Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 47)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 47)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ.

- Hiểu và thấm thía được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.

 

doc 332 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 47)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 	Văn bản:
Cổng trường mở ra
Theo Lý Lan
Ngày soạn: 15 / 8 / 2009
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh:
Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ.
Hiểu và thấm thía được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
B. chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
c. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
	Trong ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1, ai là người đưa em đến trường? Em nhớ lại đêm trước ngày khai trường mẹ em đã làm gì?
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
I. Đọc - tìm hiểu chung
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc văn bản.
- Hỏi chú thích 1, 2, 7, 10 
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- Tóm tắt văn bản 5 – 7 câu
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS tóm tắt văn bản.
1. Đọc:
2. Chú thích:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản
- Văn bản viết về việc gì?
- HS trả lời: VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con.
1. Tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường:
- Tìm những chi tiết cho thấy tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường?
- Vì sao tâm trạng của mẹ và con có sự khác nhau đó?
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
- Đó có phải là lý do chính khiến mẹ không ngủ không?
- Qua đó em thấy mẹ là người như thế nào?
- Em hãy đọc 1 câu ca dao, câu thơ, câu danh ngôn nói về tấm lòng của mẹ?
- Có phải mẹ đang trực tiếp nói với con không? Cách viết này có tác dụng gì?
* HS quan sát tranh. Bức tranh miêu tả điều gì?
GV mở rộng nói về sự quan tâm của tất cả mọi người trong nước và trên thế giới đối với việc học tập của trẻ vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
- HS phát hiện chi tiết.
HS nhận xét: 
- HS phát hiện: “Hằng năm ... dài và hẹp.”
- Đó là 1 lý do xong cảm xúc cơ bản khiến mẹ không ngủ là tình cảm về đứa con yêu dấu trước ngày khai trường đầu tiên. Mẹ muốn con có ấn tượng sâu đậm – như ngày xưa khi bà ngoại đưa mẹ tới trường.
- HS nhận xét:
- HS tìm và đọc.
- Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm, khó nói bằng lời trực tiếp.
- Mẹ:
 + Không ngủ được
 + Thao thức suy nghĩ triền miên
- Con:
 + Giấc ngủ đến dễ dàng
 + Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
Tâm trạng của mẹ và con có sự khác nhau. Trong mẹ đan xen tình cảm về đứa con yêu dấu và những kỉ niệm của mẹ thời thơ ấu. Con hồn nhiên ngây thơ sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
* Mẹ yêu thương con, quan tâm tới việc học của con.
* Em hãy đọc câu văn “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm...”
- Câu văn này nói về điều gì?
- HS đọc.
- HS trả lời: Câu văn nói về vai trò, vị trí của nhà trường.
2. Vai trò và vị trí của nhà trường.
- Câu nói của mẹ “Đi đi con... thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?
GV gọi một số em trình bày sau đó chốt lại.
- HS thảo luận nhóm.
Trường học đem đến cho con người tri thức khoa học, những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, chắp cánh cho em những ước mơ tươi sáng, đẹp đẽ. 
Hoạt động 3: Tổng kết
III. tổng kết
- Văn bản này, các em cần ghi nhớ điều gì?
 HS đọc ghi nhớ.
Ghi nhớ: SGK/9
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận.
- GV gợi ý:
+ Đó là kỉ niệm gì? Vì sao đáng nhớ (gắn liền với ai)?
HS thảo luận
IV. Luyện tập:
Bài 1: 
- Hồi hộp nhất vì là lần đầu.
- Dấu ấn sâu đậm vì kỉ niệm tuổi thơ
Bài 2: 
4. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn văn bản “Mẹ tôi”.
 ________________________________________________________
Tiết 2 
 Văn bản:	 Mẹ tôi
ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Ngày soạn: 16 / 8 / 2009
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh:
- Hiểu biết và thấm thía tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
- Giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ.
- Thấy được tác dụng của cách diễn đạt tình cảm và phương thức viết thư.
B. chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị truyện: Những tấm cao cả.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
c. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng chẳng phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ đem đến cho các em một bài học như thế.
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
I. Đọc - tìm hiểu chung:
- Theo em, cần đọc văn bản với giọng như thế nào?
- Gọi HS đọc.
- Quan sát phần cuối văn bản và chú thích *, nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Hỏi chú thích 1, 5, 7, 
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS giải nghĩa các từ.
