Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 55: Điệp ngữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 55: Điệp ngữ

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.

- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Bảng phụ .

* Trò: Nghiên cứu và soạn bài trước .

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.

* Kiểm tra :

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 55: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Ngày soạn: 04/11/2009
Tiết : 55. Ngày dạy: 09-14/11/2009
 ĐIỆP NGỮ
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ .
* Trò: Nghiên cứu và soạn bài trước .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Thế nào là thành ngữ ? Đọc một thành ngữ mà em biết và ý nghĩa của thành ngữ đó ?
(?)Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ? Cho ví dụ một câu có sử dụng thành ngữ ? và vai trò ngữ pháp của thành ngữ đó ?
* Giới thiệu bài: Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, ta sẻ bắt gặp một số văn bản có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý , một mục đích nào đấy.Điều đó sẻ gây cho ta sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về nội dung biểu hiện của những tác phẩm ấy. Đó cũng là nội dung bài học mà thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm điệp ngữ và tác dụng của Điệp ngữ
-Gv cho HS đọc lại khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ “Tiếng gà trưa”
 “Trên đường hành quân xa ............................................
 Nghe xao động nắng trưa 
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Cháu chiến đấu hôm nay
......................................
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
- Qua hai khổ thơ trên từ nào được lặp đi lặp lại ?
-Gv đưa thêm ví dụ :
a)Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu!
(Tre đã cùng gắn bó với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu).
b) “Khăn thương nhớ ai !
........................................
Mà mắt không ngủ”.
(Tình cảm yêu thương, nhớ nhung khó bộc bạch).
(?) Qua đoạn văn và bài thơ trên, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại ?
(?) Những từ lặp đi lặp lại như thế nhằm mục đích gì?
(?) Vậy thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ ?
GV cho học sinh làm bài tập 3a để các em thấy rằng việc lặp lại một số từ không cần thiết sẻ làm cho câu văn rườm rà, không mang giá trị nào cả.
HĐ 2: Tìm hiểu các dang của điệp ngữ
-Gv cho HS quan sát 3 ví dụ :
Vd1 : “Anh đã đi tìm em rất lâu, rất lâu.
.............................................................
Thương em, thương em,thương em biết mấy” 
 ( Phạm Tiến Duật)
Vd2 : “ Cháu chiến đấu hôn nay 
......................................................
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Vd3:” Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
.............................................................
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai “
(?) Vậy điệp ngữ có những dạng nào ?
HĐ3 Luyệp tập
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1. (thảo luận nhóm)
-Gv nhận xét kết luận.
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2. (thảo luận nhóm)
-Gv nhận xét kết luận.
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3b. (thảo luận nhóm)
-Gv nhận xét kết luận.
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài tập 4. ( Gv hướng dẫn và cho HSthảo luận nhóm)
-Từ “nghe” và từ “vì”.
-Tre, giữ, anh hùng.
-Khăn thương nhớ ai, đèn, mắt.
-Nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
-Vd1: Điệp ngữ nối tiếp.
-Vd2:Điệp ngữ cách quãng .
-Vd3:Điệp ngữ chuyển tiếp.(điệp ngữ vòng)
-Đọc và thảo luận sau đó trình bày cho cho các nhóm khác góp ý .
-Đọc và thảo luận sau đó trình bày cho cho các nhóm khác góp ý .
-Đọc và thảo luận sau đó trình bày cho cho các nhóm khác góp ý .
-Đọc và thảo luận sau đó trình bày cho cho các nhóm khác góp ý .
1)Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
2) Các dạng điệp ngữ .
Điệp ngữ cĩ nhiều dạng:
 -Điệp ngữ cách quãng
 -Điệp ngữ nối tiếp
 - Điệp ngữ chuyển tiếp.(điệp ngữ vòng)
3/ Luyệp tập
BT1: Các điệp ngữ :
a)-Mộtdân tộc đã gan góc.
-Năm nay.
-Dân tộc đó phải được.
Þ nhấn mạnh ý dân tộc phải được tự do, độc lập, xứng đáng được tự do.
b) “đi cấy”
Þnhấn mạnhcông việc làm.
-“trông”
Þnhấn mạnh sự vất vả cực lòng của nhà nông.
BT2:”xa nhau” :điệp ngữ cách quãng.
-“một giất mơ” : điệp ngữ nối tiếp.
BT3 : (về nhà làm lại )
BT4: (về nhà làm lại)
*Củng cố:
 Thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ ? cho ví dụ?
 Điệp ngữ có những dạng nào ? cho ví dụ?
*Dặn dị:
-Về nhà làm lại các bài tập , xem trước bài “ Chơi chữ”.
-Soạn bài : Luyện nói phát biểu cảm ngĩ về tác phẩm văn học. (Chuẩn bị thật kỉ)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 55.doc