Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước  con người

1. Kiến thức

Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình

Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước con người.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 10 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC 
 Ngày dạy : 08/ 09/ 2010. CON NGƯỜI	 
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Kĩ năng
Đọc – hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình
Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước con người.
Thái độ
Giáo dục học sinh lòng yêu mến, tự hào về quê hương đất nước và dân tộc Việt Nam
II. CHUẨN BỊ 
 Giáo viên : Bảng phụ, giáo án, một số bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Học sinh : Bài soạn, sách vở, sưu tầm một số bài ca dao thuộc chủ đề tương tự 
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo .
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, thảo luận .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao. Em thích nhất bài nào? Vì sao? ( 5 điểm )
 Tại msao mô típ chiều chiều lại thường xuất hiện trong ca dao trữ tình cổ truyền Việt Nam? ( 5 điểm )
 Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao
 Nêu bài em thích và nêu lí do
 Vì thời gian chiều chiều thường gợi buồn, gợi nhớ
3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : 
 Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương đất nước con người là chủ đề lớn của ca dao dân ca. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn nhủ và những bức tranh phong cảnh luôn là tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương đất nước, con người.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: 
 Bài 1: Đọc với giọng hỏi đáp hồ hỡi
 Bài 2: Giọng hỏi thách thức, tự hào
 Bài 3: Giọng mời
 Bài 4: Chú ý câu 1, 2 nhịp chậm 4/4/4
 Giáo viên đọc mẫu
Học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
Tìm hiểu chú thích
 Giải nghĩa từ khi phân tích văn bản
* Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản
 Giáo viên dùng bảng phụ ghi câu hỏi 1 SGK
 ¬ Nhận xét về bài 1 em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
 Ø Điểm b và c
Học sinh đọc phân vai bài 1
 ¬ Nhận xét về hình thức, thể loạicủa bài ca dao dân ca có gì đặc biệt? Vì sao em biết? giữa lời hỏi và lời đáp có gì chung?
 Ø Hình thức hỏi – đáp vì có lời hỏi của bên nam và lời đáp của bên nữ xoay quanh một chủ đề ( về sản vật hoặc cảnh giàu đẹp của quê hương )
 ¬ Trong nội dung và cách hỏi của chàng trai, theo em có điều gì thú vị?
 Ø Lời hỏi gồm 6 câu, mỗi câu hỏi về một địa danh, tên một dòng sông, ngọn núi toà thành trên đất nước 
 ¬ Vì sao chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi – đáp?
 Ø Để đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử 
 Niềm tự hào đối với quê hương đất nước 
 Học sinh đọc bài ca dao
 ¬ Phân tích cụm từ “ Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài?
 Ø Người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi và thân thiết có chung một quan tâm là cũng muốn làm một việc gì đó
 Cách tả cảnh là gợi nhiều hơn tả chỉ tả bằng cách nhắc đến Kiếm Hồ, cấu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Dài Nghiên, Tháp Bút.
 ¬ Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì?
 Ø Tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm về Thăng Long và đất nước
 ¬ Câu hỏi ở cuối bài 2 có giống với câu hỏi ở cuối bài 1 không? Vì sao?
 Ø Không vì câu hỏi ở bài 2 là câu kết, câu hỏi tu từ, câu hỏi làm cho người nghe phải suy ngẫm.
 ¬ Câu hỏi đó làm cho em suy ngẫm điều gì?
 Ø Công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. Đồng thời nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn xây dựng đất nước, tếp tục phát huy truyền thống dân tộc. 
 Học sinh đọc bài 3
 ¬ Em có nhận xét gì về cảnh trí xứ Huế và cách tả trong bài 3?
 Ø Cảnh trí xứ Huế rất đẹp, rất nên thơ, tươi mát và sóng động 
 Cách tả: Hình ảnh non xanh, nước biếc và so sánh như tranh hoạ đồ 
 Bài này có nhiều chi tiết tả nhưng gợi vẫn nhiều hơn
 ¬ Phân tích đại từ “ Ai” trong lời mời nhắn gởi?
 Ø Đại từ “ Ai”trong lời nhắn nhủ chỉ người mà tác giả trực tiếp nhắn gửi kể cả những người chưa quen biết 
 ¬ Tình cảm ẩn chứa trong lời mời gọi đó là gì?
 Ø Thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế. Đồng thời muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp, tình yêu và lòng tự hào đó.
 Học sinh đọc bài 4 
 ¬ Hai dòng đầu bài 4 có gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có ý nghĩa gì?
 Ø Hai dòng thơ đầu kéo dài 12 tiếng sự dài rộng của cánh đồng
 Các điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng: đứng bên ni đồng-đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát-bát ngát mênh mông ð cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp, trù phú đầy sức sống
 ¬ Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng thơ cuối bài?
 Ø So sánh: như chẽn lúa đòng đòng, ngọn nắng hồng ban mai ð Sự trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân
 Trước cánh đồng bao la bát ngát cô gái quả là nhỏ bé nhưng tác giả vẫn nhận ra cố gái thật đáng yêu.
 ¬ Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
 Ø Bài này là lời của chàng trai. Người ấy đã ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp cô gái 
 ¬ Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca dao này và có đồng ý với cáh hiểu đó không? Vì sao?
 Ø Cho rằng bài ca này là lời của cô gái trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình.
 ¬ Tình cảm thể hiện chung trong 4 bài ca dao la øgì?
 ¬ Những câu hát về tinh yêu quê hương đất nước thường được thể hiện như thế nào? 
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Gọi học sinh đọc bài tập 1.
 Hoạt động nhóm
 Hoạt động cá nhân
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc 
 2. Chú thích 
II. Đọc hiểu văn bản :
 Bài 1
 - Qua hình thức hỏi – đáp, chàng trai, cô gái là những người lịch lãm tế nhị
 - Thể hiện sẻ chia sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước
 Bài 2
 - Quan hệ thân thiết có nhiều điểm chung 
 - Gợi nhiều hơn tả: tình yêu niềm tự hào về quê hương
 - Aâm điệu tự nhiên, lời nhắn nhủ ân tình mang lại dòng thơ tràn đầy xúc động. 
 - Câu hỏi tu từ khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước
 Bài 3
 - Đất nước hiện lên như một bức tranh thơ mộng
 - “ Ai” đại từ phiếm chỉ như một lời mời, nhắn gửi đầy tự hào 
 Bài 4
 - Dòng thơ kéo dài gợi lên sự mênh mông bát ngát.
 - Nghệ thuật: đối, đảo, điệp từ gợi lên sự trù phú và đẹp 
 - Sự trẻ trung, phơi phới, mảnh mai của cô gái nhưng bàn tay lao động của cô đã tạo nên thành quả.
* Ghi nhớ SGK/ 36
III. Luyện tập
 1. Thể thơ trong 4 bài ca dao ngoài thể thơ lục bát chùm bài ca dao còn sử dụng:
 Thể lục bát biến thể
 Thể thơ tự do
 2. Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao là tình yêu quê hương đất nước con người.
4. Củng cố và luyện tập
 Đọc thuộc lòng bốn bài ca dao trên.
 Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao là gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Học bài – Hoàn chỉnh phần bài tập 
 Học thuộc bài ca dao
 Chuẩn bị : Đọc tìm hiểu “ Những câu hát than thân”
 Đọc bài ca dao – Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của từng câu
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
Phương pháp :	
Tổ chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 10 nhung cau hat ve tinh yeu que huong dat nuoc con nguoi.doc