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Tác giả: ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
- Tác phẩm:
 Trích “Những tấm lòng cao cả”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản
- Văn bản được viết theo thể loại nào?
- HS trả lời: VB nhật dụng
- Ai viết thư? Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Tâm trạng của Enricô khi đọc thư?
- HS phát hiện 
HS nhận xét: 
1. Hoàn cảnh viết thư :
 Bố En-ri-cô viết cho con, phê phán nghiêm khắc khi En-ri-cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm mẹ em.
Em rất xúc động.
- Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của bố đối với Enricô?
- Qua những chi tiết đó em thấy thái độ của bố đối với Enricô là thái độ như thế nào?
 Vì sao ông có thái độ đó?
- Những chi tiết, hình ảnh nào nói về mẹ Enricô?
- Từ những chi tiết, hình ảnh đó, em thấy mẹ Enricô là người như thế nào?
- Tình cảm của mẹ Enricô cho em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
- HS phát hiện chi tiết.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS phát hiện.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Văn bản “Cổng trường mở ra”.
2. Nội dung bức thư :
a) Thái độ của bố trước lỗi lầm của con:
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tìm bố vậy.
- Bố ... không nén được cơn giận dữ.
- Thật đáng xấu hổ.
- Không bao giờ con được thốt ra.
- Con phải xin lỗi mẹ.
- Con hãy cầu xin mẹ... tiếc rằng bố không có con còn hơn con bội bạc với mẹ.
* Ông hết sức buồn bã, đau đớn và tức giận vì Enricô có lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
b. Tình cảm của mẹ Enricô.
- Mẹ thức suốt đêm ... mất con
- Người mẹ ... cứu sống con.
* Mẹ thương yêu con sâu nặng.
- Điều gì khiến Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Đọc thư bố Enricô đã nhận ra điều gì?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của bố Enricô?
- Em hãy suy nghĩ xem tại sao bố Enricô không nói trực tiếp mà phải viết thư?
(Cho HS thảo luận nhóm)
- Qua đó em hiểu gì về bố Enricô?
- Đọc xong bức thư của bố, Enricô sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Đây là bức thư người bố gửi cho con, tại sao lại lấy tên văn bản là “Mẹ tôi”?
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp. Viết thư là chỉ viết riêng cho người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, giữ được lòng tự trọng cho người mắc lỗi. Đây là cách ứng xử trong đời sống gia đình và xã hội.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS thảo luận.
- HS thảo luận.
- Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và Enricô.
- Những lời nói chân tình, sâu sắc xong thái độ kiên quyết, nghiêm khắc.
* Enricô nhận ra: Tình yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Mất mẹ là nỗi bất hạnh lớn lao nhất trong đời người.
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao (điều đó có tác dụng với cảm xúc).
- Bố Enricô thương yêu con, mong và luôn giáo dục con trở thành người con hiếu thảo, trân trọng vợ.
Ông là người chồng, người cha tốt.
Hoạt động 3: Tổng kết
III. Tổng kết:
- Em có nhận xét gì về lời lẽ trong thư?
- Hãy nêu nội dung chính của bức thư?
* Hãy đọc to phần ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ.
- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
- Tâm tư tình cảm buồn khổ và thái độ nghiêm khắc cua người cha trước lỗi lầm của con.
- Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản này gợi cho em suy nghĩ gì?
HS thảo luận
IV. Luyện tập:
4. Hướng dẫn học tập:
Học thuộc ghi nhớ và bài thơ “Thư gửi mẹ”.
Viết 5 - 7 câu nêu cảm nghĩ khi đọc “Mẹ tôi” và “Cổng trường mở ra”.
Soạn: Từ ghép.
 _________________________________________
Tiết 3	 	 Từ ghép
Ngày soạn: 18 / 8 / 2009
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh:
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
B. chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần I, II trong SGK. 
c. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Nhắc lại khái niệm từ ghép?
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	ở lớp 6, các em đã biết khái niệm từ ghép. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép.
I. các loại từ ghép.
* GV dùng bảng phụ ghi 2 đoạn văn - HS đọc.
- Các từ in đậm thuộc loại từ nào?
- Đâu là tiếng chính, đâu là tiếng phụ? Tại sao?
- Nhận xét về vị trí tiếng chính, phụ?
- Từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào?
- HS quan sát - đọc
- Trả lời
1. Từ ghép chính phụ:
a) Ví dụ: SGK
- Bà ngoại, thơm phức là từ ghép.
- "ngoại" bổ sung đặc điểm cho "bà"
- "phức" bổ sung đặc điểm cho "thơm"
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
b) Ghi nhớ: ý 1 - ghi nhớ 1/ SGK-14
* Đèn chiếu (bảng phụ) 2 đoạn văn tiếp.
- Các từ "quần áo", "trầm bổng" có phải là ghép chính phụ không? Tại sao?
- Về mặt ngữ pháp, các tiếng có quan hệ như thế nào với nhau?
- Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào?
- HS quan sát - đọc
- Trả lời
2. Từ ghép đẳng lập:
a) Ví dụ: SGK
- "quần áo, "trầm bổng" không ph ...  nhà nào ba, bốn quả chuối xanh chấm muổitắng và thấy rằng cũng ngo. Hắn uống rượu với cái gì cũng ngon.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
 "Ông tôi cùng mấy mươi người trong làng rủ nhau ra đi. Một đàn mấy trăm con người đáp tàu hoả xuổng Hải Phòng đáp tàu thuỷ vào miền trong. Đâu đổ bộ lên quãng Phan Rang, Phan Thiết gì đó. Con đườn lớn mới phá được đến quảng này. Hàng nghìn phu tản vào rừng làm việc. Đốt rừng. Lấp hố. Phá truông. Đắp đường."
? Câu nà là câu rút gọn?
- Chuỗi câu: Đốt rừng. Lấp hố. Phá truông. Đắp đường. Có phải là chuỗi liệt kê không? nếu là chuỗi liệt kê thì chuỗi này có gì đặc biệt?
4. Hướng dẫn học tập:
Học bài, Chuẩn bị kiểm tra cuối năm
- Hoàn thiện bài tập.
Tiết 131-132
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Kiểm tra những kiến thức trọng tâm về Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong cả năm học, đặc biệt là trong học kì 2
- Củng cố những kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận đã học và thự hành lớp 6 và HK1 và lớp 7
- Kiểm tra năng lực. kĩ năng và hiệu quả tích hợp V-TV- TLV trong từng câu trả lời, từng bài tập và bài viết.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị đề
- Học sinh:
+ ôn tập
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Phát đề
3. HS làm bài
4. Thu bài
5. Nhận xét
Tuần 34
bài 33
Tiết 133- 134
Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Tiếo tục chương trình Ngữ văn địa phương ở lớp 6, giúp HS hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tư tưởng, truyền thống và hiện nay, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc tinh hoa của địa phương mình trong sự giao luu với cả nước.
- ND: chọn khai thác những vấn đề mạnh, đặc sắc của địa phương.
- Hình thức: cần đa dạng, linh hoạt và thiết thực hiệu quả tránh hình thức, phô trương, lãng phí.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+. Soạn bài
+. Thu chấm, lựa chọn HS trình bày
- Học sinh:
+. Sưu tầm tục ngữ, ca dao về HN
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Giới thiệu ca dao tục ngữ về HN
- GV nêu yêu cầu
- Mỗi HS sưu tầm khoảng 20 câu ca dao tục ngữ nói về HN
- Mỗi tổ chọ một bạn sưu tầm tốt viết bài giới thiệu và trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp rõ ràng mạch lạc, đúng các câu ca dao, tục ngữ về HN.
Hoạt động 2: 
Tổ chức cuộc thi nhỏ về HN
- GV nêu hình thức cuộc thi
- Ô chữ, cả lớp tham gia.
- Trả lời tám ô chữ hàng ngang để tìm ra chữ cái trong ô chữ chính.
- HS tham gia trò chơi
1. Bài hát nổi tiếng về HN của tác giả Nguyễn Đình Thi?
(Tiến về HN)
2. Công trình kiến trúc đặc biệt được XD vào thời nhà Lí?
(Chùa Diên Hựu)
3. Con sông ở phía Bắc của HN?
(Nhị Hà)
4. Hn được gọi là một vùng đất có thế...?
(Rồng cuộn hổ ngồi)
5. Ngôi chợ cổ của HN?
(Đồng Xuân)
6. mòn ăn nổi tiếng của HN?
(Phở)
7. Cây cầu đã chứng kiến bao sự kiện ls của thủ đô HN?
(Long Biên)
8. Người đã có công tu bổ đền Ngọc Sơn, bắc cây cầu Thê Húc?
(Nguyễn Văn Siêu)
* câu hỏi phụ:
1. Hát một bài hát về HN?
2. Giới thiệu vài nét về ngôi chùa?
3. Cảm nghĩ của em về con sông Hồng?
5. Đây là lời nhận xét của ai trong bài viết nào?
 ..."Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi..."
5. Nêu những hiểu biết của em về ngôi chợ này?
6. Cảm nghĩ của em về ngôi chợ đó?
7. Cây cầu này đã xây dựng bao nhiêu năm? Ai xâu?nó có ý nghĩa như thế nào đối với người dân HN?
8. Giới thiệu vài nét về ông?
4. Hướng dẫn học tập:
- Chuẩn bị hoạt động ngữ văn
Tiết 135-136
Hoạt động Ngữ văn đọc diễn cảm văn nghị luận
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+. Soạn bài
- Học sinh:
+.Đọc 4 văn bản
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Hướng dẫ đọc
1. Cách đọc chung:
- Nêu cách đọc chung của 2 văn bản Tinh thẫn yêu nước của nhân dân ta và Sự giàu đẹp của tiếng Việt?
- GV hướng dẫn cụ thể cách đọc chung và cách đọc từng văn bản?
- HS trả lời
- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
2. Cách đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta": Giộng đọc chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
a. Mở bài:
- Hai câu đầu: Nhấn mạnh từ nồng nàn.
- Câu 3 nhấn các ĐT, TT
b. Đoạn thân bài:
- Đoạn1:
+ Nhấn từ "có" "chứng tỏ"
+ Câu cuối đọc giọng nhỏ, lưu ý các ĐN, đảo ngữ:
dân tộc anh hùng, anh hùng dân tộc.
- Đoạn 2:Giọng đọc lền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
+ Câu1: đọc chậm, nhấn ngữ "cũng rất".
+ Câu cuối: nhấn từ "giống nhau, khác nhau" tỏ ý sơ kết, khái quát
c. kết đoạn:
Giọng đọc chậm hơi nhỏ
- 3 Câu đầu: nhấn các từ : cũng như, nhưng.
- Hai câu cuối: giộng đọc giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các từ ngữ: "nghĩa là phải" và các ĐT làm VN.
3. Cách đọc văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Giọng đọcchung: chậm rãi, điềm đạm, tính chất tự hào.
- hai câu đầu: Đọc chậm, rõ, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng.
- Đoạn Tiếng Việt...Thời kì LS chú ý từ tiếng Việt, từ cí ý nghĩa giảng giải"Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng..."
- Đoạn Tiếng Việt... văn nghệ: đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng.
- Câu cuối cùng: đọc giọng khẳng định, vững chắc.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn tổ chức đọc
4. Đọc văn bản:
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm
- Chọn 4 HS đọc trước lớp
Tiết 2:
- 1 HS đọc trong nhóm, nhóm nhận xét.
- Nhóm trưởng cử một bạn đọc trước lớp
- 4 HS đại diện cho các nhóm đọc trước lớp.
a. Đọc trong nhóm:
b. đọc trước lớp:
Hoạt động1:
Hướng dẫn đọc
1. Cách đọc văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn cụ thể cách đọc từng văn bản
- HS nêu cách đọc
- Giọng đọc chung: nhiệt tình, ca ngợi, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài nhìn chung khá dài, nhiều vế.
- Câu1: Nhấn mạnh "Sự nhất quán, lay trời chuyển đất"
- Câu 2: Nhịp điệu liệt kê ở các từ: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- đoạn 3,4: Đọc giọnh tình cảm, ấm áp, gần với giọng kể chuyện: Nhấn giộngk ở các từ ngữ: Càng, thực sự văn minh.
- đoạn cuối: Phân biệt lời văn của tác giả với lời trích của Bác Hồ: Hai câu trích đọc với giọng hùng tráng, thống thiết.
2. Văn bản: ý nghĩ văn chương
- Giọng đọc chung: chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- hai câu đầu: giọng kể chuyyẹn lâm li, buồn thương; câu thứ ba giọng tỉnh táo, khái quát.
- đoạn: Câu chuyyẹn có lẽ....gợi lònh vị tha: Giộng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn cuối: giọng tâm tình thủ thỉ như đoạn 2
Hoạt động 2:
hướng dẫn tổ chức đọc
2. Tổ chức đọc:
- yêu cầu Hs luyện đọc nhóm
- Chọn 4 HS đọc trước lớp
- 1 HS đọc trong nhóm, nhóm nhận xét.
- Nhóm trưởng cử một bạn đọc trước lớp
- 4 HS đại diện cho các nhóm đọc trước lớp.
a. Đọc trong nhóm:
b. Đọc trước lớp:
Hoạt động3:
Tổng kết chung hai tiết luyện tập
- Tống kết
- Nghe, rút kinh nghiệm
1. Nhận xét: 
- Số HS đọc 2 tiết
- Chất lượng đọc
- Kĩ năng đọc
- Những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.
2. Lưu ý:
- Sự khác nhau giữa đọc văn bản tự sự và văn bản trữ tình
đọc văn bản nghị luận cần đọc to rõ, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. nhưng vẫn cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
4. Hướng dẫn học tập
- Tìm đọc Tuyên ngôn độc lập
Tuần 35
bài 34
Tiết 137- 138
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âmm địa phương
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+. Soạn bài
+. Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Chuẩn bị bảng phụ
- Học sinh:
+. Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Rèn luyện chính tả
Bài tập 1: Nghe viết1 đoạn thơ hoặc một đoạn văn xuôi.
- GV đọc
- HS nghe viết
- HS trao đổi bài viết cho nhau, phát hiện lỗi sai
Hoạt động 2: 
Bài tập 2: điền chữ, dấu, từ vào chỗ trống
- GV sử dụng bảng phụ đã viết sẵn bài tập
- 2 HS lên bảng điền
- Lớp nhận xét
( bài tập 2 SGK)
Hoạt động 3: 
bài tập 3:
- Giao bài tập 3
- GV sử dụng bảng phụ
Tiết 2
- Hai HS lên bảng thi tìm từ nhanh trong 5 phút
- lớp nhận xét
- HS đặt câu
Tìm từ có nét nghĩa chung: Hoạt đông của con người tác động(đối tượng) A - Làm cho A ở tình trạng B.
VD: Lung lay, lắc, bóc, ném...
Bài tập 4: đặt câu với các cặp từ:
- Lên - nên
- Lửng lơ, lẳng lơ
- Vằng vặc, dằng dặc.
- Man mác, man mát.
- Bạt ngàn, bạc ngàn
Hoạt động 4
Tiếng Việt vui
- GV kể câu chuyện
ị
- GV đưa tình huống của một câu chuyện
- Em hiểu lời phê của quan như thế nào?
- Do đâu mà em có những cách hiểu trái ngược như vậy?
- GV kể kết thúc câu chuyện
- HS trao đổi, phát biểu ý kiến
- HS nghe và trả lời câu hỏi
* Bài tập 1: Nghe chuyện vui sau đây và cho biết vì sao anh con trai trong truyện lại uống rượu và đánh bạc?
 Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông thếu thào nói qua hoqi thở:
- Đừng uốmg trà...uống rượu con nhé!
- Đừng đành cờ, đánh bạc con nhé!
Anh con trai vốn là người có hiếu, vừa cần kiệm nhưng không hiểu vì sao chỉ sau khi bố mất ít lâu đã trở thành bợm rượu và con bạc lừng lẫy nhất vùng, đến nỗi bán sạch cả sản nghiệp do bố để lại.
* Bài tập 2: 
- Một người vợ muốn li dị chồng vì không thể sống chung được nữ, bèn nhờ ông thày đồ viết đơn hộ lên quan, quan phê: Cho về nhà ở với chồng cũ không được lấy chồng mới.
+ Cho về nhà ở với chồng cũ, không được lấy chồng mới.
+ Cho về nhà ở với chồng cũ không được, lấy chồng mới.
ð Chỉ cần thêm dấu phẩy mà ý nghĩa của câu khác hẳn.
ð Vai trò của dấu phẩy trong cách hiểu câu rất quan trọng.
- Do lời phê không có dấu phẩy nên thày đồ khuyên người vợ cứ lấy chồng mới, người chồng cũ bèn kiện lên quan. Quan cho đòi người vợ lên, người vợ đưa theo thày đồ. Thày đồ nói: Người vợ mày đã làm đúng theo lời phê của quan: "Cho về nhà ở với chồng cũ không được, lấy chồng mới."
* Bài tập 3: Với 5 từ: Nó, bảo, sao, không, đến. Hãy ghép thành các câu có nghĩ, không thêm bớt từ.
4. Hướng dẫn học tập:
Hoàn thiện bài tập
Tiết 139-140:
Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì II và cuối năm
(Giáo án chấm trả)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7 MOI(1).doc