Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113: Ca Huế trên sông Hương (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113: Ca Huế trên sông Hương (Tiết 2)

. Mục tiêu:

Học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú, giàu có, tinh tế. với những con người rất đỗi tài hoa.

 Tích hợp phần TV phép liệt kê.

 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích VBND (viết theo thể bút kí kết hợp NL, miêu tả, biểu cảm).

 Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của quê hương qua nét đẹp văn hóa xứ Huế.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113: Ca Huế trên sông Hương (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: - Tiết: 113
Ca Huế trên sông Hương.
 (Theo Hà ánh Minh)
A. Mục tiêu:
Học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú, giàu có, tinh tế... với những con người rất đỗi tài hoa.
	Tích hợp phần TV phép liệt kê.
	Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích VBND (viết theo thể bút kí kết hợp NL, miêu tả, biểu cảm).
 Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của quê hương qua nét đẹp văn hóa xứ Huế.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, một số hình ảnh về sông Hương.
- Hs: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ: Nội dung, nghệ thuật chính của văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”?
Gợi ý: 
- Khắc hoạ 2 nhân vật có tính cách đối lập nhau, đại diện cho 2 lực lượng xã hội đối lập ở nước ta thời Pháp thuộc: Va-ren: Gian trá, lố bịch, phản bội và Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất.
- Xây dựng nhân vật theo quan hệ tương phản, đối lập
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Các VBND ở lớp 6 giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ; Lớp 7 (kì I), các vb tập trung nói về quyền phụ nữ, trẻ em ; “Ca Huế ...” giúp người đọc hình dung 1 cách cụ thể 1 sinh hoạt văn hoá rất đặc trưng, nổi bật của xứ Huế mộng mơ.
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Trước khi học bài này, em biết gì về đất cố đô Huế. Kể tên một số vùng dân ca nổi tiếng của đất nước mà em biết?
- Yêu cầu: đọc chậm rãi, rõ ràng, thể hiện tình cảm của tác giả đối với ca Huế.
- GV: đọc mẫu 1 đoạn -> gọi HS đọc? ? Theo em “ Hoài vọng” có ý nghĩa gì.
? Tìm 1 số từ ghép Hán Việt có yếu tố vọng mang nghĩa mong mỏi, trông chờ.
? Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà là những loại đàn như thế nào.
? Văn bản “Ca Huế.Hương” thuộc kiểu văn bản nào ? Được viết theo thể loại nào.
? Vậy đâu là nội dung nhật dụng của văn bản.
? Theo em văn bản này có thể phân tích trên mấy nội dung ? Đó là nội dung nào
? Trong văn bản, tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế? Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế?
? Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế trong bài?
*GV. Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu.
? Nhận xét về nội dung và hình thức của dân ca Huế?
(Nội dung phong phú, đa dạng làn điệu.)
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật và phương thức biểu đạt nào?
? Theo dõi phần 2, dân ca Huế được hình thành và có tình cảm nổi bật như thế nào?
? Nội dung và ý nghĩa của từng loại bài ca, điệu hò, bản nhạc ntn?
*GV. Nhận xét, chốt.
? Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện:
Dàn nhạc.
Nhạc công.
? Cách thưởng thức ca Huế có đặc sắc gì?
Không gian.
Thời gian.
Con người.
? Sau khi đọc xong văn bản, em hiểu thêm gì về vùng đất kinh thành này.
? Qua bài văn đã gợi cho em những tình cảm gì đối với Huế.
I. Tiếp xúc văn bản.
1. Đọc-hiểu chú thích.
- Tâm trạng mong chờ tha thiết một điều gì đó cao xa khó đạt đuợc.
- Hi vọng, vọng phu, khát vọng ...
2. Thể loại: 
 Văn bản nhật dụng (bút kí)
- Phản ánh 1 trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống cố đô Huế đó là ca Huế trên sông Hương.
- Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp văn hoá này
3. Bố cục: (2 phần)
 + Từ đầu ... “lí hoài nam”: Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.
 + Phần còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.
II. Phân tích.
1. Sự phong phú, đa dạng của dân ca Huế.
- Những làn điệu dân ca, mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của nhiều vùng đất.
- Nhiều làn điệu hò: đánh cá, cấy trồng, chăn nuôi, đưa linh, chèo cạn...
- Nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân...
-> Tất cả thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài mong tha thiết của tâm hồn Huế.
 Huế là cái nôi của các làn điệu dân ca.
* Phép liệt kê + giải thích bình luận, tác giả đã chứng minh dân ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm.
2. Nét đặc sắc của ca Huế.
a. Nguồn gốc.
 Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình :
- Nhạc dân gian thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.
- Nhạc cung đình nhã nhặn, trang trọng, uy nghi.
b. Mỗi làn điệu dân ca, bản nhạc có nội dung, ý nghĩa riêng.
- Các điệu hò, điệu lí: có điệu buồn bã có điệu náo nức, nồng hậu tình người, gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
- Các điệu nam: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, có khi ko vui ko buồn.
- Các bản đàn: du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt.
c. Cách biểu diễn.
- Dàn nhạc gồm nhiều loại: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
- Nhạc công: dùng các ngón đàn trau chuốt ngón nhấn, mổ, vỗ.
- Ca công, ca nhi: rất trẻ, vận áo dài the theo lối cổ truyền duyên dáng, lịch sự.
d. Thưởng thức ca Huế.
 - Trên thuyền rồng được trang trí lộng lẫy, giữa sông Hương trong đêm trăng gió mát thanh vắng. 
 -> Cách thưởng thức dân dã mà sang trọng.
* Nghệ thuật: Liệt kê (d/c)
 Miêu tả + Biểu cảm.
* Ca Huế mãi quyến rũ, làm giàu tâm hồn con người bởi sự tinh tế, thanh lịch, đậm tính dân tộc.
III. Tổng kết.
1. Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và nhạc cung đình; con người Huế thanh lịch.
- Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của Huế.
- Muốn đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
2. Phương thức NLCM kết hợp miêu tả, b/c và liệt kê.
* Ghi nhớ: sgk (104).
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
? Em hiểu thé nào về nhạc dân gian và nhạc cung đình nhã nhạc	
- Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, các điệu hò như hò lơ, hò ô, xay lúa ; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân => loại nhạc này thường lạc quan, sôi nổi.
- Nhạc cung đình, nhã nhạc là loại nhạc được dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa => nhạc này thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Loại nhạc này hiện nay đã được UNECO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Những hiểu biết về ca Huế:
a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
- Hãy liên hệ với địa phương mình đang sống xem có những làn điệu dân ca nào? Kể tên các làn điệu ấy (Khuyến khích hát)
2- HDVN
	- Tìm hiểu về Huế, dân ca và âm nhạc địa phương.
	- Chuẩn bị bài: Liệt kê.

Tài liệu đính kèm:

  • docT113.doc