Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 4)

A/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp h/s:

- Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường, từ đó có lòng thương yêu mẹ và kính trọng mẹ.

- Đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.

2/ Tư tưởng:

 Thương yêu kính trọng mẹ, biết ơn và quan tâm đến mẹ nhiều hơn.

 Hiểu rõ về vai trò của nhà trường đối với sự nghiệp giáo dục.

 

doc 114 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/08/2007 
Ngày giảng: 20/08/2007
Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp h/s:
Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường, từ đó có lòng thương yêu mẹ và kính trọng mẹ. 
Đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.
2/ Tư tưởng:
 Thương yêu kính trọng mẹ, biết ơn và quan tâm đến mẹ nhiều hơn.
 Hiểu rõ về vai trò của nhà trường đối với sự nghiệp giáo dục.
3/ Kĩ năng:
 Cảm nhận và hiểu về văn bản nhật dụng.
 Kĩ năng khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật.
B/ Phương tiện dạy học:
 Giáo án – SGK – SGV – Tranh(nếu có)
C/ Tiến trình dạy và học:
ổn định:
Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
Bài mới:
Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em còn nhớ đêm 
hôm trước ngày khai trường mẹ em đã làm gì?
 Hôm nay, học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu thêm được trong đêm trước ngày khai trường của con những người mẹ đã làm những gì và nghĩ gì!
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV đọc
- HS đọc
- NXét đọc
?- NV chính trong VBản là ai ? ( Người mẹ )
?- Tâm tư của mẹ được biểu hiện NTN qua Vbản ?
- Nỗi lòng yêu thương của mẹ 
- Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của XH và nhà trường trong GD trẻ
?- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con NTN ?
- HS trả lời
- Nhận xét :
?- Còn tâm trạng của con NTN ?
- Đó là háo hức vui sướng 
?- Tìm những chi tiết diễn tả niềm vui sướng của con ?
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng .đôi môi hé mở.
?- Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được ?
? Trong đêm không ngủ được mẹ đã làm gì cho con?
-Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
chuyển ý:
Trong đêm thao thức, trằn trọc lòng mẹ hiện lên cái ấn tượng về ngày đầu tiên đi học của mẹ.
? ấn tượng của mẹ về ngày đầu tiên đi học có gì đặc biệt?
? Từ cảm xúc ấy, em hiểu tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng mẹ?
- Nhớ bà ngoại, nhớ mái trường xưa.
? Qua những chi tiết này em hình dung về một người mẹ ntn?
? Mẹ nghĩ đến trách nhiệm của xã hội đối với ngày khai trường ntn?
? Em thấy ngày khai trường ở trường ta diễn ra ntn?
 HS: liên hệ thực tế ở trường
? Câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” gắn với sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa gì?
Chia nhóm thảo luận:
? Câu nói của mẹ “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Em hiểu câu nói đó ntn? - Đại diện nhóm trả lời.
 - Nhóm khác n/xét- bổ sung.
 - GV: n/xét- Kết luận.
? Qua văn bản em cảm nhận được điều gì?
? Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản là gì?
HS: đọc sgk – T9
HS: đọc yêu cầu bài tập 1- sgk.
- HS trao đổi ý kiến – vì sao ngày khai trường vào lớp 1 lại có dấu ấn sâu đậm.
I . Đọc – tìm hiểu chung
1 . Đọc văn bản
2 . Giải thích từ khó 
II . Tìm hiểu văn bản
1 . Nỗi lòng người mẹ
a . Tâm trạng của mẹ vào đêm trước ngày khai trường, của con vào lớp 1
- Hồi hộp vui sướng, bâng khuâng , trăn trở
- Mừng vì con đã lớn – hy vọng những điêù tốt đẹp sẽ đến với con
b. Tâm trạng của mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học.
- Nhớ bà ngoại dắt mẹ vào lớp một.
- Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường.
=>Mẹ là người luôn yêu quý người thân, biết ơn trường học sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con.
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
- Ngày khai trường là một ngày hội lớn, toàn xã hội rất quan tâm.
- Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
=>Khẳng định vai trò to lớn 
của nhà trường đối với con người.
Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
Khích lệ con em đến trường học tập.
III/ Tổng kết:
1/ Nội dung:
-Tấm long yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con.
- ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2/ Nghệ thuật:
Lời văn độc thoại(người mẹ tự tâm sự với chính\mình) nên việc thể hiện nội tâm n/v chân thực hơn.
*/ Ghi nhớ: SGK- T9
IV/ Luyện tập:
Bài tập 1 – sgk.
4: củng cố:
kể về một kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên của em?
Đọc thêm văn bản trường học, suy nghĩ xem bài đọc thêm đã giúp em hăng say học tập ntn?
5: dặn dò:
Học bài cũ – Làm bài tập ở nhà.(bài 2 –sgk –T9)
Đọc và soạn trước bài Mẹ Tôi.
Ngày soạn:20/08/2007 
Ngày giảng:21/08/2007.
Tiết 2: văn bản: Mẹ tôi.
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:Giúp h/s hiểu được:
 Tác dụng lời khuyên của bố về lỗi lầm của con đối với mẹ, thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
2/ Tư tưởng:
 Kính trọng, yêu thương cha mẹ. Biết ơn công lao nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ.
3/ Kĩ năng:
 Đọc diễn cảm. Phân tích nghệ thuật của một bức thư mang tính văn học có sự thuyết phục cao.
B/ Thiết bị dạy và học:
 GV: giáo án- sgk- sgv
 HS: sgk- bài soạn- vở ghi
C/ Tiến trình dạy – học:
 1/ ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 ? Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai giảng giống và khác nhau ntn? Vì sao?
 3/ Bài mới: GV giới thiệu bài:
 Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn Mẹ Tôi sẽ cho chúng ta bài học như thế.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức.
? Tác phẩm được thể hiện dưới hình thức nào?
GV: đọc 1 đoạn.
HS: đọc
n/xét đọc
HS: đọc chú thích sgk- T11.
? Tâm trạng của người cha được thể hiện ntn trong văn bản?
Tâm trạng của người cha có:
? Em xúc động nhất khi đọc đoạn văn nào? vì sao?
HS: tự bộc lộ.
? Tìm những chi tiết viết về người mẹ trong đoạn văn?
- Thức suốt đêm.trong chừng hơi thở hổn hển của conlo sợ mất conSẵn sàng bỏ 1 năm hạnh phúc để cứu sống con
? Qua những chi tiết này em cảm nhận được phẩm chất cao quý nào ở người mẹ?
? Phẩm chất đó được biểu hiện ntn ở mẹ em?
HS: liên hệ với mẹ mình.
?Với những lời của cha, em cảm nhận được những cảm xúc nào ở người cha?
? Theo em, vì sao người cha cảm thấy: sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào trái tim bố.?
- Cha yêu quý mẹ và càng yêu quý con nên cha đã thất vọng vô cùng khi con phản lại tình thương yêu của mẹ.
? Nếu là bạn của En-ri-cô em sẽ nói gì với ban?
HS: tự bộc lộ.
? Tìm những lời khuyên của cha đối với con?
HS: Trả lời sgk.
? Em hiểu thế nào về tình cảm thiêng liêng trong lời nhắn nhủ của cha?
? Em hiểu thế nào về xấu hổ, nhục nhã trong lời khuyên của cha?
Làm việc xấu tự thấy hổ thẹn
Luôn bị người khác coi thường, lên án.
? Từ những lời khuyên này, em hiểu gì về tình cảm người cha?
? Những lời lẽ nào đáng chú ý trong đoạn văn cuối?
HS: 
không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ.
Con phải xin lỗi mẹ.
Hãy cầu xin mẹ hôn con.
Thà rằng bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
? Trong những lời lẽ ấy giọng điệu của cha có gì đặc biệt? 
? Tại sao khi thể hiện sự tức giận của mình, người bố lại gợi đến mẹ?
HS: 
 Vì mẹ là người hết lòng thương yêu con.
? Trong bức thư bố đã nêu ra nỗi đau gì để giáo dục En-ri-cô?
HS: 
Nỗi đau khi mất mẹ.
? Qua đó, em hiểu thêm điều gì ở người cha?
? Theo em, vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
HS:
Thư bố gợi nhớ người mẹ hiền.
Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng.
En-ri-cô cảm thấy xấu hổ nhục nhã.
? Từ văn bản, em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người?
? Theo em có gì độc đáo trong cách thể hiện văn bản này?
? Em biết những câu ca dao nào, những bài hát nào ca ngợi tấm lòng cha mẹ dành cho con cái, con cái dành cho cha mẹ?
HS:
 Tự bộc lộ – có thể hát, đọc thơ
I/ Đọc tìm hiểu chung.
1/ Tác giả- tác phẩm:
a/ Tác giả: sgk- T11
b/ Tác phẩm:
Là một bức thư của người bố gửi cho con.
2/ Đọc văn bản:
3/ Giải thích từ khó:
4/ Bố cục:
- Hình ảnh người mẹ.(đầu->ngày con mất mẹ)
- Những lời nhắn nhủ dành cho con ( tiếp->trà đạp lên tình thương yêu đó)
- Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con (còn lại)
II/ Tìm hiểu chi tiết.
1/ Hình ảnh người mẹ.
- Mẹ dành hết tình thương cho con, quên mình vì con.
- Cha hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con.
Là người hết mực yêu quý, thương cảm người mẹ.
2/ Những lời nhắn nhủ của người cha.
- Vì những đứa con hư đốn không thể xứng đáng với hình ảnh dịu hiền của mẹ.
- Trong nhiều tình cảm coa quý, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thing liêng hơn cả.
=>Là người yêu quý, trân trọng tình cảm gia đình.
3/ Thái độ của cha trước lỗi lầm của con.
- Vừa dứt khoát như ra lệnh. Vừa mềm mại như khuyên nhủ.
- Muốn con thành thật xin lỗi mẹ, vì sự hối hận trong lòng, vì thương mẹ.
- La người cha hết lòng thương yêu con, quý trọng tình cảm gia đình, căm ghét sự bội bạc.
III/ Tổng kết:
1/ Nội dung:
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
Con cái không có quyền hư đốn, chà đạp lên tình cảm đó.
2/ Nghệ thuật:
Dùng hình thức viết thư, người viết có cơ hội bày tỏ trực tiếp cảm xúc và thái độ một cách chân thành.
*/ Ghi nhớ: sgk – T12.
4/ Củng cố:
 Đọc thêm bài: Thư gửi mẹ.- Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ.
Nêu ý nghĩa giáo dục sau khi học xong văn bản?
Qua truyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?
5/ Dặn dò:
Học bài cũ – Làm bài tập.
Đọc và soạn trước văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Ngày soạn: 21/08/2007 
Ngày giảng: 23/08/2007.
 Tiết 3: TV: Từ ghép 
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: giúp h/s nắm được:
Các loại từ ghép.
Cấu tạo, ý nghĩa của các loại từ ghép.
2/ Tư tưởng:
Yêu mến, quý trọng vốn từ tiếng việt.
Có ý thức học tập để mở rộng vốn từ.
3/ Kĩ năng:
Phát hiện các từ ghép, hiểu được ý nghĩa của nó.
Sử dụng từ ghép trong khi nói và viết.
B/ Thiết bị – Tài liệu dạy và học:
GV: Giáo án- sgk- sgv- bảng phụ. 
HS: sgk- Vở ghi + bài tập.
C/ Tiến trình dạy- học:
ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
 Qua văn bản Mẹ tôi em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Bài mới:
 GV; giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức.
HS: nhắc lại thế nào là từ ghép?
- Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
HS: đọc 2 ví dụ sgk- T13
? Tìm ra các từ ghép trong 2 ví dụ?
? Tiếng nào là tiếng phụ? Tiếng nào là tiếng chính?
GV: phân tích: Bà nội
 Bà ngoại – Nghĩa chung là: Bà.
? Tiếng nào bổ sung cho tiếng nào?
? Vậy vị trí của tiếng chính thường đứng ở đâu?
GV: cho ví dụ:
 A tặng B bó hoa hồng nhân ngày 8/3 .
? Tìm từ ghép và phân tích?
? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết chúng thuộc loại từ ghép nào?
HS: Chính phụ.
? ntn được gọi là từ ghép chính phụ?
HS: đọc 2 ví dụ sgk-T 14.
? Từ ghép: Trầm bổng- Quần áo có phân ra tiếng chính, tiếng  ... ậy 2 màu này có cùng màu với nhau không ? đó là 2 màu ntn ?
 Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trái ngược nhau đó là từ trái nghĩa.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức.
GV: treo bảng phụ.
HS: đọc ví dụ ở bảng phụ.
?Tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản trên ?
? Cặp từ này trái nghĩa về ý gì ?
HS:
 - Ngẩng và cúi : trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên – xuống.
Trẻ – già là trái nghĩa về tuổi tác.
Đi – trở lại trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát. 
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già ?
GV: Tìm từ trái nghĩa với từ xấu ?
HS:
Xấu - đẹp (cơ sở chung hình thức và nội dung)
Xấu – tốt (cơ sở chung phẩm chất , tính chất)
Xấu – xinh ( cơ sở chung hình dáng)
? Qua phân tích ví dụ em biết thế nào là từ trái nghĩa ?
? Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản trên có tác dụng ntn ?
? Em hãy tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa ?
 ? các cặp từ trái nghĩa được sử dụng nhằm mục đích gì ? 
GV: Chia bảng làm 2 phần: 2 dãy bàn lên làm bài tập sau: Tìm các từ trái nghĩa với 2 từ ?
 A, Từ chín: B, Từ Tươi:
- Quả chín > < ươn
- Cơm chín >< héo
 Lá tươi >< khô
? Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng ntn ?
HS: đọc yêu cầu đề bài.
 Hs làm trên bảng.
HS: đọc yêu cầu bài tập – lên bảng làm.
HS: đọc yêu cầu bài tập – lên bảng làm.
HS: viết trong thời gian 10 phút.
 Trình bày trước lớp.
 h/s nhận xét.
GV: nhận xét – bổ xung..
I/ Thế nào là từ trái nghĩa.
1/ Ví dụ:
- Cặp từ trái nghĩa trong bài “ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” : cúi – ngẩng. 
- Cặp từ trái nghĩa ở bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: trẻ – già ; đi – trở lại.
2/ Tìm từ trái nghĩa với từ già:
Rau già - rau non 
Cau già - cau non
Già - non
Già - trẻ. 
*/ Ghi nhớ 1 :
 sgk – T 128.
II/ Sử dụng từ trái nghĩa.
1/ Tác dụng của cặp từ trái nghĩa: cúi – ngẩng ; già - trẻ ; đi – trở lại.
Tạo ra các cặp đối nhau.
Tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.
2/ Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:
 - Một miếng khi đói = 1 gói khi no
Ba chìm bảy nổi.
Đầu xuôi đuôi lọt
trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Chó tha đi, mèo tha lại.
Tiền hô hậu ủng
Chân ướt chân ráo.
=> Mục đích: Tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, lời nói thêm sinh động
*/ Ghi nhớ 2: sgk – T 128.
III/ Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ:
Lành >< rách
Giàu >< nghèo
Ngắn >< dài
Đêm >< tối.
Bài tập 2:
 Điền các từ trái nghĩa với từ in đậm:
- ăn yếu >< giỏi
- Chữ xấu >< tốt
Bài tập 3:
Điền các từ trái nghĩa thích hợp
cứng >< mềm
Đi >< lại
Gần >< xa
Nhắm >< mở
Sấp >< ngửa
Thưởng >< phạt
Trọng >< khinh
Đực >< cái
Thấp >< cao
ướt >< ráo
Bài tập 4:
 Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. 
4- Củng Cố:
 Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
a. Đắt: - Đắt hàng.. - Giá đắt .
b. Đen: - Màu đen .. - Số đen ..
c. Lành: - áo lành  - Tính lành Dữ - ác
 - Bát lành Vỡ ; mẻ
5 – Dặn dò:
 Làm tiếp các bài tập còn lại.
 Học thuộc phần ghi nhớ.
 Soạn trước bài mới. Làm 1 trong 4 đề văn để giờ sau luyện nói.
Ngày soạn: 25/10/2007
Ngày giảng: 27/10/2007
Tiết 40 – TLV : Luyện nói văn biểu cảm : Sự vật – con người.
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Luyện kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm
- Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý.
- Kĩ năng diễn đạt có sử dụng từ trái nghĩa
2. Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. ổn định 
2. Kiểm tra : Nêu các bước làm bài văn biểu cảm.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức.
- HS xung phonh trình bày trước lớp
HS nhận xét
GV kết luận
- 1 HS khác trình bày dàn ý cho HS thảo luận nhóm.
- HS nhận xét 
- GV kết luận
- HS nhận xét phần kết bài
- GV kết luận
- 1 HS trình bày phần mở bài
- 2 HS nhận xét
+ Nhóm 1: - 1 HS trình bày cả bài
 HS nhận xét
 GV nhận xét.
+ Nhóm 2: 1 HS trình bày cả bài
	HS nhận xét
	GV nhận xét
=> GV kết luận lại – chốt lại
* Bài tập 1:
- Phát biểu cảm nghĩ về thầy cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến “ tương lai.
Yêu cầu – thể loại - nội dung:
Thể loại: văn biểu cảm
Nội dung: Cảm nghĩ của bản thân về thầy, cô giáo.
* Mở bài:
- tất cả những ai đã cắp sách đến trường đều có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè. Một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm.
* Thân bài:
- Con người sinh ra lớn lên đều bắt đầu từ học tập.
- Trong thời gian học đến nay các thầy cô giáo ai cũng tận tụy với công việc dậy chữ - dạy người, em không bao giờ quên.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất đối với một thầy cô.
- Khi nhớ lại kỉ niệm, lại bồi hồi suy nghĩ đến cô thầy.
* Kết bài:
** Bài tập 2: 
Luyện nói.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Về nhà cần tiếp tục luyện nói nhiều hơn.
Ngày soạn: 28/10/2007
Ngày giảng: 29/10/2007
Tiết 41: văn bản; Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
( Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
( Đỗ Phủ )
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ nhà thơ hiện thực vĩ đại.
- Bước đầu thấy được vị trí ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp hiện thực giọng thơ trầm uất.
2. Tư tưởng: Tích hợp với phần từ đồng âm vào văn biểu cảm.
3. Kĩ năng: Đọc – tìm hiểu - phân tích bản dịch thơ trữ tình, tự sự 
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động day – học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng 2 bài thơ của Lí Bạch ( Xa ngắm thác Cảm nghĩ..)
3. Bài mới:
Lí Bạch - Đỗ Phủ, bạch Cư Dị là 3 nhà thơ llớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nêud Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn (thi tiên) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại ( thi sử, thi thánh).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức.
HS đọc chú thích
Cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Phủ NTN ?
GV: Bài thơ được sáng tác năm 760 Đỗ Phủ nhờ bạn bè và người thân giúp đỡ mới dựng được một căn nhà tranh tre bên cạnh khhu Cán Hoa – phía tây thành đô, tỉnh tứ xuyên, nhưng chưa được bao lâu thì căn nhà đã bị gió thu – mưa thu phá nát. Đỗ Phủ buồn rầu và xúc cảm viết thành bài thơ.
=> Giọng buồn 3 khổ đầu, tươi sáng và phấn chấn ở khổ thơ cuối.
GV đọc mẫu cả bài.
HS đọc
- nhận xét.
- HS đọc chú thích SGK.
?-Theo em bài thơ được chia làm mấy phần?.
Đặt tiêu đề cho mỗi phần?
- HS đọc thơ
? - thơ miêu tả hay kể? 
HS: Vừa kể vừa miêu tả
? – Tìm những từ tả cơn gió mạnh làm tan nát gian nhà ?
HS: Gió thét, cuộn, bay, tót, quay lộn..
Cao, lộn, trên mặt đất xuống mương, ta thấy được sự khiếp sợ của nhà thơ trước tai hoạ.
? – Tìm các từ đồng âm với từ Thu – bay - tranh
HS: Thu-> mùa thu-> thu bài-> cá thu
Bay-> máy bay-> chim bay
Tranh-> bức tranh-> quả tranh
? – Trong đoạn thơ câu nào là câu tảvà câu nào là câu kể?.
1 – Kể sự việc -> còn lại là tả tranh bay
HS: đọc
? – Lúc này tác giả còn khổ thêm vì lí do gì?.
? – Tìm những từ kể cảnh cướp giật tranh?
HS đọc.
? – Trong khổ thơ này tác giả đã kết hợp các kiểu văn bản nào ?
? – Nỗi khổ được tác giả thể hiện NTN trong khổ thơ ?.
? Bằng cách kể, tả mang lại cho tác phẩm giá trị gì?.
HS đọc.
? - Đoạn thơ thể hiện điều gì ?.
? – Mơ ước của nhà thơ là gì?
HS: Nhà mình dột nát, sắp đổ nhưng lại nghĩ tới 1 tương lai tươi đẹp có được ngôi nhà chung to – cao – rông – vững chắc dành cho muôn dân đang rét mướt nghèo đói đến trú ngụ.
- Nêu giá trị chung của bài thơ
Cho h/s kẻ bảng và đánh dấu + vào ô trống mà em cho là hợp lí.
Câu hỏi SGK trang 134
HS đọc bài 2 đọc thêm.
I. Giới thiệu tác giả.
SGK.
II. Đọc – tìm hiểu chú thích.
Đọc
Giải thích từ khó.
Bố cục: 4 phần.
Khổ thơ 1: Kể – tả về gió thu thổi bay mái nhà tranh.
Kkhổ thơ 2: Trẻ con cướp tranh nhà thơ bất lực, ấm ức.
Khổ thơ 3: Đêm mưa rét, nhà dột suốt đêm không ngủ được.
Khổ thơ 4: Mơ ước của nhà thơ.
III. Phân tích:
1. Khổ thơ 1: ( 5 câu đầu )
Từ miêu tả và kể nói lên sức tàn phá của gió làm bay ba lớp tranh khắp nơi.
2. Khổ thơ 2: ( 5 câu tiếp )
Kể chuyện lũ trẻ xóm nam nghịch ngợm, xô vào cướp giật mảng tranh đi mất, nhà thơ thì già yếu, chậm chạp mắt kém không thể đuổi được đành lọc cọc chống gậy trở về mà lòng đau xót vì uất ức khôn nguôi.
3. Khổ thơ 3: ( 8 câu tiếp )
Tả và kể – biểu cảm.
Đêm đến mưa lạnh – nhà dột cả đêm không ngủ được – thương cho mình và thương cho con nhỏ.
=> Tăng giá trị hiện thực.
 4. Khổ thơ cuối: ( 5 câu cuối ).
Thể hiện niềm mơ ước thật cao cả, vị tha của nhà thơ.
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK.
V. Luyện tập.
Củng cố: H/s đọc thuộc lòng bài thơ.
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài Cảnh khuya – Rằm tháng giêng./.
Ngày soạn: 30/10/2007
Ngày KT: 1/11/2007.
 Tiết 42: Kiểm tra văn 45 phút
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp h/s củng cố lại những kiến thức đã học qua một số văn bản, Biết cách vận dụng và làm bài kiểm tra.
2/ Tư tưởng: giáo dục ý thức tự giác học tập, không ỷ lại. có cách học phù hợp.
3/ Kĩ năng: Làm bài tập trắc nghiệm, vận dụng vào viết đoạn văn.
B/ Tiến trình các hoạt động:
ổn định
nhắc nhở:
 Họ và tên:.. Kiểm tra 45 phút
 Lớp 7A Môn: văn học
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo.
I/ Trắc nghiệm:
 */ Lựa chon câu trả lời đúng:
1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ?
 A Hồi kèn xung trận
 B Khúc ca khải hoàn
 C áng thiên cổ hùng văn
 D Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên 
2. Bài thơ Sồn núi nước Nam được ra đời trong cuộc kháng chiến nào ?
 A Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Nạch Đằng
 B Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
 C Quang Trung đại phá quân Thanh.
 D Lê Hoàn kháng chiến chống Tống.
 */ Điền những nhóm từ sau vào chỗ trống sao cho phù hợp với mỗi câu ca dao :
 ( quả xoài trên cây; cái chổi đầu hè; củ ấu gai; lá đài bi.)
1. Thân em như ..
 Để ai mưa nắng đi về chùi chân
2. Thân em như .
 Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương.
3. Thân em như .
 Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
4. Thân em như 
 Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.
 */ Nối đại từ ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp :
A
B
a, Bao giờ
1, Hỏi về người và vật 
b, Bao nhiêu
2, Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
c, Thế nào
3, Hỏi về số lượng
d, Ai
4, Hỏi về thời gian
II/ Tự luận:
 Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nghĩ của em về những người khiếm thị.
4/ Thu bài:
5/ Dặn dò: chuẩn bị trước bài mới.
Ngày soạn: 31/10/2007
Ngày giảng: 1/11/2007
 Tiết 43 – TV: Từ đồng âm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 

Tài liệu đính kèm:

  • doccong truong mo ra.doc