- Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức.
- Là nét đẹp của văn hoá cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
- Thái độ thiện cảm của tác giả về nét đẹp văn hoá này.
- Thể bút ký kết hợp nghị luận, miêu tả với biểu cảm là hình thức của văn bản nhật dạng này.
Ngày soạn: 30/3/2007 Ngày giảng: 02/4/2007 Bài 28: Văn bản: Ca huế trên sông hương (Hà ánh Minh) Tiết 113: Đọc – hiểu văn bản A/ Mục tiờu cần đạt: Giỳp học sinh: - Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. - Là nét đẹp của văn hoá cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển. - Thái độ thiện cảm của tác giả về nét đẹp văn hoá này. - Thể bút ký kết hợp nghị luận, miêu tả với biểu cảm là hình thức của văn bản nhật dạng này. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: . - Học sinh: Chuẩn bị bài. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) ? Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu”. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút) - Như chúng ta đã biết Huế vốn nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, các lăng tẩm thờ các vua chúa thời Nguyễn. Thế nhưng khi nhắc đến Huế, ta không thể không nhắc đến các làn điệu dân ca Huế nổi tiếng. Mở đầu cho bài học ngày hôm nay cô giới thiệu với các em một trong các làn điệu dân ca đó với tựa đề: Tương Tư khúc. *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút). Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - GV: gọi h.s đọc chú thích * sgk. - GV khái quát: ca Huế là 1 nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế: người nghe và người hát cùng ngồi thuyền và đi trên sông Hương. Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế. - Yêu cầu: đọc chậm rãi, rõ ràng, thể hiện tình cảm của tác giả đối với ca Huế. - GV: đọc mẫu 1 đoạn -> gọi h.s đọc. ? Theo em “ Hoài vọng” có ý nghĩa gì. ? Tìm 1 số từ ghép Hán Việt có yếu tố vọng mang nghĩa mong mỏi, trông chờ. ? Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà là những loại đàn như thế nào. ? Văn bản “Ca Huế.Hương” thuộc kiểu văn bản nào ? Được viết theo thể loại nào. ? Vậy đâu là nội dung nhật dụng của văn bản. - Giới thiệu 2 bức tranh sgk. ? Sự có mặt của 2 bức tranh trong sgk có ý nghĩa gì. ? Theo em văn bản này có thể phân tích trên mấy nội dung ? Đó là nội dung nào. ? Xứ Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nhưng tại sao trong văn bản này tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế. ? Vậy dân ca Huế được thể hiện qua đâu? ? Em hãy thống kê tên các làn điệu dân ca, các nhạc cụ và các ngón đàn của các ca công được nhắc trong văn bản. - GV: tổ chức cho h.s tổ chức thảo luận nhóm. ? Theo dõi vào bảng thống kê, liệu em có thể nhớ hết tên các làn điệu dân ca Huế được không ? Vì sao. ? Để làm sáng tỏ sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào. ? Nhận xét gì về cách trình bày dẫn chứng. ? Thế nào là phép liệt kê, các em sẽ được tìm hiểu ở tiết sau. ? Dựa vào văn bản, em hãy cho biết các làn điệu dân ca Huế có những đặc điểm nổi bật nào. ?Tuy mỗi làn điệu mang âm sắc, tiết tấu khác nhau, nhưng theo nhận xét của tác giả thì chúng có điểm gì giống nhau. ?Qua đó tác giả đã khẳng định thêm giá trị nào của Huế. ? Cảnh ca Huế trên sông Hương được thể hiện qua đoạn văn nào. ? Chú ý vào các câu đầu của đoạn văn, em thấy tác giả sử dựng kiểu câu gì. ? Trong trường hợp này câu đặc biệt có tác dụng gì. ? Ngoài việc sử dụng câu đặc biệt, trong đoạn văn tác giả còn kết hợp các phương thức biểu đạt nào là chính. ? Em hãy chỉ ra 1 vài câu văn miêu tả hoặc biểu cảm. ? Khi miêu tả cảnh ca Huế trên sông Hương, tác giả tập trung vào những nội dung nào. ? Cách biểu diễn của ca Huế có gì đặc sắc. ? Một lần nữa tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì. ? Việc sử dụng phương pháp liệt kê chứng tỏ cách thức biểu diễn có gì đáng chú ý. ? Từ đó cho thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh. ? Việc thưởng thức ca Huế diễn ra trong khung cảnh thời gian, không gian như thế nào. ? Qua đó, em có cảm nhận được gì về khung cảnh thưởng thức ca Huế. ? Cách thưởng thức ca Huế có gì độc đáo (khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc ghi hình như thế nào) ? Tác giả đã nhận xét gì về sự hình thành và của dân ca Huế. ? Em hiểu thé nào về nhạc dân gian và nhạc cung đình nhã nhạc. GV: như vậy ca Huế kết hợp giữa 2 loại ca nhạc nhưng trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã. ? Em hiểu thế nào là tao nhã. ? Đặt 1 câu có từ tao nhã. ? Vậy tại sao nói nghe ca Huế là 1 thú tao nhã. ? Khi viết lời cuối văn bản: “Không gian như lắng đọng ” tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương. ? Sau khi đọc xong văn bản, em hiểu thêm gì về vùng đất kinh thành này. ? Qua bài văn đã gợi cho em những tình cảm gì đối với Huế. - GV: gọi h.s đọc ghi nhớ. ? Hãy kể tên các làn điệu dân ca ở địa phương em và các vùng miền khác. ? Bài “ Ca Huế trên sông Hương” bộc lộ thái độ gì của tác giả. ? Hãy hát một làn điệu dân ca mà em thích. - Đọc chú thích. - H.s đọc - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Đọc I- Đọc – tiếp xúc văn bản. * Đọc * Từ khó. - Tâm trạng mong chờ tha thiết một điều gì đó cao xa khó đạt đuợc. - Hi vọng, vọng phu, khát vọng ... * Thể loại: Nhật dụng bút ký. - Phản ánh 1 trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống cố đô Huế đó là ca Huế trên sông Hương. - Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp văn hoá này. - Minh hoạ thêm cho 2 nét đẹp của văn hoá Huế đó là: cố đô Huế và ca Huế trên sông Hương. * Bố cục: 3 nội dung. + Các làn điệu dân ca Huế. + Cảnh ca Huế trên sông Hương. + Nguồn gốc dân ca Huế. II- Đọc – tìm hiểu văn bản: 1- Các làn điệu dân ca Huế: Vì: - dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của mỗi vùng đất. - Huế là 1 trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta. - Qua tên gọi các làn điệu, nhạc cụ, cách chơi đàn. => Phong phú, đa dạng về hình thức. - Phương pháp: lập luận chứng minh. - Liệt kê. - Thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. - Sâu sắc về nội dung. 2- Cảnh ca Huế trên sông Hương: - Đêm thành phố lên đèn -> hết. - Câu đặc biệt: đêm. - Dùng xác định thời gian. - Miêu tả - biểu cảm. *Cách thức biểu diễn: - Dàn nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt - Các ca công trẻ: + Nam mặc áo dài the. + Nữ mặc áo dài đầu đội khăn xếp - Nhạc công: dùng các ngón đàn chau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả + Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động hồn người. - Nghệ thuật: liệt kê. - Phong phú, dân dã. - Thanh lịch, tinh thế, tính dân tộc cao. * Cách thưởng thức: - Trên thuyền, giữa sông Hương, đêm trăng, gió mát. - Cảnh sông nước đẹp, thơ mộng. - Nghe nhìn trực tiếp các ca công, nhạc công, hát, cách ăn mặc 3- Nguồn gốc ca Huế: - Hình thành từ dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc - Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, các điệu hò như hò lơ, hò ô, xay lúa ; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân => loại nhạc này thường lạc quan, sôi nổi. - Nhạc cung đình, nhã nhạc là loại nhạc được dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa => nhạc này thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Loại nhạc này hiện nay đã được UNECO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. - Thanh cao và lịch sự. VD: Con người xứ Huế thật tao nhã. - Vì: ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công -> nhạc công, từ giọng ca -> trong điểm ăn mặc. - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian chỉ còn tình người. - Ca Huế hướng con người đến xứ Huế. - Ca Huế mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó. III- Tổng kết: - Huế nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. - Qua ca Huế hiểu về con người xứ Huế thanh lịch, trữ tình. - Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của Huế. - Muốn đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương. * Ghi nhớ (sgk- tr104) IV- Luyện tập. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Về nhà học bài, tập một vài làn điệu dân ca Huế hoặc dân ca địa phương để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt ngữ văn cuối năm. - Chuẩn bị bài: Liệt kê + Tìm hiểu thế nào là liệt kê. + Các kiểu liệt kê.
Tài liệu đính kèm: