là một bức thư bố gửi cho con nhưng tại sao lại lấy nhan để“Mẹ tôi”? * Hoạt động 3: hướng dẫn phân tích ( phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm; kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật động não) Giáo dục kĩ năng giao tiếp:suy nghĩ về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm *HS đọc lại đoạn 1 và nhắc lại nội dung - Hình ảnh người mẹ hiện lên qua các chi tiết nào?từ ... Phố phướng náo động dập dìu xe cộ vào giờ cao điểm _ Cái lặng của buổi sáng tinh sương à Tác giả đã bộc lộ tình yêu thương nồng nhiệt tha thiết bằng biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc -Tôi yêu...tôi yêu(điệp) -> tình cảm tha thiết 2. Cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn. -ăn nói tự nhiên, ít dàn dựng tính tóan -Bộc trực -> cởi mở, chân thành, tự nhiên -Nón vài, áo bà ba,quần đen -Khỏe khoắn, mắt trong sáng, cừoi thiệt tình -Cúi đầu chào -> giản dị, lễ độ, tự tin -Những cô gái...hi sinh tính mạng... -> tinh thần bất khuất III . Tổng kết Ghi nhớ SGK trang 173 IV . Luyện tập Viết đọan văn nói về tình cảm của em với vùng mà em gắn bó 4. Củng cố : Qua văn bản, em có suy nghĩ gì về tình cảm quê hương trong mỗi người? 5. Dặn dò : -chuẩn bị bài “ôn tập tiếng việt” + Đem bảng phụ + Xem lại các khái niệm, các dạng bài tập tiếng việt đã học từ đầu năm. Ngày soạn: 6/ 12 / 2010 Tiết 69-70: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức:củng cố kiến thức môn Tiếng Việt. 2/ Kĩ năng: Giải các bài tập 3/ Thái độ: giáo dục tính chăm chỉ, biết hệ thống ho vấn đề. B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK, bảng hệ thống hoá kiến thức 2/ Học sinh : chuẩn bị bài, C/ Hoạt động dạy học : 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Họat động 1 : Khởi động * Họat động 2: hướng dẫn ôn tập(phương pháp vần đáp tái hiện) -GV kẻ bảng phân lọai,khái niệm, ví dụ lên bảng -Lần lượt hỏi HS về từng mục ( GV có thể chọn hình thức cho HS lên đính khái niệm tương ứng) -Lớp nhận xét, bổ sung I/ Ôn tập Kiến thức Khái niệm Phân lọai Tác dụng Từ ghép Từ có các tiếng ghép lại với nhau có quan hệ vè nghĩa -chính phụ->phân nghĩa -đẳng lập->hợp nghĩa Từ láy Từ có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng -tòan bộ -bộ phận Đại từ Những từ để chỉ sự vật, họat độnghoặc dùng để hỏi -đại từ để trỏ -đại từ để hỏi Quan hệ từ Những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu La công cụ quan trọng trong việc diễn đạt Từ Hán Việt Từ vay mượn tiếng Hán TQ -Yếu tố HV: tiếng cấu tạo nên từ HV -Từ ghép HV chính phụ -Từ ghép HV đẳng lập Tạo sắc thái trang trọng Từ đồng nghĩa Từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau -đồng nghĩa hòan tòan -đồng nghĩa không hòan tòan Diễn đạt chính xác tư tưởng, tình cảm Từ trái nghĩa Tứ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó Gây ấn tượng mạnh, câu văn thêm sinh động Từ đồng âm Phát âm giống nhau, nghĩa khác xa nhau Là một cách mở rộng vốn từ Thành ngữ Cụm từ cố định, thể hiện một ý nghĩa hòan chỉnh Câu văn ngắn gọn,có tính hình tượng biểu cảm khi biết sử dụng Điệp ngữ Là cách lặp lại từ ngữ hoặc cả câu -nối tiếp -cách quãng -vòng tròn Nhấn mạnh, làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Chơi chữ Lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa Trái nghĩa, đồng nghĩa, điệp âm, nói lái,trại âm... Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước *Họat động 3: luyện tập (phương pháp thức hành, vấn đáp tìm tòi) -GV dùng bảng phụ ghi các bài tập Trên -HS làm cá nhân và giải quyết từng bài -HS và GV nhận xét, sửa chữa II/ Luyện tập 1/ đặt câu với các từ đồng âm a/ la(động từ) –la (danh từ) b/ muối (danh từ)- muối (động từ) 2/ Tìm từ đồng nghĩa a/ -Hắn phóng con dao về phía trước -Tôi quẳng cái bút đã viết hết mực b/ -Ông ây bẻ cái que làm đôi -Tôi cặht cây mía làm nhiều khúc 4. Củng cố : cần nắm chắc khái niệm của từng đơn vị kiến thức để làm gì? 5. Dặn dò : -Học tất cả các kiến tức của 3 phân môn (nắm vững nội dung, nghệ thuật, tác giả tác phẩm, các kiến thức tiếng vịêt và các bài tập; Xem lại các phương pháp làm văn thuyết minh) để tiết sau thi học kì I Ngày 8/12/2010 Tiết 71-72 KIEM TRA HKI A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Đánh giá viêc nắm các nội dung cơ bản của ba phân môn trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập một. - Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu cảm nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết . Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã được tổng hợp , toàn diện theo nội dung ,và cách thức kiểm tra , đánh giá mới 2/ Kĩ năng: Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của ba phân môn của môn học ngữ văn trong bài kiểm tra . 3/ Thái độ: giáo dục tính trung thực, cẩn thận khi làm bài B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK, đề, đáp án 2/ Học sinh : chuẩn bị bài, C/ Hoạt động dạy học : 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2 :cho HS làm bài 1/ GV phát đề 2/ HS làm bài * Hoạt động 3:: GV thu bài 4. Củng cố : GV nhận xét tiết thi 5. Dặn dò : -chuẩn bị bài “chương trình địa phương –phần tiếng việt” (đem sách ngữ văn địa phương) Ngày soạn : 12 / 12/ 2010 Tiết 73-74: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:TIẾNG VIỆT A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, viết đúng từ ngữ 3/ Thái độ: rèn tính cẩn thậ trong khi sử dụng từ B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK, bảng hệ thống hoá kiến thức 2/ Học sinh : chuẩn bị bài, C/ Hoạt động dạy học : 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Họat động 1 : Khởi động * Họat động 2: dạy và học bài mới -Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả. -Yêu cầu HS viết đúng các phụ âm đầu. -HS viết đúng phụ âm cuối, các thanh -GV gọi HS lên bảng ghi ra các từ thường sai -> rút ra kết luận về các lỗi sai ở miền Nam ,miền Bắc *Họat động 3:Luyện tập (phương pháp vấn đáp tìm tòi,kĩ thuật chơi trò chơi) -GV Hướng dẫn HS làm phần luyện tập -Hs làm theo cá nhân -Điền một chữ cái, một dấu thanh -Tìm từ theo yêu cầu? -Hs làm theo nhóm I. Nội dung luyện tập 1. Đối với các tỉnh miền Bắc Viết đúng phụ âm đầu: Tr / ch , s / x , r / d / gi , l / n 2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam. a. Viết đúng các tiếng có phụ âm cuối : c / t , n / ng. b. Viết đúng các tiếng có dấu thanh dễ mắc lỗi : ( dấu hỏi / dấu ngã. c. Viết đúng các tiếng có nguyên âm : i / iê , o / ô d. Viết đúng các tiếng có các phụ âm đầu : v / d II. Luyện tập 1. Viết những đoạn ,bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi. GV đọc cho HS viết một đoạn văn, đoạn thơ. 2. Làm các bài tập chính tả a. Điền vào chổ trống. _ Điền s hoặc x Xử lí, sử dụng, giả xử, xét xử, _ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã . Tiểu sử , tiểu trừ , tiểu thuyết , tuần tiễu. _ Điền một tiếng, một từ chứa âm vần + Chọn tiếng thích hợp Chung sức , trung thành , thủy chung , trung đại. + Điềm mãnh / mảng Mỏng mãnh , dũng mảnh , mãnh liệt , mảnh trăng b .Tìm từ theo yêu cầu. _ Tìm tên các họat động , trạng thái , đặc đểm , tính chất. + Tìm tên các loài vật , cá bắt đầu bằng: tr / ch Ch : cá chép , cá chẽm , cá chích ., cá chim Tr : cá trắm ,cá trắng , cá trĩ , cá lưỡi trâu. _ Tìm tên các họat động , trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi , thanh ngã. + Nghỉ ngơi , vui vẻ + Buồn bã _ Tìm từ hoặc cụm từ dưa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn . + Tìm những trường hợp bằng r / d /gi Không thật : giả dối Tàn ác vô nhân đạo : dã man Cử chỉ ánh mắt làm dấu hiệu : _ Đặt câu để phân biệt từ chứa những tiếng dễ lẫn 4. Củng cố: vì sao cần phân biệt từ địa phương với cách phát âm sai ở địa phương? 