Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Câu rút gọn và câu đặc biệt (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Câu rút gọn và câu đặc biệt (Tiếp)

Giúp hs:

 - Nắm chắc hơn kiến thức về câu đặc biệt: khái niệm, tác dụng, cách dùng.

 - Phân biệt rõ câu rút gọn với câu đặc biệt.

 - Rèn luyện:

 + Kĩ năng nhận diện câu đặc biệt trong các văn bản và phân tích được tác dụng.

 + Kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt.

II. Chuẩn bị:

 Bài soạn, hệ thống bài tập phù hợp, bảng phụ.

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Câu rút gọn và câu đặc biệt (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 03/01/2012
CHỦ ĐỀ 3 BÁM SÁT
Câu rút gọn và câu đặc biệt
(Thời lượng: 3 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
 	 - Nắm chắc hơn kiến thức về câu đặc biệt: khái niệm, tác dụng, cách dùng.
 	 - Phân biệt rõ câu rút gọn với câu đặc biệt.
 	 - Rèn luyện:
 + Kĩ năng nhận diện câu đặc biệt trong các văn bản và phân tích được tác dụng.
 + Kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt.
II. Chuẩn bị:
 Bài soạn, hệ thống bài tập phù hợp, bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. Bài cũ
 Em hiểu gì về câu rút gọn? Hãy cho một ví dụ về rút gọn thành phần vị ngữ?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Tiết 1: Câu rút gọn
Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố lý thuyết:
 Thế nào là câu rút gọn? Tại sao phải rút gọn câu? Cho ví dụ minh họa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Tìm câu rút gọn trong các câu sau:
a. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
b. Học thầy không tày học bạn.
c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ tết?
 - Có lẽ hai tuần nữa.
d. - Hôm nay, ai trực nhật?
 - Bạn Thanh.
BT2: Các câu rút gọn trong bài 1 được rút gọn thành phần nào? Chúng ta có thể bổ sung thành phần đó vào các câu được không? Nếu được, em sẽ thêm những từ ngữ nào? Việc rút gọn các câu trên có tác dụng gì?
Tiết 2: Câu đặc biệt
Hoạt động 1: Ôn tập Lý thuyết
 Thế nào là câu đặc biệt? Dùng câu đặc biệt có tác dụng gì?
 Khi cần bộc lộ cảm xúc, liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác định thời gian nơi chốn; gọi đáp.
 Cho một ví dụ về câu đặc biệt?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
BT1: Tìm những câu đặc biệt trong đoạn văn sau? Nêu tác dụng của nó.
a. Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
b. Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
c. Sớm. Chúng tôi hội tu ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran.
d. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời đỏ ửng phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt ruộng lúa lên đòng.
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
BT2: Nhận xét cấu trúc ngữ pháp, nội dung và giá trị biểu cảm của hai cách đặt câu sau:
 Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà. Trong im lặng bỗng vang lên một hồi còi xin đường.
 Đêm, trên bến Cát Bà bóng tối tràn đầy. Trong im lặng bỗng vang lên một hồi còi xin đường.
Gv: Qua bài tập ta hiểu vì sao cần phải dùng câu đặc biệt.
BT3:
Đọc đoạn văn sau và xác định câu đặc biệt:
 Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
Bài 4: Câu trên có tác dụng gì?
a. Bộc lộ cảm xúc.
b. Thông báo sự tồn tại của sự vật.
c. Xác dịnh thời gian.
d. Xác định nơi chốn.
Bài 5:
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt ấy?
Bài 6: 
Viết đoạn văn theo chủ đề gia đình, quê hương có sử dụng câu đặc biệt?
Hs độc lập làm việc BT5 và BT6.
Gv kiểm tra bài một số em, nhận xét chung.
Tiết 3: Hướng dẫn hs phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố lý thuyết
 - Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?
 - Dùng câu đặc biệt có tác dụng gì?
 - Khi nào ta nên dùng câu rút gọn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
BT1: Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt trong đoạn trích sau:
a. Hè. Háo hức vác ba lô ra bến xe. Hình ảnh ngôi nhà và khoảng sân lốm đốm hoa trứng cá ẩn hiện trước mặt như một ám ảnh ngọt ngào.
b. Cây trứng cá vẫn đứng tước sân. Phổng phao. Tươi tốt.
BT2: Hãy cho biết tác dụng của các câu rút gọn và đặc biệt trên?
BT3: Hãy phục hồi lại các thành phần bị rút gọn trong bài tập trên?
BT4: Viết đoạn văn biểu cảm về chủ đề quê hương có sử dụng hai loại câu trên?
A. Câu rút gọn
I. Lý thuyết
1. Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN.
Ví dụ: - Những ai ngồi đây?
 - Ông lý Cựu với ông Chánh hội.
 -> Rút gọn vị ngữ
2. Sử dụng câu rút gọn:
+ Khi cần thông tin nhanh, làm câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
Ví dụ: - Bạn về quê lúc nào trở lại?
 - Một tháng nữa.
 -> Rút gọn cả CN và VN, làm cho câu gọn, tập trung vào nội dung cần thông báo.
II. Luyện tập
BT1: Các câu rút gọn là b, c, d
b. Học thầy không tày học bạn
c. Có lẽ hai tuần nữa
d. Bạn Thanh
BT2: + Thành phần rút gọn trong các câu:
b. Học thầy không tày học bạn 
Rút gọn chủ ngữ
c. Có lẽ hai tuần nữa
Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ
d. Bạn Thanh
Rút gọn vị ngữ
+ Có thể thêm một số từ vào các câu để các câu đủ thành phần:
Chúng ta học thầy không tày học bạn
Có lẽ hai tuần nữa, chúng ta mới nghỉ tết
Hôm nay, bạn Thanh trực nhật
+ Tác dụng của việc rút gọn câu:
Câu b là câu nói dành chung cho mọi người
Câu c, d là muốn thông tin nhanh, nhấn mạnh vào nội dung cần thiết.
Tiết 2
I. Lý thuyết
1. Khái niệm: là câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.
2. Tác dụng:
- Bộc lộ cảm xúc
- Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Xác định thời gian nơi chốn.
 - Gọi đáp.
Vd: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.
II. Luyện tập
BT1:
Câu đặc biệt
Tác dụng
Cây tre Việt Nam
Giới thiệu sự vật 
Trời ơi!
Bộc lộ cảm xúc 
Sớm. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
Xác định thời gian, giới thiệu sự vật.
Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời đỏ ửng phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt ruộng lúa lên đòng.
Liệt kê thông báo sự xuất hiện của sự vật hiện tượng. 
BT2:
Hai cách diễn đạt:
+ Về cấu trúc:
- Dùng câu đặc biệt và biện pháp đảo ngữ.
- Dùng trạng ngữ, câu sắp xếp theo trật tự bình thường.
 + Về nội dung: không thay đổi, nhưng giá trị biểu cảm khác nhau. Cụ thể:
Câu a: Dùng câu đặc biệt và biện pháp đảo ngữ, ấn tượng về thời gian và sự đột ngột rõ hơn.
BT3:
Đáp án: b. Mùa xuân! 
-> Là câu đặc biệt.
Bài 4: 
Đáp án: c.
Tiết 3
I. Lý thuyết
Câu đặc biệt
Câu rút gọn
- Câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN.
- Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – VN. 
- Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.
- Có thể khôi phục lại CN, VN.
II. Luyện tập
BT1:
+ Câu đặc biệt: Hè.
+ Câu rút gọn: 
 - Háo hức vác ba lô ra bến xe.
 - Phổng phao. Tươi tốt.
BT2: Tác dụng của:
+ Câu đặc biệt: xác định thời gian.
+ Câu rút gọn:
 - Làm cho câu gọn hơn.(1)
 - Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, tránh lặp từ ngữ.(2)
BT3: Khôi phục lại thành phần bị rút gọn:
Tôi háo hức vác ba lô ra bến xe.
Cây trứng cá phổng phao. Cây trứng cá tươi tốt.
BT4:
Quê hương! Hai tiếng thân thương. Quê tôi thật đẹp. Thật êm ả. Tuổi thơ của tôi gắn với quê hương như chiếc xuồng gắn với mái chèo. Tôi yêu quê tha thiết như tình yêu của đứa con giành cho người mẹ. Ôi, quê hương. Nơi tôi sinh ra và lớn lên trong lời ru ngọt ngào như tiếng sóng vỗ về đôi bờ sông xanh. Nơi ấy đã ghi dấu biết bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Bởi thế, dù đi đâu, tâm hồn tôi vẫn luôn hướng về quê hương.
4. Hướng dẫn về nhà
 	+ Nắm vững khái niệm câu đặc biệt, câu rút gọn.
 	+ Luyện tập xây dựng đoạn văn có câu rút gọn và câu đặc biệt.
 	+ Chuẩn bị bài tiết sau: Thêm trạng ngữ cho câu.
 Duyệt của BGH	 Ngày soạn: 26/01/2012
 Chủ đề bám sát 4
RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
(Thời lượng 7 tiết)
TIẾT 1: NHU CẦU NGHỊ LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học 
 Giúp hs:
 + Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 + Biết cách vận dụng những yêu cầu cơ bản của văn nghị luận vào bài làm cụ thể.
II. Chuẩn bị
Gv: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu.
Hs: Ơn tập văn nghị luận.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra việc ơn tập hs
3. Bài mới: 	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cho HS nắm nhu cầu nghị luận trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ: Vì sao em đi học? Theo em như thế nào là sống đẹp?
* Gặp các câu hỏi đó em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như: Kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không?(không) mà các em phải dùng văn nghị luận.
Hoạt động 2: Nắm thế nào là nghị luận
Hoạt động 3: HS thảo luận về đặc điểm chung của bài văn NL
* Cho HS nhận biết luận điểm, lấy ví dụ minh họa.
* Trình bày luận cứ. HS trả lời các câu hỏi để có lý lẽ.
* HS thảo luận.
I. Nhu cầu nghị luận
+ Phải sử dụng văn nghị luận
+ Nghị luận là sử dụng các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích.
II. Thế nào là văn NL?
- Văn NL là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng, quan điểm trong văn phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
III. Đặc điểm chung
Mỗi bài văn NL đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn bản có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
1. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm trong bài nghị luận.
Ví dụ: “Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Luận điểm chính là đề bài.
2. Luận cứ: Là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như một kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ trả lời câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3. Lập luận: Là cách lựa chọn,  ... a sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và sự phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
 * Kết bài của đề 2: Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì, nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng trí thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
2. Tập nói
a. Tập nói theo nhóm
b. Tập nói trước lớp
4. Về nhà: Tiếp tục luyện nói về văn chứng minh.
Tiết 6: TÌM HIỂU CÁCH THỨC LÀM BÀI GIẢI THÍCH
I. Mục tiêu bài học
 Giúp Hs:
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
II. Chuẩn bị
 Gv: Soạn giáo án
 Hs: Ôn tập văn lập luận giải thích
III. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định lớp
 2. Bài cũ
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về thể loại giải thích.
Hoạt động 2: Tác dụng và mục đích của văn giải thích
Hoạt động 3: Các yếu tố của bài giải thích.
I. Tìm hiểu chung:
- Trong đời sống của con người nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh. Chẳng hạn, từ những vấn đề xa xôi, như: Vì sao có mưa? Vì sao có lụt? Vì sao có núi? đến những vấn đề gần gũi như: Vì sao hôm qua em không đi học? Vì sao dạo này em học kém hơn trước? đều cần được giải thích.
- Giải thích một hiện tượng nào đó có nghĩa là chỉ ra nguyên nhân và lý do, qui luật đã làm nảy sinh ra hiện tượng đó. Giải thích một sự vật còn là chỉ ra nội dung, ý nghĩa của sự vật đó đối với thế giới và con người; chỉ ra loại sự vật mà nó thuộc vào Mọi sự giải thích đều tạo thành một hành vi phán đoán và thường sử dụng các từ như: Là do, là, là cái để
- Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức nhiều mặt.
II. Giải thích trong văn nghị luận
 Trong văn nghị luận, giải thích là một thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của một từ, một khái niệm, một câu, một hiện tượng xã hội, lịch sử nào đó. Thường là một tư tưởng.
- Mục đích của giải thích là để nhận thức, hiểu rõ sự vật, hiện tượng.
III. Yếu tố của bài gải thích
1. Điều cần được giải thích
2. Cách giải thích
 4. Về nhà: xem lại cách làm bài giải thích.
Tiết 7: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp Hs:
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
II. Chuẩn bị
 Gv: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
 Hs: Ôn tập về văn giải thích
III. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định lớp
 2. Bài cũ
 3. Bài mới	
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Vd: Nhân dân ta cĩ câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khơn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đĩ?
 Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
(Cĩ 4 bước để làm bài văn lập luận giải thích)
 - Tìm hiểu đề 
 - Lập dàn bài.
 - Viết bài.
 - Đọc lại và sửa chữa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
 Áp dụng lí thuyết để làm bài tập.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
Đề ra: Nhân dân ta cĩ câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khơn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đĩ?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 - Nội dung .
 - Kiểu bài: Giải thích : Nghĩa đen 
 Nghĩa bĩng
 Nghĩa mở rộng.
2. Lập dàn ý
 Mb: Phần mở bài phải mang địng hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
 Tb: Giải thích được câu tục ngữ
- Nghĩa đen: “Đi một ngày đàng” là gì?
- Nghĩa bĩng đúc kết kinh nghiệm về nhận thức.
 - Nghĩa sâu xa: Muốn ra khỏi lũy tre làng để mở rộng tầm mắt, tránh được chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
 Kb: Đối với ngày nay, câu tục ngữ xưa vẫn cịn nguyên giá trị.
3. Viết bài
 a. Phần mở bài
 Hs tìm ra những cách mở bài khác nhau
 b. Phần thân bài .
 Các đoạn của thân bài phải phù hợp với đoạn mở bài để bài văn thành một thể thống nhất.
 c. Phần kết bài
 Hs tìm ra những cách kết bài khác nhau.
4. Đọc lại và sửa chữa
 II. Luyện tập
 Đề ra: Giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
4. Về nhà: Tiếp tục thực hành về văn lập luận giải thích
 	Ngày soạn: 03/4/2011
Chủ đề bám sát 5
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
(Thời lượng 3 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp hs:
Một lần nữa nắm lại, khắc sâu kiến thức về câu chủ động và câu bị động.
Nắm được mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Biết cách chuyển câu chủ động thành câu bị động.
Có thể xây dựng đoạn văn có câu chủ động và câu bị động.
II. Chuẩn bị
Câu hoặc đoạn văn có câu chủ động, câu bị động.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
 2. Bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Tiết 1
Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố lý thuyết
Gv: Hướng dẫn hs ôn tập về lý thuyết:
Nêu khái niệm câu chủ động, câu bị động?
HS: Trình bày khái niệm.
Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
HS: trao đổi trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
 Tìm câu chủ động và câu bị động trong đoạn văn sau:
 Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượngiữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa.
Bài 2
Cách chuyển đổi câu chủ động hành câu bị động ở đoạn văn sau nhằm mục đích gì?
 “Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bóng không bao giờ vỡ, không hể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm...”
Tiết 2
Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố lý thuyết
GV: Hướng dẫn hs ôn lại cách chuyển câu chủ động thành câu bị động:
 Có bao nhiêu cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS: trả lời:
GV lưu ý hs: Không phải bất cứ câu nào có từ “bị”, “được” đều là câu bị động.
 Ví dụ: “Em bé bị ngã”
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
 Cho câu chủ động sau hãy chuyển thành hai câu bị động?
a. Bố đã dời chiếc bàn vào nhà.
b. Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn đặt ở đầu giường.
c. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
Tiết 3
Bài 2
 Trong những câu sau câu nào là câu bị động?
a. Hôm sau chúng tôi được đi Sa Pa.
b. Nhà cửa phần lớn xây bằng đá với sò.
c. Chân ông bị đau.
d. Rãnh nước đã được ông khơi thông vào buổi sáng.
e. Mặt trời chưa mọc, bà con trong các buôn đã nườm nượp đổ ra.
f. Những bông lúa tróc hết hạt được nhả ra từ chiếc máy xay.
Bài 3
 Vì sao trong đoạn văn sau đây dùng nhiều câu bị động với từ “bị”? có thể thay thế “được” cho “bị” không?
 “Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không có kế hoạch hoặc chỉ vì lợi ích trước mắt, không tuân thủ quy luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu quả xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ bị phá hoại, nhiều khu rừng bị bốc cháy trụi. Nạn đốt rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn đã gây ra lũ lụt cho nhiều vùng, đặc biệt là các vùng ven sông và đồng bằng.”
Bài 4
 Xây dựng một đoạn văn có sử dụng câu chủ động, câu bị động?
Hs làm ra nháp. Sau đó, gv gọi một số em đọc bài làm của mình.
Hs khác nhận xét. Gv chỉnh sửa.
I. Lý thuyết
1. Khái niệm
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người hoặc vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. 
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ:
- Bố em đang rửa xe. -> Câu chủ động.
- Chiếc xe được bố em rửa. -> Câu bị động.
2. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn là nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
II. Luyện tập
Bài 1
- Câu chủ động: 
Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật nhũng cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa
- Câu bị động: 
 Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ
Bài 2
 Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở trên nhằm liên kết câu, làm cho câu sau liền mạch với câu trước.
.
I. Lý thuyết
* Có hai cách chuyển câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau cụm từ ấy.
- Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ từ, cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
* Ví dụ:
- Công nhân may áo.
- Áo được công nhân may.
II. Luyện tập
Bài 1
a. - Chiếc bàn được bố dời vào nhà.
 - Chiếc bàn đã dời vào nhà.
b. - Con dao díp được em buộc vào lưng con búp bê lớn đặt ở đầu giường.
 - Con dao díp đã buộc vào lưng con búp bê lớn đặt ở đầu giường.
c. - Mùa xuân, bao nhiêu là chim được cây gạo gọi đến ríu rít.
- Mùa xuân, bao nhiêu là chim đã đến ríu rít.
Bài 2
 Các câu là câu bị động: b, d, f.
Bài 3
 Ta không thể thay “được” cho “bị”. Vì nếu thay thế sẽ làm mất tác dụng biểu cảm. Từ “được” mang sắc thái tích cực, mong đợi. Còn “bị” mang sắc thái tiêu cực, không mong chờ. Như vậy, sẽ phù hợp với việc những cánh rừng bị tàn phá.
Bài 4
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc khái niệm.
Làm lại bài tập.
Chuẩn bị bài tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 HKII moi.doc