1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mổi cuộc đời con người.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích văn tự sự giàu tính trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trong sáng, tình yêu cha mẹ, trường lớp.
B/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh.
Tiết thứ 1 Ngày soạn: ..../..../.... Cổng trường mở ra (Theo Lý Lan) A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mổi cuộc đời con người. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích văn tự sự giàu tính trữ tình. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trong sáng, tình yêu cha mẹ, trường lớp. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. đặt vấn đề: Các em đã nhiều lần được dự buổi lể khai giảng đầy ý nghĩa, nhưng buổi đến trường đầu tiên khó có ai quên được. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại kỉ kiệm đó. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Gv: Hướng dẫn hs đọc văn bản, gv đọc mẫu. Hs: Đọc bài, cả lớp lắng nghe, nhận xét. Gv: Nhận xét, uốn nắn. Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích. Gv: Yêu cầu hs xác định nội dung chính của văn bản. Hs: Thảo luận, trình bày. Hoạt động 2: * Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của mẹ như thế nào? * Và tâm trạng của con? Hs: Thảo luận, tìm kiếm, trình bày. Gv: Nhận xét bổ sung, chốt lại. * Theo em ngày khai trường đầu tiên có ý nghĩa như thế nào? Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày. Hoạt động 3: * Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ? Câu văn nào cho thấy được điều đó? * Em hiểu thế giới kì diệu trong lời mẹ nói đó là gì? Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày. Gv: Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4: Gv: Chốt lại giá trị nd, nt của văn bản. Hs: Đọc ghi nhớ. Gv: Yêu cầu hs viết một đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên đến trường. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc bài: 2. Tìm hiểu chú thích: 3. Bố cục: 2 phần. II.phân tích: 1. Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường: * Mẹ không ngủ được, không tập trung được việc gì. điều đó cho thấy sự quan tâm săn sóc đối với con. * Con giấc ngủ đến với con dể dàng, không có sự lo nghĩ, hồi hộp. Đó là tâm trạng, tâm lý của trẻ. * ấn tượng ngày khai trường đầu tiên rất sâu săc không chỉ đối với trẻ thơ mà với cả mọi người. 2. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: * Nhà trường đã mang lại cho các em những gì về kiến thức, tình cảm, đạo lý III. Tổng kết: Ghi nhớ (sgk). IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Hs Ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm vững nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài “Mẹ tôi”. Quyết chí thành danh Ngày soạn: ..../..../.... Tiết thứ 2 mẹ tôi (Et-môn-đô-đơ) A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Qua bức thư của bố, tâm trạng của người cha trước lổi lầm của đứa con đv mẹ, tg muốn những đứa con khắc sâu bài học kính trọng thương yêu đối với mẹ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích tp. 3. Thái độ: Giáo dục tình thương yêu mẹ, quý trọng tình mẫu tử thiêng liêng. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Em có cảm nhận gì về ngày khai trường qua bài “Cổng trường mở ra” iii. bài mới: 1. đặt vấn đề: Gv cho hs thấy được tầm quan trọng của tình mẫu tử thiêng liêng và dẫn vào bài. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hs: Đọc chú thích, giới thiệu đôi nét về tg, tp. Gv: Nhận xét, bổ sung. Gv: Hướng dẫn hs đọc bài: Giọng đọc chậm vừa, tình cảm, tha thiết và nghiêm.Gv đọc mẫu. Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét. Gv: Nhận xét uốn nắn. hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích, nội dung chính. Hoạt động 2: * Thái độ của người bố đối với En-ri-cô được tg miêu tả như thế nào? * Dựa vào đâu em biết được điều đó? * Lý do nào khiến bố có thái độ ấy? Hs: Thảo luận, trình bày. Gv: Nhận xét, bổ sung. * Tìm những chi tiết cho thấy người bố buồn bả, tức giận thể hiện trong bức thư? * Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? Tìm những chi tiết hình ảnh nói về người mẹ? * Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động? * Tại sao người bố không nói trực tiếp với con mà phải viết thư? * Tại sao nói bức thư là nổi một đau của người bố. Một sự tức giận cực độ nhưng cũng là những lời yêu thương tha thiết? * Nếu em đã từng có lổi với mẹ, em có thấy bức thư này làm em xúc động không? Hs: Thảo luận, trình bày. Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại. Hoạt động 3: Hs: Đọc ghi nhớ. Gv: Chốt lại giá trị nd, nt. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: Et-môn-đô-đơ (1846 - 1908) Nhà văn Y, Sáng tác nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. 