5. Dặn dò : -chuẩn bị dàn bài cho bài tập làm văn, xem lại các kiến thức để hôm sau trả bài thi HKI Ngày soạn : 18 / 12/ 2010 Tiết 75-76 : TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I A/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Gíup HS củng cố lại kiến thức về phân môn tiếng việt, văn học , tập làm văn - Gíup HS bổ sung những kiến thức thiếu sót để khắc phục ở HKII 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu, ý. 3/ Thái độ: giúp các em có tính cẩn thận khi làm bài, biết cách so sánh, rút kinh nghiệm B/ Chuẩn bị bài học :1/ Gíao viên : SGK, đáp án, thống kê lỗi sai. 2/ Học sinh : chuẩn bị bài, C/ Hoạt động dạy học : 1/ Ổn định : kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2 : hướng dẫn chữa bài (Phương pháp vấn đáp tìm tòi, giải thích minh hoạ) * GV nêu câu hỏi, HS đưa đáp án - HS đọc đề tự luận,xác định yêu cầu, đáp án -GV thống nhất ghi đáp án lên bảng - GV nhận xét chung: / Ưu điểm : đa số nắm kiến thức nên làm điểm cao / Khuyết điểm:một số bài chưa biết viết đoạn, viết lủng củng, rườm rà.sai chính tả nhiều.Một số bài viết sơ sái. * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS chữa lỗi(phương pháp so sánh, đối chiếu) -GV gọi các đối tượng HS thường sai lên chữa lỗi chính tả -Các đối tượng có cách diễn đạt tốt lên chỉnh sửa câu. - GV phát bài -GV giúp HS đối chiếu,sửa lỗi sai I/ Đáp án: Đính kèm đề thi II/ Chữa lỗi: 1/ Lỗi chính tả: SAI ĐÚNG -sống muổi, chằn chọc, lo lắn, cảnh khya, cỗ thụ, thức dạy, mong sau, chở thành, vui vẽ, củng vậy, chiếc se,chứh bệnh,nấu cháu, mắt áo, trai sần, trưa ngủ,thít thú, gì tư, vương lên, vước qua, thiên lien, chia sẽ, khát nhau, công việt, du ngọn,trìu chuộn, sau vậy, - song mũi, trằn trọc, lo lắng, cảnh khuya, cổ thụ, thức dậy, mong sao, trở thành, vui vẻ, cũng vậy, chiếc xe, chứng bệnh, nấu cháo, mắc áo, chia sần, chưa ngủ, thích thú, vươn lên, vựơt qua, thiêng liêng, chia sẻ, khác nhau, chìu chuộng, sao vậy, công việc. 2/ Lỗi diễn đạt: SAI ĐÚNG -Những đêm em sốt ho trằn trọc nhìn mẹ như là long mẹ rất đau và đôi bàn tay mỗi khi sờ trán em là y như em không còn sốt nữa. -Sóng mũi ông hơi cao nên có vài ông là bạn của ông em thường hay khen song mũi của ông em đẹp. -Em có phát biểu là Bác Hồ là một vị lãnh đạo dân tộc chống thữc dân pháp và đế quốc Mĩ. - Trong gia đình em người mà em yêu quý nhất là ông em và ông em cũng là người lớn tuổi nhất trong gia đình. - Trong tấm lòng của mỗi con người đều có một người thân mà em êu quý nhất nhưng riêng em người mà em yêu quý nhất đó chính là em của em. - Những lúc em sốt mê man, mẹ luôn ân cần chăm sóc.Nhìm vẻ mắt em tái đi, long mẹ càng thêm quặng đau.Mẹ như cơn gió mát thổi dịu đi cái nóng sốt trong em. - Sóng mũi của ông em hơi cao nên có rất nhiểu người khen đẹp. - Đối vớiViệt Nam,Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại đã lãnh đạo nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than. - Trong gia đình, nhười lớn tuổi nhất mà ai cũng phải kính trọng và vâng lời đó là ông em.Em rất uêy quý ông. - Trong cuộc sống có biết bao người để ta dành tình yêu thương quý mến và tôi cũng vậy.Bé M là đứa em mà tôi yêu thương nhất. 4.Củng cố : nhận xét tiết trả bài 5.Dặn dò: chuẩn bị bài «tục ngữ vế thiên nhiên”
Tài liệu đính kèm: