Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam (Tiết 2)

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.

 - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.

II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

 - Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật của thơ trung đại.

 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết: 17	
Ngày soạn: 8/9/2011 
Ngày dạy: 12/9/2011 Văn bản
 SÔNG NÚI NƯỚC NAM 
 (Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
 - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.
II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật của thơ trung đại.
 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Đọc, hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định tổ chức. (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 ?Ơ lớp 6 các em đã học những tác phẩm trung đại nào?
 3. Bài mới: (1’)
 Từ xưa , dân tộc ta đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt , kiên cường . Tự hào thay , ông cha ta đã đưa đất nước bước sang một trang sử mới : Đó là thoát ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc , một kỷ nguyên mới mở ra . Vì thế bài “Sông núi nước Nam” ra đời được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên , khẳng định một quốc gia độc lập tự chủ .Vậy nội dung của văn bản này ntn chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay .
- Sĩ số : - Vắng : 
Trả lời: Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Mẹ hiền dạy con. 
Sông núi nước Nam
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung. (5’)
Gv hướng dẫn phần tìn hiểu chung 
- Thơ trung đại VN được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể: Đường Luật, song thất lục bát, lục bát.Đường luật là luật thơ có từ đời Đường Trung Quốc.
- SNNN: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : Một thể thơ Đường có luật quy định ở mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng có niêm luật chặt chẽ.
- Theo truyền thuyết SNNN là bài thơ chữ Hán. Tác phẩm ra đời gắn với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
 GV hướng dẫn hs đọc văn bản .
? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào?
? Giải nghĩa một số từ khó.
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
 ? Bài thơ được viết bằng chữNôm hay chữ Hán?
- HS đọc văn bản.
- Dõng dạc, trang nghiêm 
- Học sinh đọc bản phiên âm và dịch thơ 
- 4 câu mỗi câu 7 tiếng 
Kết cấu 4 phần, hợp vần 1,2,4
A/ Tìm hiểu chung 
- Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt.
- Viết bằng chữ Hán.
Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản
(10’)
? Nhận xét giọng điệu 2 câu thơ đầu ? 
? ‘’Đế’’,trong bản phiên âm có nghĩa là gì ?
? Tại sao ở đây tác giả dùng "Nam đế cư" ?
? Em hiểu “Vằng vặc sách trời chia xứ sở” hay “định phận tai thiên thư” là ntn ? Hãy giải thích .
? Hai câu đầu nói lên điều gì?
Đọc 2 câu cuối 
?Là lời nói với ai? Giải nghĩa từ ‘như hà, nghịch lỗ nhữ đẳng” ?
? Hỏi "cớ sao" và gọi “nghịch lỗ”? nhà thơ đã bộc lộ thái độ gì ? 
? Câu cuối bài thể hiện nội dung gì ?
? Văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập . Em hiểu thế nào là một tuyên ngôn độc lập ?
 ? Đây là bài thơ thiên về biểu ý được thể hiện theo bố cục như thế nào? GV dùng sơ đồ khái quát
Nước Nam của người Nam àGiặc xâm phạmàdẫn bại vong
Chân lí lịch sử -> Trái đạo lí -> Tất yếu lịch sử
 => Sắp xếp theo lôgic chặt chẽ
? Thái độ và cảm xúc của tác giả qua bài thơ ? 
*GV: Bài thơ được mệnh danh "thơ thần" là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc biểu thị ý chí sức mạnh Việt Nam.
- Học sinh - đọc 2 câu đầu 
- Đanh thép, dõng dạc, đường hoàng 
Vua - tượng trưng cho quyền lực tối cao của cộng đồng, đại biểu, đại diện cho nhân dân.
- Hs thảo luận
- Nước Nam là của Vua Nam ở. Ngang bằng với vua Phương Bắc, nước có vua là có chủ quyền có nền độc lập . Điều đó ta được sách trời định sẵn, rõ ràng. - Là chân lý lịch sử khách quan, không ai chối cãi được.
- Khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyền quốc gia .
- Hs giải nghĩa sgk.
- Răn đe bằng một câu hỏi tu từ, được khẳng định một cách đanh thép ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và niềm tin vào sức mạnh của dân tộc. 
 Giống bản tuyên ngôn độc lập. 
- Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước .
- Chân lý lịch sử, chủ quyền đất nước .
- Niềm tự hào về chủ quyền dân tộc, căm thù, giặc, tin tưởng vào chiến thắng biểu cảm: chính xác ẩn kín đằng sau cách nói mạnh mẽ, khẳng định.
B/ Đọc – hiểu văn bản
I. Nội dung:
1/. Hai câu thơ đầu.
- Nước Nam là của người Nam.
- Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong ” Thiên thư”.
-> Khẳng định tính độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
2/. Hai câu cuối:
- Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”.
- Chỉ rõ: bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.
-> Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
II. Nghệ thuật.
- Sử dung thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích. 
- Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
- Ngôn ngữ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
III. Ý nghĩa văn bản.
- Thể hiện sức niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tự học.  (5’) 
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Soạn bài: “Phò giá về kinh”.
4/ Củng cố:( 3’)
 ? Cảm nghĩ của em về dân tộc Việt Nam ?
5/ Dặn dò : (2’)
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Soạn bài: “Phò giá về kinh”
C/ Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Soạn bài: “Phò giá về kinh”.
Tuần 5
Tiết: 17	
Ngày soạn: 8/9/2011 
Ngày dạy: 13/9/2011 Văn bản
 PHÒ GIÁ VỀ KINH
 (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác già Trần Quang Khải.
 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết thể thơ ngủ ngôn tứ tuyệt.
 - Đọc, hiểu và phân tích thơ ngủ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định tổ chức. (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (2’)
GV kieåm tra söï chuaån bò baøi cuûa HS.
3. Bài mới: (1’)
 Baøi thô ra ñôøi trong giai ñoaïn lòch söû daân toäc thoaùt khoûi aùch ñoâ hoä, ñang treân ñöôøng baûo veä, cuûng coá, xaây döïng -> Baøi thô coù chuû ñeà mang tinh thaàn chung cuûa thôøi ñaïi ñöôïc vieát baèng chöõ Haùn“ Phoø giaù veà kinh” 
- Sĩ số : - Vắng : 
Phò giá về kinh
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung. (5’)
GV hướng dẫn hs đọc văn bản .
? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào?
? Giải nghĩa một số từ khó
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
 ? Bài thơ được viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán?
- HS đọc văn bản.
- Dõng dạc, trang nghiêm 
- Học sinh đọc bản phiên âm và dịch thơ.
- 4 câu mỗi câu 5 tiếng 
Kết cấu 4 phần, hợp vần 1,2,4
- Viết bằng chữ Hán.
A/ Tìm hiểu chung. 
 I/. Tác giả: 
Trần Quang Khải (1241- 1294)
II/. Tác phẩm: 
- Thể thơ : ngủ ngôn tứ tuyệt.
- Viết bằng chữ Hán.
 Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản (10’)
B/ Đọc – hiểu văn bản.
 ? 2 câu đầu nói về điều gì ?
? Nói chiến thắng Chương Dương trước có ý nghĩa như thế nào ? 
- Học sinh đọc bài thơ
- 2 câu đầu tác giả nhắc 2 chiến thắng .
- Chiến thắng Chương Dương sau nhưng nói trước là bởi đang sống trong không khí chiến thắng Hàm Tử. 
I. Nội dung:
1/. Hai câu thơ đầu.
Hào khí của dân tộc ta được tái hiện qua những sự kiện lịch sử chống giặc Mông – Nguyên xâm lược.
? Tác giả bộc lộ thái độ như thế nào khi nói về 2 chiến thắng ? 
- Tự hào mãnh liệt, vui sướng đ kể c2 bộc lộ được tình cảm đ tự sự c2 có thể biểu lộ được tình cảm. 
? Nhận xét giọng thơ hai câu sau so với hai câu đầu ?
- Sâu lắng, thâm trầm như một lời tâm tình, nhắn gửi: 
2/. Hai câu cuối:
Phương châm giữ nước vững bền:
- Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
- Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sứ lực, giữ vũng hòa bình, bảo vệ đất nước.
? Hai câu sau có nội dung gì? Thái độ tình cảm được thể hiện trong bài thơ ?
? Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ ?
- Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi TQ đứng trước hoạ xâm lăng, anh em đồng lòng đánh giặc, khi hòa bình ai ai cũng phải "tu trí lực" tự hào về QK oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước để sống và lao động sáng tạo.
- Lối diễn đạt giản dị, chính xác trữ tình thể hiệnt trong ý tưởng .
II. Nghệ thuật.
- Sử dung thể thơ ngủ ngôn tứ tuyệt cô động, hàm súc . 
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
- Ngôn ngữ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
III. Ý nghĩa văn bản.
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình của dân tôc ta.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tự học. (5’)  
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Soạn bài “ Từ Hán Việt”.
4/ Củng cố: (3’)
 ? Bức tranh trong sgk/67 minh hoạ cho câu thơ nào?
 ? Gọi HS đọc phần đọc thêm.
5/ Dặn dò : (2’)
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Soạn bài “ Từ Hán Việt”.
C/ Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm văn bản phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Soạn bài “ Từ Hán Việt”.
Tuần 5
Tiết: 18	
Ngày soạn: 19/9/2011 
Ngày dạy: 14/9/2011 Tiếng Việt
 TỪ HÁN VIỆT 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Học sinh hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
 - Naém ñöôïc caùch caáu taïo ñaëc bieät cuûa töø gheùp Haùn Vieät .
 - Biết phân biệt hai loại từ láy Hán Việt : Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ .
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt .
 - Các loại từ ghép Hán Việt .
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết từ HV, các loại từ ghép HV. Mở rộng vốn từ HV.
 - Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt .
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng đúng, dùng từ HV trong giao tiếp nói, viết
 III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định tổ chức. (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
? Thế nào là từ mượn? Nêu nguồn gốc các từ mượn?
3. Giôùi thieäu . (1’)
 ÔÛ lôùp 6 , chuùng ta ñaõ bieát theá naøo laø töø Haùn Vieät . ÔÛ baøi naøy , chuùng ta seõ tìm hieåu veà yeáu toá caáu taïo töø Haùn Vieä ...  viết .
- 3 phần
* Daøn baøi
 1. Phần mở bài:
Giới thiệu việc phát hiện hoàn cảnh khó khăn của bạn.
 2. Phần thân bài:
a) Kể về bạn và hoàn cảnh khó khăn của gia đình bạn:
- Hoàn cảnh bạn khó khăn như thế nào.
- Những cố gắng của bạn nhưng khó có thể vượt qua nếu không có sự động viên, giúp đỡ của các bạn. 
b) Kể lại kế hoạch giúp đỡ bạn:
- Những ai tham gia ?
- Những việc làm cụ thể : vạch kế hoạch, thực hiện kế hoạch.
c) Kể về sự chuyển biến tư tưởng , kết quả học tập của người bạn được giúp, sự đồng tình, ủng hộ của cả lớp, của GVCN và của nhà trường.
3. Phần kết bài :
- Kể lại kết quả cuối cùng.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của mọi người.
 B. Biểu điểm:
 - Điểm 9-10: Đạt được các yêu cầu về nội dung, thể loại và tuỳ theo mức độ trong phạm vi yêu cầu đó mà xác định mức điểm chênh lệch.
 - Điểm7-8: Nắm được nội dung, thể loại. Tuy nhiên việc sử dụng từ ngữ đôi chỗ chưa thật hợp lí,sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Điểm 5-6: Viết đúng nội dung, thể loại nhưng còn ở dạng sơ sài, lời văn chưa được trôi chảy nhưng vẫn đảm bảo văn tự sự.
- Điểm 3-4: Bài văn còn sơ sài, tình tiết còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Biết cách làm song quá sơ sài, diễn đạt lộn xộn, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
Hoạt động 2: Nhận xét và sửa chữa. (15’) 
 Nhận xét bài làm học sinh : Ưu và khuyết điểm .
B/ Nhận xét và sửa chữa
I/ Nhận xét bài làm học sinh 
1. Ưu điểm:
GV nêu những ưu điểm của bài viết
- Bài viết nộp đúng hạn qui định, đúng bố cục 3 phần. 
- Sử dụng ngôi kể hợp lý. 
- Đã biết cách sắp xếp các chuỗi sự việc. 
- Trình bày tương đối sạch .
- Viết câu rõ ý.
- Bài làm tốt: chữ viết sạch đẹp: 
2. Nhược điểm:
- Truyện sơ sài, tẻ nhạt
- Chữ quá xấu diễn đạt kém, trình bày bẩn 
- Viết tắt số quá nhiều
- Cách dùng câu còn vụng về
Chữa lỗi cụ thể
- GV phát phiếu học tập có ghi các lỗi chính tả-y/c hs sửa theo bàn
- Đọc lên các câu diễn đạt kém-cách sửa.
- GV trả bài cho HS, công bố kết quả.
VD:
- Buổi sáng hôm đó trời mưa rất to tôi đứng chờ Lan đến để cùng đi học mãi bạn o đến tôi cứ đợi
- Em trợn mắt lên đáp: 
- Bỗng một đám người chạy đến vây quanh
II/ Chữa lỗi:
- HS có ý kiến phát biểu.
III/ Công bố kết quả:
Lớp
Tổng sốHS
Điểm G - K
Điểm Tb
Điểm Y- K
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học.(5’) 
 4/ Củng cố: (3’) 
- Gv đọc một bài mẫu viết tốt cho cả lớp nghe.
 5/Dặn dò : (2’) 
 - Viết lại bài văn cho hoàn chỉnh .
 - Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”.
C/ Hướng dẫn tự học
- Viết lại bài văn cho hoàn chỉnh .
- Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”.
Tuần 5
Tiết: 20	
Ngày soạn: 19/9/2011 
Ngày dạy: 14/9/2011 
 Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người . 
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố đó trong văn bản.
- Biết phân vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm và đọc, hiểu văn bản .
II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
- Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người . 
- Khái niệm văn biểu cảm. Vai trò đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm 
2. Kĩ năng: 
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp củng cố như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản .
- Tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục nhận thức về các kiểu loại văn bản.
- Cảm nhận được văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
1. Ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 ? Nhắc lại khái niệm văn bản và kể tên các loại văn bản đã học ở lớp 6.
 3.Giới thiệu: (1’)
 Trong ñôøi soáng ai cuõng coù tình caûm, tình caûm ñoái vôùi caûnh, tình caûm ñoái vôùi vaät, ñoái vôùi con ngöôøi. Tình caûm con ngöôøi laïi raát tinh vi phöùc taïp, cuï theå vaø phong phuù. Khi coù tình caûm doàn neùn, chaát chöùa khoâng noùi ra ñöôïc thì ngöôøi ta duøng thô, vaên ñeå bieåu hieän tình caûm. Loaïi vaên thô ñoù à vaên thô bieåu caûm, vaäy vaên bieåu caûm laø loaïi vaên nhö theá naøo ? Chuùng ta cuøng nhau tìm hieåu qua tieát hoïc hoâm nay.
- Sĩ số : - Vắng : 
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Tự sự. Miêu tả.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (18’)
? Khi bố mẹ đi công tác vắng trong em nảy sinh tình cảm gì ? Em bộc lộ điều đó với ai ?
- Em nhớ thương, mong bố mẹ về. 
- Bộc lộ với ông bà, cha mẹ, bạn 
A/. Tìm hiểu chung
I/. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
? Khi em được điểm tốt em biểu lộ tình cảm của mình với ai ? Biểu lộ như thế nào ? 
*GV: Từ lúc nhớ mong cha mẹ, từ lúc nhận được điểm tốt đến lúc bộc lộ tình cảm trong em đã xuất hiện nhu cầu biểu cảm.
- Hs bộc lộ
- Em ôm chầm lấy mẹ, em hát vang, vui sướng ghi lại tình cảm của mình trong nhật ký.
? Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm ?
? Người ta biểu cảm bằng những cách nào ? 
*GV: Khi biểu cảm người ta có thể dùng hoạt động, ánh mắt, cử chỉ. Khi sử dụng phương tiện người để viết ra những tình cảm, cảm xúc của mình thì những văn bản đó là văn biểu cảm .
.- Bằng hành động, ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, viết thư, sáng tác thơ văn 
 Ánh mắt, cử chỉ, hoạt động. Có nhiều cách bộc lộ cảm xúc,văn biểu cảm là một trong những cách đó.
- Hs nghe
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
* Ví duï: (Sgk /71)
- Muoán bieåu hieän cho ngöôøi khaùc caûm nhaän.
- Böùc thö, baøi thô, baøi vaên® laø theå loaïi vaên bieåu caûm.
-> Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa muốn biểu hiện cho người khác
*GV: treo bảng phụ 2 bài ca dao .
? Nhận xét 2 bài sử dụng phương tiện gì để biểu cảm ?
? 2 bài ca dao nhằm biểu đạt điều gì ?
- HS: Đọc bài ca dao
- Phương tiện ngôn ngữ tạo văn bản.
- Bài 1: Niềm xót thương của tác giả dân gian với con cuốc + H/ a người dân lao động.
- Bài 2: Tính chất yêu mến, tự hào gắn bó với vẻ đẹp trù phú, với cánh đồng lúa xanh tốt...
2. Văn biểu cảm.
* Ví duï: (Sgk /71)
Bài 1: Niềm xót thương của tác giả dân gian với con cuốc, hính aûnh người dân lao động.
Bài 2: Tính chất yêu mến, tự hào gắn bó với vẻ đẹp trù phú, với cánh đồng lúa xanh tốt...
? Cho biết đối tượng mà con người biểu đạt tính chất ?
- Con vật, cánh đồng, con người thới giới xung quanh ta .
? Các bài ca dao mang lại cho em tình cảm gì ?
đ Các bài ca dao đã khơi gợi sự đồng cảm ở nơi người đọc.
? Nếu gọi văn bản trên là văn biểu cảm, thì em hiểu thế nào là văn biểu cảm ?
- Thấy thương con cuốc, yêu mến tự hào vẻ đẹp quê hương vẻ đẹp của con người lao động.
- HS trả lời .
a. Khái niệm.
 Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tính chất, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với Thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc, người nghe .
? Hãy nói 1,2 câu văn biểu cảm của em khi đọc đoạn thơ "Rồi Bác đi... ngọn lửa hồng"
? Kể tên 1 số văn bản biểu cảm trong lớp 6?
- Em rất xúc động trước cử chỉ đầy quan tâm yêu thương của Bác với anh đội viên.
- Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Tre Việt Nam, Lao xao, Cô Tô.
b. Đặc điểm.
- Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại.
? Văn biểu cảm thường xuất hiện ở những thể loại nào?
 Ở các thể loại này các tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật dùng từ ngữ tăng sức gợi cảm cho câu văn, câu thơ. Biểu cảm và gợi cảm có sự gắn bó chặt chẽ .
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm các thể loại văn học: Thơ trữ tình, ca dao, trữ tình, tuỳ bút, ký...
*GV: Đưa 2 đoạn văn .
? Hai đoạn văn biểu đạt nội dung gì ?
? Hai đoạn có là văn biểu cảm không?
*GV : Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn của nơi chôn rau, của đất nước.
*GV: Nỗi xót thương con quốc, tình cảm yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp quê hương, nỗi nhớ bạn, tình yêu quê hương ,đất nước đã được các tác giả thể hiện trong văn bản biểu cảm.
- Đọc to 2 đoạn
+ Đoạn 1: Biểu hiện nỗi nhớ bạn, nhắc lại những kỷ niệm với bạn.
+ Đoạn 2: Miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng.
 - Cả 2 đều là văn biểu cảm.
? Theo em tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào ?
- Hs suy nghĩ.
- Là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tính nhân văn, như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác.
- Tình cảm trong văn biểu cảm. luôn là tình cảm tốt đẹp thấm đẫm nhân văn
? Theo em, người viết đã biểu lộ tình cảm của mình bằng cách nào ?
H - Đọc thầm đoạn văn 1
- Sử dụng các từ ngữ để trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình:
Thảo thương nhớ ơi, xiết bao thương nhớ.
- Cách biểu hiện trong văn biểu cảm.:
- Hai cách: 
+ Trực tiếp.
? Ở đoạn văn 2 cách thức biểu cảm có giốn đoạn 1 không ?
Biểu cảm bằng cách nào?
? Văn biểu cảm có mấy cách thể hiện ?
- Gián tiếp biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình qua việc miêu tả.
- Hs nêu.
+ Gián tiếp.
 Hoạt động 2: Luyện tập. (18’)
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của các bài tập.
B/. Luyện tập
? Đánh dấu vào văn bản biểu cảm và giải thích .
a. Sen: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng hương thơm nhẹ, hạt ăn đựơc
b. "Trong đầm.... mùi bùn"''
c. Tháp Mười đẹp .... Bác Hồ"
* Bài tập 1:
 B,c
? Đọc và làm bài tập2 .
? Chỉ ra nội dung biểu cảm ở 2 bài thơ: "Sông núi nước Nam" và 
"Phò giá về Kinh"
? Kể tên các bài văn thơ biểu cảm (trữ tình) trong chương trình ngữ văn 6.
- Đoạn 2 là văn biểu cảm
+ Khơi gợi cảm xúc, đánh giá về loài hoa
+ Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
- HS xác định và trả lời .
- Bài 1: Tự hào về nền độc lập tự chủ và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
- Bài 2: Ca ngợi, tự hào trước những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. Khát vọng dựng xây đất nước, niềm tin đất nước vững bền
Bài tập 2: (BT1 SGK)
- Đoạn 2 là văn biểu cảm
+ Khơi gợi cảm xúc, đánh giá về loài hoa
+ Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
* Bài tập 3: 
* BT4/ SGK/74
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4/Củng cố. (3’)
 ?Nhắc lại thế nào là văn biểu cảm?
- Nhận biết đối với biểu cảm trong số các đọc văn đã biết.
-Xác định nội dung biểu cảm trong đoạn cụ thể
5/Dặn dò (2’):
- Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học - Học thuộc ghi nhớ và hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Soạn bài : Côn sơn ca và Thiên trường vãn vọng.
C/. Hướng dẫn tự học.
- Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học. 
- Học thuộc ghi nhớ và hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Soạn bài : Thiên trường vãn vọng và Côn sơn ca .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 CKTKN 2011.doc