Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 33 đến tiết 36

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 33 đến tiết 36

A Mục tiêu:

1. Kiến thức:-Giúp HS thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sử lỗi.

2. Kĩ năng: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.Phát hiện và chữa một số lỗi quan hệ từ thường gặp.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

BChuẩn bị: GV:Bảng phụ.

 HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C Bài cũ:. Kiểm tra 15 phút

DTổ chức hoạt động:

HĐ1:Giới thiệu bài:.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 33 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:33
Tiếng Việt
CHỮA LỖI QUAN HỆ TỪ
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:-Giúp HS thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sử lỗi.
2. Kĩ năng: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.Phát hiện và chữa một số lỗi quan hệ từ thường gặp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
BChuẩn bị:	GV:Bảng phụ.
	HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C Bài cũ:. Kiểm tra 15 phút
DTổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài:.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2:Tìm hiểu nội dung
@MT: HS nắm được các lỗi thường mắc của HS khi sử dụng QHT. Và biết cách sửa.-KN: Rèn kĩ năng sử dụng qht đúng.
-GV:Treo bảng phụ
H:Các câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào?Hãy sửa lại.
-Đừng nên nhìn hình thức để đánh giá kẻ khác.
-Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa còn đối với xã hội nay thì không đúng.
àThiếu quan hệ từ.
-Treo bảng phụ .Học sinh phân tích cấu trúc câu.
H:Các quan hệ từ trên có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?Hãy sửa lại.
-Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đi học đúng giờ.
-Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu để bảo vệ mùa màng.(Bởi)
àDùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
-Bảng phụ.học sinh phân tích câu
H:Vì sao các câu trên thiếu chủ ngữ?hãy chữa lại.
Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
àThưa quan hệ từ. Bỏ quan hệ từ qua.
-Bảng phụ
H:Các câu in đậm sai ở đâu ?Hãy sửa lại cho đúng?
-Nam là một học sinh giỏi toàn diện .Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn.Thầy giáo rất thương Nam.
-Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.
à Dùng quan hệ từ không có mục đích liên kết.
-Sửa:không những giỏi toán, giỏi văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa.
HĐ3:Tổng kết, luyện tập
@MT: Nhận biết quan hệ từ và biết cách sử dụng, sửa lỗi qht
-GV:Hướng dẫn luyện tập.
Nội dung:
I/Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi sau:
 1/Lỗi thiếu quan hệ 
VD:Tôi Lan cùng đi học.
-Tôi và Lan cùng đi học.
 2/Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
Nó không đến lớp đúng giờ nên trời mưa.
-Nó không đến trường đúng giờ vì trời mưa.
3/Thừa quan hệ từ.
VD:Qua bài thơ cho ta thấy Hồ Xuân Hương là một người rất trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ
-Bài thơ cho ta thấy....
4/Dùng quan hệ từ không có mục đích liên kết.
VD:Không những giỏi toán, không những giỏi văn.
-Không những giỏi toán, không những giỏi văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa.
II/Luyện tập:
 BT1/
Từ ... đến...
.... để......
 BT2/Như, dù, qua (về)
 BT3/ Bỏ các quan hệ từ
 BT4/c.e.g.i:sai.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-Làm bài tập trong SBT. Nhận xét việc dùng qht của bài viết số 1 của mình.
-Chuẩn bị bài từ đồng nghĩa. Chép bảng phụ phần BT tìm hiểu.
@RKN:
Tiết:34
Văn bản
ĐỌC THÊM: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ.
(Lí Bạch)
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ
-Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và cảnh trong thơ cổ.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch.
-Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào tích lũy được một số từ hán Việt.
3. Thái độ: Tình yêu thiên nhiên.
BChuẩn bị:	GV:Bảng phụ chép bài thơ.
 	HS:Soạn bài.
C Bài cũ:
1/Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà.Quan niệm của Nguyễn Khuyến về tình bạn.Quan niệm ấy được diễn đạt như thế nào trong bài thơ.
D Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu về thơ Đường: Thơ Đường:Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên
Tổ chức hoạt động:
HĐ2:Tìm hiểu chung
@ MT: Sơ giản về tác giả Lí Bạch. Nắm thể thơ.-KN: Đọc diễn cảm
-GV:Giới thiệu thêm vài nét về Lí bạch
-Hướng dẫn đọc.
-Gọi hai hs đọc bài.Nhận diện thể thơ.
HĐ3 Đọc -hiểu văn bản
@MT: KT: Vẻ đẹp độc đáo của thác Núi Lư qua cảm nhận của Lí bạch.Tâm hồn hào phóng, lãng mạn của nhà thơ.Đặc điểm nghệ thuật độc đáo của bài thơ. KN: Phân tích thơ.
H:Vị trí ngắm thác có lợi thế gì trong việc miêu tả thác?
-Xa(vọng:nhìn;dao:xa) àvẻ đẹp hùng vĩ, toàn cảnh.
-H:Câu thứ nhất tả cảnh gì?Phân tích.
Tên núi:Hương Lô(Lư hương)
GV:trước Lí Bạch đã có người nhận ra đặc điểm này, ngay tên núi đã nói lên điều đó.Núi trông giống cái lư hương
-Dưới ngòi bút của Lí Bạch chủ thể mặt trời sinh ra làn khói làm cho cảnh trở nên sống động hơn.(So sánh với bản dịch)
H:Hình ảnh ấy tạo nền cho 3 câu còn lại như thế nào?
Câu 2:quải(treo):ngắm xa ànhư dải lụa treo giữa vách núi và trước dòng sông (tĩnh)
-Phi, trực:tả thác à.hình dung thế núi cao đứng.Tĩnh àđộng
-nghi :ngỡ;lạc :rơi;ngân hà:sông ngân
àbiết sự thực không phải mà vẫn tin.
-Lạc :dùng từ rất đắt rơi ngang nhưng chỉ một từ làm cho ta hình dung ra dòng thác đổ thẳng đứng.
H:nhà thơ đã làm nổi bật đặc điểm gì của thác? Qua đó em hiểu gì về nhà thơ.
-Vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của dòng thác.
-Tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
HĐ3: Tổng kết- Luyện tập:
@ MT: Khái quát về nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ
H: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? Bài thơ cho ta cảm nhận gì về nhà thơ và cảnh Thác Núi Lư?
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
 1/Tác giả:Lí Bạch: (701-762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường-Thi Tiên.
-Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do phóng khoáng.Hình ảnh thơ thường mang tính chất kì vĩ, tươi sáng, ngôn ngữ tự nhiên, điêu luyện.
 2/Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt ĐL
 3/ Hương Lô: là tên ngọn núi cao phía tây bắc dãy Lư Sơn.
II/ Đọc -hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô:
Câu 1: Toàn cảnh núi HL dưới ánh phản quang của ánh mặt trời. à Phác hoạ cái phông nền cho bức tranh toàn cảnh.
 Câu 2, 3, 4:Cảnh Núi Lư hiện lên thật mĩ lệ, hùng vĩ và kì diệu
2.Tâm hồn tác giả: Trí tưởng tượng phong phú.Tình yêu thiên nhiên đằm thắm ;cái nhìn hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.
II. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật: 
-Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo.
-Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại.
-Liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
2/ Ý nghĩa văn bản: Bài thơ khắc hoạ duợc vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng , bay bổng của nhà thơ Lí Bạch
HĐ5: Hướng dẫn tự học: : -Học thuộc lòng hai bài thơ.Nắm nội dung, nghệ thuật.Nắm 10 yêu tố HV.Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
 -Soạn bài:Hồi hương ngẫu thư.
Tiết:35
Tiếng Việt
TỪ ĐỒNG NGHĨA
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng:-Nâng cao khả năng sử dụng từ đồng nghĩa.Giao tiếp. Ra quyết định.
-Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. Phát hiện lỗi và chữa lỗi.
3. Thái độ: ý thức mở rộng vốn từ.
B Chuẩn bị:	-GV:Bảng phụ
 	-HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C Bài cũ:
1/Khi sử dụng quan hệ từ ta thường mắc những lỗi nào?Hãy chỉ ra lỗi dùng quan hệ từ trong câu sau:
 a/Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với với mọi người.
 b/Giá trời mưa con đường này sẽ rất trơn.
 c/Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
 (Gợi ý: a:dùng sai quan hệ từ;b:dùng sai quan hệ từ;c:thừa quan hệ từ.)
DTổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Em ở nhà gọi cha mẹ bằng gì?
HS: Ba-má. Tồn tại song song với hai từ đó là cha-mẹ.thầy –me.Đó chính là hiện tượng đồng nghĩa. Trong TV chúng ta số lượng từ này rất nhiều.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2:Tìm hiểu nội dung:
@MT: Nắm khái niệm từ đồng nghĩa, hai loại từ đồng nghĩa.-KN: Nhận biết, phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
-GV:Treo bảng phụ có văn bản Xa ngắm thác Núi Lư.
-Gạch dưới hai từ rọi, trông
-HS:Giải nghĩa hai từ trên
L:Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ trên.
-Trông (Nhìn để nhận biết):nhìn, ngắm, ngó.
-Rọi (chiếu):soi.
GV:Ngoài nghĩa trên từ trông còn các nghĩa sau:
 +Coi sóc giữ gìn cho yên ổn.
 +Mong.
L:Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
 +Trông :giữ, coi, chăm
 + Mong, ngóng, đợi, hi vọng, trông mong
H:Qua đó em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
àrút ra ghi nhớ mục 1.
-HS:Cho ví dụ.
Gv:Treo bảng phụ chứa phần dữ liệu trang 144.
H:So sánh nghĩa của từ quả và nghĩa của từ trái?
-Đồng nghĩa hoàn toàn. 
GV: Thường từ đồng nghĩa hoàn toàn này là do từ địa phương và từ toàn dân tạo nên.
-GV:treo bảng phụ chứa phần dữ liệu 2/144
H:Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh có chỗ nào giống nhau;chỗ nào khác nhau?
-Giống:chết.
-Khác:
+Bỏ mạng:chết vô ích, thái độ khinh ghét.
+Hi sinh:chết vì lí tưởng, thái độ kính trọng
àĐồng nghĩa không hoàn toàn.
GV: Thường là do từ thuần Việt và từ HV tạo nên sắc thái nghĩa.
L:Thử thay thế quả cho trái;bỏ mạng cho hi sinh và rút ra nhận xét.
H:Tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lại không dùng :Sau phút chia tay mà lại dùng Sau phút chia li?
+Chia li:Sắc thai cổ.Diễn tả cảnh ngộ sầu bi.
H: Từ đó em rút rs được lưu ý gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
@MT: -KN: Nhận biết từ đồng nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, phân biệt nghĩa của từ, đặt câu, sửa lỗi dùng từ.
-HS: Đọc ghi nhớ.-GV:Hướng dẫn luyện tập
-HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
-Lần lượt gọi HS lên bảng làm.
-HS: Nhận xét, GV chốt.
Nội dung:
I/Tìm hiểu nội dung:
1/ Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - (Ghi nhớ SGK)
VD:Cho, biếu, tặng
2/Các loại từ đồng nghĩa:
 a/Đồng nghĩa hoàn toàn:
VD:heo =lợn
 b/Đồng nghĩa không hoàn toàn:
VD:Chết –hi sinh.
 3/Sử dụng từ đồng nghĩa: Khi nói, viết cần cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa để thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
II/luyện tập:
BT1/
-Gan dạ-dũng cảm
-Nhà thơ-thi sĩ
-Mổ xẻ-phẩu thuật
-Của cải-tài sản
-Nước ngoài-ngoại quốc.
-Chó biển -hải cẩu.
-Đòi hỏi-yêu cầu
-Năm học –niên khoá.
-Loài người-nhân loại
-Thay mặt -đại diện
BT2/-Máy thu thanh:ra-đi-ô
-Sinh tố:vi ta min.
-Xe hơi : ô tô
-Dương cầm :Pi a nô
BT3, 4:HS tự làm
HĐ4: Hướng dẫn tự học:-Làm bài tập trong SBT.Chuẩn bị bài Từ trái nghĩa.
@ RKN:
Tiết:36
Tập làm văn
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
NS:
NG:
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: -Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng kĩ năng và phạm vi của bài văn.
-Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các cách lập ý đối với các đề văn cụ thể.
3. Thái độ: có tình cảm chân thành.
BChuẩn bị:	-HS:Soạn bài. 
	GV: Câu hỏi thảo luận.
C Bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới).
D Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Để làm tốt bài văn biểu cảm thì ta phải có tình cảm. Có tình cảm mà phải biết khơi nguồn tình cảm ấy bằng cách nào thì mới quan trọng.Chính vì thế mà ta phải biết cách lập ý.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2:Tìm hiểu nội dung: Để bài văn có ý tưởng chúng ta phải biết cách lập ý.
@MT: -Hiểu được khái niệm ý và cách lập ý
-Hiểu được những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm. -KN: Lập ý
H: Vậy ý là gì? Thế nào là lập ý?
-Đọc đoạn văn về cây tre.HS:Thảo luận.Thời gian 5 phút.
H:Cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam bởi những công dụng của nó như thế nào?
H: Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của cây tre đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?
-Chiếc đu tre-Sáo diều tre-Cổng chào tre
-T re là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
àCây tre sẽ còn mãi trong đời sống của người dân Việt Nam Bởi những giá trị vật chất và tinh thần vô giá của nó.
H: Đoạn văn đã lập ý bằng cách nào?
-Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ tới tương lai là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật
* Đọc đoạn văn về cô giáo:
H: Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo người viết đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào?Tác giả đã tưởng tượng những gì?
-Tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình:sẽ chẳng bao giờ em quên cô, cô giáo quý mến của em.
-Tác giả đã tưởng tượng ra tình huống:Khi lớn lên em sẽ gặp lại cô, nghe giọng giảng bài sẽ nhớ đến cô.
H: Đoạn văn đã lập ý bằng cách nào?
-Gợi kỉ niệm, tưởng tượng ra tình huống
*Đọc đoạn văn U tôi
H: Đoạn văn đã gợi nhắc những hình ảnh gì về U tôi?Hình bóng và nét mặt u tôi được miêu tả như thế nào? Để thể hiện tình yêu đối với mẹ đoạn văn đã miêu tả những gì?
Hình ảnh U tôi được khắc hoạ:
+Với cái bóng đen đủi hoà lẫn vào bóng tối, khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ...
+Những năm tháng dằng dặc ngấn nước mắt và những tiếng thở dài
+Miêu tả: tóc rụng, nếp nhăn trên khuôn mặt khi cười, hàm răng đã khuyết ba lỗàu tôi đã già đi.
-GV:Khắc hoạ hình ảnh của con người, nêu nhận xét, đánh giá đó là cách bày tỏ tình cảm đối với người đó.
-Học sinh rút ra phần ghi nhớ.
GV: Tuy sử dụng cách lập ý nhưng tình cảm phải chân thật và việc được nêu phải có trong kinh nghiệm của người viết.
HĐ3:Tổng kết, luyện tập GV:Hướng dẫn luyện tập
@ MT: Rèn kĩ năng lập ý cho bài văn biểu cảm.
Nội dung:
I/Tìm hiểu nội dung:
1/ Ý và cách lập ý:
-Ý: là ý tưởng, cảm xúc.
-Lập ý: là khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh.Khi lập ý cần đặt đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp để tìm những biểu hiện cụ thể của tình cảm.
2/ Những cách lập ý thường gặp: 
a/Liên hệ hiện tại với tương lai.
b/Tưởng tượng ra tình huống hứa hẹn, mong ước.
 c/Quan sát.suy ngẫm
d/ Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩa về hiện tại.
II/Luyện tập:
* Lập ý cho bài:cảm xúc về vườn nhà.
-Hình dung khu vườn nhà em: đang có, đã có, mơ ước có.Nếu ở xa thì hoài niệm về nó.
-Khu vườn gắn bó với gia đình em như thế nào?Nếu thiếu nó cuộc sống của gia đình em sẽ ra sao? Ý nguyện của người lập ra khu vườn.Nếu chẳng may bán nó cho người khác em sẽ thấy như thế nào?
HĐ4: Hướng dẫn tự học:-Làm bài tập trong SBT-Soạn dàn bài Luyện nói.Phân công lập dàn bài theo tổ -Học bài kiểm tra 15 phút
@ RKN:
 PHIẾU THẢO LUẬN:
CÂU HỎI: Thời gian 5 phút.
H:Cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam bởi những công dụng của nó như thế nào?
H: Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của cây tre đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan9.doc