Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 37)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 37)

 

 1.Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 2.Kü năng: Cảm thụ tác phẩm văn chương.

 3.Thái độ: Yêu thích văn chương.- Tự nhận thức và xác định được giá trị

- Ra quyết định

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ tình cảm của mình

 

doc 159 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 37)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20-8-2011
 Tiết 1: . 	CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 - Lý Lan -
A.MỤC TIÊU BAØI HOÏC :
 1.Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. 
 Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 2.Kü năng: Cảm thụ tác phẩm văn chương.
 3.Thái độ: Yêu thích văn chương.
 4. Kü n¨ng sèng : 
- Tự nhận thức và xác định được giá trị
- Ra quyết định
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ tình cảm của mình
B . CHUẨN BỊ:
 1.GV: Tranh ảnh về ngày khai trường,soạn giáo án.
 2.HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C.HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOC :
 1.Ổn định lớp tổ chức:
 GV:Yêu cầu HS trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự và ổn định chỗ ngồi.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
 Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? “Bài Cổng trường mở ra” mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
 Hoạt động của Thầy và trò 
Kiến thức cơ bản cần đạt
*Hoạt động 1:
Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Cổng trường mở ra?
GV : Hướng dẫn đọc : Giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
 Em có thể chia văn bản này thành mấy phần ? Mỗi phàn từ đâu đến đâu ? ý của từng phần ?
*Hoaït ñoäng 2:
HS đọc đoạn 1. Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì ?
- Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ? (Đêm trước ngày con vào lớp 1.)
- Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Điều đó được biểu hiện bằng những chi tiết nào trong bài ? 
 Em có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mẹ con ?
- Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
- Theo em vì sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được ? 
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? (Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : ‘‘Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ” )
- Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con ?
- Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ ? 
- Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
- Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá khứ đó 
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Tác dụng của cách dùng từ đó ?
- Những tình cảm quá khứ ấy đã nói lên được tình cảm sâu nặng nào của lòng mẹ ? 
 +Thảo luận :
- Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? hay người mẹ đang tâm sự với ai ? ( Đang nói với chính mình ) – Cách viết này có tác dụng gì ?
- Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì ?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? ( ‘‘Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” )
 - Câu văn này có ý nghĩa gì ? Vì sao ? ( Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước )
 Thảo luận:
- Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : ‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? ( Tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò )
- Câu nói này có ý nghĩa gì ?
- Văn bản Cổng trường mở ra được biểu đạt bằng những phương thức nào? - Phương thức nào là chính ? – Sự kết hợp này có tác dụng gì ? 
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật có gì đáng chú ý ?( Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau : miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình).
*Hoạt động 3
- Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường ? ( ghi nhớ- sgk-9 )
- Văn bản này đã cho em bài học gì ?
-Hs đọc ghi nhớ
*Hoạt động 4
I. Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả vaø hoaøn caûnh saùng taùc.
 a.Taùc giaû :
- Đây là bài kí của tg Lý Lan
 b.hoaøn caûnh saùng taùc:
-Trích từ báo “Yêu trẻ số 166 Thành phố Hồ Chí Minh
1.9.2000
2. Đoc, chó thÝch : 
- §äc:
- Chó thÝch :
3.Boá cuc: 2 phần
+ Từ đầu -> bước vào : Nỗi lòng của mẹ 
+Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về Giáo dục.
II.Vaên baûn:
1. Nỗi lòng của mẹ:
* Tâm trạng của mẹ :
- Mẹ không ngủ được
- Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
->Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm - làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ.
* Những việc làm của mẹ :
- Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ,xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
->Yêu thương con, hết lòng vì con
.* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại.
-> Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ .=> Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con .
-> Dùng ngôn ngữ độc thoại.
Làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
2. Cảm nghĩ của mẹ:
- Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra
=>Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục, tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
- Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ 
III.Toång keát : Ghi nhôù :sgk
.
IV. LUYỆN TẬP
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
 Học bài cũ và soạn bài “Mẹ tôi”
F. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Ngày soạn: 20-8-2011.
 Tiết 2: 	 MẸ TÔI
A. MỤC TIÊU BAØI HOÏC:
 1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
 2.Kĩ năng: Cảm thụ tác phẩm văn chương.
 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu thương và kính trọng cha mẹ 
B. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
 - Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái và trách nhệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
 - Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực,trình bày suy nghĩ..
C. CHUẨN BỊ:
 GV: Soạn giáo án, tranh ảnh về tác giả.
 HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
D.HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC:
 1. Ổn định tổ chức:
 GV: Kiểm tra sĩ số,nhắc nhở HS trật tự.
 HS: Trật tự và ổn định chỗ ngồi. 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì ?
 - Yêu cầu: Trả lời như phần ghi nhớ – SGK ( 9 ).
 3.Bài mới:
 - Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả . Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
 Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt
*Hoạt động 1
- Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả?
- Tác giả thường viết về đề tài gì?
- Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Mẹ tôi?
+GV: Hướng dẫn đọc : Nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình. Khi đọc lời khuyên: Dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ nghiêm khắc.
+ GV gọi hs đọc chú thích.
- Ta có thể chia văn bản làm mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
*Hoạt động 2
 Theo dõi phần đầu văn bản , em thấy En ri cô đã mắc lỗi gì?
- Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En ri cô?
- Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố đối với En ri cô?
- Để diễn tả được tâm trạng của người bố, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
- Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ gì của người bố? 
- Em có đồng tình với người bố không?( hs tự bộc lộ )
- Trong thư người bố đã gợi lại những việc làm, những tình cảm của mẹ dành cho En ri cô. Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ?
- Khi nói về hình ảnh người mẹ tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức đó có tác dụng gì?
- Qua lời kể của người cha, em cảm nhận được điều gì về người mẹ?
- Người bố đã khuyên En ri cô những gì?
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu văn ở đoạn này? Tác dụng của cách dùng đó?
- Qua bức thư, em thấy bố của En ri cô là người như thế nào?
- Tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại viết thư? (tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội)
*Hoạt động 3
- Nhà văn đã gửi tới chúng ta thông điệp gì? 
-Hs đọc ghi nhớ 
*Hoạt động 4
- Văn bản này đã cho ta hiểu thêm điều gì về tác giả?
I. Tìm hiểu chung:
 1.Taùc giaû vaø hoaøn caûnh saùng taùc 
 a. Tác giả: ( 1846- 1908 )
- Là nhà văn Ý.
- Thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm lòng nhân hậu.
b.hoaøn caûnh saùng taùc
- Là văn bản nhật dụng viết về người mẹ
- In trong tập truyện : “Những tấm lòng cao cả”
2. Đọc,chú thích
3. Bố cục : 2 phần
+ Đoạn đầu : Lí do bố viết thư
+Còn lại : Nội dung bức thư
II.Phân tích vaên baûn:
1. Lỗi lầm của En ri cô :
- Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo
=> Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ.
2. Thái độ của bố:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!
-... Bố không nén được cơn tức giận đối với con .
- Con mà xúc phạm đến mẹ con ư?
-> Phương thức biểu cảm được diễn đạt bằng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, dễ đi vào lòng người .
=>Thể hiện thái độ buồn bã, đau đớn và tức giận .
3. Hình ảnh người mẹ:
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ...có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc...hi sinh tính mạng để cứu sống con 
-> Phương thức tự sự kết hợp với miêu 
tả làm nổi bật tình cảm của người mẹ.
.=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng quên mình vì con
4. Lời khuyên của bố:
- Không bao giờ được thốt ra những lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,...
- Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con .
-> Sử dụng câu cầu khiến làm cho lời văn trở nên rõ ràng, dứt khoát .
=> Là người bố nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu sâu sắc .
- Viết thư để biểu cảm ( tự sự- miêu tả- biểu cảm )->dễ đi vào lòng người.
III . Tổng kết: Ghi nhôù :sgk
IV. Luyện tập:
E. HƯỚNG DẪN H ... ng về cuối KN tuổi thơ càng da diết cảm động. Qua n dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như n nốt nhạc trong veo, hình ảnh ng bà hiện lên đẹp như 1 bà tiên vậy. 
+Hs đọc 2 khổ thơ cuối – hai khổ thơ cuối gợi cho em điều gì ? (Gợi suy tư của con ng về hp, về cuộc c.đấu hôm nay).
-Vì sao con ng có thể nghĩ rằng: Tiếng gà trưa - Mang bao nhiêu hạnh phúc ?
