Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 14)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 14)

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con ci, ý nghĩa lớn lao của nh trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dịng nhật kí của một người mẹ

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Tiết : 01	
Ngày dạy : 15/ 08/ 2011.	 
 Lí Lan
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dịng nhật kí của một người mẹ 
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
Thái độ
 - Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn. Đồng thời thấy được trách nhiệm của mình đối với nhà trường.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo .
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, thảo luận .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sách, vở học sinh 
Kiểm tra vở bài soạn 
3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : 
 Ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường ? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ?
 Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trườngđể vào lớp Một của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ gì.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: Đọc giọng dịu dàng chậm rãi đôi khi thì thầm, hết sức tình cảm, đôi khi giọng xa vắng, hơi buồn buồn
Giáo viên đọc mẫu một đoạn 
Học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
Tìm hiểu chú thích
 ¬ Em hãy cho biết tác giả của văn bản là ai ?
 ¬ Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Thuộc loại văn bản gì?
 Ø Thưộc loại văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và trẻ em.
 Cho học sinh giải thích bằng lời của mình các từ: háo hức, bận tâm, nhạy cảm
* Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản
 ¬ Đọc văn bản em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản: cổng trường mở ra?
 Ø Bài văn ghi lại tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
 ¬ Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con ?
 Ø Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, quan sát những việc làm của con , nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
 ¬ Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ ? 
 Ø Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam.
 Giáo dục: học sinh cĩ thái độ trân trọng, hiểu biết và cảm thơng với mẹ mình hơn. 
 Giáo viên dùng bảng phụ kẻ hai phần:Tâm trạng của mẹ, con
 ¬ Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào trong bài?
Mẹ
Con
 Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, nghĩ và liên tưởng đến tương lai
 Tuy háo hức nhưng nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ
 Chi tiết thể hiện:
- Con: Giấc ngủcái kẹo. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy
- Mẹ: Không ngủ được
 Không tập trung vào việc gì cả
 Không định làm những việc ấy tối nay
 Mẹ lên giường và trằn trọc
 Cứ nhắm mắt lạidài và hẹp
 Ở Nhật ngày khai trườngxã hội
­ Tâm trạng của hai mẹ con hoàn toàn trái ngược nhau. Người mẹ trằn trọc, bâng khuâng không ngủ được, suy nghĩ triền miên: Mẹ nghĩ đến tuổi thơ, đến thời cắp sách đến trường, đến ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua. Ngoài ra, mẹ còn nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản và mong ước nước mình rồi cũng được như vậy
 ¬ Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
 Ø Mẹ còn nhớ sự nôn naovừa bước vào
 ¬ Như vậy theo em tại sao ngày khai trường vào lớp một đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ như vậy?
 Ø Cĩ thể lần đầu tiên mẹ được đến trường, được bà dắt đi học. Một nơn nao, hồi hộp cảm nhận về một ngơi trường hồn tồn mới mà trong đĩ cĩ cả một thế giới kì diệu.
¬ Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì?
 Ø Mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận ghi vào lịng con những kỉ niệm đẹp.
¬ Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Tại sao?
 Ø Người mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai cả. Vì lúc đó không có ai, chỉ có đứa con đang ngủ
 ¬ Theo em người mẹ đang tâm sự với ai?
 Ø Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình
Thảo luận nhóm ( 2 phút )
 ¬ Cách viết của Lí Lan ở văn bản “Cổng trường mở ra” có tác dụng gì?
 Ø Làm nổi bậc tâm trạng hồi hộp, lo âu, xao xuyến, bâng khuâng của người mẹ những điều mà không thể nói ra trực tiếp được
 ¬ Qua văn bản “Cổng trường mở ra” giúp ta hiểu được gì về mẹ của mình?
 Ø Tấm lòng yêu thương, tình cảm thiêng liêng sâu nặng và những hy vọng lớn lao của người mẹ đối với con 
 ­ Giáo dục học sinh cần có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn
 Tích hợp văn bản: “Mẹ tôi”
 Chuyển ý 
 Học sinh đọc hai đoạn cuối
 ¬ Câu nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 Ø “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục{}đi chệch cả hàng dặm sau này”
¬ Câu văn này có ý nghĩa gì ? Vì sao ? 
Ø Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước 
 Thảo luận: ( 2 phút )
 ¬ Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới đó là gì?
 Ø Đó là những điều hay lẽ phải là tình thương là đạo lí làm người, là ánh sáng tri thức
 ¬ Câu nói này có ý nghĩa gì ?
 Ø Một thế giới kì diệu mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều mới mẻ rộng lớn về tri thức văn hoá, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta những tư tưởng, Tình cảm đẹp về đạo lí làm người, về tình bạn, tình thầy trò, về tấm lòng yêu thương con người để không ngừng vươn lên, để phát triển thể lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp.
¬ Nghệ thuật đặc sắc của văn bản là gì?
¬ Văn bản “Cổng trường mở ra”giúp chúng ta hiểu được gì về điều tác giả muốn nĩi?
 Ø Tình cảm của người mẹ dành cho con và vai trị của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Học sinh đọc bài tập 1
 ¬Em có tán thành ý kiến đó không? Tại sao?
 Ngày khai trường vào lớp một có dấu ấn sâu đậm. Vì lần đầu tiên có có sự thay đổi lớn là phài sang sinh hoạt ở một môi trường mới lạ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc 
 2. Chú thích :
 a. Tác giả : Lý Lan
 b. Tác phẩm : Báo yêu trẻ, số 166 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/ 09/ 2000
 c. Giải nghĩa từ : SGK
II. Đọc hiểu văn bản :
 1. Nội dung
Những việc làm của mẹ:
 - Triều mến quan sát những việc làm của con.
 - Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. 
 à Đĩ là những tình cảm dịu ngọt mà người mẹ dành cho con
 b. Tâm trạng người me trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của conï
 - Thao thức, không ngủ được 
 - Lo lắng cho con 
 - Suy nghĩ :
 + Về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự cĩ ý nghĩa.
 + Hồi tưởng lạiù kỉ niệm lần đầu tiên đến trường của mình 
 + Nghĩ đến ngày khai trường ở Nhật 
 + Nghĩ đến thế giới kì diệu ở trường học
 c. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ 
 - Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
 2. Nghệ thuật
 - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dịng nhật kí của người mẹ nĩi với con.
 - Sử dụng ngơn ngữ biểu cảm.
 3. Ý nghĩa 
 Tình cảm của người mẹ dành cho con và vai trị của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
 * Ghi nhớ: SGK/9
III. Luyện tập
 4. Củng cố và luyện tập
 + Trong đêm trước ngày khai trường của con mẹ đã làm gì và nghĩ gì?
 - Triều mến quan sát những việc làm của con.
 - Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. 
 + Bài học sâu sắc nhất rút ra từ bài “Cổng trường mở ra” là gì?
 - Tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho con và vai trị của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Đọc lại văn bản theo cảm xúc của em sau khi học xong 
 - Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên 
 - Đọc thêm đoạn văn: Trường học 
 - Chuẩn bị : Đọc – tìm hiểu văn bản “ Mẹ tôi”
 + Thái độ của bố đối với En-ri-cô
 + Hình ảnh về người mẹ của En-ri-cô
 + Lời khuyên của bố
 + Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ? 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
Phương pháp :	
Tổ chức :	
KẾ HOẠCH TỰ CHỌN
Mơn Ngữ văn 7
 Chủ đề 1 : VĂN TỰ SỰ
Tiết 1-2 Ôn tập kiểu văn bản tự sự
Tiết 3- 4 Sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Tiết 5-6 Những lưu ý khi dùng từ trong bài văn tự sự
Tiết 7-8 Luyện tập 
Tiết 9-10 Luyện tập 
Tiết 11-12 Luyện tập
 Chủ đề 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM
Tiết 13-14 Ôn tập kiểu văn bản biểu cảmï
Tiết 15- 16 Cách làm bài văn biểu cảm
Tiết 17-18 Luyện tập 
Tiết 19-20 Luyện tập 
Tiết 21-22 Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
Tiết 23-24 Luyện tập
Tiết 25-26 Luyện tập
 Chủ đề 3 : TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
 Tiết 27-28 Ôn tập từ loại Tiếng Việt 
 Tiết 29-30 Ôn tập từ loại Tiếng Việt 
 Tiết 31-32 Luyện tập
 Tiết 33-34 Luyện tập
 Tiết 35-36 Luyện tập
 GVBM
 Nguyễn Thị Phụng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 1 Cong truong mo ra.doc