Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 4

I. Mục đích yêu cầu :

 1. Kiến thức Giúp học sinh

- Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp thiêng liêng,đệp đẽ của cha mẹ đối với con cái .

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời cuộc đời của mỗi người

 2 Thái độ : Giáo dục cho học sinh tư tưởng học tập,rèn luyện đền đáp công ơn thầy cô

 3 Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản và phân tích cảm thụ văn thơ

 .

II. Chuẩn bị

- GV: Đọc SGK + SGV tài liệu tham khảo giáo án,văn bản : “Tôi đi học” của Thanh Tịnh

- HS: Soạn bài thêo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản,đọc trước văn bản

 

doc 26 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/08/2005 	
Tuần 1 – Tiết 1 
Bài 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
I. Mục đích yêu cầu : 
 1. Kiến thức Giúp học sinh
- Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp thiêng liêng,đệp đẽ của cha mẹ đối với con cái . 
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời cuộc đời của mỗi người
 2 Thái độ : Giáo dục cho học sinh tư tưởng học tập,rèn luyện đền đáp công ơn thầy cô
 3 Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản và phân tích cảm thụ văn thơ 
 . 
II. Chuẩn bị 
- GV: Đọc SGK + SGV tài liệu tham khảo giáo án,văn bản : “Tôi đi học” của Thanh Tịnh 
- HS: Soạn bài thêo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản,đọc trước văn bản 
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (2) Kiểm tra vở soạn của học sinh 
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài 
	“ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào ” . Lời bài hát như văng vẳng đâu đây. Mẹ là người như thế đấy, yêu thương và lo lắng cho con từ tấm bé rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào một chân trời mới. Trường học, ở nơi đó con sẽ được học hỏi, khám phá, sáng tạo những điều hay mới lạ. Đó là lúc mẹ lo lắng quá quân tâm đến con nhiều nhất. Điều hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ, nhất là các đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con, các em tìm hiểu văn bản “công trường mở cửa”. 
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
2'
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức 
? Trước hết em mà hãy cho biết văn bản này thuộc loại gì. 
? Em nào hãy nhắc lại, thế nào là văn bản nhật dung 
Hoạt động 2:
Đọc và tìm hiểu chú thích 
- GV đọc mẫu 1 đoạn, rồi gọi HS đọc (GV cuối năm, sửa chữa) 
? Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui xướng của con ?
? Những chi tiết nào diễn tả nỗi mững vui, hy vọng của mẹ.
? Tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau không? Ở đây tác giả biện pháp nghệ thuật gì ? 
? Theo em, tại sao người mẹ không ngủ được (HS thảo luận) 
? Người mẹ không ngủ và phải lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình hay vì nhiều lý do khác nữa. 
- Có lẽ vì cả 2 lý do trên: mẹ đã lo lắng cho con vì tuy mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo cũng như bé đã làm quen với trường, lớp khi 3 tuổi nhưng những gì bé tiếp nhận được như một cuộc dạo chơi. Còn giờ đây là sự dấn thân thực sự vào con đường học vấn của mình. Song mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa, ký ức tuổi thơ ai bằng sống dậy trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường. 
? Theo em thì tại sao ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến thế ? 
? Tứ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường, điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì ? 
? Tự sự trăn trở, suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường đầi tiên của con, em thấy mẹ là người như thế nào. 
? Trong văn bản, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm sự, tình cảm. Những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
? Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
? Kết thúc bài văn, người mẹ nói: Bỏ qua cách cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em đã qua thời cấp I, bấy giờ, em hiểu thế giới kỳ diệu đó là những gì (HS thảo luận nhóm). 
Hoạt động 3: Tổng kết
? Như các em đã biết, ví dụ này viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường để con vào lớp 1. Qua tâm trạng đó của mẹ, em hiểu được gì về vấn đề mà tácgiả muốn nói ở đây.
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập
? Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ và phát biểu những suy nghĩ về kỷ niệm đó bằng một đoạn văn.
- Văn bản nhật chung 
- Văn bản là nhật dung là loại văn bản đề cập đến nội dung cp1 tính cập nhật, đề tài có tính thời sự đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài. 
Hoạt động 2:
- Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con. 
+ Con: Gương mặt thánh thoát  dựa nghiêng bên gối mềm, đôi môi hé nở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. 
+ Mẹ: thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. 
Những hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. 
- . . . mẹ lên giường và trằn trọc
- . . . mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được 
- . . . ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp hi bà cùngk ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trưởng đóng lại. 
- Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên 
- Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư 
- Cứ nhắm mắt lại . . . dài và đẹp 
- Cho nên ấn tượng . . . bước vào 
- Bở đó có thể là ngày đầu tiên mẹ được đến trường, được bà dắt tay đi học nhưng cũng có thể là sự cảm nhận về một môi trường hoàn toàn mới lạ mà trong đó là cả một thế giới kỳ diệu đang từng giây, từng phút diễn ra trong cái ngày khai trường đầu đời ấy mà ??? đó mẹ chưa từng gặp. VD: kh2, cvật. 
- “mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con  xao xuyến” à Mẹ mong con có những kỷ niệm đẹp về ngày khai trường bởi vì những kỷ niệm đẹp này sẽ là hành trang theo con suốt cuộc đời. 
- Trả lời:
Mẹ có tấm lòng yêu thương con sâu nặng, tình cảm đẹp đẽ sâu sắc.
- Người mẹ không nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình.
- Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm.
- Nhà trường đã mang lại cho em những tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, về tình bạn, tình thầy trò. 
Hoạt động 3:
- Trả lời
Hoạt động 4 
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
II. Đọc. 
III. Tìm hiểu văn bản. 
1. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng.
Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. 
2.Diễn biến tâm trạng của mẹ. 
Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. 
- . . . mẹ lên giường và trằn trọc
- . . . nhưng vẫn không ngủ được 
- . . . ấn tượng . . . về buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm. 
- . . . nhớ sự nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. 
à Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
=> Tấm lòng yêu thương con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. 
3. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “Cổng trường mở ra” 
- Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con bước qua cách cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra. 
à Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 
à Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người.
IV. Tổng kết (Ghi nhớ SGK trang 9)
V. Luyện tập
25’
3’
3’
Củng cố: (1’) 
Theo em, em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm mẹ dành cho em? 
Dặn dò: (2’)
- Học thuộc bài phân tích và ghi nhớ
- Xem và soạn trước bài “Mẹ tôi”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 22/8/2005 
Tuần 1 – Tiết 2 
Bài 1: MẸ TÔI
(Eùt – môn đô đơ A – mi – xi)
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
- GV: Đọc SGK + SGV + soạn giáo án. 
- HS: đọc VB + soạn phần đọc hiểu + sách vở. 
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Em tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra” – Lý Lan
- Bài học sâu sác nhất em rút ra được ở văn bản “CTMR” là gì?
3. Bài mới : 
Từ xưa đến nay, người Việt Nam ta luôn có truyền thống “thờ cha, kính mẹ”. Dầu xã hội có văn minh tiến bộ như thế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự nhên mà ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới hiểu ý ta nhận được những tội lỗi mà ta đã làm. Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng ta cũng tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cho ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
7’
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 1:
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
- Gọi HS đọc phần giải thích tác giả, tác phẩm trong phần chú thích.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Cho HS đọc phần chú thích từ khó.
- Đọc
II. Đọc
25’
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Hoạt động 2:
III. Tìm hiểu văn bản
? Bài văn kể lại câu chuyện gì
- Câu chuyện kể lại việc. En-ri -lô đã phạm lỗi với mẹ. Người cha đã bộ lộ thái độ buồn bã tức giận của mình qua bức thư gửi cho con trai.
1. Nguyên nhân dẫn đến việc bố viết thư khi nói với mẹ tôi nhờ thốt ra một lời thiếu lễ độ.
? Em hãy tóm tắt văn bản “Mẹ tôi”
? Qua bài văn em thấy thái độ của
- Bài văn kể lại việc En-ri-lô đã phạm lỗi lúc côgiáo đến thăm, cậu bé lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Thư gửi cho En-ri-lô người cha đã bộc lộ thái độ buồn bã, tức giận, đồng thời nói lên công lao to lớn của mẹ cậu bé và ông đã đưa ra lời khuyên nhủ chân tình, sâu nặng đối với con trai.
người bố đối với En-ri-cô là thái độ như thế nào. 
- Buồn bã, tức giận
? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Tìm từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư thể hiện điều đó.
- Dựa vào lời lẽ mà ông đã viết trong bức thư gởi con.
+  Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố.
+  Bố không thể nén đượ ... ấy chồng xa quê nhớ mẹ, nhớ quê nhà. 
- Không gian là “ngõ sau” nơi vắng lặng, heo hút à không gian này gợi cảnh ngộ cô đơn của nhân vật, thân phận người phụ nữ trong gia đình dười chế độ phong kiến gia trưởng và che giấu nỗi niềm riêng. 
- Nghệ thuật: mô típ thời gian quen thuộc “chiều chiều” 
à Người con gái lấy chồng xa quê, chiều chiều trông về quê mẹ với nỗi nhớ, nỗi buồn đau khôn nguôi. Đó là nỗi nhớ mẹ, nỗi nhớ quê nhà. 
? Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Nêu cái hay của cách diễn tả đó? 
- Những tình cảm được diễn tả bằng hình thức so sánh (so sánh mức độ). Kiểu so sánh rất phổ biến trong ca dao. 
Bài 3:
- Nội dung: diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, biết ơn của con cháu đối với ông bà. 
à Nhìn nuộc lạc, con cháu liên tưởng đến ngôi nhà mà động lòng thương nhớ ông bà. Hình ảnh mái nhà gợi nhớ, gợi liên tưởng đến ông bà, ông bà đã suốt đời làm lụng gây dựng, che chở vun đắp cho con cháu mới được như ngày nay. Dùng một hình ảnh cụ thể người LĐVN đã nói lên lòng biết ơn của lớp con cháu đối với ông bà, tổ tiên. 
- Cái hay của cách diễn tả đó: nhóm từ “ngó lên” trong văn cảnh bài ca này thể hiện sự trân trọng, tôn kính. Hình ảnh so sánh “nuột lạc mái nhà” gợi sự nối kết, bền chặt không tách rời của sự vật, cũng như tình cảm huyết thống và công lao gây dựng ngôi nhà của ông bà. 
- Nghệ thuật: so sánh 
- So sánh “bao nhiêu bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi 
- Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca. 
? Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca nhắc nhở chúng ta điều gì? 
- Trả lời 
Bài 4: 
- Nội dung: Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình cảm anh em ruột thịt 
Trong quan hệ anh em khác với “người xa” có những chữ “cùng” “chung” “một” thiêng liêng. Điều đáng chú ý là khi nói đến tình anh em, t/g dân gian nói đến cái tình lớn hơn bao nhiêu đó là tình cảm cha mẹ. Anh em tuy là 2 nhưng như một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống sướng khổ có nhau trong một ngôi nhà. Bài ca nhắc nhở anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa vào nhau để cha mẹ vui lòng. 
- Nghệ thuật: so sánh 
5’
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập
Hoạt động 3 
IV. Tổng kết 
(Ghi nhớ SGK/tr36) 
Gọi HS đọc lại 4 bài ca dao 
? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng 
 -Thể thơ lục bát 
V. Luyện tập. 
NT -Âm điệu tâm tình nhắn nhủ 
 - Các hình ảnh truyền thống 
 quen thuộc 
 - Đều là độc thoại kết cấu 1 
 vế 
? Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca là tình cảm gì?
- Trả lời 
Củng cố - Dặn dò: 
- Tình cảm được thể hiện trong 4 bài ca dao là tình cảm gì? 
- Sưu tầm những bài ca dao cò cùng chủ đề tình cảm gia đình
- Học thuộc 4 bài ca dao và ghi nhớ
- Soạn bài “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 11/9/2005
Tuần 3 – Tiết 10
Bài 4: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, 
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Nắm được nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước.
- Thuộc những bài ca dao đã học viết thêm một số bài học và biết thêm một số bài thuộc hệ thống của chúng.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
- GV: Đọc SGK + SGV + soạn giáo án. 
- HS: đọc VB + soạn phần đọc hiểu + sách vở. 
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
- Thế nào là ca dao, dân ca ? đọc thuộc lòng 4 bài ca dao mà em đã học
- Tình cảm mà 4 bài ca dao thể hiện đó là tinh cảm gì?
3. Bài mới : 
Nhàvăn I-Li-a Ê-Ren-bua đã từng nói “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”. Quả thật đúng như vậy, trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tinh yếu quê hương đất nước thiết tha, mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc tinh tế đối với quê hương, đất nước, con người  Tiết học này các em sẽ tìm hiểu những tình cảm ấy qua “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người”
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
4’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 1: 
I. Đọc. 
- Gọi 2HS đọc 4 bài ca dao 
- Gọi 2HS đọc các chú thích từ 1à16 
25’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản 
Hoạt động 2: 
II. Tìm hiểu văn bản. 
? Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào trong 4 ý kiến (SGK/tr39)? Tại sao em khẳng định như vậy. 
- Ý kiến b, c là đúng bởi vì ý kiến b: nhờ những từ ngữ: ở đâu, sông nào? Núi nào? Đền nào? 
à Nêu lên sự thắc mắc của chàng trai, cách xưng hô nàng ơi, chàng ơi, ý kiến c: hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao. VD: “Bây giờ  chưa ai vào” 
Bài 1: 
- ở đâu 5 cửa nàng ơi 
Thành Hà Nội 5 cửa chàng ơi 
Sông nào  ? 
Sông Lục Đầu 
Sông nào  ? 
Sông Thương 
Núi nào  ? 
Đền nào  ? 
Núi Đức Thanh Tản 
Đền Sòng 
? Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi đáp. 
- Là vì ờ chặng hát đố của các cuộc hát đối đáp, đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết về kiến thức lịch sử, địa lý. 
Người hỏi biết chọn những nét tiêu biểu của từng loại địa danh để hỏi. Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi. Hỏi đáp như vậy là để thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, TY đối với quê hương đất nước. Họ cùng chung những hiểu biết, cùng chung những tình cảm như thế. Đó là cơ sở, là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau. 
– Câu hỏi đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kỳ của vùng Bắc Bộ. Ơû những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lý tự nhiện mà cả những dấu vết lịch sử văn hoá nổi bật. à Qua lời hỏi đáp có thể thấy chàng trai và cô gái là những con người lịch lãm, hiểu biết rộng 
à Thể thơ lục bát biến thể, hát đối đáp 
=> Thể hiện niềm tự hào đối với quê hương đất nước. 
? Phân tích cụm từ “Rủ nhau” ở bài (khi nào người ta nói “rủ nhau”) 
- Người ta dùng cụm từ “rủ nhau” khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gủi, thân thiết, họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó. Ca dao có rất nhiều bài bắt đầu bằng cụm từ này: 
Rủ nhau đi tắm hồ sen. 
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình 
Bài 2: 
Bài ca với những địa danh và cảnh trí gợi lên TY niềm tự hào vế đất nước, nhắc nhở con cháu phải biết xây dựng và giữ gìn đất nước. 
? Nêu nhận xét về cách tả cảnh của bài này 
- Bài ca gợi nhiều hơn dã. Địa danh và cảnh gợi một hồ gươm, một thăng long đẹp, giàu truyền thống VH 
Cảnh Hồ Gươm đa dạng có hồ, cầu, có đèo, đàn và tháp. Tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng. Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hóa. 
? Suy ngẫm của em về câu cuối của bài ca “Hỏi ai gây dựng nên non nước này” 
- Câu hỏi khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha, nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn. 
? Nhận xét của em về cảnh trí Huế và cách tả trong bài 3. 
Bài 2 phát họa cảnh vào xứ Huế rất đẹp có non, có nước. Màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên thơ, dưới mát, sống động. Non xanh nước biếc càng đẹp khi được ví với tranh đồ họa. Bài ca vẫn gợi nhiều hơn tả. 
- Trả lời 
Bài 3: ca ngợi vẽ đẹp của xứ Huế và lời mời, lời nhắn gửi chân tình nhất của tác giả hướng tời mọi người. 
? Em hãy phân tích đại từ “Ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô” 
- Đại từ phiến chỉ “Ai” nó có số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết. 
Lời mời, lời nhắn gửi đó một mặt thể hiện TY lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác muốn chia xẻ với mọi người về cảnh đẹp và lòng tự hào đó. 
? Hai dòng thơ đầu bài 4 có những nét gì đặc biệt ấy có tác dụng và ý nghĩa gì 
- Dòng thơ nào cũng kéo dài 12 tiếng để gợi sự dài rộng to lớn của cánh đồng. 
- Các điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng 
à Nhìn từ phía nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng. 
Bài 4: Bài ca ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng và vẻ đẹp mảnh mai duyên thầm của cô gái. Đó cũng là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái. 
? Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 dòng cuối của bài 4 
- Hình ảnh cô gái được so sánh với “chân lua đòng” và “ngọn nắng đồng ban mai” có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. 
? bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì 
? Em có cách hiểu nào khác về bài ca dao này không 
- Bài 4 là lời chàng trai. Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp mênh mông của cánh đồng, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của cô gái. 
IV. Tổng kết
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. 
Hoạt động 3: 
Ghi nhớ SGK/tr40) 
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca. 
- Thể thơ lụt bát biến thể (bài 1) + Thể thơ tự do (bài 4) 
? Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca là gì 
Củng cố: (3’)
Em hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bài tập 4 bài ca 
Dặn dò: về nhà học bài 
- Học thuộc 4 bài ca dao và ghi nhớ 
- Sưu tầm một số bài ca dao cùng chủ đề trên
- Soạn bài “Những câu hát than thân” và xem trước bài “Từ láy” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7(12).doc