Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích (tiết 1)

. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Ôn lại lí thuyết về kiểu bài nghị luận giải thích: Những kiến thức cụ thể trong việc làm một bài văn giải thích, những lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển ý thành đoạn văn, bài văn.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê tìm hiểu bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 107
cách làm bài văn lập luận giải thích.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Ôn lại lí thuyết về kiểu bài nghị luận giải thích: Những kiến thức cụ thể trong việc làm một bài văn giải thích, những lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển ý thành đoạn văn, bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê tìm hiểu bộ môn.
II. Chuẩn bị.
 GV: Đề bài, tham khảo sgv.
 HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức ( 1 ph) 7B:
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph)
? Em hãy nêu quy trình làm một bài văn chứng minh?
 ( 4 bước...)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS các bước làm bài văn lập luận giải thích. ( 20 ph)
- HS đọc đề văn SGK - 84.
- GV chép đề bài lên bảng.
? Sau khi có đề bài , em phải làm gì?
? Đối với câu tục ngữ ta cần phải giải thích các lớp nghĩa nào?
( Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu sa của nó )
? Tìm nghĩa của câu tục ngữ bằng cách nào? ( Tra từ điển, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.)
? Để tìm ý cho bài văn ta có thể liên hệ với câu ca dao, tục ngữ nào?
? Sau khi tìm hiểu đề, tìm ý ta phải làm gì?
? Hãy nêu ba phần của dàn ý?
? Phần thân bài phải làm nhiệm vụ gì?
? Phần kết bài em làm như thế nào?
? Khi đã xây dựng xong dàn ý, bước tiếp theo em phải làm gì?
- HS đọc phần tham khảo SGK.
? Sau khi viết xong bài công việc cuối cùng em phải làm gì?
- HS tham khảo SGK.
- > Như vậy muốn làm một bài văn giải thích thì em phải thực hiện theo mấy bước? Nội dung của các bước đó ntn?
- HS phát biểu -> Đọc ghi nhớ sgk.
* Hoạt động 2. HDHS luyện tập.(15ph)
- Tự viết thêm những cách mở bài, kết bài khác cho đề văn trên.
- HDHS viết theo tổ, trình bày trước lớp, gọi HS nhận xét, bổ sung, GV chốt lại vấn đề.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
1. Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ:
" Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
2. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng -> nói lên khát vọng bao đời của người nông dân Việt Nam .
+ Tìm ý. Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ:
 - Đi cho biết đõ biết đây
 ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn...
3. Lập dàn ý.
a. Mở bài. Đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vào cuộc sống để mở mang hiểu biết đối với con người -> Trích câu tục ngữ...
b. Thân bài.
+ Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- đi một ngày đàng nghĩa là gì?
- một sàng khôn là gì?
- vì sao lại đi một ngày đàng, học một sàng khôn?
- đi ntn, học ntn?...
c. Kết bài.
- Khẳng định câu tục ngữ: Ngày xưa, ngày nay câu tục ngữ vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa, là kinh nghiệm, lời khuyên hướng tới mọi người.
4. Viết bài.
5. Đọc và sửa chữa.
* Ghi nhớ SGK - 86. 
II. Luyện tập.
4. Củng cố( 3 ph)
- Bốn bước làm một bài văn lập luận giải thích?
- GV hệ thống nội dung bài giảng. - HS đọc ghi nhớ.
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- Học thuộc ghi nhớ ( SGK)
- Hoàn thiện bài viết vào vở.
- Soạn tiết108. Luyện tập lập luận giải thích - Viết bài tập làm văn số 6.
Tiết 108.
luyện tập lập luận giải thích.
viết bài tập làm văn sổ 6 ở nhà.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích, vận dụng kiến thức đó để giải quyết đề văn giải thích một nhận định, một ý kiến, một vấn đề văn học gần gũi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức say mê tìm hiểu bộ môn.
II. Chuẩn bị.
 GV: Tham khảo SGV, Thiết kế bài giảng ngữ văn 7.
 HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức ( 1 ph) 7B:
2. Kiểm tra bài cũ( 14 ph)
* Đề bài:
? Em hãy nêu các bước làm bài văn giải thích? Dàn bài của bài văn giải thích?
* Đáp án:
 HS trả lời được những ý cơ bản sau:
- Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: ( 4 điểm) 
 + Tìm hiểu đề và tìm ý.
 + Lập dàn bài
 + Viết bài.
 + Đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài : Mở bài, thân bài, kết bài...( 5 điểm)
- Trình bày, rõ ràng, sạch, khoa học...( 1 điểm)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu 4 bước làm bài văn giải thích. ( 20ph)
- GV chép đề bài lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại đề bài.
? Nội dung của phần tìm hiểu đề là làm thế nào? 
? Phạm vi dẫn chứng và lí lẽ là gì?
? Để làm sáng tỏ yêu cầu của đề chúng ta phải tự đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi ntn?
- Nhan đề: Sống chết mặc bay bắt nguồn tử câu nói quen thuộc nào trong dân gian?
? Câu nói có ý nghĩa gì? 
 ( sự vô trách nhiệm...)
? Vì sao nhà văn không nói cả câu mà chỉ nói một phần?
( người đọc tự phán xét)
? Những dẫn chứng nào trong truyện có thể vận dụng làm sáng tỏ luận đề?
? Những dẫn chứng nào trong thức tế cần sử dụng để bổ sung và hoàn chỉnh luận đề? 
? Trong phần mở bài của một bài văn nghị luận giải thích người viết cần nêu được các ý nào?
* Hoạt động nhóm( 2-4 em)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ:
? Phần giải quyết vấn đề cần triển khai những luận điểm chính theo hệ thống ntn?
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác nhận xét, GV chốt lại vấn đề.
? Nội dung chính của phần kết thúc vấn đề là gì?
* Hoạt động 2. HDHS luyện viết bài.(6')
- Chia lớp 4 nhóm: N1 - Nêu VĐ
 N2,3 - Viết GQVĐ.
 N4 - KTVĐ.
- Gọi HS trình bày trên bảng ( đọc)-> NX, uốn nắn: Lí lẽ, dẫn chứng, luận điểm...=> Nội dung, hình thức các phần.
I. Đề bài: Vì sao Phạm Duy Tốn lại chọn và đặt nhan đề cho truyện của mình là:
 " Sống chết mặc bay"
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Thể loại- kiểu bài: Giải thích một vấn đề văn học.
- Nội dung luận đề: Truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.
- Lí lẽ và dẫn chứng: 
+ Hiểu biết về tác giả, về văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX - Về hệ thống đê điều, nạn lũ lụt thời thuộc Pháp.
+ Lấy dẫn chứng trong tác phẩm...
* Tìm ý.
- Câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
- Dân lo lắng hộ đê - Viên quan phụ mẫu cùng quan lại, sai nha ngồi trong đình đánh bài.
- Thái độ thờ ơ trước phong trào học tập, rèn luyện, xây dựng giờ,ngày, tuần học tốt của một số bạn trong lớp...
2. Xây dựng dàn ý.
a. Nêu vấn đề: 
- Giới thiệu vấn đề: Sống chết mặc bay là một nhan đề hay có nhiều ý nghĩa sâu sắc, góp phần tạo lên sự hấp dẫn và lí thú của tác phẩm.
b. Giải quyết vấn đề: 
- Luận điểm 1: Nguồn gốc nhan đề và giới thiệu nguồn gốc.
+ Giới thiệu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
- Luận điểm 2: Vì sao tác giả lại lựa chọn và đặt nhan đề như vậy?
+ Xuất phát từ chủ đề câu truyện.
+ Từ hình tượng nhân vật trung tâm.
- Luận điểm 3: ý nghĩa của nhan đề sống chết mặc bay...
c. Kết thúc vấn đề: 
- Cái hay , cái đặc sắc của truyện.
- Giá trị của tác phẩm.
- Cảm nhận của em về nhan đề này.
II. Luyện viết bài.
4. Củng cố( 2 ph)
- Phương pháp lập luận giải thích?
- Hoàn thiện bài văn vào vở.
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- HDHS làm bài viết số 6 ở nhà.
 Đề bài: Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ ấy? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước?
- Đọc, soạn Tiết109, 110. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(8).doc