(Tiếng gà trưa la hình ảnh của c.s ấm no, bình yên).
-Trong “Giấc ngủ hồng n trứng”, ng chấu mơ thấy n gì? ? (Mơ thấy n điều tốt lành, hp).
+Hs đọc khổ thơ cuối.
-Từ vì được lặp lại liên tiếp ở khổ cuối, điều đó có ý nghĩa gì ?
-Bài thơ cho em hiểu gì về ng cháu ?
III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)
+Gv: Từ n KN tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mở rộng hướng tới t.yêu đ.nc nhắc nhở, giục giã n ng c.sĩ (trong đó có nhà thơ) hãy cầm chắc tay súng, tiến lên chống kẻ thù x.lược, bảo vệ g.đình, làng xóm, q.hg và nền ĐL TD của TQ.
-Bài thơ được biểu đạt bằng phương thức nào ?
 (miêu tả, tự sự và biểu cảm)
-Bài thơ được viết theo thể 5 tiếng, nhưng có n chỗ biến đổi khá linh hoạt. em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ ? (biến đổi để phù hợp với t.c của nhân vật trữ tình trong bài thơ).
-Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở n v.trí nào và có td ra sao ? ( lặp lại 4 lần, mở đầu cho 4 đoạn thơ, đem lại hiệu quả NT cao: Mỗi lần nhắc lại, lại mở ra 1 hình ảnh trong KN thời thơ ấu, nó vừa như sợi dây LK các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật tr.tình. Tiếng gà trưa đã gọi ng c.sĩ về với tuổi thơ và mở ra trong ng c.sĩ những t.c mới mẻ trong cuộc c.đấu hôm nay, khi t.c g.đ đã làm sâu sắc thêm tình q.hg, đ.nc).
-Hs đọc ghi nhớ.
IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố(5 phút)
-Em hãy chọn đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ khoảng 10 dòng
I-Tìm hiểu chung:
1-Tác giả – Tác phẩm:
a-Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988 ).
-Là nhà thơ nữ x.sắc trong nền thơ HĐ VN.
-Thg viết về n điều bình dị trong đ.s g.đ, thể hiện 1 trái tim giàu lòng nhân ái, khát khao t.yêu và hp.
b-Tác phẩm: Bài thơ được viết vào n năm đầu của cuộc k.c 
chống Mĩ cứu nc.
2- Đọc, chú thích
3-Kết cấu:
*Thể thơ: 5 tiếng
*Bố cục: 3 phần.
-Khổ 1: Tiếng gà trưa thức dạy tình cảm làng quê.
-5 khổ tiếp theo: N KN tuổi thơ được tiếng gà khơi dạy.
-2 khổ cuối: N suy nghĩ từ tiếng gà trưa
III-Phân tích:
1-Khổ thơ đầu:
 Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ.
->Sd điệp từ – Diễn tả sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
=>Thể hiện tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
2-Năm khổ thơ tiếp theo:
 ổ rơm hồng những trứng
 Này con gà mái mơ
 Khắp mình hoa đốm trắng
 Này con gà mái vàng
 Lông óng như màu nắng
->Sd n từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc – Gợi tả vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà, bình dị.
Sd điệp từ – Biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thg, gắn bó của con ng với g.đình, làng quê.
 Có tiếng bà vẫn mắng...
->Thể hiện tình yêu bà dành cho cháu.
 Tay bà khum soi trưng
 Dành từng quả chắt chiu
->Bà là ng chịu thg, chịu khó chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong c.s cong nhiều vất vả, lo toan.
 Khi gió mùa đông tới
 Bà lo đàn gà toi...
->Nỗi lo vì c.s còn nhiều kh.khăn – Thể hiện tình yêu thg thầm lặng của người bà.
=>Bà là ng nghèo khổ nhưng chịu thg, chịu khó, hết lòng hy sinh vì con cháu.
 Ôi cái quần chéo go...
 Cái áo cánh trúc bâu
 Đi qua nghe sột soạt
->Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ, ấm áp tình bà cháu.
3-Hai khổ thơ cuối:
 Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì....
 ổ trứng hông tuổi thơ.
->Điệp từ – Góp phần biểu hiện ý chí c.đấu mạnh mẽ vì TQ, vì nhân dân (trong đó có cả n ng thân và n KN êm đềm của tuổi thơ).
=>Cháu là ng yêu q.hg, đất nc rộng lớn, sâu sắc và cao cả.
III-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (151 ).
IV-Luyện tập:
E- Hướng dẫn học bài
VN học thuộc phần ghi nhớ, học thuộc bài thơ, chuẩn bị “ Điệp ngữ”
F- Rút kinh nghiệm giờ dạy
 Ngày soạn: 26- 12-2011
Tiết 54: ĐIỆP NGỮ
A-Mục tiêu bài học:Giúp hs
1- Kiến thức
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
2- Kĩ năng
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
3- Thái độ
B- Giáo dục kĩ năng sống
- Ra quyết định: lựa chọn điệp ngữ phù hợp thực tiễn bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luận về cách sử dụng các điệp ngữ
C- Chuẩn bị
-Gv: Bảng phụ chép ví dụ.Những điều cần lưu ý: Cần phân biệt điệp ngữ với sự lặp lại từ ngữ không cần thiết làm câu văn rườm rà, không có g.trị.
-Hs:Bài soạn
D-Tiến trình lên lớp:
I-HĐ1:Khởi động(5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra:
 Đọc 5 câu thành ngữ, vì sao em biết đó à thành ngữ ? (Thành ngữ là loại cụm từ cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh).
 3.Bài mới:
 Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thg lặp lại 1 số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không thanh thoát. Đó là h.tượng lặp lại vô ý thức, nó khác với h.tượng lặp lại có ý thức, có chủ động, nhằm tạo nên n ấn tượng mới mẻ có t.chất tăng tiến. Đó là b.p tu từ điệp ngữ.
II-HĐ2:Hình thành kiến thức mới(20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+Hs đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa.
-Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong 2 khổ thơ này?
-Cách lặp lại ở đây là ngẫu nhiên hay cố ý ? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì ?
-Em hiểu thế nào là điệp ngữ ? Sd điệp ngữ có td gì ? –Hs đọc ghi nhớ.
-Gv: Điệp ngữ được dùng nhiều trong thơ ca, văn xuôi NT và văn chính luận.
-S2 điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong 2 đoạn dưới đây, tìm đ.điểm của mỗi dạng: 
+Các từ ngữ được lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa đứng liền nhau (nối tiếp nhau) hay đứng cách quãng với nhau ? 
+ Các từ ngữ được lặp lại trong vd a đứng liền nhau (nối tiếp nhau) hay đứng cách quãng với nhau ? 
+ Các từ ngữ được lặp lại trong vd b đứng ở n v.trí nào trong câu thơ ? Đứng ở cuối câu trên và đầu câu dưới thì gọi là điệp ngữ chuyển tiếp
-Điệp ngữ có n dạng nào ? 
III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)
-Thế nào là điệp ngữ?Tác dụng của điệp ngữ?
-Hs đọc ghi nhớ 1,2.
IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố(10 phút)
-Tìm điệp ngữ trong những đ.trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
-Vì sao em biết đó là điệp ngữ ?
-Tìm điệp ngữ trong đv sau và nói rõ đấy là n dạng điệp ngữ gì ?
-Điệp ngữ thường có những dạng nào ?
-Theo em, trong đv sau đây, việc lặp đi, lặp lại 1 số từ ngữ có td biểu cảm hay không ?
-Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho lưu loát hơn ?
A-Tìm hiểu bài:
I-Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
->Từ nghe được lặp lại 3 lần - nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.
->Từ vì được lặp lại 4 lần – nhấn mạnh ng.nhân c.đấu của ng c.sĩ.
->Tiếng gà trưa “ -> lặp lại 4 lần ở đầu 4 khổ thơ - Nó gợi ra n KN của tuổi thơ tác giả.
*Ghi nhớ: sgk (152 ).
II-Các dạng điệp ngữ:
-Điệp ngữ cách quãng
-Điệp ngữ nối tiếp.
-Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng).
*Ghi nhớ 2 : sgk (152 ).
III-Tổng kết:
*Ghi nhớ 1,2 sgk-152
B-Luyện tập:
-Bài 1 (153 ):
-Một DT đã gan góc2, DT đó phải được2 
->Nhấn mạnh sự gan dạ, dũng cảm của DT VN trong cđ chống ngoại xâm và nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, ĐL của DT ta.
-Đi cấy2, trông8 ->Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho thời tiết thuận lợi của ng nông dân.
-Bài 2 (153 ):
-Xa nhau... xa nhau ->ĐN cách quãng.
-Một giấc mơ. Một giấc mơ ->ch.tiếp.
-Bài 3 (153 ):
a-Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.
b-Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.
E- Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập và xem lại đề Kiểm tra văn và Tiếng Việt đã làm
F- Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tiết 55- 56:
 LUYỆN NÓI PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A-Mục tiêu bài học:
-Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tp văn học.
-Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tp vh.
B- Giáo dục kĩ năng sống
- Giao tiếp: trình bày cảm nghĩ trước tập thể
- Thể hiện sự tự tin
C-Chuẩn bị:
-Gv:Bài văn mẫu.Những điều cần lưu ý: Khi theo dõi hs tập nói. gv đ.biệt lưu ý sửa chữa các câu cụt, sai ngữ pháp để hs phát biểu cho trọn câu, trọn ý. Chú ý khắc phục các biểu hiện nói ngọng, nói lắp.
-Hs:Bài soạn
D-Tiến trình lên lớp:
I-HĐ1:Khởi động(5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra:
Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về 1 tp vh ? Nêu dàn ý của bài phát biểu cảm nghĩ về tp vh ? (Trả lời dựa vào ghi nhớ-sgk-147 ).
 3.Bài mới:
 Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trình bày v.đề một cách có bài bản, có sửa chữa, uốn nắn, có sự theo dói đánh giá của ng khác.
II-Hình thành kiến thức mới(35 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn nói chung ?
-Gv: có 2 cách lập ý: cách 1: Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là 1 thi sĩ, 1 nghệ sĩ có tâm hồn dào dạt trước TN nên Bác đã vẽ ra 1 bức tranh rừng khuya có trăng sáng thật đẹp và nên thơ. Nhưng Bác còn là 1 con ng yêu nc vĩ đại nên bài thơ c trĩu nặng 1 tấm lòng lo lắng cho dân, cho nc. Cách 2: Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên 1 bức tranh TN đẹp và 1 tấm lòng yêu nc, yêu dân. Từ đó thấy được vẻ đẹp cao quí của con ng Bác, của hồn thơ Bác.
-Dàn ý của bài pbiểu cảm nghĩ về TP vh gồm mấy phần ?
-Phần MB cần nêu gì ? Cảm nghĩ chung của bài thơ Cảnh khuya là gì ?
-TB cần nêu gì ? Cần phát biểu cảm nghĩ ở n khía cạnh nào của bài thơ ?
-KB cần phải làm gì ? Em có tình cảm gì đối với tác giả bài thơ này ?
-Cho hs thảo luận trong tổ, nhóm -15 phút
-Các tổ, nhóm cử đại diện lên trình bày phần chuẩn bị của mình.
-Hs nhận xét, đánh giá - Gv sửa chữa, uốn nắn.
III-HĐ3:Đánh giá(3 phút)
-Gv đánh giá sự chuẩn bị ở nhà của hs và chất lượng tiết luyện nói
I-Chuẩn bị:
Đề bài: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch HCM.
1-Tìm hiểu đề và tìm ý: 
2-Lập dàn bài:
a-MB: Nêu c.nghĩ chung kq về bài thơ (là bài tả cảnh TN rất hay qua đó đã bộc lộ được tấm lòng yêu nc, thương dân của Bác).
b-TB: Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
-Về âm thanh của tiếng suối: Tiếng suối được s2 với tiếng hát xa- 
-Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng-
-Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nc nhà.
c-KB: Tình cảm của em đối với bài thơ, đối với tác giả bài thơ (Đọc bài thơ, em vô cùng cảm mến, trân trọng t.yêu TN và tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với nc).
3-Chuẩn bị đv nói: sgk (154 ).
II-Thực hành nói trên lớp:
Yêu cầu: trình bày rõ ràng, mạch lạc, giọng nói tự nhiên, có cảm xúc.
E- Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập và chuẩn bị bài viết số 3
F- Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 14 co kns cuc hay.doc