2. Đọc bài: 3. Tìm hiểu chú thích, nội dung chính: II. Phân tích: 1. Lời khuyên của bố về lổi lầm của con đối với mẹ: * Bố tức giận, buồn bả vì lổi lầm của em đối với mẹ. * Mẹ thức suốt đêm cúi bên nôi trông chừng giấc ngủ của con, sẳn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, an xin để nuôi con. _ Sẵn sàng hi sinh vì con, chính những điều đó làm con xúc động và ân hận. * Hình thức viết thư nhằm tác động sâu sắc đến tình cảm của con. 2. Tình cảm sâu sắc của cha mẹ đối với con cái: * Bố có thái độ nghiêm khắc đối với con vì tình thương, sự giáo dục, mong muốn cho con thành người tốt. III. Tổng kết: Ghi nhớ (sgk) IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản. Chuẩn bị bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” Quyết chí thành danh Ngày soạn: ..../..../.... Tiết thứ 3 Từ ghép A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẵng lập, hiểu được ý nghĩa của hai loại từ ghép 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ngữ liệu. 2. Học sinh: chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu khái quát về cấu tạo của từ bằng sơ đồ và dẫn vào bài học. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hs: Đọc ví dụ. * Hãy cho biết trong các từ trên, tiếng nào là chính, tiếng nào bổ sung cho tiếng chính? * Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong các từ đó? * Theo em thế nào là từ ghép chính phụ? Tìm ví dụ? Hs: Thảo luận, trình bày. Gv: Nhận xét, bổ sung. * so sánh các từ trên với các từ ghép chính phụ? * Thế nào là từ ghép đẵng lập? Gv: Nhận xét, bổ sung. Treo bảng phụ, yêu cầu hs xác định từ ghép đẵng lập và từ ghép chính phụ. Hs: thảo luận, xác định. Gv: Đánh giá. Hoạt động 2: Gv: Cho hs so sánh nghĩa của các từ bà ngoại và từ bà, nghĩa của từ thơm phức với từ thơm. Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày. Gv: Nhận xét bổ sung. Gv: Cho hs so sánh nghĩa của từ quần áo với từ áo, quần. Hs: Thảo luận, trình bày. Gv: Chốt lại. Hs: Đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Bt1: Hs đọc yêu cầu bài tập, hoạt động nhóm, đại diện trình bày. Gv: Nhận xét, bổ sung. Bt2: Hs làm vào vở sau đó lên bảng trình bày. Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung. I. Các loại tư ghép: 1. Ví dụ1: Thơm phức thơm-từ chính phức- từ phụ Bà ngoại bà - từ chính ngoại- từ phụ. * Nx: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. 2. Ví dụ 2: áo quần Trầm bổng g Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẵng nhau về mặt ngữ pháp. 3. Ghi nhớ (sgk). II. Nghĩa của từ ghép: 1. Nghĩa của từ ghép chính phụ: *Bà ngoại - bà. g Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà. 2. Nghĩa của từ ghép đẵng lập: *Quần áo - có nghĩa rộng. áo - có nghĩa hẹp hơn ? Từ ghép đẵng lập có tính chất hợp nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó. III. Luyện tập: Bt1: * Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà may, nhà ăn, cười nụ.. * Từ ghép đẵng lập: suy nghĩ Bt2 IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về từ ghép. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Từ láy. Quyết chí thành danh Ngày soạn: ..../..../.... Tiết thứ 4 Liên kết trong văn bản A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm liên kết và phân biệt được liên kết hình thức và liên kết nội dung. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành, Xây dựng đoạn văn có tính liên kết. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, mẫu văn bản. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. đặt vấn đề: Để cho một văn bản đạt hiệu quả, hoàn chỉnh thì phải có tính liên kết chặt chẽ, vậy làm thế nào để văn bản có tính liên kết. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Gv: Cho hs đọc yêu cầu bài tập sgk. * Trong đoạn trích trên, có câu nào sai nội dung không? có mơ hồ về ý nghĩa không? * Nếu là En-ri-cô em có hiểu đoạn văn ấy không? Vì sao? * Như vậy đoạn văn thiếu gì? * Từ đó có thể cho thấy liên kết trong văn bản có vai trò như thế nào? Hoạt động 2: Gv: Cho hs đọc ví dụ trong sgk. * Cho biết đoạn văn trên do thiếu ý mà nó trở nên khó hiểu? Hãy sữa lại . * So với nguyên bản “Cổng trường mở ra” Câu 2 thiếu cụm từ gì? câu 3 chép sai từ nào? * Việc chép sai và thiếu khiến đoạn trích ra sao? * Em có nhận xét gì về các câu trong 2 đoạn văn? * Cụm từ “Còn bây giờ”, “Con” đóng vai trò gì? Gv: Chốt lại. Hs: Đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Bt1: Gv: Cho hs đọc yêu cầu của Bt1. Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu bài tập. Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung. Bt2: Hs tự làm có sự hướng dẫn của Gv. I. Liên kết và phương tiện liên kết: 1. Liên kết trong văn bản: a. Ví dụ: - Các câu không sai nội dung, không mơ hồ về ý nghĩa. - Chưa hiểu vì giữa các câu không có mối quan hệ gì với nhau. - Thiếu tính liên kết. b. Kết luận: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dể hiểu. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản: a. Ví dụ: * Thiếu: “Sự hổn láotim bố vậy”. * -Thiếu: “còn bây giờ”. - Sai: Đứa trẻ. g Việc chép sai, thiếu khiến đoạn văn trở nên rời rạc, khó hiểu. * Các câu đều đúng nội dung, khi tách các câu ra khỏi đv, đv vẫn hiểu được . “Còn bây giờ”, “con” làm phương tiện liên kết câu. b. Kết luận: Các câu văn viết ra phải có liên kết về nội dung và hình thức. II. Luyện tập: Bt1: 1,4,2,5,3. Bt2: Không có tính liên kết, vì các câu chưa liên kết với nhau về nội dung và thiếu sự gắn bó với nhau. IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cơ bản về liên kết văn bản. Hs chi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập 3,4. Chuẩn bị bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Quyết chí thành danh
Tài liệu đính kèm: