Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 69)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 69)

. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con

 

doc 232 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 69)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/08/2012
Ngày giảng: 20 /08/2012 dạy lớp 7A
21 /08/2012 dạy lớp 7B
Tiết 1 
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lí Lan
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ 
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm
3. Thái độ: 
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người 
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Gv: Giáo án, Sgk, tham khảo tài liệu.
2. Hs: Đọc, trả lời các câu hỏi Sgk.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
2. Bài mới: 
GV giới thiệu bài
 Tất cả chúng ta, đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học. Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi, xao xuyến  cả lo lắng và sợ hãi. Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào, tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu quí của mẹ. Tiết học hôm nay sẽ làm rõ điều đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
?
Hs
?
Hs
?
Hs
Gv
Gv
?
?
Hs
Gv
?
Hs
Hs
Gv
?
Hs
?
Hs
?
?
Hs
?
?
Hs
?
?
Hs
?
Hs
?
?
Gv
Hs
Văn bản này thuộc loại văn bản gì? 
(Nhật dụng)
Giống văn bản nào chúng ta đã học ở lớp 6?
Đọng Phong Nha, Bức thư, Cầu Long Biên.
Nhắc lại khái niêm về văn bản nhật dụng?
Nhắc lại khái niệm 
Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm 
Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc
Em hãy xác định một vài từ khó?
* Háo hức: Ở trạng thái tình cảm vui phấn khởi khi nghĩ đến một điều hay và nóng lòng muốn làm ngay điều đó
* Nhạy cảm: Cảm nhận rất nhanh và tinh bằng các giác quan, bằng cảm tính.
* Can đảm: Có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ hay nguy hiểm, khó khăn
VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Phần1: Từ đầu->" Ngày đầu năm học." Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ.
Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1.
Theo dõi vb, em hãy cho biết: người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con, hãy tìm những từ ngữ trong vb thể hiện điều đó?
Trao đổi (2’) trình bày.
Định hướng.
Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau? Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ( Tương phản)
Phát hiện trả lời.
Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ?
Thảo luận 3’.Trình bày
Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì lí do nào khác?
Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ ?
Tìm, trả lời.
Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con, em thấy người mẹ là người ntn?
Em nhận thấy ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như ngày lễ của toàn xh không? 
Có.
“ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra”
Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
Học qua vb này, có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em?
Bộc lộ.
*Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
Tự bạch.
 Nét nghệ thuật độc đáo của văn bản trên là gì?
Nêu ý nghĩa của văn bản?
Hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ.
Thông điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì?
Đọc ghi nhớ sgk/9.
I. Đọc – Tìm hiểu chung:(10’)
1.Thể loại: văn bản nhật dụng
2. Đọc- tìm hiểu từ khó:
a. Đọc văn bản
b. Từ khó
3. Bố cục : Chia làm 2 phần
II. Phân tích: (25’)
1. Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
- Những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp 1( Giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
-Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học :
+ Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Mẹ lên giường trằn trọc  không ngủ được.
+ Mẹ nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng.
 ® Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường:
- Từ câu truyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai
 ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc .
III. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/9 
(5’)
1. Nghệ thuật 
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2. Ý nghĩa của văn bản
- Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người 
3. Củng cố: (2’)
- Những tình cảm của người mẹ dành cho con như thế nào?
- Mẹ có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của con?
- Nghệ thuật của văn bản là gì? Ý nghĩa?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường.
- Học phần ghi nhớ
- Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần?
- Tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trường của con?
- Soạn bài “ Mẹ tôi”.
Rút kinh nghiệm
..
Ngày soạn: 17/08/2012
Ngày giảng: 20/08/2012 dạy lớp 7A
21/08/2012 dạy lớp 7B
Tiết 2
Văn bản: MẸ TÔI
(E- A- mi - xi)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô - đơ A - mi - xi 
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi 
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư .
2. Kĩ năng: 
a. Kĩ năng chuyên môn: 
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
b.Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệmcủa cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật,giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 
3. Thái độ: 
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Gv: Giáo án, Sgk, tham khảo tài liệu.
2. Hs: Đọc, trả lời các câu hỏi Sgk.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
a. Câu hỏi:
Nét nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa của văn bản Cổng trường mở ra là gì?
b. Đáp án:
Nghệ thuật 
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
Ý nghĩa của văn bản
- Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người 
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “Thờ cha, kính mẹ”. Dù xh có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm. VB “Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
?
?
?
?
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
?
?
Hs
?
?
?
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
Hs
?
?
Hs
Gv
?
Hs
Hs
?
?
Hs
Gv 
Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thông tin về tác giả?
Văn bản được trích từ tác phẩm nào? 
Những tấm lòng cao cả mang ý nghĩa giáo dục nào?
Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tôi?
Bộc lộ.
Giảng 
Cho HS tóm tắt lại văn bản
Thảo luận nhóm sau đó trình bày
Phát biểu.
Định hướng.
Cùng hs đọc toàn bộ vb (trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình)
Giải nghĩa của các từ khó? Lễ độ, Hối hận 
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nội dung?
- P1. Lời kể của En-ri-cô.
- P2: Bức thư của bố. 
Bố viết thư cho En-ri-cô trong hoàn cảnh nào?
Bố viết thư cho En-ri-cô để làm gì?
Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong vb?
Em cảm nhận về người mẹ trong vb như thế nào chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết?
Tự bộc lộ.
Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô?
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
+ Bố không thể nén cơn tức giận.
+Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.
Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn?
Trả lời
Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố.Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk?
Lựa chọn đáp án.
Bố đã yêu cầu En-ri-cô như thế nào?
- Yêu cầu con sửa lỗi lầm .
+ Không bao giờ thốt ra một lời nói nặng với mẹ 
+ Con phải xin lỗi mẹ.
+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con.
Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố?
Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ?
Thảo luận (3’) trình bày .
Định hướng.
Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi cho En-ri-cô em rút ra được bài học gì?
Phát biểu.
Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ”.
Nghệ thuật tiêu biểu của văn bản là gì?
Văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Đọc ghi nhớ Sgk.
Yêu cầu Hs học thuộc.
I. Đọc – Tìm hiểu chung (10’)
1. Tác giả:
 - Ét - môn - đô - đơ A - mi - xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
2.Tác phẩm:
- Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, trong đó, nhân vật trung tâm là một thiếu niên, truyện được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng .
3. Đọc tìm hiểu chú thích: 
a. Đọc văn bản:
b.Tìm hiểu từ khó 
4. Bố cục: Chia 2 phần:
II. Phân tích (24’)
1. Hoàn  ...  biểu hiện?
Bài 4 (6’)
- ý kiến không chính xác: a, e, i, k
Bài 5 (9’)
a, Khác  có tính chất tập thể và truyền miệng.
b, Thể thơ lục bát.
c,  so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ
* Ghi nhớ: SGK T182
II. Luyện tập: (25’)
1. Bài 1:
- Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh, một tấm lòng lo nghĩ cho dân, cho nước.
- Hình thức thể hiện: Nỗi niềm đó được nói lên bằng hình thức kể (suốt ngày, đêm lạnh) và tả (quàng chăn ngủ chẳng yên) ở câu trên và hình thức so sánh ở câu dưới (so sánh tấm lòng ưu ái của mình lúc nào cũng (cuôn cuộn như nước chảy)
2. Bài 2:
a. Tình huống: 
B1: Một người ở xa quê, trong một đêm trăng sáng thì nhớ quê.
B2: Một người mới về quê bị coi như một người khách lạ.
b.Cách thể hiện tình cảm: 
3. Bài 3:
a. Cảnh vật được miêu tả:
B1: Cảnh trăng tà quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm ngủ trước cảnh buồn...
B2: Cảnh bao la bất ngát đầy ánh trăng...
b. Tình cảm cần được thể hiện:
B1: Buồn, cô đơn.
B2: Ung dung, thanh thản, lạc quan, yêu đời.
3. Củngcố: (2’)
- GV nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ trong phần tác phẩm trữ tình
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
- Ôn kĩ tác phẩm trữ tình.
- Chuẩn bị phần ôn tập tiếng việt.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 18/12/2012
Ngày giảng: 21/12/2012 dạy lớp 7AB
Tiết 68 Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về:
- Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
- Từ loại (đại từ, quan hệ từ).
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
- Từ Hán Việt.
- Các phép tu từ.
2. Kĩ năng.
- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng từ tiếng việt
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ.Chuẩn bị nội dung bài mới.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Để củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học về tiếng việt. Tiết học hôm nay ta đi ôn tập phần tiếng việt.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
?
?
Hs
Gv
?
?
Hs
Gv
?
?
?
?
?
?
Hs
?
Hs
?
Vẽ lại sơ đồ vào vở?
Nêu định nghĩa, phân loại từ theo loại?
HS nêu định nghĩa, phân loại
GV nhận xét.
Lấy ví dụ?
Thế nào là đại từ? Đại từ gồm những loại nào? Lấy ví dụ cho mỗi loại?
HS trả lời
GV nhận xét và khái quát .
Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại?
Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa?
Giải thích.
Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ?
Tìm một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ?
Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
HS nhắc lại
Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ giữ chức vụ gì trong câu? 
Hướng dẫn HS làm bài.
Nêu thành ngữ có nghĩa tương đương?
* Nội dung ôn tập: (34’)
Bài 1: T183
- Từ ghép chính phụ : máy khâu
- Từ ghép đl : núi sông
- Từ láy toàn bộ: xanh xanh
- Từ láy bộ phận:
+ Láy vần:
Bài 2: T183
Bài 3: T184
HS nắm được khái niệm về danh từ, động từ, tính từ -> thấy được ý nghĩa và chức năng của các từ loại.
Bài 1: T193
- Có 2 loại: Đồng nghĩa không hoàn toàn và đồng nghĩa hoàn toàn.
Bài 2: T193
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau (gần- xa)
Bài 3: T193
- Bé:
+ ĐN: Nhỏ
+ TN: to, lớn.
Tương tự HS làm tiếp
Bài 4: T193
- Từ đồng âm là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
- Từ nhiều nghĩa có nét chung về nghĩa.
Bài 5: T193
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Bài 6: T193
- Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng
3. Củng cố: (7’)
- GV nhấn mạnh 5 mảng kiến thức của môn Tiếng Việt học sinh cần ghi nhớ trong học kì 1
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt đã học trong học kì I.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng việt.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 21/12/2012
Ngày giảng: 24/12/2012 dạy lớp 7AB
Tiết 69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Kĩ năng
Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
3. Thái độ 
- Học sinh thêm yêu Tiếng Việt và tiếng địa phương.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
3. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị nội dung bài mới.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Để giúp các em tránh mắc những lỗi chính tả thường gặp ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
?
?
Gv
?
?
?
?
?
Nêu yêu cầu tiết luyện tập.
Viết chính tả đoạn văn trong văn bản Sai Gòn tôi yêu?
- Đọc. 
- Cho HS tự kiểm tra bài nhau.
- GV chữa những lỗi điển hình.
Điền vào chỗ trống theo yêu cầu của SGK?
Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất... ? Tên các loài cá bắt đầu bằng ch và tr?
Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái có chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã?
Đặt câu phân biệt từ dễ lẫn?
Phân biệt từ tắt với từ tắc?
I. Nội dung luyện tập: (5’)
- Viết, đọc đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
II. Luyện tập: (32’)
Bài 1: (T195)
Bài 2:
a. xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
b. Tiểu sử, tiểu thuyết
c. Chung sức, trung thành, thuỷ chung
d. Mỏnh manh, dũng mãnh, mãnh liệt
Bài 3: 
- Tên các loài cá:
+ Cá chép, cá chim, cá chuồn..
+ Cá trắm, cá trôi...
- Nghỉ ngơi, vui ve, bắt bẻ
- Suy nghĩ, ngẫm nghĩ
Bài 4:
a. Phân biệt giữa dành và giành:
- Toàn quốc kháng chiến để giành độc lập.
-> Giành: chiếm lấy bằng sức mạnh.
- Lan dành tiền để mua sách.
-> Dành: để lại về sau sẽ sử dụng.
b. Đèn đã bị gió thổi tắt
tắt; thôi cháy.
- Cống nước bị tắc
Tắc: mắc nghẽn.
3. Củng cố: (4’)
- Gv đưa ra một số lỗi về phát âm ở địa phương thường mắc và đưa ra cách khắc phục : n-l; v-b; đ-b
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
- Luyện những lỗi chính tả hay mắc.
- Lập sổ tay chính tả.
- Ôn tập để kiểm tra học kì I.
Rút kinh nghiệm:
Tiết 70 + 71
KIỂM TRA HỌC KÌ II
(Theo đề chung của nhà trường)
Ngày soạn: 20/12/2012
Ngày giảng: 23/12/2012 dạy lớp 7AB
Tiết 72
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kiến thức đã học ở kì I.
3. Thái độ.
- Học sinh tự đánh giá được bài làm của mình và quyết tâm hơn trong bài viết sau
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chấm, chữa bài tỉ mỉ, nhận xét bài làm của Hs.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập những kiến thức đã học.
III. Tiến trình trả bài.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Đọc đề bài.
Chép bảng
Thảo luận nhóm tìm đáp án
Nhận xét, đáp án.
Nhận xét bài viết của học sinh.
 Trả bài cho Hs.
Đọc 1 bài Khá – giỏi, 1 bài yếu.
I. Đề bài: 
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy trình bày những nét nghệ thuật và nội dung chủ yếu của văn bản “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)?
Câu 2: (1,5 điểm)
Em hãy tìm thành ngữ trong những câu sau:
a. 
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
 (Ca dao)
b. 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Hồ Xuân Hương)
c.
Chốc đà mười mấy năm trời
Còn ra khi đã da mồi tóc sương
(Truyện Kiều)
Câu 3: (1,5 điểm)
Em hãy đặt 1 câu có sử dụng từ đồng âm, 1 câu có sử dụng từ trái nghĩa, 1 câu có sử dụng phép chơi chữ?
Câu 4: (5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về người mà em yêu quí nhất.
II. Đáp án:
Câu 1: (2 điểm)
- Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
- Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh chân thực.
Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Các thành ngữ đó là:
a. lên thác xuống ghềnh. 
b. Bảy nổi ba chìm.
c. da mồi tóc sương.
Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Ví dụ:
Đồng âm: 
Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
Từ trái nghĩa: 
Gần nhà, xa ngõ
Chơi chữ: 
Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.
Câu 3: (5 điểm)
*Yêu cầu chung:
- Bài làm đáp ứng yêu cầu đề bài, đúng phương thức biểu đạt (có thể trình bày bằng nhiều thể loại: viết thư, thơ trữ tình,văn xuôi, tuỳ bút)
- Bố cục 3 phần đầy đủ rõ ràng.
- Bài văn bộc lộ được cảm xúc chân thực, lời văn giàu hình ảnh gợi cảm.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng,chữ viết, dấu câu đúng chính tả.
- Đảm bảo tính mạch lạc liên kết trong bài văn.
- Vận dụng được các biện pháp tu từ đã học trong khi viết bài.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu người thân mà em muốn phát biểu cảm nghĩ.
2. Thân bài: 
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm, ấn tượng em đã có với người đó trong quá khứ
+ Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong học tập, vui chơi.
+ Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó -> bày tỏ sự quan tâm. tình cảm, lòng mong muốn.
3. Kết bài: Tình cảm của em về người đó.
* Yêu cầu và biểu điểm.
Điểm 5: Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. Bài có bố cục rõ ràng, tập trung phát biểu cảm nghĩ về người thân.
Bài sử dụng các kĩ năng đã học thành thạo, sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi nào.
Điểm 4: Đạt được các yêu cầu như trên, còn vài lỗi nhỏ chưa thật mạch lạc như trên, chưa thật sạch đẹp.
Điểm 3: bài làm đúng kiểu văn biểu cảm, có bố cục chưa thật rõ ràng, phát biểu cảm nghĩ chưa thật sâu sắc về hình ảnh người thân.
Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, trình bày chưa thật sạch đẹp.
Điểm 2: Bài làm chưa có bố cục, xác định yêu cầu đề chưa chính xác, còn sa vào kể chuyện nhiều. Dùng từ ngữ còn rờm rà .
Trình bày mới thành đoạn văn, bài quá sơ sài.
Chữ viết còn cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều. dung từ khó đọc.
Điểm 1: Các lỗi còn lại nhìn chung là bài làm chưa được theo yêu cầu của đề ra. Chưa có ý thức học và làm bài.
III. Nhận xét.
a. Về bài làm cá nhân: Có nhận xét cụ thể từng bài.
b. Những ưu nhược điểm chung của cả lớp:
 * Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
- Bố cục tương đối chặt chẽ, lời văn trôi chảy mạch lạc.
- Một số em đã biết sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự vào trong bài viết của mình.
- Trình bày tương đối sạch đẹp.
 * Nhược điểm:
- Một số em lẫn lộn giữa văn miêu tả, tự sự với văn biểu cảm.
- Cảm xúc bộc lộ khuôn sáo, gượng gạo.
- Bố cục bài văn chưa chặt chẽ.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, dấu câu ...
4. Trả bài:
6. Đọc bài tiêu biểu:
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
- Ôn lại kiến thức đã học về văn biểu cảm.
- Tiếp tục chữa lỗi cho bài làm của mình.
- Chuẩn bị trước bài mới “Chương trình kì II”
Rút kinh nghiệm 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 ki 1 chuan KTKN.doc