Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 : Văn bản : Cổng trường mở ra (Tiết 49)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 : Văn bản : Cổng trường mở ra (Tiết 49)

- Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

- Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.

B -CHUẨN BỊ2/

- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết

 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

 

doc 163 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 : Văn bản : Cổng trường mở ra (Tiết 49)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Bài 1
Tiết 1 : Cổng trường mở ra
Tiết 2: Mẹ tôi
Tiết 3: Từ ghép
Tiết 4: Liên kết trong văn bản
Tiết 1 : Văn bản : 
 Cổng trường mở ra	
 Lí Lan
A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
- Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.
B -Chuẩn bị2/ 
- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung 
HĐ1: ổn định tổ chức - Kiểm tra : Thế nào là văn bản nhật dụng ? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Các văn bản ấy đã đề cập đến những vấn đề nào trong đời sống ? 
HĐ2 : Bài mới
 HĐ2.1 : Giới thiệu bài mới : Từ nội dung câu trả lời của học sinh trong phần KT bài cũ , gv giới thiệu nội dung bài mới .
HĐ2.2: Tổ chức cho HS tìm hiểu chung về văn bản 
GV: Hãy đọc phần chú thích trong SGK sau đó trình bày những nét sơ lược về tác giả và xuất xứ của tác phẩm .
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Có thể xếp “ cổng trường mở ra ”là văn bản nhật dụng được không ? Vì sao? 
HS: Trả lời câu hỏi dựa vào khái niệm văn bản nhật dụng.
- Hs nêu được khái niệm văn bản nhật dụng và kể tên đúng 3 văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6.
I -Đọc - tìm hiểu chung 
- Tác giả : Lí Lan 
- Tác phẩm : 
 +Xuất xứ : Được đăng trên báo "Yêu trẻ"-TP HCM.
 + Tính chất : Là văn bản nhật dụng
 + Thể loại : kí.
GV: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này là tự sự, miêu tả hay biểu cảm ? 
HS : Biểu cảm 
GV: Bài văn biểu lộ cảm xúc của ai ? Đó là những cảm xúc như thế nào ?
HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
GV: Căn cứ vào những điều vừa tìm hiểu chung về văn bản , theo con nên đọc văn bản này như thế nào ? Vì sao?
 HS : Nêu cách đọc : Giọng chậm rãi; tình cảm...
GV: đọc mẫu 1 đoạn
HS : đọc, nhận xét
 + Phương thức biểu đạt : Biểu cảm 
+ Nội dung : Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
HĐ2.3 ; Tổ chức cho HS đọc - hiểu văn bản
GV: Trước ngày khai trường đầu tiên, cả người mẹ và người con đã chuẩn bị những gì cho năm học mới ? 
HS: - Mọi thứ cần thiết : Quần áo ,sách vở ...đã sẵn sàng .
 - Người mẹ còn chuẩn bị về tâm lí cho con:Khích lệ con ...
 - Người con cũng đã sẵn sàng cho năm học mới : Tỏ ra ngưòi lớn hơn khi thu dọn đồ chơi .
GV: Với sự chuẩn bị chu đáo như thế , tại sao vào cái đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ vẫn không ngủ được ? ( Quan sát đoạn đầu)
HS: + Mẹ lo con là đứa trẻ nhạy cảm sẽ háo hức vì ngày khai trường mà không ngủ được .
GV : Thế nhưng nỗi lo ấy đã được giải toả : “ Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”. Vậy mà người mẹ vẫn không ngủ , bà đã có những việc làm và suy nghĩ như thế nào vào cái đêm không ngủ ấy ? 
HS: + Mẹ ngắm đứa con mình đang ngủ ngon lành .
 + Mẹ đắp mền , buông mùng ...rồi “không biết làm gì nữa ”.
 + Mẹ không tập trung làm được việc gì cả , xem lại những thứ đẫ chuẩn bị cho con, tự nhủ mình phải đi ngủ sớm .
 + Mẹ lên giường và trằn trọc .
 + Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học .
 GV : Đã tin tưởng như thế, đẫ khẳng định “ còn điều gì để lo lắng quá đâu” nhưng người mẹ vẫn không ngủ được . Vì sao vậy 
HS: - Vì ngươì mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình . Khi ấy mẹ có tâm trạng nôn nao, hồi hộp trên
 đường tới trường và chơi vơi hốt hoảng khi phải xa bà ngoại.
GV: Có ấn tượng sâu đậm về ngày khai trường đầu tiên như thế nhưng tại sao người mẹ ấy không kể điều này với chính đứa con của mình ? 
HS: Vì muốn khắc sâu ấn tượng về ngày đầu tiên đi học vào lòng con một cách nhẹ nhàng , cẩn thận và tự nhiên .
GV: Đó là tất cả những lí do khiến người mẹ không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường của con. Bao nôn nao, bao âu lo, bao mong muốn cứ đan xen miên man trong tâm trạng mẹ đêm nay. Ngày mai, ngày đầu tiên con đến trường có chút lo lắng - mẹ đã chuẩn bị xong, mà sao vẫn còn thao thức. "Hàng năm, cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...". Hóa ra âm vang bài học thuở áo trắng của chính mình cứ sống dậy xốn xang - mẹ không ngủ được. ấn tượng sâu đậm về cái ngày đầu tiên ấy mẹ muốn khắc sâu vào con để con có những giây phút thật đẹp, thật đáng trân trọng mà mai này mỗi khi nhớ về con lại thấy xao xuyến, bâng khuâng. Có thể nói Lí Lan đã rất "sống" với kỉ niệm tuổi thơ, với ngày khai trường vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu... những kỉ niệm, cảm xúc ấy mãnh liệt tha thiết ấy cứ rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến mãi trong lòng người mẹ. Tâm trạng đẹp đẽ ấy được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
II - Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng người mẹ
+ Lo cho con
+ Nhớ lại ngày khai trường của mình
+ Mong con có những ấn tượng không phai về ngày khai trường đầu tiên.
->- Thao thức, phấp phỏng, hồi hộp, xao xuyến
GV: Theo dõi những việc làm và suy nghĩ của người mẹ vào cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em có thể nói gì về người mẹ này .
HS : - Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
 - Mẹ chuẩn bị chu đáo cho con .
 - Mẹ hồi hộp về ngày khai trường đầu tiên của con .
 - Mẹ quan tâm và yêu quý con... 
 - Một người mẹ có tâm hồn tinh tế và nhậy cảm .
ị Tấm lòng yêu thương con , sự nâng niu chăm sóc con ân tình, chu đáo...một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm.
GV: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con mình không? Theo con cách viết này có tác dụng gì?
HS: Người mẹ đang tâm sự với con và cũng chính là đang nói với lòng mình.
	ị Giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả được một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng cũng như những tình cảm tha thiết mà mẹ dành cho con. Đó là những điều sâu thẳm khó nói bằng lời.
- Ca ngợi tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ với con.
GV: Trong mạch tâm trạng của mẹ có đoạn suy tư về ngày khai trường ở Nhật Bản. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản
HS: Ngày khai trường ở Nhật Bản rất quan trọng. Từ đó ta có thể nhận thấy giáo dục có một vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống mỗi người và toàn xã hội.
GV: Nếu cho rằng những suy nghĩ của người mẹ về nền giáo dục Nhật Bản ấy ẩn chứa những ước mơ, mong muốn cho con mình. Con có đồng ý không? Đó là ước mơ gì?
HS: Ước mơ mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng mong đó là con mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả sự quan tâm của xã hội.
+ Khẳng định vai trò của nhà trường, của giáo dục đối với cuộc sống mỗi con người và toàn xã hội. Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ.
+Mong con sẽ được hưởng một nền GD tốt nhất , sẽ nhận được mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống .
GV: Kết bài người mẹ nói "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Con thử hình dung lại xem thế giới kì diệu đó là gì? HS thảo luận.
HS: - Thế giới của điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí
 làm người...
	- Thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng vạn năm đã tích lũy được.
	- Thế giới của tình thầy trò cao đẹp, tình bạn thiêng liêng, của những ước mơ và khát vọng bay bổng niềm vui niềm hi vọng...
 2-* Ghi nhớ SGK
GV: Bài văn giản dị nhưng vẫn khiến người đọc suy ngẫm xúc động. Vì sao vậy?
	Gợi ý: Cách viết giống nhật kí, dễ bộc lộ cảm xúc.
GV : Bài văn đã chỉ rõ ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ và cuộc đời mỗi con người và học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và xã hội. Vì thế chúng ta ý thức một cách sâu sắc rằng "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Thế giới kì diệu ấy là cả chân trời văn hóa, khoa học đang rộng mở bao la, đón chờ ta ở phía trước.
HĐ2.4: Tổ chức cho HS luyện tập 
	Bài 1: Yêu cầu học sinh trao đổi ý kiến và lí giả tại sao ngày khai trường lớp 1 lại để lại ấn tượng sâu đậm trong mỗi người . (HS thảo luận nhóm).
 HS: Tự do bộc lộ . Có thể : ấn tượng sâu đậm nhất vì là buổi khai trường đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt lớn...
 Được thấy những điều mới lạ, có những cảm xúc bỡ ngỡ, lo sợ, vui sướng...
 Bài 2: Gợi ý: Đoạn văn phải chân thành sâu sắc, ghi lại
 những rung động thật sự của bản thân.
- Lời văn giản dị, nhẹ nhàng giàu cảm xúc, tình cảm tự nhiên chân thành.
III - Luyện tập
Bài 1: 
Bài 2: 
 Rút kinh nghiệm : 
Tiết 2 : Mẹ tôI
 ét - mon – dơ a – mi - xi 
 A - Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Hiểu và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và thấy được trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
 B - Chuẩn bị 
	- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
HĐ1: ổn định tổ chức - Kiểm tra : Qua bài văn "Cổng trường mở ra" con hiểu được điều gì về ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người? Con cảm nhận được gì về tâm trạng và tình cảm của người mẹ dành cho đứa con yêu? 
HĐ2 : Bài mới
 HĐ2.1 : Giới thiệu bài mới : Từ nội dung câu trả lời
 của HS trong phần kiểm tra bài cũ , GV đọc một vài câu thơ,
 hoặc lời của một bài hát nói về vai trò của người mẹ trong
 cuộc đời mỗi con người để giới thiệu bài mới.
GV: Ngoài những thông tin trong SGK, con còn biết thêm những gì về tác giả 
HS: Trả lời 
GV : Bổ sung: Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng . Những kỉ niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị , đầy nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp toàn cầu .
GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, dứt khoát, nhưng tình cảm
HĐ2.3 ; Tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản
HS: Đọc văn bản
GV: Theo con bài văn này kể về ai?
	A - Người mẹ B - Enricô C - Tâm trạng của người cha
HS: Tâm trạng người cha. (GV ghi đề mục của bài học)
GV: Vì sao bố viết thư cho Enricô? Khi viết thư cho con người cha có tâm trạng như thế nào?
HS: + Vì Enricô phạm lỗi "trước mặt cô giáo đã nói lời thiếu lễ độ với mẹ.
	+ Tâm trạng người cha: Buồn bã, tức giận, xấu hổ.
GV: Qua từ ngữ nào con nhận thấy tâm trạng này?
HS tìm chi tiết, từ ngữ:
	+ Nhát dao đâm vào tim, không thể nén cơn tức giận, vong ân bội nghĩa, bội bạc,  ... ờng hành quân người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh con gà, hình ảnh người bà với tình yêu, sự chắt chiu, chăm lo cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi vào cuột đời...-->Mạch cảm xúc của bài thơ 
Gv : Xuyên suốt bài thơ đó là những tình cảm và khái niệm của người chiến sĩ được gợi lên từ tiếng gà trưa và hình ảnh của người bà 
HĐ2.3 : Tổ chức cho HS tìm hiểu tác phẩm 
Gọi Hs đọc khổ thơ một 
Gv : Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí trong thời điểm cụ thể như thế nào 
Hs : Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ trên đường hành quân 
Gv : Tại sao trong vô vàn ân thanh người chiến sĩ lại chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa 
Hs : Tiếng gà là âm thanh của làng quê. Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng đem đến niềm vui cho người nông dân tần tảo chắt chiu 
Gv : Tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm khó quên của con người. Chính bởi vậy trong vô vàn âm thanh người chiến sĩ chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa, âm thanh của tiếng gà trưa vang lên còn là âm thanh dự báo những điều tốt lành
Gv : Hiểu như thế nào về “đường hành quân xa”
Hs : Là đường ra mặt trận ra tiền tuyến chiến đấu để giành lại nên độc lập tự do 
Gv : Với người ra trận, tiếng gà trưa đã gợi những cảm giác mới lạ nào 
Hs : 
Thấy nắng trưa xao động 
Thấy bàn chân đỡ mỏi 
Thấy tuổi thơ hiện về 
Gv : Tại sao âm thanh của tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó ở người chiến sĩ
Hs : Buổi trưa ở làng quê thường yên tĩnh do đó tiếng gà trưa có thể khua động cả không gian 
Tiếng gà đem lại niềm vui làm cho người ta thấy quên đi nỗi nhọc nhằn vất vả 
Tiếng gà rưa gợi lại những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ 
Gv : Như vậy người chiến sĩ ở đây cảm nhận âm thanh của tiếng gà trưa không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn
Gv : Từ những điều vừa phân tích tìm hiểu hãy cho biết âm thanh của tiếng gà trưa đã khơi dậy tình cảm nào trong lòng người chiến sĩ 
Hs : Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ 
Gv : Từ đây em có nhận xét gì về tình cảm đối với làng quê của người chiến sĩ 
Hs : Yêu quê hương thiết tha sâu nặng 
Gọi Hs đọc khổ thơ 2,3,4,5,6
Gv : Tiếng gà trưa đã khơi dậy rong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh thân thương nào ở khổ thơ thứ hai 
Hs : Tiếng gà trưa đã khơi dậy hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng 
Gv : Những chi tiết “mái mơ” “mái vàng” “ổ trứng hồng” gợi tả một vẻ đẹp về màu sắc như thế nào? Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng gì 
Hs : Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng. Qua những chi tiết đó người đọc như thấy hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xăn đáng yêu. Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị 
Gv : Lời thơ “Này ... mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì 
Hs : Biểu hiện tình cảm nồng hậu gẫn gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê 
Gv : Trong âm thanh của tiếng gà trưa nhiều hình ảnh kỉ niệm hiện về. Đó là hình ảnh kỉ niệm nào 
Hs :- Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng 
- Hình ảnh người bà chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp 
- Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối”
- Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới 
Gv : Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu 
Hs : 
- Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong lành ở gia đình và làng quê 
- Vui vì có quần áo mới song vui hơn vì được sống trong sự yêu thương của bà 
Gọi Hs đọc hai khổ thơ cuối 
Gv : Trong đoạn thơ này tiếng gà trưa đã gợi lên điều gì ? 
Gv : Vì sao có thể nghĩ rằng “ Tiếng ...phúc ”
Hs : Tiếng gà trưa đã thức dậy bao tình cảm bao kỷ niệm . Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương cho con người . 
Gv: Theo con trong “giấc ngủ ...trứng ” thì con người chỉ có thể mơ thấy điều gì ? 
Hs : Mơ thấy những điều tốt lành , những niềm vui và hạnh phúc .
Gv : Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? tác dụng ? 
HS : Điệp từ “ vì ” có tác dụng khẳng định mục đích chiến đấu , lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ .
GV : Đó là một mục đích chiến đấu như thế nào ? 
HS : Mục đích vừa cao cả vừa bình dị .
Gv : Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “ vì .... thơ’’ 
Hs : ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật thân thương quý giá ; là biểu tưọng hạnh phúc ở một miền quê . Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật và quý giá đó .
GV: Tất cả những điều ấy giúp con hiểu gì về người chiến sĩ ? 
Hs : Là ngưòi gắn bó với gia đình , quê hương đất nước .
GV : Như vậy đối với ngưòi chiến sĩ âm thanh của tiếng gà trưa như là nút khởi động , như là chiếc đũa thần chỉ chạm khẽ vào kí ức đã làm sống dậy những tình cảm , những kỉ niệm tuổi ấu thơ . Không những thế đối với cuộc sống hiện tại âm thanh ấy còn như lời thúc giục người chiến sĩ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp . Rõ ràng nếu không phải là ngưòi yêu mến và gắn bó với gia đình với quê hương đất nước thì làm sao một âm thanh rất đỗi bình dị ấy lại gợi lên trong lòng người chiến sĩ những tình cảm lớn lao cao đẹp như vậy .
Hs đọc đoạn : “Tiếng gà trưa...sột soạt” 
GV: Hình ảnh bà hiện lên như thế nào qua những dòng thơ vừa đọc ? 
HS : Bảo ban cháu “Gà đẻ ... lang mặt ”
Gv : Em có nhận xét gì về vhi tiết “bà mắng cháu”
Hs : Đó là lời mắng yêu. Bà có mắng cháu thì cũng xuất phát từ tình yêu thương, từ mong muốn cháu xinh đẹp có hạnh phúc 
Gv : Rõ ràng chi tiết này thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu 
Gv : Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng gợi cho em suy nghĩ gì về bà 
Hs : Luôn chiu thương, chịu khó tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khổ
Gv : Những câu thơ “Cứ hàng ... áo mới” nói về điều gì 
Hs : Nói về nỗi lo của bà khi gió mùa đông tới, khi trời có sương. Thực chất của nỗi lo đó bà lo gà hỏng không có gà bán không có tiền mua quần áo mới cho cháu 
Gv : Em có nhận xét gì về nỗi lo của bà 
Hs : Là nỗi lo vì niềm vui của cháu. Nỗi lo ấy cho ta thấy được tình yêu thương giản dị thầm lặng của người bà quê hương 
Gv : Qua tất cả những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bà 
Hs : Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu
-->Vẻ đẹp của bà chình là vẻ đẹp muôn đời của người bà, người mẹ Việt Nam, vẻ đẹp của người bà trong truyện cổ tích 
HĐ2.4 : Tổng kết 
 Gv : Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
HĐ3 : Luyện tập 
I.Đọc , tìm hiểu chung 
- Tác giả : Là một hồn thơ dung dị, đôn hậu , nữ tính ,một giộng thơ tự hát , tự bạch .
- Bài thơ ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ , in trong tập “ hoa dọc chiến hào ” 
II.Đọc – hiêủ văn bản 
Những tình cảm và kỉ niệm của ngưòi chiến sĩ được gợi lại qua âm thanh tiếng gà trưa 
- Tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ 
--> Yêu quê hương thiết tha sâu nặng
- Gợi những kỉ niệm của tuổi ấu thơ 
- Gợi hình ảnh ngưòi 
III. Tổng kết 
IV. Luỵện tập 
	* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 55 : Điệp ngữ
Ngày soạn : 
 Ngày day :
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs 
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ 
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên và bình dị 
B – Chuẩn bị 
	- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ
Gv : Thế nào là thành ngữ? Cho một vd về thành ngữ? Giải thích và đặt câu 
HĐ2 : Bài mới 
2.1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 
Gv : Treo bảng phụ ghi khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” . Sự lặp lại các từ ngữ có tác dụng gì 
Hs : 
-Những từ được lặp lại là : Nghe, vì
-Sự lặp lại như thế có tác dụng nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh đối với người đọc người nghe 
Gv : Sự lặp lại những từ ngữ như thế được gọi là điệp ngữ
Gv : Vậy em hiểu thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ
Hs : Điệp ngữ là những từ ngữ được lặp lại 
Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh 
Gv : Tìm vd có sử dụng điệp ngữ ?Nêu tác dụng của điệp ngữ 
Hs : VD 
 Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng xanh đây là của chúng ta 
 Những cánh đồng thơm mát
 Những ngả đường bát ngát 
 Những dòng sông nặng đỏ phù sa 
-->Các điệp ngữ “đây là ”, “của chúng ta” “Những” vừa nhấn mạnh ý thơ vừa tạo nên âm điệu mạnh mẽ hào hùng. Đặc biệt điệp ngữ của chúng ta đã biểu lộ niềm tự hào về ý chí tự lập tự cường về tinh thần làm chủ của nhân dân ta 
HĐ 2 : Tìm hiểu các dạng điệp ngữ 
Gv : treo bảng phụ ghi ba vd ở ba bài thơ : “Tiếng gà trưa ” “Sau phút chia li” và “Gửi .. phong”
Gv : So sánh điệp ngữ trong ba đoạn thơ và chỉ rõ đặc điểm của mỗi dạng 
Hs : ở đoạn thơ trích từ bài thơ “Gởi ... phong” ta thấy những từ ngữ lặp lại đứng liền nhau. Việc lặp lại những từ ngữ đứng liền nhau như vậy gọi là điệp ngữ nối tiếp 
ở đoạn thơ trích trong bài “Sau phút chia li” thì chữ ở câu 7 trước được lặp lại ở đầu câu 7 sau 
->Cách lặp như vậy gọi là động ngữ chuyển tiếp
Đoạn thơ ở bài “Tiếng gà trưa” các từ ngữ lặp lại không liền nhau--> Cách lặp ấy gọi là điệp ngữ cách quãng 
Gv : Từ sự phân tích tìm hiểu trên em thấy điệp ngữ có những dạng nào? 
HĐ 3 : Luyện tập 
Gv yêu cầu Hs làm các bài tập từ 1->3 
Gv : Bài 1 yêu câu gì : 
Hs : Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì 
Gv : Điệp ngữ : 
--> Muốn nhấn mạnh ý chí gang thép giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 56 : Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Ngày soạn : 
 Ngày day :
A.Mục tiêu cần đạt 
B.Chuẩn bị 
C.Tiến trình lên lớp 
Gv : Thế nào là văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
Gv : Bố cục của bài văn BC về tác phẩm văn học gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần
HĐ 1 : Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs ở nhà 
Nhận xét về sự chuẩn bị của Hs
HĐ 2 : Chia tổ cho Hs tập phát biểu 
Trên cơ sơ Hs đã chuẩn bị bài gv chia nhóm
Cử nhóm trưởng và thư kí. Hs nói ở tổ, Gv dự 
Gv hướng dẫn Hs cách nói: chậm to rõ ràng 
HĐ 3 : Nói trước lớp 
- Gv yêu cầu các tổ nói trước lớp 
- Cả lớp trao đổi góp ý rút kinh nghiệm 
- Gv nhận xét và kết luận 
Muốn bài viết có hiệu quả ta cần phải đọc kĩ tác phẩm chuẩn bị kĩ dàn ý. Khi nói phải luôn theo dõi quan sát thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách nói 
D.Củng cố dặn dò
-Về nhà chuyển bài nói thành bài viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7.doc